Xuất Xứ Của Bài Thơ Chiều Tối / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Tìm Xuất Xứ Bài Thơ ‘Cảnh Khuya’ Của Bác Hồ

Tìm xuất xứ bài thơ ‘Cảnh khuya’ của Bác Hồ

(VH&ĐS) Tháng 12/2013, trở lại các tỉnh Việt Bắc để xác minh một số tài liệu và thu thập thêm tư liệu về Bác Hồ thời kỳ Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và thời kỳ Bác trở lại chiến khu Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Người ngồi đó với cây chì đỏ – vạch đường đi từng bước, từng giờ (thơ Tố Hữu).

Đến Việt Bắc không thể không đến ATK Định Hoá. Và, đến ATK Định Hoá, không thể không đến đồi Khau Tý – một di tích lịch sử văn hoá được bảo tồn nguyên vẹn. Mỗi lần đến là một lần xúc động.

Trên đường lên Chiến khu Việt Bắc (ATK) Bác Hồ và những đồng chí cùng đi đã đến xã Điểm Mặc, huyện Định Hóa ngày 20/5/1947, đúng như dự định. Tại đây những ngày đầu Bác ở bản Quyên, nhà Chủ tịch xã Ma Đình Trường, sau đó chuyển lên ở lán trên đồi Khau Tý, thôn Nà Tra. Đồi Khau Tý, tiếng địa phương gọi là đồi Cây Thị. Lán được dựng theo đúng với kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc Định Hóa, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, vách dựng bằng liếp nứa. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng (được Bác Hồ đặt tên trong số 8 đồng chí) kể trong cuốn Những năm tháng bên Bác “Chúng tôi làm riêng cho Bác một cái “lầu”. Tầng trên để Bác ngủ và làm việc ban đêm, tầng dưới làm việc ban ngày, như vậy tránh được thú dữ và không khí ẩm thấp của núi rừng. Gọi là “lầu” nhưng thật ra nó bé lắm. Bác giao hẹn: Chiều cao có thể giơ tay với được, còn chiều ngang thì đưa tay sang phải sang trái vừa chạm đến, để tiện lấy các vật dùng treo trên vách. Bác bảo làm như vậy đỡ tốn công sức, dễ giữ bí mật. Trên sàn chỉ cần một chiếc bàn con để Bác ngồi làm việc, xem sách báo là đủ”.

Định Hóa được chọn làm trung tâm ATK vì đây là vùng địa hình núi non hiểm trở, địch không thể dùng xe cơ giới tấn công, mà ta thì lại sẵn các đường nhỏ xuyên rừng nối liền với các vùng Tây Bắc, vùng trung du, vùng đồng bằng. Năm 1906, nhà chí sĩ ái quốc Phan Bội Châu đã từ Quảng Châu (Trung Quốc) tìm về Định Hóa khảo sát, định xây dựng vùng này thành căn cứ địa chống Pháp.

Thu Đông 1947, thực dân Pháp tập trung binh lực, huy động hơn một vạn quân tinh nhuệ gồm cả Hải, Lục, Không quân mở một đợt tấn công quy mô, chia hai gọng kìm khép chặt Việt Bắc hòng tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Trong vòng vây trùng điệp bốn bề của địch, Bác và Trung ương chỉ đạo sáng suốt các cơ quan và đơn vị bộ đội di chuyển và thực hiện phương châm vừa đánh vừa tránh địch ở các địa bàn Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang.

Một tối cuối thu đầu đông, Bác cho mời đồng chí Ma Đình Kháng – Chủ tịch huyện Định Hóa đến lán Bác ở. Hai Bác cháu chuyện trò trong lán dưới tán lá cổ thụ giữa những khóm hoa rừng, xa xa tiếng suối đổ đều đều từ phía chân đồi vọng lại. Bác hỏi đồng chí Kháng về việc vạch kế hoạch tác chiến của huyện khi địch đánh tới đây thì thế nào và Bác sẽ chuyển đi đâu. Đồng chí Kháng báo cáo đầy đủ, tỉ mỉ, chi tiết về kế hoạch đã được chuẩn bị chu đáo. Tận khuya, dưới ánh trăng vàng, Bác tiễn đồng chí Kháng ra về, trở lại giữa rừng khuya trăng sáng, vẻ trầm ngâm, hứng thơ đến với Bác.

Luật sư Phan Anh cũng cho biết: Trong những ngày cực kỳ gay go, khó khăn của những tháng, năm đầu ở Việt Bắc, Bác đã phân tích và chỉ rõ những thuận lợi và những khó khăn của ta và địch. Bác phán đoán những hoạt động của các cánh quân của Pháp, Bác vẽ trên đất về đường tiến, đường lui của địch và của ta và giảng giải cặn kẽ: Chúng bao vây ta với thế gọng kìm ta phải luồn ra ngoài gọng kìm ấy để không mắc vào tròng của chúng. Khi địch rút lui ta lại về chỗ cũ. Luật sư cũng kể lại: chính trong những ngày gay go ấy, sau hôm gặp Bác ở Tràng Xá, ông nhận được thư của Bác, kèm theo một đoạn thơ:

Đêm khuya nhân lúc quan hoài

Lên câu thơ thẩn chờ ai họa vần

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, gió lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang gặp lúc gay go

Trăm việc ngàn công đều phải lo

Giúp đỡ anh em nên gắng sức

Sức nhiều thắng lợi lại càng to.

