Xuất Xứ Của Bài Thơ Nhàn / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Tìm Xuất Xứ Bài Thơ ‘Cảnh Khuya’ Của Bác Hồ

Tìm xuất xứ bài thơ ‘Cảnh khuya’ của Bác Hồ

(VH&ĐS) Tháng 12/2013, trở lại các tỉnh Việt Bắc để xác minh một số tài liệu và thu thập thêm tư liệu về Bác Hồ thời kỳ Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và thời kỳ Bác trở lại chiến khu Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Người ngồi đó với cây chì đỏ – vạch đường đi từng bước, từng giờ (thơ Tố Hữu).

Đến Việt Bắc không thể không đến ATK Định Hoá. Và, đến ATK Định Hoá, không thể không đến đồi Khau Tý – một di tích lịch sử văn hoá được bảo tồn nguyên vẹn. Mỗi lần đến là một lần xúc động.

Trên đường lên Chiến khu Việt Bắc (ATK) Bác Hồ và những đồng chí cùng đi đã đến xã Điểm Mặc, huyện Định Hóa ngày 20/5/1947, đúng như dự định. Tại đây những ngày đầu Bác ở bản Quyên, nhà Chủ tịch xã Ma Đình Trường, sau đó chuyển lên ở lán trên đồi Khau Tý, thôn Nà Tra. Đồi Khau Tý, tiếng địa phương gọi là đồi Cây Thị. Lán được dựng theo đúng với kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc Định Hóa, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, vách dựng bằng liếp nứa. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng (được Bác Hồ đặt tên trong số 8 đồng chí) kể trong cuốn Những năm tháng bên Bác “Chúng tôi làm riêng cho Bác một cái “lầu”. Tầng trên để Bác ngủ và làm việc ban đêm, tầng dưới làm việc ban ngày, như vậy tránh được thú dữ và không khí ẩm thấp của núi rừng. Gọi là “lầu” nhưng thật ra nó bé lắm. Bác giao hẹn: Chiều cao có thể giơ tay với được, còn chiều ngang thì đưa tay sang phải sang trái vừa chạm đến, để tiện lấy các vật dùng treo trên vách. Bác bảo làm như vậy đỡ tốn công sức, dễ giữ bí mật. Trên sàn chỉ cần một chiếc bàn con để Bác ngồi làm việc, xem sách báo là đủ”.

Định Hóa được chọn làm trung tâm ATK vì đây là vùng địa hình núi non hiểm trở, địch không thể dùng xe cơ giới tấn công, mà ta thì lại sẵn các đường nhỏ xuyên rừng nối liền với các vùng Tây Bắc, vùng trung du, vùng đồng bằng. Năm 1906, nhà chí sĩ ái quốc Phan Bội Châu đã từ Quảng Châu (Trung Quốc) tìm về Định Hóa khảo sát, định xây dựng vùng này thành căn cứ địa chống Pháp.

Thu Đông 1947, thực dân Pháp tập trung binh lực, huy động hơn một vạn quân tinh nhuệ gồm cả Hải, Lục, Không quân mở một đợt tấn công quy mô, chia hai gọng kìm khép chặt Việt Bắc hòng tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Trong vòng vây trùng điệp bốn bề của địch, Bác và Trung ương chỉ đạo sáng suốt các cơ quan và đơn vị bộ đội di chuyển và thực hiện phương châm vừa đánh vừa tránh địch ở các địa bàn Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang.

Một tối cuối thu đầu đông, Bác cho mời đồng chí Ma Đình Kháng – Chủ tịch huyện Định Hóa đến lán Bác ở. Hai Bác cháu chuyện trò trong lán dưới tán lá cổ thụ giữa những khóm hoa rừng, xa xa tiếng suối đổ đều đều từ phía chân đồi vọng lại. Bác hỏi đồng chí Kháng về việc vạch kế hoạch tác chiến của huyện khi địch đánh tới đây thì thế nào và Bác sẽ chuyển đi đâu. Đồng chí Kháng báo cáo đầy đủ, tỉ mỉ, chi tiết về kế hoạch đã được chuẩn bị chu đáo. Tận khuya, dưới ánh trăng vàng, Bác tiễn đồng chí Kháng ra về, trở lại giữa rừng khuya trăng sáng, vẻ trầm ngâm, hứng thơ đến với Bác.

