Xuất Xứ Của Bài Thơ Nói Với Con / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Tìm Xuất Xứ Bài Thơ ‘Cảnh Khuya’ Của Bác Hồ

Tìm xuất xứ bài thơ ‘Cảnh khuya’ của Bác Hồ

(VH&ĐS) Tháng 12/2013, trở lại các tỉnh Việt Bắc để xác minh một số tài liệu và thu thập thêm tư liệu về Bác Hồ thời kỳ Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và thời kỳ Bác trở lại chiến khu Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Người ngồi đó với cây chì đỏ – vạch đường đi từng bước, từng giờ (thơ Tố Hữu).

Đến Việt Bắc không thể không đến ATK Định Hoá. Và, đến ATK Định Hoá, không thể không đến đồi Khau Tý – một di tích lịch sử văn hoá được bảo tồn nguyên vẹn. Mỗi lần đến là một lần xúc động.

Trên đường lên Chiến khu Việt Bắc (ATK) Bác Hồ và những đồng chí cùng đi đã đến xã Điểm Mặc, huyện Định Hóa ngày 20/5/1947, đúng như dự định. Tại đây những ngày đầu Bác ở bản Quyên, nhà Chủ tịch xã Ma Đình Trường, sau đó chuyển lên ở lán trên đồi Khau Tý, thôn Nà Tra. Đồi Khau Tý, tiếng địa phương gọi là đồi Cây Thị. Lán được dựng theo đúng với kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc Định Hóa, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, vách dựng bằng liếp nứa. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng (được Bác Hồ đặt tên trong số 8 đồng chí) kể trong cuốn Những năm tháng bên Bác “Chúng tôi làm riêng cho Bác một cái “lầu”. Tầng trên để Bác ngủ và làm việc ban đêm, tầng dưới làm việc ban ngày, như vậy tránh được thú dữ và không khí ẩm thấp của núi rừng. Gọi là “lầu” nhưng thật ra nó bé lắm. Bác giao hẹn: Chiều cao có thể giơ tay với được, còn chiều ngang thì đưa tay sang phải sang trái vừa chạm đến, để tiện lấy các vật dùng treo trên vách. Bác bảo làm như vậy đỡ tốn công sức, dễ giữ bí mật. Trên sàn chỉ cần một chiếc bàn con để Bác ngồi làm việc, xem sách báo là đủ”.

Định Hóa được chọn làm trung tâm ATK vì đây là vùng địa hình núi non hiểm trở, địch không thể dùng xe cơ giới tấn công, mà ta thì lại sẵn các đường nhỏ xuyên rừng nối liền với các vùng Tây Bắc, vùng trung du, vùng đồng bằng. Năm 1906, nhà chí sĩ ái quốc Phan Bội Châu đã từ Quảng Châu (Trung Quốc) tìm về Định Hóa khảo sát, định xây dựng vùng này thành căn cứ địa chống Pháp.

Thu Đông 1947, thực dân Pháp tập trung binh lực, huy động hơn một vạn quân tinh nhuệ gồm cả Hải, Lục, Không quân mở một đợt tấn công quy mô, chia hai gọng kìm khép chặt Việt Bắc hòng tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Trong vòng vây trùng điệp bốn bề của địch, Bác và Trung ương chỉ đạo sáng suốt các cơ quan và đơn vị bộ đội di chuyển và thực hiện phương châm vừa đánh vừa tránh địch ở các địa bàn Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang.

Một tối cuối thu đầu đông, Bác cho mời đồng chí Ma Đình Kháng – Chủ tịch huyện Định Hóa đến lán Bác ở. Hai Bác cháu chuyện trò trong lán dưới tán lá cổ thụ giữa những khóm hoa rừng, xa xa tiếng suối đổ đều đều từ phía chân đồi vọng lại. Bác hỏi đồng chí Kháng về việc vạch kế hoạch tác chiến của huyện khi địch đánh tới đây thì thế nào và Bác sẽ chuyển đi đâu. Đồng chí Kháng báo cáo đầy đủ, tỉ mỉ, chi tiết về kế hoạch đã được chuẩn bị chu đáo. Tận khuya, dưới ánh trăng vàng, Bác tiễn đồng chí Kháng ra về, trở lại giữa rừng khuya trăng sáng, vẻ trầm ngâm, hứng thơ đến với Bác.