Từ sự kiện Bác trò chuyện với đồng chí Ma Đình Kháng và lời kể của luật sư Phan Anh cho ta biết được hoàn cảnh để có 10 câu thơ trên, giúp ta hiểu thêm Bác và thơ Bác. Mặc dù trong những giờ phút đương gặp lúc gay go với lo nỗi nước nhà, Bác vẫn có lúc quan hoài, vẫn có thơ, vẫn có nụ cười dí dỏm Lên câu thơ thẩn chờ ai họa vần.

Luật sư Phan Anh rất cảm động và xúc động khi đọc những câu thơ của Bác nên đã ứng tác họa vần:

Họa vần xin gửi cho ai

Đường xa sẻ tấm quan hoài nước non

Quanh quanh dòng suối cảnh đường xa

Trời có trăng và núi có hoa

Trăng sáng bao la trời đất nước

Hoa thơm phảng phất vị hương nhà

Nước nhà đang gặp bước gay go

Lái vững chèo dai ta chẳng lo

Vượt sóng, dựng buồm, ta lựa gió

Thuận chiều, ta mở cánh buồm to.

Sau này, năm 1967 Nxb Văn học làm sách Thơ – Hồ Chủ tịch, những người biên tập chỉ đưa bốn câu thơ với đầu đề Cảnh khuya:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ở câu thứ hai của bài thơ bốn câu này chữ gió được thay bằng chữ bóng.

Quả là bốn câu thơ với đầu đề Cảnh khuya diễn đạt trọn vẹn một tứ thơ hay, độc đáo, bất ngờ. Có thể nói được rằng, bốn câu thơ trên hoàn toàn đủ các yếu tố, thành phần của một bài thơ tứ tuyệt hoàn chỉnh, hiểu và cảm nó trọn vẹn như những bài thơ tứ tuyệt khác vậy. Bài thơ Cảnh khuya giúp ta hiểu rõ vì sao đêm khuya Bác chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, đồng thời hé mở một tâm hồn lớn, một bản lĩnh thi nhân tràn đầy sức sống và nhạy cảm trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Dù bề bộn đến đâu, trong lúc lo chăm công nghìn việc cho kháng chiến, cho dân, cho nước, Người vẫn dành một khoảng tâm hồn mình cho thiên nhiên thơ mộng cho trăng cho hoa – tâm hồn thi nhân của Người lúc nào cũng rộng mở vẫn không hề quên những việc nước, việc dân. Những cái mâu thuẫn tưởng như đối ngược lại thống nhất trong con người Bác, thật là kỳ diệu. Bài thơ đã đi vào các thế hệ bạn đọc và ở lại trong lòng bạn đọc cùng với thời gian năm tháng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, Tấm quan hoài nước non của Bác là từ lán Bác ở và làm việc trên đồi Khau Tý. Đồi này, lán này vẫn được lưu giữ. Ai đã từng đặt chân đến lán Khau Tý không thể không ngước nhìn cây đa cổ thụ cao to xum xuê cành lá giữa những khóm hoa rừng không thể không xúc động nhất là khi nhìn cây dâm bụt Bác trồng từ năm 1947 vẫn xanh tươi, tràn trề sức sống. Trong tĩnh lặng, xa xa dưới chân đồi Khau Tý, dòng suối Nà Tra róc rách, róc rách chảy như tiếng hát xa. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên khi đến thăm nơi này, đã rất xúc động, cảm xúc dâng trào, đột xuất có một mong muốn, một đề xuất: “Sáu mươi năm rồi, quá khứ hiện tại đan dệt. Trong mối liên tưởng đa chiều chợt dâng ước muốn nho nhỏ – giá chi dựng ở nơi đây một tấm bia đề bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ làm gần lại khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và mơ, để du khách đến đây sẽ không chỉ được thăm nơi đầu tiên Bác Hồ ở khi trở lại chiến khu Việt Bắc mà còn thăm nơi đầu tiên của nhà thơ Hồ Chí Minh, nơi nhà thơ sáng tác bài Cảnh khuya trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, thả hồn ngẫm ngợi trong sự hòa quyện giữa lịch sử và thơ. Sáng trong và linh thiêng”(1).

Lê Xuân Đức

(1) Báo Văn nghệ số 03 ngày 20-1-2007.

Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối Của Hồ Chí Minh

Bài làm

Hồ Chí Minh là một cái tên mà tất cả con dân Việt Nam đều ghi tạc trong tim với một lòng yêu quý, kính trọng vô bờ bến. Trong quá trình tìm lại tự do cho dân tộc, Bác đã phải chịu rất nhiều khổ cực, gian khó, đã rất nhiều lần bị bắt giam, chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác, bị đánh đập, tra tấn dã man. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, ở Người vẫn ánh lên một tinh thần lạc quan, một niềm tin vào một ngày mai tươi sáng. Bài thơ “Chiều tối” nằm trong tập thơ “Nhật kí trong tù” đã thể hiện được phần nào tinh thần ấy của Người. Bài thơ chỉ đơn giản là tả lại cảnh nơi thôn dã vào một buổi chiều tối, thế nhưng ẩn chứa trong đó là một ước mơ tự do cho bản thân, ước mơ được quay trở lại quê hương để tiếp tục sứ mệnh của mình.