Luật sư Phan Anh cũng cho biết: Trong những ngày cực kỳ gay go, khó khăn của những tháng, năm đầu ở Việt Bắc, Bác đã phân tích và chỉ rõ những thuận lợi và những khó khăn của ta và địch. Bác phán đoán những hoạt động của các cánh quân của Pháp, Bác vẽ trên đất về đường tiến, đường lui của địch và của ta và giảng giải cặn kẽ: Chúng bao vây ta với thế gọng kìm ta phải luồn ra ngoài gọng kìm ấy để không mắc vào tròng của chúng. Khi địch rút lui ta lại về chỗ cũ. Luật sư cũng kể lại: chính trong những ngày gay go ấy, sau hôm gặp Bác ở Tràng Xá, ông nhận được thư của Bác, kèm theo một đoạn thơ:

Đêm khuya nhân lúc quan hoài

Lên câu thơ thẩn chờ ai họa vần

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, gió lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang gặp lúc gay go

Trăm việc ngàn công đều phải lo

Giúp đỡ anh em nên gắng sức

Sức nhiều thắng lợi lại càng to.

Từ sự kiện Bác trò chuyện với đồng chí Ma Đình Kháng và lời kể của luật sư Phan Anh cho ta biết được hoàn cảnh để có 10 câu thơ trên, giúp ta hiểu thêm Bác và thơ Bác. Mặc dù trong những giờ phút đương gặp lúc gay go với lo nỗi nước nhà, Bác vẫn có lúc quan hoài, vẫn có thơ, vẫn có nụ cười dí dỏm Lên câu thơ thẩn chờ ai họa vần.

Luật sư Phan Anh rất cảm động và xúc động khi đọc những câu thơ của Bác nên đã ứng tác họa vần:

Họa vần xin gửi cho ai

Đường xa sẻ tấm quan hoài nước non

Quanh quanh dòng suối cảnh đường xa

Trời có trăng và núi có hoa

Trăng sáng bao la trời đất nước

Hoa thơm phảng phất vị hương nhà

Nước nhà đang gặp bước gay go

Lái vững chèo dai ta chẳng lo

Vượt sóng, dựng buồm, ta lựa gió

Thuận chiều, ta mở cánh buồm to.

Sau này, năm 1967 Nxb Văn học làm sách Thơ – Hồ Chủ tịch, những người biên tập chỉ đưa bốn câu thơ với đầu đề Cảnh khuya:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ở câu thứ hai của bài thơ bốn câu này chữ gió được thay bằng chữ bóng.

Quả là bốn câu thơ với đầu đề Cảnh khuya diễn đạt trọn vẹn một tứ thơ hay, độc đáo, bất ngờ. Có thể nói được rằng, bốn câu thơ trên hoàn toàn đủ các yếu tố, thành phần của một bài thơ tứ tuyệt hoàn chỉnh, hiểu và cảm nó trọn vẹn như những bài thơ tứ tuyệt khác vậy. Bài thơ Cảnh khuya giúp ta hiểu rõ vì sao đêm khuya Bác chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, đồng thời hé mở một tâm hồn lớn, một bản lĩnh thi nhân tràn đầy sức sống và nhạy cảm trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Dù bề bộn đến đâu, trong lúc lo chăm công nghìn việc cho kháng chiến, cho dân, cho nước, Người vẫn dành một khoảng tâm hồn mình cho thiên nhiên thơ mộng cho trăng cho hoa – tâm hồn thi nhân của Người lúc nào cũng rộng mở vẫn không hề quên những việc nước, việc dân. Những cái mâu thuẫn tưởng như đối ngược lại thống nhất trong con người Bác, thật là kỳ diệu. Bài thơ đã đi vào các thế hệ bạn đọc và ở lại trong lòng bạn đọc cùng với thời gian năm tháng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, Tấm quan hoài nước non của Bác là từ lán Bác ở và làm việc trên đồi Khau Tý. Đồi này, lán này vẫn được lưu giữ. Ai đã từng đặt chân đến lán Khau Tý không thể không ngước nhìn cây đa cổ thụ cao to xum xuê cành lá giữa những khóm hoa rừng không thể không xúc động nhất là khi nhìn cây dâm bụt Bác trồng từ năm 1947 vẫn xanh tươi, tràn trề sức sống. Trong tĩnh lặng, xa xa dưới chân đồi Khau Tý, dòng suối Nà Tra róc rách, róc rách chảy như tiếng hát xa. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên khi đến thăm nơi này, đã rất xúc động, cảm xúc dâng trào, đột xuất có một mong muốn, một đề xuất: “Sáu mươi năm rồi, quá khứ hiện tại đan dệt. Trong mối liên tưởng đa chiều chợt dâng ước muốn nho nhỏ – giá chi dựng ở nơi đây một tấm bia đề bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ làm gần lại khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và mơ, để du khách đến đây sẽ không chỉ được thăm nơi đầu tiên Bác Hồ ở khi trở lại chiến khu Việt Bắc mà còn thăm nơi đầu tiên của nhà thơ Hồ Chí Minh, nơi nhà thơ sáng tác bài Cảnh khuya trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, thả hồn ngẫm ngợi trong sự hòa quyện giữa lịch sử và thơ. Sáng trong và linh thiêng”(1).