Luật sư Phan Anh cũng cho biết: Trong những ngày cực kỳ gay go, khó khăn của những tháng, năm đầu ở Việt Bắc, Bác đã phân tích và chỉ rõ những thuận lợi và những khó khăn của ta và địch. Bác phán đoán những hoạt động của các cánh quân của Pháp, Bác vẽ trên đất về đường tiến, đường lui của địch và của ta và giảng giải cặn kẽ: Chúng bao vây ta với thế gọng kìm ta phải luồn ra ngoài gọng kìm ấy để không mắc vào tròng của chúng. Khi địch rút lui ta lại về chỗ cũ. Luật sư cũng kể lại: chính trong những ngày gay go ấy, sau hôm gặp Bác ở Tràng Xá, ông nhận được thư của Bác, kèm theo một đoạn thơ:

Đêm khuya nhân lúc quan hoài

Lên câu thơ thẩn chờ ai họa vần

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, gió lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang gặp lúc gay go

Trăm việc ngàn công đều phải lo

Giúp đỡ anh em nên gắng sức

Sức nhiều thắng lợi lại càng to.

Từ sự kiện Bác trò chuyện với đồng chí Ma Đình Kháng và lời kể của luật sư Phan Anh cho ta biết được hoàn cảnh để có 10 câu thơ trên, giúp ta hiểu thêm Bác và thơ Bác. Mặc dù trong những giờ phút đương gặp lúc gay go với lo nỗi nước nhà, Bác vẫn có lúc quan hoài, vẫn có thơ, vẫn có nụ cười dí dỏm Lên câu thơ thẩn chờ ai họa vần.

Luật sư Phan Anh rất cảm động và xúc động khi đọc những câu thơ của Bác nên đã ứng tác họa vần:

Họa vần xin gửi cho ai

Đường xa sẻ tấm quan hoài nước non

Quanh quanh dòng suối cảnh đường xa

Trời có trăng và núi có hoa

Trăng sáng bao la trời đất nước

Hoa thơm phảng phất vị hương nhà

Nước nhà đang gặp bước gay go

Lái vững chèo dai ta chẳng lo

Vượt sóng, dựng buồm, ta lựa gió

Thuận chiều, ta mở cánh buồm to.

Sau này, năm 1967 Nxb Văn học làm sách Thơ – Hồ Chủ tịch, những người biên tập chỉ đưa bốn câu thơ với đầu đề Cảnh khuya:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ở câu thứ hai của bài thơ bốn câu này chữ gió được thay bằng chữ bóng.

Quả là bốn câu thơ với đầu đề Cảnh khuya diễn đạt trọn vẹn một tứ thơ hay, độc đáo, bất ngờ. Có thể nói được rằng, bốn câu thơ trên hoàn toàn đủ các yếu tố, thành phần của một bài thơ tứ tuyệt hoàn chỉnh, hiểu và cảm nó trọn vẹn như những bài thơ tứ tuyệt khác vậy. Bài thơ Cảnh khuya giúp ta hiểu rõ vì sao đêm khuya Bác chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, đồng thời hé mở một tâm hồn lớn, một bản lĩnh thi nhân tràn đầy sức sống và nhạy cảm trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Dù bề bộn đến đâu, trong lúc lo chăm công nghìn việc cho kháng chiến, cho dân, cho nước, Người vẫn dành một khoảng tâm hồn mình cho thiên nhiên thơ mộng cho trăng cho hoa – tâm hồn thi nhân của Người lúc nào cũng rộng mở vẫn không hề quên những việc nước, việc dân. Những cái mâu thuẫn tưởng như đối ngược lại thống nhất trong con người Bác, thật là kỳ diệu. Bài thơ đã đi vào các thế hệ bạn đọc và ở lại trong lòng bạn đọc cùng với thời gian năm tháng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, Tấm quan hoài nước non của Bác là từ lán Bác ở và làm việc trên đồi Khau Tý. Đồi này, lán này vẫn được lưu giữ. Ai đã từng đặt chân đến lán Khau Tý không thể không ngước nhìn cây đa cổ thụ cao to xum xuê cành lá giữa những khóm hoa rừng không thể không xúc động nhất là khi nhìn cây dâm bụt Bác trồng từ năm 1947 vẫn xanh tươi, tràn trề sức sống. Trong tĩnh lặng, xa xa dưới chân đồi Khau Tý, dòng suối Nà Tra róc rách, róc rách chảy như tiếng hát xa. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên khi đến thăm nơi này, đã rất xúc động, cảm xúc dâng trào, đột xuất có một mong muốn, một đề xuất: “Sáu mươi năm rồi, quá khứ hiện tại đan dệt. Trong mối liên tưởng đa chiều chợt dâng ước muốn nho nhỏ – giá chi dựng ở nơi đây một tấm bia đề bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ làm gần lại khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và mơ, để du khách đến đây sẽ không chỉ được thăm nơi đầu tiên Bác Hồ ở khi trở lại chiến khu Việt Bắc mà còn thăm nơi đầu tiên của nhà thơ Hồ Chí Minh, nơi nhà thơ sáng tác bài Cảnh khuya trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, thả hồn ngẫm ngợi trong sự hòa quyện giữa lịch sử và thơ. Sáng trong và linh thiêng”(1).