Bài thơ được sáng tác khi Bác bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bức tranh chiều tối được nhìn qua cặp mắt của người tù tay đeo gông chân vướng xiềng : “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không.”

Dịch thơ:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”

Buổi chiều thường là lúc đoàn tụ, nhưng cũng là khi con người ta thấy vô cùng cô đơn nếu không có một chốn để về. Cánh chim mỏi sau một ngày kiếm ăn cũng đã bay về tổ của mình. Trên không trung chỉ còn lững lờ một chòm mây. Giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ, con người và cảnh vật đều như dừng lại, chỉ có chòm mây ấy vẫn nhẹ nhàng trôi, càng làm nổi bật lên sự yên ắng, êm ả của buổi chiều tối nơi rừng núi. Chòm mây ấy cũng giống như Bác, đang trong tình cảnh tù tội, vẫn phải cô độc bước đi. Chòm mây cô đơn, lặng lẽ, Bác cũng lặng lẽ, cô đơn. Tuy thế, phải là một người có lòng yêu thiên nhiên, phải có một tâm thái ung dung, bình tĩnh, lạc quan, vượt lên mọi gông cùm về thể xác để ngắm thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên như thế. Thân xác mỏi rã rời vì phải đi cả ngày đường vất vả, nhưng Bác vẫn dõi mắt theo cánh chim về tổ, tầng mây lững lờ trôi lúc chiều về.

Tuy chỉ hai câu thơ bảy chữ, nhưng cũng đã khiến cho người đọc tưởng tượng ra được cảnh chiều muộn nơi rùng núi thật mênh mông, âm u, vắng vẻ, quạnh quẽ. Đồng thời, cũng nói lên niềm mong ước quay trở về với quê hương, ước mong được tự do như đám mây kia.

Trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông, đượm nét buồn lúc chiều muộn nơi rừng núi, bỗng xuất hiện con người:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”

Dịch thơ:

“Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.”

Giữa cảnh buồn của thiên nhiên như trong thơ cổ, cô sơn nữ hiện lên như một điểm sáng, làm cho cả bức tranh trở nên sinh động, vui tươi hơn. Đó chính là nét cố điển mà hiện đại trong thơ của Hồ Chí Minh. Bức tranh vừa có người, vừa có hoạt động khỏe khoắn của con người trong đó. Đó chính là nét đẹp, nét đáng quý của người dân lao động. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên lò than rực hồng để chuẩn bị bữa tối. Ở đây, bản dịch thơ không đảm bảo được nghệ thuật của bản chữ Hán. Bác đã lặp lại hai chữ “bao túc” ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư, như những vòng xay nối tiếp nhau của cô gái, như sự tuần hoàn của thời gian, trời đã tối, tối dần. Bức tranh vừa ấm áp bởi cảnh tượng lao động khỏe khoắn của người thôn nữ lao động, vừa bởi cái ánh hồng của bếp lò. Đó chỉ là một thứ hạnh phúc bình dị, vậy mà Bác vẫn gạt bỏ hết những đau đớn, mệt mỏi về thân xác để cảm nhận được.

Nhà văn Nam Cao đã viết: “Khi người ta đau chân, người ta không còn tâm trí đâu để nghĩ đến người khác được.”, để nói rằng, con người ta thường có xu hướng lo cho những đau khổ của bản thân. Thế nhưng, ở Bác Hồ – một người lúc nào cũng lo nỗi lo của dân tộc, của đất nước – vậy mà cũng vẫn luôn quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt nhất, bình dị nhất. Đó chính là nhân cách cao đẹp của vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta.

Bài thơ “Chiều tối” là một bài thơ tiêu biểu cho nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ chỉ đơn giản là tả về phong cảnh thiên nhiên và con người nơi xóm núi khi chiều muộn, đồng thời, cũng ẩn chứa trong đó nỗi niềm ước mong được tự do, được sum họp của Người. Đồng thời, ở Bác, chúng ta vẫn luôn thấy ánh lên một vẻ đẹp của tinh thần quên mình, của một trái tim giàu lòng yêu thương luôn biết quan tâm đến những điều bình dị nhất.

Từ khóa tìm kiếm:

phân tích bài thơ chiều tối (5065)

phan tich bai chieu toi (1996)

phan tich bai tho chieu toi cua ho chi minh (1916)

Phan tich chieu toi (1303)

chieu toi (599)

phân tích bài thơ chiều tối (534)

phan tich bai tho chieu toi lop 11 (425)

chieu toi ho chi minh (330)

bai tho chieu toi (315)

Phan tich bai chieu toi cua ho chi minh (287)

Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối (Mộ)

1.1. Mở bài

– Giới thiệu một cách khái quát về tác giả Hồ Chí Minh

– Giới thiệu về tác phẩm: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ

1.2. Thân bài

– Đi sâu vào phân tích hoàn cảnh sáng tác

Trong lần chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, cả ngày đó là một ngày dài Bác phải đi bộ ở đường rừng núi với xiềng xích còng vào tay chân, đã đến tận tối muộn nhưng vẫn chưa được dừng chân.