Lê Xuân Đức

(1) Báo Văn nghệ số 03 ngày 20-1-2007.

Triết Lý Sâu Sắc Của Bài Thơ “Nhàn”

Trong dòng chảy văn học, nếu Nguyễn Trãi là người kết tinh thời kỳ vàng son văn hóa Lý – Trần thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là người theo sau, kế thừa tinh hoa Nguyễn Trãi và đạt đến đỉnh cao, thêm một bước hoàn thiện cả về tư tưởng cũng như bút pháp, thể loại cho thi ca dân tộc.

Học sinh Trường THPT Tây Thạnh phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chỉ cần so sánh về thể loại thơ Nôm đủ cho ta thấy điều đó: Nếu Quốc âm thi tập (được xem là tập thơ viết bằng chữ Nôm sớm nhất của văn học Việt Nam), mặc dù được Nguyễn Trãi ý thức cách tân “Nôm hóa” thơ thất ngôn  Đường luật chữ Hán bằng nhiều câu thơ lục ngôn (sáu chữ), song vẫn còn đậm đặc yếu tố cổ điển. Thì đến Bạch Vân quốc ngữ thi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “lột xác” cho thơ Nôm dân tộc, “Việt hóa” từ ngôn từ, mỹ cảm cho đến tâm thức… Tất cả đều nhuốm màu thế sự, thấm đẫm hơi thở thời đại đạo lý luân thường. Mà phải chờ khá lâu sau đó, đến áng thơ Nôm trác việt kết tụ linh hồn dân tộc Truyện Kiều (Nguyễn Du) và tài “Chúa thơ Nôm” của Hồ Xuân Hương, dòng chảy thơ Nôm Việt Nam mới thật sự thăng hoa, đạt đến đỉnh cao của sự hoàn hảo. Nhìn bao quát ra như thế để thấy rằng trong dòng chảy ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm là chiếc cầu nối, là một mắt xích quan trọng, là vị trí khó có thể thiếu.

Bạch Vân quốc ngữ thi là đoạn trung chuyển của dòng chảy ấy, mà tiêu biểu nhất là bài thơ Nhàn (Thú nhàn). Bài thơ này của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ lâu đã được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn lớp 10. Đây được xem là bài thơ khá đặc biệt vì nó kết tinh tư tưởng sâu sắc quan niệm sống của những bậc đại hiền triết thức giả Á Đông xa xưa, song những chiêm nghiệm sống ấy ngày nay vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn. Thật khó nói hết cái hay và sự thâm thúy của nó. Bài viết này xin có mấy liên hệ như những điểm nhấn nhằm làm nổi bật sự thâm thúy của bài thơ.

Thứ nhất, sự thâm thúy của bài thơ thể hiện ở nhan đề Nhàn, mặc dù nó được người đời sau đặt. Trong Hán tự, chữ “nhàn” được ghép bởi bộ “nhân” (“nhân” đứng, là người, đứng bên trái tự) hội ý với bộ “môn” (là cửa), trong bộ “môn” có bộ “nguyệt” (là trăng). Khi hội ý như thế, chữ “nhàn” có nghĩa là: người thảnh thơi ngắm trăng rọi vào khung cửa. Lúc nào chúng ta có những giây phút giao hòa với thiên nhiên như thế mới gọi là nhàn. Ngày nay, có được những giây phút như thế là cực kỳ hiếm hoi.

