Xuất Xứ Của Bài Thơ Cảnh Ngày Hè / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Tìm Xuất Xứ Bài Thơ ‘Cảnh Khuya’ Của Bác Hồ

Tìm xuất xứ bài thơ ‘Cảnh khuya’ của Bác Hồ

(VH&ĐS) Tháng 12/2013, trở lại các tỉnh Việt Bắc để xác minh một số tài liệu và thu thập thêm tư liệu về Bác Hồ thời kỳ Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và thời kỳ Bác trở lại chiến khu Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Người ngồi đó với cây chì đỏ – vạch đường đi từng bước, từng giờ (thơ Tố Hữu).

Đến Việt Bắc không thể không đến ATK Định Hoá. Và, đến ATK Định Hoá, không thể không đến đồi Khau Tý – một di tích lịch sử văn hoá được bảo tồn nguyên vẹn. Mỗi lần đến là một lần xúc động.

Trên đường lên Chiến khu Việt Bắc (ATK) Bác Hồ và những đồng chí cùng đi đã đến xã Điểm Mặc, huyện Định Hóa ngày 20/5/1947, đúng như dự định. Tại đây những ngày đầu Bác ở bản Quyên, nhà Chủ tịch xã Ma Đình Trường, sau đó chuyển lên ở lán trên đồi Khau Tý, thôn Nà Tra. Đồi Khau Tý, tiếng địa phương gọi là đồi Cây Thị. Lán được dựng theo đúng với kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc Định Hóa, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, vách dựng bằng liếp nứa. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng (được Bác Hồ đặt tên trong số 8 đồng chí) kể trong cuốn Những năm tháng bên Bác “Chúng tôi làm riêng cho Bác một cái “lầu”. Tầng trên để Bác ngủ và làm việc ban đêm, tầng dưới làm việc ban ngày, như vậy tránh được thú dữ và không khí ẩm thấp của núi rừng. Gọi là “lầu” nhưng thật ra nó bé lắm. Bác giao hẹn: Chiều cao có thể giơ tay với được, còn chiều ngang thì đưa tay sang phải sang trái vừa chạm đến, để tiện lấy các vật dùng treo trên vách. Bác bảo làm như vậy đỡ tốn công sức, dễ giữ bí mật. Trên sàn chỉ cần một chiếc bàn con để Bác ngồi làm việc, xem sách báo là đủ”.

Định Hóa được chọn làm trung tâm ATK vì đây là vùng địa hình núi non hiểm trở, địch không thể dùng xe cơ giới tấn công, mà ta thì lại sẵn các đường nhỏ xuyên rừng nối liền với các vùng Tây Bắc, vùng trung du, vùng đồng bằng. Năm 1906, nhà chí sĩ ái quốc Phan Bội Châu đã từ Quảng Châu (Trung Quốc) tìm về Định Hóa khảo sát, định xây dựng vùng này thành căn cứ địa chống Pháp.

Thu Đông 1947, thực dân Pháp tập trung binh lực, huy động hơn một vạn quân tinh nhuệ gồm cả Hải, Lục, Không quân mở một đợt tấn công quy mô, chia hai gọng kìm khép chặt Việt Bắc hòng tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Trong vòng vây trùng điệp bốn bề của địch, Bác và Trung ương chỉ đạo sáng suốt các cơ quan và đơn vị bộ đội di chuyển và thực hiện phương châm vừa đánh vừa tránh địch ở các địa bàn Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang.

Một tối cuối thu đầu đông, Bác cho mời đồng chí Ma Đình Kháng – Chủ tịch huyện Định Hóa đến lán Bác ở. Hai Bác cháu chuyện trò trong lán dưới tán lá cổ thụ giữa những khóm hoa rừng, xa xa tiếng suối đổ đều đều từ phía chân đồi vọng lại. Bác hỏi đồng chí Kháng về việc vạch kế hoạch tác chiến của huyện khi địch đánh tới đây thì thế nào và Bác sẽ chuyển đi đâu. Đồng chí Kháng báo cáo đầy đủ, tỉ mỉ, chi tiết về kế hoạch đã được chuẩn bị chu đáo. Tận khuya, dưới ánh trăng vàng, Bác tiễn đồng chí Kháng ra về, trở lại giữa rừng khuya trăng sáng, vẻ trầm ngâm, hứng thơ đến với Bác.

Luật sư Phan Anh cũng cho biết: Trong những ngày cực kỳ gay go, khó khăn của những tháng, năm đầu ở Việt Bắc, Bác đã phân tích và chỉ rõ những thuận lợi và những khó khăn của ta và địch. Bác phán đoán những hoạt động của các cánh quân của Pháp, Bác vẽ trên đất về đường tiến, đường lui của địch và của ta và giảng giải cặn kẽ: Chúng bao vây ta với thế gọng kìm ta phải luồn ra ngoài gọng kìm ấy để không mắc vào tròng của chúng. Khi địch rút lui ta lại về chỗ cũ. Luật sư cũng kể lại: chính trong những ngày gay go ấy, sau hôm gặp Bác ở Tràng Xá, ông nhận được thư của Bác, kèm theo một đoạn thơ:

Đêm khuya nhân lúc quan hoài

Lên câu thơ thẩn chờ ai họa vần

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, gió lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang gặp lúc gay go

Trăm việc ngàn công đều phải lo

Giúp đỡ anh em nên gắng sức

Sức nhiều thắng lợi lại càng to.