Chiều tối – khoảng thời gian chuyển giao từ ngày sang đêm, lúc mà cảm xúc thường có nhiều rung động, đối với Bác một người con xa quê thì tâm trạng lúc này là một nỗi buồn man mác rất khó diễn tả.

– Nơi núi rừng khi trời chuyển tối

Đây là bức tranh đầy ấn tượng với bút pháp thơ ca chấm phá, thêm vào đó là phong vị của phong cách thơ thời Tống mang đầy nét cổ điển, có sự sáng tạo nghệ thuật mang nét riêng của Bác.

– Vẻ đẹp tâm hồn của người làm thơ

Bác xuất hiện rất giản dị, bình thường hòa mình vào với thiên nhiên cảnh vật xung quanh. Với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ ấy, bao nhiêu cảm xúc, khát vọng lại ùa về. Bài thơ còn thể hiện ý chí của Bác – một con người phi thường.

Bác vẽ lên một bức tranh sinh hoạt đời thường, hình ảnh con người xuất hiện trở thành trung tâm của khung cảnh rừng núi vào chiều, thể hiện một cách rõ nét cuộc sống khổ cực của những con người lao động. Từ đó có thể thấy được tình nhân ái, yêu thương nhân loại của Bác.

– Sự vận động các hình tượng trong thơ

Nghệ thuật lặp lại điệp ngữ, làm cho nhịp điệu thơ uyển chuyển, tăng lên ý nghĩa bài thơ, đặc biệt phân tích rõ từ ‘’hồng” trong câu thơ cuối để thấy trong thơ có cảnh sắc, trong cảnh có tâm tư tình cảm của Người.

– Sau phân tích bài thơ Chiều tối và đánh giá và khái quát lại toàn bộ nội dung, ý nghĩa của bài thơ

1.3. Kết bài

Nêu lên cảm nhận khi phân tích bài thơ: về các giá trị nghệ thuật, nội dung và về tâm hồn của Bác – người chiến sĩ, người con xa quê qua bài thơ.

2. Phân tích bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh

2.1. Phân tích về tác giả Hồ Chí Minh

Vốn xuất thân trong  một gia đình nhà nho, có truyền thống yêu nước nồng nàn, Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là người có kiến thức uyên thâm, sâu rộng, người ta thường gọi Hồ Chí Minh với cái tên vô cùng gần gũi đó là “Bác Hồ”.Ngay từ thuở  bé, tác giả Hồ Chí Minh đã rất am hiểu về văn học cũng như văn hóa của các nước phương Đông và phương Tây. Ban đầu khi còn nhỏ tác giả học chữ Hán, sau đó học chữ quốc ngữ và còn thông thạo rất nhiều thứ tiếng khác.

Là người có tinh thần yêu nước và tham gia hoạt động cách mạng hăng say: Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng Bác lên đường ra đi tìm đường cứu nước. Trong khoảng thời gian sau đấy vào năm 1918 – 1922, Bác hoạt động cách mạng ở Pháp, tích cực viết sách, viết báo với mục đích tuyên truyền tinh thần đoàn kết các dân tộc thuộc địa và chống lại chủ nghĩa thực dân. Năm 1923 – 1941, Bác hoạt động cách mạng chủ yếu tại Trung Quốc, Liên Xô, Thái lan. Trong quá trình hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giam giữ tại nhà ngục ở Trung Quốc vào năm 1942 – 1943. Chưa một lần bỏ cuộc, Bác kiên trì trên con đường đi tìm lý tưởng cách mạng chân chính của mình, và đến ngày 2- 9 -1945, bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta đã được Bác đọc dưới sự chứng kiến hân hoan, mừng rỡ của nhân dân cả nước.

Hồ Chí Minh vừa là nhà thơ, nhà văn và cũng là nhà cách mạng lớn của dân tộc, với vô vàn tác phẩm thơ văn đã trở thành di sản quý giá của dân tộc. Phần lớn các tác phẩm văn học của Bác được chia thành các mảng như truyện, kí, văn chính luận và thơ ca. Các tác phẩm đều có phong cách nghệ thuật riêng, mang đậm phong cách của Hồ Chí Minh, Bác luôn chú ý đến cảm xúc của người đọc, luôn có quan điểm rằng tác phẩm văn học phải thật sự chân thật, vì vậy Bác rất quan trọng đến lối biểu đạt, cách thể hiện, không viết quá xa lạ, nặng nề, cầu kì.

2.2. Phân tích bài thơ Chiều tối

– Hoàn cảnh ra đời

Đây là một bài thơ được trích ra từ tập “Nhật kí trong tù”, được Bác sáng tác trong khoảng thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Nguồn cảm hứng chính để Bác sáng tác ra bài thơ này chính là lúc chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

– Bài thơ “Chiều tối”

 Hai câu đầu thể hiện bức tranh thiên nhiên rừng núi bao la, hai câu thơ cuối thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu đất nước của Bác.