Thứ hai, trong bài thơ có câu “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ” nằm ở cặp câu thơ thực của bài thơ thất ngôn bát cú. Nơi vắng vẻ là nơi nào? Là nơi “sơn lâm” (rừng núi) mà cái lẽ đời người ta thường nói “Bần cư tại thị vô nhân vấn/ Phú tại sơn lâm hữu khách tầm” (nghèo khó mà ở thành thị đông người cũng chẳng ai đến thăm/ giàu có mà ở rừng núi xa xôi hẻo lánh thì cũng có khách đến). Đọc câu thơ này của Bạch Vân Cư Sĩ (tên hiệu của Nguyễn Bỉnh khiêm), tôi lại nhớ đến một Hán tự khác, đó là chữ “tiên” (ông Tiên, ông Bụt). Theo sự hội ý của tự này thì “tiên” không phải là người trên trời mà là người trên núi (sơn). Vì chữ “tiên” được ghép bởi bộ “nhân” (như nói ở trên) và bộ “sơn” (đúng bên phải). Nghĩa là người trên núi thì gọi là tiên. Mà dân gian ta hay nói “sướng như tiên”. Vậy thì xem ra Nguyễn Bỉnh Khiêm đâu có… dại! 

Thứ ba, ở cặp câu kết, tác giả viết: “Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiếm bao”. Tôi xin không bàn câu thơ sau, mà chỉ bàn đến câu nói về… “tửu đạo”.  Rượu, ừ thì uống chứ. Uống một cách ung dung, tự tại, chẳng ai cấm, không ai ép. Nhưng mà uống dưới gốc cây kia, uống như cụ Nguyễn Khuyến để vừa ngoạn cảnh thu Bắc bộ kia. Không phải uống ở… nhà hàng, quán bar, vỉa hè, đường phố như  kiểu “lô nhô loài người” (chữ của Trịnh Công Sơn). Uống dưới “cội cây” là uống giữa thiên nhiên, uống để tịnh dưỡng. Nói đến đây tôi nhớ đến chữ “hưu” (nghỉ hưu, hưu trí) trong chữ Hán. Chữ này gồm bộ “nhân” (cũng như đã nói trên) ghép với bộ “mộc” (cây, bên phải). Nghĩa là, theo người xưa, nghỉ hưu, về hưu là về dưới gốc cây, về với vườn thiên nhiên. Chứ không phải về… trại dưỡng lão, về với bốn bức tường lạnh giá và chiếc ti vi nóng hổi, về mà ôm cháu nuôi chắt như bao cụ ông cụ bà ngày nay!

Trần Ngọc Tuấn(Trường THPT Tây Thạnh, TP.HCM)

Nón Bài Thơ Xứ Huế

Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ.”

Nói đến sản phẩm đặc sắc của các làng nghề truyền thống ở Huế, có lẽ nón lá được nhiều người biết đến hơn cả. Bởi hàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che mưa gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế, mà hơn thế nó đã trở thành một đặc sản văn hóa “nón bài thơ” gắn với hình tượng của người con gái Huế.

Đến với mảnh đất cố đô, các bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh chiếc nón bài thơ – một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm hồn Huế. Để làm đẹp và tôn vinh thêm cho chiếc nón lá xứ Huế, các nghệ nhân còn ép bức tranh của sông Hương, núi Ngự và vài dòng thơ vào giữa hai lớp lá:

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.

Nón bài thơ là một loại nón lá đặc biệt ở xứ Huế, tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm là khi soi lên ánh sáng thì bạn có thể thấy một bài thơ hay hình ảnh hoa văn được tạo nên khéo léo, bố cục cân đối hiện lên giữa hai lớp lá nón.

Theo một số tư liệu đã cho ta thấy được nghề nón lá đã ra đời khá lâu đời. Nghề nón lá xuất phát từ nhu cầu của con người, vừa có thể che nắng che mưa trong khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, giá thành lại rẻ, vì vậy nón lá khá được ưa chuộng. Và ngày nay, nhiều tour du lịch Hải Phòng Huế đến cũng khá thích thú với những chiếc nón lá này.