Lê Xuân Đức

(1) Báo Văn nghệ số 03 ngày 20-1-2007.

Nói Với Con Của Y Phương

Trong số các nhà thơ dân tộc thiểu số, Y Phương là gương mặt khá tiêu biểu. Tác phẩm của ông khẳng định được vị thế riêng trong thơ ca hiện đại bởi một “chất giọng” đặc trưng của người Tày. Y Phương tự nhận mình là cây đàn Tính của dân tộc Tày: “Cây đàn này đâu phải cây đàn / Bầu nước mắt trăm năm cười khóc / Cây đàn này đâu phải cây đàn / Bọc sinh nở, lời chào ly biệt / Vụt đứng lên cây đàn dìu dặt / “Đi như thế cho đến ngày nhắm mắt” / Ngôn ngữ cổ còn vài câu tích tịch / Hãy gẩy lên bất cứ nơi nào” (Đàn Tính).

Cây đàn Tính có cái tên Y Phương ấy luôn cần mẫn gom nhặt và làm sống dậy những giá trị nhân văn trong truyền thống văn hóa của cộng đồng người Tày. Dù viết về làng, về tình yêu đôi lứa hay về tình phụ tử, Y Phương cũng luôn có ý thức tái hiện linh hồn của văn hóa quê hương. Từ thơ Y Phương, người đọc có thể nhận ra một vùng văn hóa độc đáo và có bề dày mà ít nhiều còn khá bí ẩn. Bài thơ Nói với con là một khúc nhạc đàn Tính như thế – một khúc nhạc đan xem nhiều cung bậc.

Mang hình thức là những lời tâm tình, mộc mạc của người cha dành cho con nhưng vấn đề mà tác phẩm đặt ra không chỉ là tình phụ tử. Sự độc đáo ở “chất giọng” khiến tác phẩm vừa đầy hấp lực nhưng cũng có không ít trở lực đối với người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học. Khi được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 9 THCS, người ta càng nhận rõ điều

Phân Tích Bài Thơ Nói Với Con Của Y Phương

I. Tác giả:

– Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, là nhà thơ dân tộc Tày. Ông sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

– Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.

1. Hoàn cảnh sáng tác:

– Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

2. Bố cục: 2 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: Người cha nói với con cội nguồn sinh dưỡng: Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.

– Phần 2: Còn lại: Đức tính tốt đẹp của người đồng mình. Người cha bộc lộ lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.

3. Những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật

a. Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.

– Đến với bài thơ, ta thấy điều đầu tiên Y Phương muốn nói với con chính là cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người – tình yêu thương vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con – tình gia đình:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

+ Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt: “chân phải” – “chân trái”, rồi “một bước” – “hai bước”, rồi lại “tiếng nói” – “tiếng cười”….

+ Bằng những hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ kết hợp với nét độc đáo trong tư duy, cách diễn đạt của người miền núi, bốn câu thơ mở ra khung cảnh một gia đình ấm cúng, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười.

+ Lời thơ gợi vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh em bé đang chập chững tập đi, đang bi bô tập nói, lúc thì sa vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha.