Từ sự kiện Bác trò chuyện với đồng chí Ma Đình Kháng và lời kể của luật sư Phan Anh cho ta biết được hoàn cảnh để có 10 câu thơ trên, giúp ta hiểu thêm Bác và thơ Bác. Mặc dù trong những giờ phút đương gặp lúc gay go với lo nỗi nước nhà, Bác vẫn có lúc quan hoài, vẫn có thơ, vẫn có nụ cười dí dỏm Lên câu thơ thẩn chờ ai họa vần.

Luật sư Phan Anh rất cảm động và xúc động khi đọc những câu thơ của Bác nên đã ứng tác họa vần:

Họa vần xin gửi cho ai

Đường xa sẻ tấm quan hoài nước non

Quanh quanh dòng suối cảnh đường xa

Trời có trăng và núi có hoa

Trăng sáng bao la trời đất nước

Hoa thơm phảng phất vị hương nhà

Nước nhà đang gặp bước gay go

Lái vững chèo dai ta chẳng lo

Vượt sóng, dựng buồm, ta lựa gió

Thuận chiều, ta mở cánh buồm to.

Sau này, năm 1967 Nxb Văn học làm sách Thơ – Hồ Chủ tịch, những người biên tập chỉ đưa bốn câu thơ với đầu đề Cảnh khuya:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ở câu thứ hai của bài thơ bốn câu này chữ gió được thay bằng chữ bóng.

Quả là bốn câu thơ với đầu đề Cảnh khuya diễn đạt trọn vẹn một tứ thơ hay, độc đáo, bất ngờ. Có thể nói được rằng, bốn câu thơ trên hoàn toàn đủ các yếu tố, thành phần của một bài thơ tứ tuyệt hoàn chỉnh, hiểu và cảm nó trọn vẹn như những bài thơ tứ tuyệt khác vậy. Bài thơ Cảnh khuya giúp ta hiểu rõ vì sao đêm khuya Bác chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, đồng thời hé mở một tâm hồn lớn, một bản lĩnh thi nhân tràn đầy sức sống và nhạy cảm trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Dù bề bộn đến đâu, trong lúc lo chăm công nghìn việc cho kháng chiến, cho dân, cho nước, Người vẫn dành một khoảng tâm hồn mình cho thiên nhiên thơ mộng cho trăng cho hoa – tâm hồn thi nhân của Người lúc nào cũng rộng mở vẫn không hề quên những việc nước, việc dân. Những cái mâu thuẫn tưởng như đối ngược lại thống nhất trong con người Bác, thật là kỳ diệu. Bài thơ đã đi vào các thế hệ bạn đọc và ở lại trong lòng bạn đọc cùng với thời gian năm tháng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, Tấm quan hoài nước non của Bác là từ lán Bác ở và làm việc trên đồi Khau Tý. Đồi này, lán này vẫn được lưu giữ. Ai đã từng đặt chân đến lán Khau Tý không thể không ngước nhìn cây đa cổ thụ cao to xum xuê cành lá giữa những khóm hoa rừng không thể không xúc động nhất là khi nhìn cây dâm bụt Bác trồng từ năm 1947 vẫn xanh tươi, tràn trề sức sống. Trong tĩnh lặng, xa xa dưới chân đồi Khau Tý, dòng suối Nà Tra róc rách, róc rách chảy như tiếng hát xa. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên khi đến thăm nơi này, đã rất xúc động, cảm xúc dâng trào, đột xuất có một mong muốn, một đề xuất: “Sáu mươi năm rồi, quá khứ hiện tại đan dệt. Trong mối liên tưởng đa chiều chợt dâng ước muốn nho nhỏ – giá chi dựng ở nơi đây một tấm bia đề bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ làm gần lại khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và mơ, để du khách đến đây sẽ không chỉ được thăm nơi đầu tiên Bác Hồ ở khi trở lại chiến khu Việt Bắc mà còn thăm nơi đầu tiên của nhà thơ Hồ Chí Minh, nơi nhà thơ sáng tác bài Cảnh khuya trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, thả hồn ngẫm ngợi trong sự hòa quyện giữa lịch sử và thơ. Sáng trong và linh thiêng”(1).

Lê Xuân Đức

(1) Báo Văn nghệ số 03 ngày 20-1-2007.

Phân Tích Bài Thơ Cảnh Ngày Hè

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè

Bài tập làm văn phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi lớp 10 bao gồm dàn ý phân tích bài thơ Cảnh ngày hè và các bài văn mẫu chọn lọc. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh phân tích bài thơ Cảnh ngày hè hay nhất.

Dàn ý phân tích bài thơ Cảnh ngày hè

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Nguyễn Trãi một nhà thơ, nhà văn tài năng kiệt xuất của dân tộc, ông đã có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà

Cảnh ngày hè một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả.