– Giá trị nội dung của bài thơ

Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên ý chí lạc quan trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt của người chiến sĩ – nhà thơ Hồ Chí Minh.

– Giá trị nghệ thuật của bài thơ

Bài thơ mang đậm nét đặc trưng của thơ cổ điển, nhưng có pha thêm phần hiện đại.

3. Văn mẫu phân tích bài thơ Chiều tối tham khảo

3.1 Bài văn mẫu phân tích “Chiều tối” số 1

Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu, đối với mỗi người dân Việt Nam đây là cái tên được ghi tạc trong tim với lòng kính yêu và tôn trọng vô bờ bến. Trên con đường đi theo lý tưởng cách mạng, tìm lại tự do cho dân tộc, Người đã phải chịu không ít những khó khăn, gian khổ, rất nhiều lần đã bị bắt và bị tra tấn, đánh đập dã man. Tuy nhiên, ở con người ấy dù trong bất kì hoàn cảnh nào vẫn luôn hiện hữu một tinh thần lạc quan, yêu đời mà không gì có thể dập tắt nổi. Phân tích bài thơ Chiều tối một trong những tác phẩm nằm trong tập “Nhật kí trong tù”, được Người sáng tác khi bị bắt giam đã phần nào thể hiện lên tinh thần đáng quý đó. Bài thơ tập trung thể hiện hình ảnh con người lao động trong khung cảnh một buổi chiều tà, nhưng ở bài thơ đó người đọc lại bắt gặp được một tư tưởng lớn lao, khát vọng tự do, ước mơ có thể trở về quê hương yêu dấu để hoàn thành sứ mệnh cao cả của Người.

Bài thơ được Bác sáng tác khi bị giam tại Trung Quốc và trong ngày chuyển lao từ nhà tù Tĩnh Tây đến nhà tù Thiên Bảo. Trong mắt người tù binh chân tay đang mang nặng xiềng xích, khung cảnh buổi chiều được hiện lên như sau:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không.”

Buổi chiều là khoảng thời chuyển giao giữa ngày sang đêm, khi mà người ta muốn được đoàn tụ với gia đình, và đây cũng là khoảng thời gian khiến người ta cảm thấy vô cùng lạc lõng, cô đơn nếu như phải xa nhà. Những chú chim sau một ngày bay mỏi cánh kiếm ăn cũng đã bắt đầu trở về ngôi nhà của chúng. Trên bầu trời chỉ còn những chòm mây lẻ loi lững lờ trôi. Trong thời khắc đấy, giữa thiên nhiên hùng vĩ bao la, tất cả mọi thứ đều như đang dừng lại, chỉ có chòm mây ấy vẫn đang nhẹ nhàng trôi đi, điều này càng làm nổi bật lên một khung cảnh vô cùng yên lặng, êm cả nhưng lại buồn tẻ của rừng núi khi trời vào tối.

Bác cũng giống như chính chòm mây đó, vẫn đang lặng lẽ bước đi một cách đơn độc. Chòm mây một mình cô đơn giữa bầu trời bao la, Bác cũng cô đơn giữa một đất nước xa lạ. Tuy nhiên, Bác hẳn là người có một tình yêu đặc biệt với thiên nhiên, có một tâm thái bình tĩnh, ung dung, lạc quan, yêu đời mới có thể vượt qua khỏi sự xiềng xích của gông cùm để có thể hòa mình vào thiên nhiên và có một cái nhìn về thiên nhiên đặc biệt như thế. Dù thân xác mệt mỏi, đau đớn rã rời vì vất vả đi cả một ngày, nhưng Bác vẫn hướng mắt để nhìn những chú chim bay về tổ, những đám mây nhẹ nhàng trôi lúc chiều tà.

Tuy chỉ qua hai câu thơ ngắn gọn nhưng người đọc đã hoàn toàn có thể hình dung và tưởng tượng ra khung cảnh chiều tà nơi núi rừng bao la, mênh mông, vắng vẻ, âm u, quạnh hiu. Đồng thời  cũng làm cho người đọc thấy rõ được một niềm khát khao, mong ước vô cùng lớn lao muốn được tự do trở về quê nhà của Bác.

Trong cái khung cảnh thiên nhiên bao la, mênh mông, đượm nỗi buồn lúc chiều muộn nơi rừng núi vắng vẻ ấy bỗng nhiên xuất hiện hình bóng của con người:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”

Giữa bốn bề thiên nhiên buồn như trong thơ cổ ấy, hình ảnh cô sơn nữ xuất hiện như một điểm sáng, làm cho bức tranh ảm đạm bỗng trở nên vui tươi, sinh động hơn. Đó chính là nét cố điển hiện đại mà chỉ trong thơ của Hồ Chính Minh mới có. Bức tranh vừa vẽ lên con người, vừa thể hiện hoạt động khỏe khoắn của một con người lao động, trong đó cô thôn nữ đang miệt mài với công việc xay ngô, cô ngồi xay ngô bên lò than đang cháy hồng để chuẩn bị cho bữa tối.