Nhìn chiếc nón lá nhỏ gọn vậy thôi, nhưng những công đoạn làm ra nó thì không hề đơn giản, đòi hỏi một quá trình vô cùng công phu và tinh tế. Là một sản phẩm thủ công, người làm hoàn toàn sử dụng công cụ là đôi tay của mình. Người làm phải thực hiện 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ,… để có một chiếc nón bài thơ vừa nhẹ vừa đẹp.

Nguyên liệu của chiếc nón là lá non của cây Bồ Quy Diệp sau khi hái trên rừng đem về phơi sương rồi nức vàng và ủi cho phẳng. Sau đó, người làm phải khâu tạo khung và vành nón. Đây là công việc đòi hỏi người thợ có nhiều kinh nghiệm, cẩn thận và khéo tay. Khung của nón lá sẽ bao gồm 12 thanh gỗ vát mảnh được ghép lại, khớp nhau ở đỉnh, phía dưới khoảng cách đều nhau. 16 vành như 16 vầng trăng được ve thật nhanh, thật tròn, thật nhẵn, thật điệu, sao cho cân đối và hài hòa nhất.

Những chiếc lá đực đầu tiên sẽ được xếp vào bên trong, tiếp đến là hình hoa văn – bài thơ phủ kín diện tích xung quanh chiếc nón. Lá cái được xây ở ngoài cùng. Công đoạn này khá quan trọng đòi hỏi, động tác của người nghệ nhân phải nhẹ nhàng khéo léo, chèn kỹ, đẹp và dằn chắc chắn, giữ cho mặt lá phẳng không xê dịch. Công đoạn nào cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, sự khéo léo và kỹ lưỡng để cho nên những sản phẩm là niềm tự hào của xứ Huế.

Chiếc nón lá hiện diện khắp những cánh đồng Việt Nam. Nón lá theo người người nông dân ra đồng, cùng tham gia sản xuất cho mùa màng bội thu. Ngoài ra, nón lá còn tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nếu tà áo dài Việt Nam tôn lên vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng, thùy mị sang trọng của người con gái thì nón lá lại làm cho người con gái mang một vẻ đẹp tiềm ẩn, kín kẽ và đậm đà hơn rất nhiều.

Những du khách đến với xứ Huế đều rất hào hứng với mỗi chiếc nón lá đội trên đầu với nụ cười rạng rỡ càng làm cho chiếc nón lá trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết! Nón lá nay đã trở thành một món quà tạo sự gắn kết giữa Việt Nam với nước bạn trên thế giới và nón lá đã đưa hình ảnh Việt Nam đi khắp bốn phương.

Chỉ là một chiếc nón lá đơn sơ và mộc mạc như chính tính cách con người Việt Nam nhưng lại vô cùng ý nghĩa. Chiếc nón lá là hình ảnh của Việt Nam, là món quà mà chính bàn tay người Việt tạo ra, chiếc nón lá là cây cầu nối tình bằng hữu giữa Việt Nam và nước bạn. Dù gì đi chăng nữa, chiếc nón lá vẫn mang trong mình màu sắc của sự bình yên, dịu dàng và đầy tinh tế!

Có thể quý khách quan tâm : https://dulichhaiphongdanang.com/du-lich-hai-phong-da-nang

Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Nhàn

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài làm

Cảm nhận của em về bài thơ “Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm là một vị quan lỗi lạc, một nhà thơ nổi tiếng của văn học Trung đại Việt Nam. Giữa cái xã hội phong kiến thối nát, đã có biết bao người lựa chọn cuộc sống bon chen nơi thành đô để mong vinh hoa phú quý. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm lại lựa chọn cuộc sống an nhàn nơi thôn quê dân giã. Bài thơ “Nhàn” là một sáng tác thể hiện rõ nhất tâm hồn thanh cao và lối sống tuyệt đẹp của một đấng quân tử.