– Bức tranh cảnh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ:

Cây hòe có sức sống mãnh liệt giờ tán là xanh che phủ cả khoảng không gian

Sắc đỏ của cây thạch lựu tô đậm thêm cho khung cảnh ngày hè

Hương hoa sen tỏa ngát bay theo làn gió

– Nghệ thuật ngôn từ được sử dụng:

Động từ: rợp, đùn, tiễn đưa khiến cho người đọc thấy được cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè

Nhà thơ nhìn những tán là xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian và hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều ta.- Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua thị giác và thính giác:

Ngày hè cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ thấy được hương sen thoảng theo gió

– Tình yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi:

Phong thái ung dung tự tại của nhà thơ khi về ở ẩn không muốn vướng bận đến chuyện quan trường.

Những trong thâm tâm ông luôn nghĩ về dân, lo cho dân, lo cho nước, ông luôn khao khát nhân dân được hưởng một cuộc sống thái bình, no đủ.

Ca ngợi các đời vua ngự trị anh minh mang đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no

Nhấn mạnh lại tình yêu thiên nhiên của tác giả đồng ca ngợi đức tính tốt đẹp của bậc thi nhân dù xin cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn một lòng lo cho sự nghiệp chung đất nước.

Bài văn mẫu phân tích bài thơ Cảnh ngày hè

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè – bài 1

Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.

Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm, thanh thoát đến thế.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.

Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời…

Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh… lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi.

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

“Dân giàu đủ”, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.

Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè – bài 2

Nguyễn Trãi là vị anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Tài năng kiệt xuất của ông không chĩ được khẳng định trong lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao mà còn được khẳng định qua sự nghiệp văn chương đồ sộ với những đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà.

Lí tưởng mà Nguyễn Trãi ôm ấp lá giúp vua làm cho đất nước thái bình, nhân dân thịnh vượng. Lí tưởng cao đẹp ấy là nguồn động viên mạnh mẽ khiến ông vượt qua mọi thử thách, gian nan trên đường đời. Lúc được nhà vua tin dùng cũng như khi thất sủng, nỗi niềm lo nước, thương dân luôn canh cánh bên lòng ông. Giông bão cuộc đời không thể dập tắt nổi ngọn lửa nhiệt tình trong tâm hồn người chí sĩ tài đức vẹn toàn ấy.

Bài thơ Cảnh ngày hè được sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi về nghỉ ở Côn Sơn. Ông tạm thời xa lánh chốn kinh đô tấp nập ngựa xe và chốn cửa quyền hiểm hóc để về với thiên nhiên trong trẻo, an lành nơi thôn dã, bầu bạn cùng dân cày cuốc, cùng mây nước, chim muông, hoa cỏ hữu tình. Trong những tháng ngày dài nhàn nhã “bất đắc dĩ ấy, nhà thơ có lúc thấy vui trước cảnh vật mùa hè tưng bừng sức sống và kín đáo gửi vào những vần thơ tả cảnh một thoáng khát vọng mong cho dân giàu, nước mạnh. Bài thơ phản ánh tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.

Bài thơ mở đầu bẵng câu lục ngôn nêu rõ hoàn cảnh của nhà thơ lúc đó:

Rỗi / hóng mát / thuở ngày trường.

Lẽ ra câu thơ phải bảy chữ mới đúng là thể thất ngôn bát cú quen thuộc, song Nguyễn Trãi đã lược đi một chữ. Đây cũng là một cách tân táo bạo, mới mẻ trong thơ Nôm nước ta thuở ấy. Nhịp thơ 1/2/3, chậm rãi phản ánh tư thế ung dung, tự tại vốn có của tác giả.

Chữ Rỗi tách riêng thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác giả về tình cảnh của mình. Rỗi là từ cổ, cổ nghĩa là nhàn nhã, không vướng bận điều gì. Cuộc đời Nguyễn Trãi thường không mấy lúc được thảnh thơi. Đây là lúc ông được sống ung dung, được thỏa ước nguyện hòa mình với thiên nhiên mà ông hằng yêu mến.

Không có việc gì quan trọng, cần kíp để làm cả, chỉ có mỗi “việc” là hóng mát. Ngày trường là ngày dài. Đây là cảm giác tâm lí về thời gian của người đang sống trong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như dài ra. Với con người ưa suy nghĩ, hành động như Nguyễn Trãi thì cảm giác ấy càng rõ hơn bao giờ hết. Giữa lúc xây dựng lội non sông sau chiến tranh, việc dân việc nước bời bời mà ông bị bắt buộc phải hóng mát hết ngày này qua ngày khác thì quả là trớ trêu, Bởi vậy, ông rơi vào cảnh thân nhàn mà tâm bất nhàn. Đằng sau câu thơ trên dường như thấp thoáng một nụ cười chua chát của Nguyễn Trãi trước tình cảnh trớ trêu ấy.

Chỉ có vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư của cảnh vật mới có thể tạm xua đi những áng mây buồn vướng vít trong tâm hồn ông. Ông mở lòng đón nhận thiên nhiên và thấy vui trước cảnh:

Hòe lục đùn đùn tản rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Chi vài nét bút phác họa mà bức tranh quê đã hiện lên tươi khỏe, hài hoà. Cây trước sân, cây trong ao đều ở trạng thái tràn đầy sức sống, đua nhau vươn lên khoe sắc, tỏa hương. Cây hòe với tán lá xanh um xoè rộng, trong khi cây lựu nở đầy những bông hoa đỏ thắm và sen hồng đã nức mùi hương. Sức sống trong cây đang đùn đùn dâng lên cành, lên lá, lên hoa. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luôn bóng mát vào hồn thi sĩ.