Ở bản dịch thơ không thể đảm bảo được nghệ thuật mà Bác đã sử dụng trong bản tiếng Hán, Bác đã dùng nghệ thuật lặp từ, lặp lại hai lần từ “Bao túc” ở cuối câu thơ thứ ba và đầu câu thơ cuối, như chính những vòng xoay, như sự tuần hoàn của không gian, thời gian ám chỉ trời đang tối dần và tối dần.

Bức tranh đó hiện lên vừa ấm áp, vừa gần gũi từ hình ảnh của cô thôn nữ lao động khỏe khoắn và từ hình ảnh của ánh lửa hồng ánh ra từ bếp lò. Đó chính là một cảm xúc hạnh phúc đến bình dị, Bác đã gạt bỏ hết những mệt mỏi, đau đớn về thân xác để cảm nhận được cảm xúc đó.

Nhà văn Nam Cao đã từng nói rằng: “Khi người ta đau chân, người ta không còn tâm trí đâu để nghĩ đến người khác.” Để thể hiện rằng, mỗi con người đều luôn lo lắng cho bản thân mình nhiều hơn là lo cho người khác. Thế nhưng ở đây, Bác – một con người với bao nỗi lo cho dân tộc, cho đất nước vậy mà Bác vẫn còn tâm trí để quan tâm đến những thứ bình dị, nhỏ nhặt xung quanh. Đó chính là nhân cách cao đẹp, đức tính vô cùng đáng quý của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

Khi phân tích bài thơ Chiều tối chúng ta sẽ thấy rằng đây là một bài thơ tiêu biểu của Hồ Chí Minh thể hiện một nét đẹp vừa cổ điển vừa mang nét hiện đại. Bài thơ không chỉ đơn giản là vẽ lên bức tranh thiên nhiên cũng như con người nơi xóm núi vào lúc chiều tà, mà còn ẩn sâu trong đó tâm tư tình cảm của Bác, niềm khát khao tự do và mong ước được trở về quê hương đất nước, sum họp với gia đình. Đồng thời người đọc cũng có thể nhận thấy được, ở Người luôn mang một vẻ đẹp lớn lao của tinh thần nồng nàn yêu nước, một trái tim ấm áp, giàu lòng yêu thương, dù ở bất kì hoàn cảnh gian khổ khó khăn nào vẫn luôn quan tâm đến mọi thứ xung quanh.

Tóm tắt: Đọc bài phân tích bài thơ Chiều tối chúng ta sẽ thấy rõ tâm hồn của Bác, cho người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người vượt qua một hoàn cảnh khó khăn gian khổ.

3.2 Bài văn mẫu số 2 phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” 

“Đi khắp đèo cao khắp núi cao

Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao

Núi cao gặp hổ mà vô sự

Đường phẳng gặp người bị tống lao”

(Đường khó khăn)

Hồ Chí Minh đã viết những câu thơ này khi bị bắt giam tại nhà lao Tưởng Giới Thạch, trong thời gian đó, Bác đã sáng tác tập thơ “Nhật kí trong tù” ghi lại những gian khổ, khó khăn mà mình đã trải qua. Nhưng dù có khó khăn, đày đọa, ở người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn ngời sáng một niềm tin và ý chí cách kiên cường. Tinh thần thép này được thể hiện ở rất nhiều tác phẩm trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến là “Chiều tối”. Đọc bài thơ, ta thấy được nét hiện đại và cổ điển cùng với vẻ đẹp tâm hồn của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Bài thơ “Mộ” (Chiều tối) là bài thơ thứ 31 trong tập thơ “Nhật kí trong tù” gồm 134 bài thơ. Bài thơ được sáng tác trên đường bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây tới nhà lao Thiên Bảo, trong một buổi chiều tối tại một vùng rừng núi bao quanh. Trong thơ vừa có nét cổ điển mà ta vẫn thường bắt gặp trong thơ Đường, cũng vừa có nét hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

Trước tiên nét cổ điển của bài thơ được thể hiện qua hai câu thơ đầu:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Cảnh chiều tối vốn là một cảnh quen thuộc trong thơ cổ, nhiều nhà thơ đã chọn khung cảnh buổi chiều tối, khi ánh mặt trời vừa tắt để thể hiện tâm trạng buồn man mác của mình. Trong bài thơ “Cảnh ngày hè”, buổi chiều tối với Nguyễn Trãi là ánh dương còn sót lại trên “lầu tịch dương”: “Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”, Lý Bạch xưa cũng từng lấy hình ảnh cánh chim và chòm mây để vẽ lên bức tranh chiều tối:

“Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn”

(Chim bầy vút bay hết

Mây lẻ đi một mình)

(Độc tọa kính Đình Sơn_Lý Bạch)

Hay trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan, ta cũng nhiều lần bắt gặp bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà nơi đèo núi “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” hay “Chiều tà lảng bảng bóng hoàng hôn”. Hay trong “Tràng Giang”, Huy Cận cũng dùng hình ảnh cánh chim nghiêng để diễn tả khoảnh khắc ngày tàn: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”.