Là một vị quan lỗi lạc, tài trí hơn người nhưng không gặp thời. Ông đã dâng sớ để vạch tộ mười tám quan thần lộng hành nhưng không được chấp nhận. Giữa sự biến động và phức tạp của triều đình với các cuộc giao tranh Lê-Mạc và Trịnh Nguyễn phân tranh, ước nguyện mong muốn đem đến cuộc sống ấm no, yên bình cho nhân dân không thành, ông chán ghét cảnh thành đô nên đã lựa chọn về quê nhà sống ẩn dật cùng thiên nhiên để bảo vệ tâm hồn và lối sống thanh cao, trong sạch, tránh sự nhem nhuốc, tối tăm của triều đình phong kiến.

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Hiện lên trước mắt bạn đọc là một bức tranh thanh bình với bóng dáng an nhàn của một lão nông thật sự. “Một mai, một cuốc, một cần câu” là hình ảnh của những dụng cụ quen thuộc và thân thương trong cuộc sống thôn quê. Ông lựa chọn chốn núi rừng để tránh những đao búa, thị phi chốn quan trường. Lựa chọn cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên để được tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Điều đó làm tâm hồn ống không bị vướng bận bởi những chuyện thị phi, khong bị nhiễm bẩn bởi sức mạnh của đồng tiền, của danh lợi. Tâm hồn người thi sĩ giờ đây trong sạch, thanh mát như cở cây, hoa lá và khí trời thiên nhiên. Cụm từ “thơ thẩn” như càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của lối sống thanh cao. Người nông dân ấy ung dung, tự tại ngồi câu cá, cuốc vườn, đắm mình vào thiên nhiên đất trời. Dẫu cho ngoài kia có biết bao thú vui khác, hấp dẫn và náo nhiệt hơn nhưng ông lại chọn cho mình cuộc sống ẩn dật, bình yên chốn núi rừng.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chỗ lao xao

Ở những vần thơ theo của bài thơ “Nhàn”, một cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên lại hiện ra.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Cuộc sống chốn thôn quê không đầy đủ vật chất, không sơn hào hải vị nhưng lúc nào cũng đủ đầy những món ăn dân gia, đậm hương vị quê hương. Mùa nào thì có thức nấy. Mùa thu ăn măng trức, mừa đông lại ăn giá. Rồi thỉnh thoảng người nông dân lại trồng rau, trồng trái ở khu vườn. Quanh năm suốt tháng, hết món này lại có món chúng tôi những món ăn không cao sang nhưng lại thanh mát, tươi ngon. Với vài nét vẽ đơn giản “Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phác họa lên một cuộc sống thanh cao vô cùng. Con người hòa hợp với thiên nhiên, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên. Tâm hồn người thi sĩ cũng thanh cao như những đáo sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Hai câu thơ cuối bài thơ là sự đúc kết tất cả những suy nghĩ và tâm hồn của nhà thơ.

Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp

Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao

Dưới gốc cây xanh mát, lão nông nhâm nhi chén rượu nồng. Vừa uống vừa thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên. Tác giả muốn say, muốn đắm chìm trong không gian vô tận của núi rừng, sông nước.Với ông, với một trạng nguyên có tài có đức thì tiền bạc, vinh danh là những thứ không bao giờ thiếu. Nhưng ông không cần, không quan tâm. Tất cả chỉ là hư vô, là giấc chiêm bao, tỉnh dậy sự tan biến không để lại dấu vết. Tiền tài danh vọng chưa bao giờ là mong muốn, là mục đích của nhà thơ. Ông thi đỗ Trạng nguyên vì muốn được cống hiến cho triều đình, mang lại cho người dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Quyền uy, phú quý đối với ông không có ý nghĩa gì cả. Nhưng ước mơ của vị quan thanh liêm không thành, ông lựa chọn về ở ẩn, hòa nhập với thiên nhiên để tâm hồn mình được giữ nguyên vẹn sự trong sách, sáng ngời.

Với thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ mộc mạc, chân thành trong bài thơ “Nhàn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm nổi bật lên tâm hồn thanh cao của một người quân tử. Vật chất sa hoa tất cả chỉ là phù phiếm, là giấc chiêm bao. Chính cốt cách và lối sống của ông đã để lại trong lòng người đọc cho đến tận bây giờ một sự tôn kính và khâm phục trước một vị quan thanh liêm nhưng không gặp thời để thể hiện cái tài cái đức của mình phục vụ Tổ quốc, cống hiến cho nhân dân.

Seen