Ba câu thơ nổi đến ba loại cây: hòe, lựu, sen nhưng chẳng lẽ tác giả chỉ nói đến cây? Dường như có cả con người lồng trong đó, hết sức kín đáo. Các từ đùn đùn, (dồn dập tuôn ra) giương (toả rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa bên trong sự vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, ấn tượng. Câu thơ thứ hai ngắt nhịp 4/3. Hai câu thơ tiếp theo đổi nhịp thành 3/4, tạo thêm cho cảnh vật vẻ sinh động, rộn ràng. Giữa cảnh với người có nét tương đồng nào chăng? Đời người anh hùng cũng đã vơi nhưng giống như hàng tùng bách dày dạn tuyết sương nên sức sống vẫn chảy mạnh trong huyết quản. Thức đỏ (màu đỏ) của hoa lựu phải chăng là thức đỏ của tấm lòng sắt son với dân với nước?! Mùi hương thơm ngát của sen có phải là lí tưởng chẳng bao giờ phai nhạt của Nguyễn Trãi suốt đời phấn đấu vì đất nước thanh bình, vì nhân dân hạnh phúc?! Rõ ràng ở đây, cảnh và người có những nét tương đồng và đều đẹp đẽ, hài hòa.

Ở bốn câu thơ trên, nhà thơ mới nhắc đến màu sắc, hương thơm, cây cỏ; ở hai câu thơ tiếp theo còn có thêm mùi vị, âm thanh, hình ảnh con người và cảnh vật:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng hỏi cầm ve lầu tịch dương.

Từ tượng thanh Lao xao đặt trước hình ảnh chợ cá làm nổi bật không khí nhộn nhịp của làng ngư phủ. Lao xao tiếng trao qua đổi lại, ồn ã tiếng nói tiếng cười. Tất cả đều là hơi hướng của cuộc sống lao động cần cù, chân chất. Những âm thanh lao xao ấy hòa vào tiếng ve kêu dắng đỏi bất thần nổi lên trong chiều tà, báo hiệu chấm dứt một ngày hè nơi thôn dã. Tiếng ve lúc chiều tà thường gợi buồn, nhưng với nhà thợ lúc này, nó trở thành tiếng đàn rộn rã khiến tâm trạng nhà thơ cũng náo nức hẳn lên.

Cỏ cậy, hoa lá, con người đẩy sức sống khơi dậy trong lòng nhà thơ cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng và những suy nghĩ chân thành, tâm huyết nhất. Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người và trách nhiệm đối với dân với nước. Nguyễn Trãi luôn tâm niệm lấy dân làm gốc (dân vi bản, dân vi quý) cho nên trước thiên nhiên tươi xanh, trước những con người cần cù, lam lũ, lòng ông lại dấy lên khát vọng mãnh liệt:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Ông ước gì lúc này có được trong tay cây đàn của vua Thuấn, đàn một tiếng để nổi lên niềm mong mỏi lớn nhất của mình là dân chúng khắp nơi đều được giàu có, no đủ. Ẩn giấu đằng sau lời ước mong ấy là sự trách móc nhẹ nhàng mà nghiêm khắc bọn quyền thần tham bạo ở triều đình đương thời không còn nghĩ đến dân, đến nước. Theo ông, với cảnh nước non tươi đẹp cùng nhân dân chất phác, siêng năng, cuộc sống lẽ ra phải được trở lại ấm no, hạnh phúc từ lâu.

Vậy là dẫu hòa hợp đến hết mình với thiên nhiên, Nguyễn Trãi vẫn không nguôi nỗi niềm dân nước, ông tìm thấy ở thiên nhiên cỏ hoa xinh tươi kia một nguồn thi hứng, nguồn động viên, an ủi và khích lệ đáng quý đối với bản thân. Điều đó góp phần tạo nên cốt cách của Nguyễn Trãi, bậc trượng phu – chính nhân quân tử – hiên ngang như cây tùng, cây bách trước giông bão cuộc đời.

Cảnh ngày hè là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi về hình thức thơ. Câu thất ngôn xen lục ngôn, các vế đối rất Chỉnh, cách sử dụng từ láy rất tài tình. Để tăng sức biểu hiện của các tính từ và động từ, tác giả đem chúng đặt ở đầu câu. Đây là bài thơ tả cảnh ngày hè tràn đầy sức sống. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc đặc trưng của mùa hè, mà còn là “tức cảnh sinh tình”. Cảnh ở đây thể hiện niềm vui sống, háo hức, tươi tắn, trẻ trung của tâm hồn nhà thơ Và niềm ao ước của Nguyễn Trãi về hạnh phúc cho dân chúng muôn phương.

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè – bài 3

Rồi hóng mát thuở ngày trường Hoè lục đùn đùn tán rợp gương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương.”

Bài thơ 8 câu 57 chữ gồm một bức tranh cảnh ngày hè – 6 câu đầu và một lời bình, suy ngẫm từ bức tranh ấy – 2 câu cuối.