Nếu như trong thơ cổ, cảnh chiều thường gợi một cảm giác buồn mênh mông, vô định thì trong thơ Bác, cánh chim và chòm mây dường như thể hiện rất rõ tâm trạng của con người gửi gắm trong đó. Cánh chim “mỏi” hay chính người tù đang cảm thấy mỏi mệt sau một ngày dài bị đày lao, đi những chặng đường dài. Hành trình tìm một nơi chốn nghỉ ngơi sau một ngày dài kiếm ăn vất vả phải chăng chính là niềm mong mỏi của Bác có một chốn nghỉ chân khi buổi chiều đã dần buông xuống.

Hồ Chí Minh dường như thấy được chuyển động bên trong của cảnh vật, từ “cánh chim mỏi” đến chòm mây “lẻ loi”. Bút pháp cổ điển chấm phá, hình ảnh ước lệ tượng trưng là hình ảnh ta vẫn thường bắt gặp trong thơ cổ, nay đã được thể hiện rất xuất sắc trong thơ Bác. Qua đó, ta thấy được bức tranh thiên nhiên núi rừng rộng lớn, thoáng đãng, đồng thời thấy được tình yêu thiên nhiên của Bác, dù cho có mỏi mệt nhưng tầm mắt vẫn hướng lên trời cao với một tư thế hiên ngang để cảm nhận sức sống của từng cảnh vật.

Nếu như ở hai câu thơ đầu, Hồ Chí Minh bằng bút pháp cổ điển đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều tối, đồng thời phần nào thể hiện tâm trạng của người tù cách mạng thì ở hai câu thơ cuối bằng nét vẽ hiện đại, nhà thơ đã tập trung làm nổi bật bức tranh cuộc sống con người mà trung tâm của bức tranh ấy chính là vẻ đẹp của người lao động bình dị:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

(Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng)

Bức tranh thiên nhiên đã không còn vẻ buồn, u tối, lạnh lẽo mà trở nên sinh động hơn, có sức sống hơn, ấm áp hơn. Bức tranh cảnh vật đã nhường chỗ cho bức tranh cuộc sống con người, thời gian đã có sự chuyển biến từ chiều sang tối mặc dù trong câu thơ không hề có một chữ “tối” nào được nhắc đến.

Hai câu thơ là vẻ đẹp hiện đại của bức tranh sinh hoạt bình dị, trung tâm bức tranh là cô em gái xóm núi đang thực hiện công việc hàng ngày là “xay ngô tối”, công việc vất vả, nặng nhọc nhưng ta lại cảm nhận được niềm vui, sự hăng say của người lao động khi thực hiện công việc đó.

Hình ảnh “lò than đã rực hồng” đã thể hiện sự vận động của thời gian, từ tối chuyển sang đêm. Chữ “hồng” ở cuối bài chính là nhãn tự của bài thơ, vừa gợi lên sự ấm áp, vừa gợi một nét tươi sáng, ở thời điểm sáng tác bài thơ, ta có thể xem như đây là cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng hay chính là thắng lợi của cách mạng.

Trong nhiều bài thơ khác, Bác cũng từng nhắc về chữ ‘hồng”, điều này thể hiện một tinh thần lạc quan, luôn hướng về ánh sáng:

“Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng

Bóng tối đêm tàn sớm sạch không”

(Tảo giải)

hay:

“Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc

Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài

Trong ngục giờ đây còn tối mịt

Ánh hồng trước mặt đã bừng soi”

Thành công của Bác chính là việc kết hợp hài hòa chất cổ điển và nét hiện đại trữ tình, giữa tâm hồn thơ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và tâm hồn của một người lính cách mạng kiên cường, lạc quan, luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Tác phẩm “Chiều tối” đã thể hiện rất rõ tài hoa của Người cũng như tâm hồn đẹp, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, chính vì nét đẹp sáng ngời trong tâm hồn Bác mà Tố Hữu đã từng viết:

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông trọn kiếp người”

Những vần thơ của Bác sẽ vẫn sống mãi trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam thế hệ bây giờ và cho mãi về sau.

Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối Lớp 11 Của Hồ Chí Minh

(Văn mẫu lớp 11) – Phân tích bài thơ chiều tối của Hồ Chí Minh – (Bài văn mẫu của học sinh lớp 9 trường THPT Lê Duẩn)

Hồ Chí Minh vị cha già đáng kính của dân tộc, người đã tìm ra lối thoát cho nhân dân ta trước cảnh xiềng xích nô lệ. Để làm được điều ấy, Đất nước đã phải hy sinh biết bao người con, biết bao sương máu đã phải đổ, và ngay chính bản thân người, cũng đã chịu biết bao đầy ải, ngục tù. Nhưng tinh thần lạc quan vẫn luôn sáng ngời và một niềm tin sắt đá. Bài thơ “Chiều tối” nằm trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Bác là những minh chứng cho điều ấy, được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bằng những vần thơ đơn giản, mộc mạc nhưng trong đó là cả một khát vọng bao la trước sứ mệnh giải phóng dân tộc khi vẫn đang còn dở dang.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hai câu thơ đầu là ánh nhìn mênh mông, xa xăm của tác giả, một khát vọng mãnh liệt tự do, được tung bay như cánh chim, trôi mơn man như áng mây. Đồng thời, đó cũng là vẻ đẹp thiên nhiên tĩnh lặng, cảnh núi non hùng vĩ trong cảnh chiều tối:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không.”