+ Ta có thể hình dung được gương mặt tràn ngập tình yêu thương, ánh mắt long lanh rạng rỡ cùng với vòng tay dang rộng của cha mẹ đưa ra đón đứa con vào lòng.

+ Từng câu, từng chữ đều toát lên niềm tự hào và hạnh phúc tràn đầy.Cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói”, “tiếng cười” của cha, của mẹ.Mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều được cha mẹ đón nhận, chăm chút mừng vui. Trong tình yêu thương, trong sự nâng niu của cha mẹ, con lớn khôn từng ngày.

– Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người được Y Phương nói đến không chỉ là gia đình mà còn là quê hương, là thiên nhiên tươi đẹp và thấm đượm nghĩa tình. Đó là:

Người đồng mình yêu lắm, con ơi!

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát.

+ Quê hương hiện ra qua hình ảnh của người đồng mình. Nói với con về những “người đồng mình”, nhà thơ như đang giới thiệu ân cần đây là những người bản mình, người vùng mình, người dân quê mình gần gũi, thân thương.

+ Người đồng mình là những con người đáng yêu, đáng quý: “Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của họ được gợi ra qua những hình ảnh thật đẹp! Những nan nứa, nan tre dưới bàn tay tài hoa của người quê mình đã trở thành “nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng tre, gỗ mà còn được ken bằng những câu hát si, hát lượn.

+ Các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả chính xác động tác khéo léo trong lao động vừa gợi sự gắn bó, quấn quýt của những con người quê hương trong cuộc sống lao động.

– Quê hương với những con người tài hoa, tâm hồn lãng mạn,cũng là quê hương với thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình:

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng.

+ Hình ảnh “rừng cho hoa” gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất.

+ Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “con đường cho những tấm lòng”.

+ Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiên nhiên đem đến cho con người những thứ cần để lớn, dành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất. Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.

– Sung sướng ôm con thơ vào lòng, người cha nói với con về kỉ niệm có tính chất khởi đầu cho hạnh phúc gia đình:

Cha mẹ mãi nhớ về ngàycưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

b. Đức tính tốt đẹp của người đồng mình.

– Trong cái ngọt ngào của kỉ niệm về gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồngmình.

*. Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước ( Giàu ý chí, nghị lực ).

– Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:

Người đồng mình thương lắm con ơi!

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chi lớn.

+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.

+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơcho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.

*. Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn.

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

+ Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ.

+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.

+ Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.

*. Người đồng mìnhcó ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:

– Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúngvới người miền núi:

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

+ Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.

+ Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói bằng hình ảnh cụ thể của bà con dân tộc Tày, ngợi ca những con người mộc mạc, giản dị, chất phác, thật thà, chịu thương, chịu khó.

+ Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục.

+ Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.

+ Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực ( chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi),vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc.

+ Người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sức lao động đã xây dựng và làm đẹp giàu cho quê hương, xây dựng để nâng tầm quê hương.

+ Còn quê hương là điểm tựa tinh thần với phong tục tập quán nâng đỡ những con người có chí khí và niềm tin.

– Khép lại đoạn thơ bằng âm hưởng của một lời nhắn nhủ trìu mến với biết bao niềm tin hi vọng của người cha đặt vào đứa con yêu:

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Không bao giờ nhỏ béđược

+ Ý thơ “Tuy thô sơ da thịt” và “không bao giờ nhỏ bé” được lặp lại với bốn câu thơ trước đó càng trở nên da diết, khắc sâu trong lòng con về những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”.

+ Trong hành trang của người con mang theo khi “lên đường”có một thứ quí giá hơn mọi thứ trên đời, đó là ý chí, nghị lực, truyền thống quê hương. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước

trên đường đời,tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.

+ Hai tiếng “Nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tìnhyêu thương vô bờ bến của cha dành cho con. Câu thơ còn gợi ra một cảnh tượng cảm động đang diễn ra lúc chia li: cha hiền từ âu yếm nhìn con, xoa đầu con và người con ngoan ngoãn cúi đầu lắng nghe lời cha dặn.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi , gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống,

2. Nghệ thuật:

– Thể thơ tự do.

– Bài thơ giản dị,với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm.

– Cách nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con.

Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Nói Với Con

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Nói với con”

Bài làm

Cảm nhận của em về bài thơ “Nói với con” – Gia đình là tổ ấm, là nơi mà ai cũng mong muốn được trở về. Ở đó, ta nhận được tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc chân thành từ những người thân yêu nhất. Tác phẩm “Nói với con” của Y Phương là một bài thơ xúc động thể hiện tình cha con thiêng liêng đồng thời từ đó nói lên tình yêu quê hương, đất nước, yêu cội nguồn, dân tộc.

Mở đầu bài thơ, tác giả vẽ lên một bức tranh gia đình vô cùng thân thuộc với những tiếng cười nói ấm áp, hạnh phúc.

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Từ những ngày còn thơ bé, con được lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Mẹ dạy con bi bô tập nói, cha dạy con chập chững những bước đi đầu đời. Dù con có vấp ngã cũng được nâng đỡ, chở che bởi vòng tay cha mẹ. Cuộc đời con trôi qua êm đềm trong tình yêu thương, trong tiếng cười giòn tan bên mái ấm gia đình.

Người đồng mình thương lắm con ơi!

Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

Cuộc sống của những người nông dân trôi qua từng ngày trong tình cảm gắn bó thân thiết. Họ cùng nhau chăm chỉ làm ăn, cùng giúp đỡ nhau những ngày gian khó. Cùng hát ca niềm vui hân hoan. Cái chữ người đồng mình nghe sao thật gần gũi, mến thương. Họ không phải chỉ là những gia đình đơn lẻ, cái tình cảm chân thành keo sơn đã gắn kết những gia đình ấy thành một gia đình lớn hơn với tên gọi “quê hương”. Con không chỉ lớn trong tình thương của gia đình, của xóm làng mà mẹ thiên nhiên cũng là cái nôi nuôi con khôn lớn. Rừng núi với thác với ghềnh, với cây với cỏ đã nuôi dưỡng con cả về thể chất lẫn tâm hồn. Rừng cho con hoa thơm trái ngọt. Sự hiền hòa bao dung của núi rừng nuôi dưỡng tâm hồn con trở nên nhân hậu, dịu hiền.

Tác giả muốn mượn lời nói với con để ngợi ca vẻ đẹp của những người con quê hương, đồng thời nói lên lòng biết ơn đối với những khổ cực, gian lao mà họ trải qua để xây dựng nên sự bình yên cho xóm làng.

Người đồng thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì là phong tục

Người đồng mình với biết bao phẩm chất tốt đẹp. Họ cùng nhau vượt qua gian khó để bám trụ, để xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Những con người mộc mạc ấy tuy bé nhỏ về thể lực nhưng mà ý chí, sức mạnh của họ lại không hề nhỏ bé. Nó mạnh mẽ và kiên cường, bất kì khó khăn nào cũng không thể quật ngã. Họ dựng xây quê hương và giữ gìn những truyền thống, những phong tục tốt đẹp của quê hương mình bằng một lòng tựu hào và tôn kính.

Tình yêu của người cha không chỉ thể hiện ở sự chăm sóc, nuôi dưỡng mà nó còn được bộc lộ qua những lời nhắc nhở, những mong ước chân thành.

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Cha mong con sống ngay thẳng, chính trực, phải biết yêu thương và những con người nơi đây. Dù quê hương có nghèo có đói thì đó vẫn là cội nguồn, là nơi mà con lớn lên. Con không được chê bai, không được nản lòng mà phải biết tự hào về quê hương. Con phải biết trèo đèo lội suối, biết vượt qua gian nan, thử thách, không được bỏ cuộc trước sóng gió và những cực nhọc của cuộc đời. Con phải sống xứng đáng với tình yêu của mẹ cha, của người đồng mình.

Với lời thơ nhẹ nhàng, chan chứa tình cảm, tác giả Y Phương qua bài thơ “Nói với con” không chỉ thể hiện được tình cảm cha con thiêng liêng mà còn bộc lỗ rõ nét lòng tự hào về quê hương, lòng tự tôn dân tộc. Bài thơ như muốn răn dạy con người, đặc biệt là thế hệ trẻ phải biết yêu, biết quý và tự hào về quê hương nơi mình sinh ra. Để từ đó sống và cống hiến hết mình vì sự giàu đẹp của quê hương, đất nước.

Seen