Trong bức tranh đậm màu, nền trời chiều ráng đỏ, một ngôi lầu vắng lặng, cây hoè cổ thụ ngoài sân tán xanh thẫm, che rợp, bên hiên nhà cây thạch lựu sắc đỏ. Vài ba chú ve trên các cành cây. Ao sen hồng và xa xa là làng chài đang họp chợ. Có một người ngồi trên lầu trâm ngâm. Xem tranh, trước hết ta thấy một tư thế của con nguời ngồi đó. Câu mở đầu “hóng mát” – ngoạn cảnh nhàn nhã, thảnh thơi.

Nên nhớ, đây là bức tranh thơ của vị tướng cầm quân từng xông pha trận mạc một thời, từng “đau lòng nhức óc” vì vận nước từng cùng Lê Lợi “dựng cầu trúc ngọn cờ phấp phới”, và sau này sắm vai ẩn sĩ mà tấm lòng vì dân nước không lúc nào yên “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng”. Đặt trong nỗi truân chuyên của cuộc đời Nguyễn Trãi, mới thấy quí cái giây phút ngắn ngủi hiếm hoi này, mới thấy cái tư thế ung dung thưởng ngoạn kia là sự hưởng thụ chân chính. Sau tư thế ấy, thấy cả cái không khí yên bình của cả một làng quê, đất nước vừa qua cơn binh lửa.

Con người này có ánh mắt tinh tế, say mê. Người ngắm cảnh có đôi mắt rất sành: 3 loại cây, 3 dáng vẻ, không trùng lặp. Tả cây, mà lộ ra khuôn mặt của mùa hè. Cây hoè: tán xanh xum xuê, toả rộng – sức sống vươn cao. Thạch lựu: sắc đỏ – rực rỡ của tố chất khoẻ mạnh. Sen hồng: đậm hương – tâm hồn nồng hậu, thanh cao. Ba loại cây, ba dáng vẻ, ba màu sắc nữa (xanh, đỏ, hồng) đều có hồn. Ngôn ngữ của thơ thay cho chất liệu màu của họa là lời nói sống động của đời thường. Chữ “đùn đùn” khiến ta cảm nhận được sự sống đang nảy nở mạnh mẽ, trông thấy được bằng mắt thường. Chữ “phun” còn lạ hơn. Không tả hoa đỏ, mà cảm nhận cây lựu đang phun, đang tuôn ra sắc đỏ. Sen hồng cố đậm hương. Con ve kia cũng gắng hết sức trong những tiếng kêu cuối cùng. Chợ ở làng chài đang náo nhiệt nên vọng xa lao xao… Chỉ là Bức tranh phong cảnh ư? Không phải! Đấy là Bức tranh đời. Ở đó tạo vật và con người đều dang sống hết sức mình, sống rất nhiệt tâm, băng mình trong trường tranh đấu sống.

Ta bất ngờ nhận ra điều kì lạ. Con người hoạ sĩ trong thi nhân Nguyễn Trãi thế kỉ XV ở Việt Nam có gì rất gần gũi đại danh hoạ Hà Lan thế kỉ XIX, Vanh-xăng-Van-gốc. Không phải ở những sắc màu được sử dụng, mà ở cách diễn tả nó. Van-gốc vẽ đồng lúa ta cứ ngỡ cánh đồng bốc cháy. Hàng cây bên đường cũng quằn quại vệt lửa. Van-gốc đốt cháy mình trong tranh. Nguyễn Trãi đốt cháy mình trong thơ. Chữ “đùn đùn”, “phun”, “tiễn”, “lao xao”, “dắng dỏi” là lửa sống rừng rực trong lòng Ức Trai mặc cho do thời thế ông đang phải lui về quy ẩn “Rồi, hóng mát thuở ngày trường”.

Trong bức tranh này, thính giác nhậy bén đã giúp Nguyễn Trãi “vẽ” cảnh bằng nhạc. Xa xa, chợ cá không rõ hình, song âm thanh “lao sao” chở hồn đến cho người đọc cái rộn ràng nhộn nhịp, náo nhiệt của cuộc sống thanh bình. Nếu “lao sao” là khúc hoà tấu của đời sống dân sinh, thì “dắng dỏi cầm ve” tấu lên âm thanh của cây đàn độc huyền, ngân lên thiết tha cuối chiều, vấn vương nét quí tộc, lầu cao đơn độc. Hai phong điệu dân dã và quí tộc hoà hợp, bởi chất keo dính của đời thường, đậm đà hơi thở sống.

Cho nên vẽ bức tranh này đâu chỉ là chuyện của giác quan chuyên nghiệp họa sĩ hay thi sĩ mà là năng lực, phẩm chất của tâm hồn – tâm hồn tinh tế, đằm thắm của một con người hết mực yêu đời, say mê cuộc sống.

Bức tranh Cảnh ngày hè có một lời bình – một suy ngẫm đứng riêng, độc lập.

Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương

Mạch thơ từ hướng ngoại sang hướng nội. Từ miêu tả sang biểu cảm, khách thể sang chủ thể. Nguyễn Trãi đã trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mình trong hai câu thơ kết. Ấy là một giấc mơ, và cả một học thuyết nhân sinh ấp ủ bật ra thành lời. Giấc mơ, đó là giấc mơ Nghiêu Thuấn. Giấc mơ ngàn đời của những con người Phương Đông sống trong thời trung đại. Mong sao có một bậc vua hiền để được yên ổn ấm no hạnh phúc. Trước hơn bốn trăm năm, thời Tiền Lê, Pháp Thuận đã phát biểu “Vận nước như mây cuốn / Trời Nam mở thái bình / Vô vi trên điện các / Xứ xứ dứt đao binh”. Vận nước có rối ren thế nào cũng mong hai chữ thái bình, nhà vua đừng làm điều gì nhiễu nhương thì khắp nơi đều hết nạn binh đao. Sau mấy mươi năm, vị vua hiền minh Lê Thánh Tông cố sức mình cũng chỉ để thỏa lòng mong muốn:

Nhà nam nhà bắc đều có mặt Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.

Bây giờ đây, ưu tư thế cuộc, nhìn đời – từ cỏ cây, vạn vật đến sinh linh vui sống như thế, Nguyễn Trãi lại khắc khoải khát vọng muôn năm này. Mong trị quốc, bình thiên hạ sao cho dân giàu nước mạnh là giấc mơ của một bậc đại nhân.

Nếu giấc mơ kia là của bậc đại nhân, thì cái lõi tư tưởng của giấc mơ là của bậc đại trí. Đó là tư tưởng “thân dân” (dĩ dân vi bản) từng được vạch rõ trong Bình Ngô Đại Cáo – “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Đó là tư tưởng lớn. Với Nguyễn Trãi, tư tưởng ấy từng sôi sục trong hành động, khắc khoải trong tâm tưởng, rát bỏng trong thi ca. Cả bài thơ 8 chữ, đến tận dòng cuối cùng, chữ “dân” mới bật ra, song chính là cái nền tư tưởng, tình cảm của tác giả, cái hồn của bài thơ. Là sợi chỉ dỏ xâu chuỗi cả 8 câu thơ lại.

Cảnh ngày hè (Gương báu răn mình số 43) không định giáo huấn chung. Trước đời sống đang dâng trào, yên lành thế, Nguyễn Trãi tự răn mình, phải làm sao cho cuộc sống này trở thành mãi mãi và chỉ khắc khoải một nỗi “tiên ưu” ấy mà thôi.

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè – bài 4

Cảnh ngày hè trước hết là một cảnh tượng rực rỡ và rộn rã. Nếu tuân theo nguyên lí “thi trung hữu họa”, người đọc hoàn toàn có thể cảm thụ thi phẩm như một bức tranh. Một bức tranh được vẽ bằng ngôn từ. Một bức tranh nghiêng về gam màu nóng, theo lối phân loại của hội họa. Thật là gam màu đặc trưng của ngày hè.

Hai câu đề, với những nét bút đầu tiên, đã đưa ngay cái không khí hè đến với người đọc:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”

Ngày hè hiện ra với một tâm thế, một thời gian, một không gian khá ăn nhập với nhau. Ba chữ Rồi hóng mát đã gợi ra hình ảnh một ức Trai trong dịp nhàn rỗi hiếm hoi nào đó đang hóng mát ngày hè. Nhưng ba chữ thuỷ ngày trường mới giàu sức gợi hơn. Ngày mà dài thì đúng là đã tóm được cai chênh lệch đêm ngắn, ngày dài khá đặc trưng của mùa hè. Nhưng có phải chỉ là chuyện thời lượng đơn thuần không? Hình như còn là chuyện tâm lí nữa. Khoảng thời gian nào mà lại có thể khiến một con người vốn ham gánh vác việc xã tắc giang sơn này cảm nhận là “thuở ngày trường?” Thời ông đang làm rường cột bận bịu với chính sự giữa cung đình của một vị quan đầu triều ư? Không thể. Khi ấy, người say sưa hành sự khó mà cảm nhận về “ngày trường”. Vì thế, chữ “ngày trường” gợi ra những ngày nhàn cư mà chẳng thật thanh nhàn bên ngoài chính cuộc của ức Trai chăng? Mà đâu chỉ hiện trong nghĩa của chữ, tâm thế ấy như còn ẩn trong âm vang của lời. Chẳng phải thế sao? Câu khai mở đã gây một cảm giác lạ đối với người quen đọc thơ thất ngôn bát cú. Có một cái gì đó như là giao thoa của những cảm giác trái chiều: ngắn mà lại dài, mau mà lại khoan. Sao thế nhỉ? Có phải vì đó là một câu phá cách: lời chỉ có sáu tiếng (lục ngôn), tiết tấu chỉ có hai (3/3). Cả chuỗi lời thì ngắn, mỗi tiết tấu lại dài. Số nhịp thì dồn lại, mỗi nhịp lại trải ra. Sự co giãn này có hiệu quả gì đây? Hãy lắng nghe âm vang của nó:

“Rồi hóng mát/ thuở ngày trường”

Chẳng phải nó tao ra một ngữ điệu khá khác biệt, chứa đựng những tình điệu dường như cũng trái chiều: vừa hối thúc lại vừa thong dong? Thong dong mà hối thúc, nhàn cư mà bận tâm, chẳng phải là cái tâm thế thường trực ỏ ức Trai hay sao? Có lẽ sẽ không ngoa khi nói rằng chính tâm thê này đã ngầm tìm kiếm cho nó kiểu câu trúc ngôn từ như thế trong câu khai mở! Người nghiên cứu hiện đại có thể gọi đó là sự tham gia sáng tạo của vô thức chăng?