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

Chỉ với hai câu thơ như Hồ Chí Minh đã phác họa lên một bức tranh về khung cảnh xế chiều êm đềm và tĩnh lặng. Buổi chiểu tà có lẽ là khoảng thời gian khiến tâm trạng con người luôn cảm thấy nhớ nhung nhất, nhớ tới những hình ảnh quen thuộc nơi quê nhà nơi có những người thân yêu, nhớ đến mùi khói lam chiều bay phảng phất, nhớ từng hàng cây, con đường,… Và sẽ làm cho con người ta thấy đầy lạc lõng và cô đơn nếu như đang ở một nơi đất khách quê người, khi đang thiếu thốn tình thương yêu. Cũng như cánh chim sau một ngày dài đi kiếm ăn, khi chiều về cũng bay về rừng, về với tổ ấm quen thuộc “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”. Chỉ với những từ ngữ nghe thật giản đơn, bình dị nhưng trắc ẩn trong đó là cả một nỗi lòng tha thiết nhớ quê hương khi Bác đang bị đầy ải ở một nơi xa lạ như vậy. Đồng thời, đó cũng là một khát khao được tung bay như cánh chim giữa bầu trời bao la rộng lớn, khát cọng tìm lại được tự do, trở về quê nhà tiếp tục sự nghiệp cứu nước nhà.

“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” vần thơ tiếp theo càng tô nét thêm cho khát vọng mãnh liệt ấy, sự yên ắng, êm ả trôi nhẹ của chòm mây trên trời cao như bước đi lặng lẽ của chính tác giả, đầy cô độc. Nhưng không phải như vậy mà có thể đánh mất đi được nguồn sáng cao đẹp của tinh thần lạch quan, tâm thái ung dung. Bác vẫn thưởng thức được cảnh đẹp thiên nhiên, núi rùng bao la hùng vĩ, Bác vẫn dõi theo cánh chim bay về tổ, áng mây lửng lơ giữa khoảng không thầm lặng. Người như vượt qua chặng đường dài đầy mệt nhọc, thân xác rã rời để hòa mình vào với thiên nhiên. Một lần nữa như khiến chúng ta thấy được cảnh chiều tà lặng lẽ, vừa đẹp những cũng buồn man mác, và hình ảnh đơn độc, xiềng xích của Bác giữa đất trời mênh mông nhưng khát vọng tự do thì luôn tung bay trên bầu trời rộng lớn.

Giữa khung cảnh bao la mà buồn man mác, chợt hiện lên một dáng hình thấp thoáng, đóm sáng bập bùng in màu trong chiều tối nhạt màu:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”

“Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.”

Trong cái bức tranh quá rộng lớn và nhạt màu ấy, cô sơn nữ hiện lên như một điểm nhấn rõ nét, đó như là một sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, để bức tranh trở nên sinh động đến lạ kì, là sự hòa hợp giữa màu sắc cổ điển với chất thơ hiện đại trẻ trung bình dị. Hình ảnh người thiếu nữ đang chăm chỉ, miệt mài “xay ngô tối”, nó như gọi lên dáng vẻ, nét đẹp của chính con người lao động Việt Nam, quê hương thân yêu của người. Và hình ảnh người thiếu nữ đang cần mẫn làm xay ngô được lặp đi lặp lại trong trong hai câu thơ, hình ảnh ấy dường như không rời khỏi ảnh nhìn của người thi nhân cho đến khi khuất hẳn. Khoảng không gian và thời gian như đang lặng lẽ trôi đi, nhường chỗ cho bóng đêm mịt mù, tăm tối. Rồi một điểm sáng rực hồng, lóe lên giữa khoảng không ấy, là hình ảnh lò than ấm nồng đang đỏ lửa “lô dĩ hồng_lò than đã rực hồng”. Bác Hồ như cảm nhận được sự ấm nóng trong trái tim mình, một sự thân quen ấm áp đầy chan chứa, nó như xua tan đi hết mọi sự cô đơn, mịt tối, hòa cùng ánh sáng cao đẹp của người lãnh tụ vĩ đại dân tộc.Như một điều thường thấy trong Bác, Bác vẫn luôn quan tâm đến cuộc sống xung quanh, luôn hi sinh chính bản thân mình để nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Cảm hứng xuyên suốt bài thơ là sự bình dị, chân thật mà ấm áp dạt dào, hồn thơ là cả sự gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên, con người. Đó là sự lạc quan trước mọi hoàn cảnh, làm chủ được hoàn cảnh.

Bài thơ “Chiều tối” khép lại để lại cả một nỗi niềm bao la trong tâm hồn. Chỉ với những vân thơ đơn giản đã vẽ lên cả một bức trnah chiều tà với sự sống vẫn đang tuôn chảy cungfn hịp thời gian. Không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên núi rùng, vẻ đẹp của con người trước sự hòa hợp ấy, đồng thời đó cũng lầ tinh thần lạc quan, là khát vọng được tự do luôn nung nấu trở về quê hương để hoàn thành sứ mệnh cao cả. Một vẻ đẹp sáng ngời đến bình dị của Bác.