Kết hợp câu đề thứ hai với câu thực ta sẽ thấy một thiên nhiên dồi dào sức sống được hiện lên qua sắc độ rực rỡ của thảo mộc hoa lá:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên tri đã tiễn mùi hương”

Trật tự không gian trải từ cao xuống thấp, điểm nhìn của thi sĩ cũng di chuyển từ tầng không qua hiên nhà rồi xuống ao sen. Ở tầng nào của thiên nhiên, sức sống bên trong cũng như đang trào ra. Các tạo vật thiên nhiên không chịu tĩnh. Chúng động. Màu xanh lục lá hòe thì “đùn đùn” như cuộn lên từng khôi biếc, tán hòe thì “rợp giương” như cử lọng giương ô. Màu đỏ hoa lựu không lặng lẽ tô son điểm sắc, cũng không lập lòe dậy lên vài đốm lửa, mà nhất loạt phun trào thức đỏ, tựa pháo hoa hừng sáng cả hiên nhà. Từ dưới ao, hoa sen cũng hưởng ứng bằng sắc hồng chín ửng cùng mùi hương dậy lên bay tỏa không gian. Mật độ dậy của các động thái “đùn đùn”, “rợp giương”, “phun”, “tiễn”… đã tạo nên một sự sôi động đằng sau mỗi loài thảo mộc tưởng chừng tĩnh lại. Như thế, động thái mạnh lại được cộng hưởng bởi độ gắt của gam màu, tất cả làm dậy lên sức sống của thiên nhiên đang kì toàn thịnh.

Chưa hết. Chúng ta còn thấy Nguyễn Trãi tinh tế hơn nhiều. Thi sĩ đã bắt được một nhịp vận hành vô hình hối thúc, xô đẩy tạo vật nữa. Chỉ cần chú ý một chút thôi sẽ thấy điều này: thảo mộc thì tiếp nối liên tục từ cao xuống thấp, động thái thì liên tiếp từ trong ra ngoài, lá – hoa – hương thì tiếp ứng nhau, nhất là cái nhịp độ khẩn trương: Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Loài này đang thì loài kia đã, hô ứng nhau, chen bước nhau gợi ra được không khí các tạo vật đang đua tranh phô sắc, khoe hương.

Có lẽ cần dừng đôi chút về câu chữ ở đây. Trước hết, là chữ. Hiện có hai bản ghi khác nhau về câu thơ Hồng liên trì đã … mùi hươmg và do đó có hai cách hiểu khác. Một bản ghép là “tin”, nghĩa là hết mùi hương, diễn tả vẻ suy. Một bản chép là “tiễn”, nghĩa là đưa tỏa mùi hương, diễn tả vẻ thịnh. Đi liền với chữ, là cú pháp. Cặp quan hệ từ “còn”… “đã” trong cặp câu thực biểu hiện quan hệ cú pháp nào? Không ít người chỉ thây chúng biểu đạt quan hệ suy giảm: “đang còn”… “dã hét”. Từ đó đã dẫn tới việc hiểu nghĩa của chúng là Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/ Hồng tiên tri đã tin (hết) mùi hương. Hiểu thế có phù hợp không?. Để làm sáng tỏ, ngoài những căn cứ về văn tự Nôm, có lẽ cần phải có thêm căn cứ về văn bản thơ và các quy luật nghệ thuật nữa. Trong nghệ thuật, có quy luật: tiểu tiết phục tùng tổng thể chi phối tiểu tiết. Cảm hứng chung của thi phẩm là về sự sung mãn toàn thịnh của ngày hè. Cho nên các hình ảnh (cả thiên nhiên lẫn đời sông) tạo nên tổng thể ở đây cũng phải nhất quán, mỗi chi tiết đều phải góp mình làm nổi bật cái thịnh. Xem thế, chữ “tin” ít có lí. Nó nói cái suy. Tổng thể nói thịnh, tiểu tiết sao lại nói suy? Rõ ràng, “tin” sẽ lạc điệu, phá vỡ hệ thống. Trái lại, chữ “tiễn” nói cái thịnh, mới cộng hưởng được với vẻ toàn thịnh ấy. về quan hệ cú pháp cũng thế. Cặp phó từ “còn”… “đã”… đâu chỉ nói về loại quan hệ suy giảm: “đang còn”… “đã hết”, mà nó còn dùng để chỉ loại quan hệ tăng tiến: “đang còn”… “đã thêm”. Trong tổng thể này, quan hệ phải là tăng tiến thì mới àn nhập. Bởi vậy, nghĩa của hai câu thơ chỉ có thể là: Thạch lựu hiện còn phun thức đỏ/Hồng liên trì đã tiễn (đưa/tỏa) mùi hương. Hương sen, sắc lựu tiếp ứng nhau, chen đua nhau cùng hợp nên vẻ toàn thịnh của ngày hè.

Ăn nhập với thiên nhiên rực rỡ là một đời sông rộn rã. Theo đó, bức tranh ngày hè toàn thịnh vốn đã đầy màu sắc giờ lại tràn ngập cả âm thanh:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Nghĩ cũng thú vị, chợ là một hình ảnh vô cùng điển hình của cuộc sống này. Lúc đương đông buổi chợ là hình ảnh vui của một cuộc sống sầm uất đi lên. Còn khi chợ tan là hình ảnh rã đám của một cuộc sống đương đi xuống. Chỉ cần nhìn vào diện mạo chợ, cũng có thể thấy được âm vang của đời sống. Âm thanh “lao xao” từ chợ cá làng ngư phủ đã nói lên vẻ sầm uất của cuộc đời xung quanh. Cả hình ảnh bóng tịch dương nữa. Nắng tắt, bóng tối dâng lên vây phủ bốn bề, âm thanh sinh hoạt cũng dần dần thưa thớt. Lúc tịch dương thì dù đó là miền sơn cước hay chốn chương đài, cũng đều khó tránh khỏi không khí quạnh hiu cô tịch.

Nhưng không khí ấy ở đây đã bị xua tan bởi nhạc ve. Tiếng ve gióng giả inh ỏi như một bản đàn làm cho hoàng hôn cũng trở nên náo nhiệt. Phải là một tâm hồn mở, một điệu hồn náo nức thì mới có thể nghe tiếng ve inh ỏi thành tiếng đàn cầm ve như thế. Từ làng ngư phủ xa xa của dân nghèo lớp dưới, đến lầu son gác tía của người lớp trên, chỗ nào cũng rộn rã vui tươi. Cái nhìn khái quát đã thâu tóm được toàn, cảnh cuộc sống trong đôi nét bút tài hoa.Trước, vẽ thiên nhiên thì từ cao xuống thấp, giờ, vẽ đời sống lại trải từ thấp đến cao, từ xa lại gần. Lối viết đảo ngược cú pháp, đặt những âm thanh lao xao và dắng dỏi lên đầu mỗi câu khác nào như tạo nên những điểm nhấn. Ta ngỡ như người viết đang muốn phổ vào không gian cả một dàn âm thanh rộn rã. Cảnh hưng thịnh của ngày hè, nhờ thế, mà càng trở nên phồn thịnh hơn.

Nếu chỉ dừng lại ở cảnh không thôi, cũng đã phần nào thấy được lòng người vẽ cảnh. Phải, cảnh tượng ấy đâu chỉ nói với ta về sự tinh tế cùa một tâm hồn, đó còn là sự phấn chấn của một tấm lòng thiết tha với đời sống. Nhưng ta có hồn, đó còn là sự phấn chấn của một tấm lòng thiết tha với đời sống. Nhưng ta có dịp dược hiểu về tấm lòng ấy trực tiếp hơn qua chính lời ước ao bộc trực của thi sĩ:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Giá chỉ có cây đàn của vua Thuấn, ta sẽ gảy khúc Nam Phong cầu cho dân giàu đủ khắp muôn phương. Cặp câu kết này hé mở cho chúng ta về chí của Ức Trai. Người dám mang trong mình ước nguyện kia phải là ai vậy? Một thi sĩ đơn thuần thôi sao? Một công thần khanh tướng thôi sao? Những kẻ ấy dám mơ đến việc cầm trong tay cây đàn của một quân vương sao? Không. Trong đời, về phận vị, Nguyễn Trãi là một công hầu. Nhưng trong thơ, trong cái thế giới của những khát vọng riêng tư nhất, ông đã bộc lộ khát khao lớn ngang tầm với những bậc quân vương vốn là thần tượng của lịch sử. Điều này có gì là không chính đáng đâu. Và, đó là khát khao tầm cỡ Nghiêu Thuấn.

Thêm nữa, Nguyễn Trãi muôn gảy đàn chỉ để ca ngợi cuộc sống phong túc hiện thời thôi sao? Không. Dù cảnh tượng bày ra nhỡn tiền kìa quả là hưng thịnh. Nhưng nó vẫn chưa khiến ông thỏa nguyện. Ông muốn cầm cây đàn vua Thuấn gảy khúc Nam phong để cầu mong cho dân tình phong túc hơn nữa. Ông mong muốn có một cuộc sống thực sự thái bình. Đó là khát khao sâu kín và cháy bỏng suốt một đời Nguyễn Trãi. Vì nó ông đã phải trả giá bằng cả sinh mạng và tôn tộc của mình. Chẳng thế mà ông cần phải đúc nó vào trong một câu lục ngôn, một câu đột nhiên ngấn lại, như để ghim sâu điều đau đáu của cõi lòng. Thì đó là khát khao Nghiêu Thuấn của một con người suốt đời “âu việc nước” chứ sao!

Và, Cảnh ngày hè như thế, chẳng phải là sự hòa điệu tuyệt vời giữa tâm hồn và nét bút của một đấng tài hoa với tấm lòng của một bậc minh vương lương tướng ư?

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè – bài 5

Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như “Bình Ngô đại cáo” của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Mở đầu bài thơ “Cảnh ngày hè” là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng Ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh “lao xao” của làng chài, “dắng dỏi” của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn”, “lao xao”, “dắng dỏi”. Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả – ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề – Thực – Luận – Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:

“Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông”

Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Theo Kenhvanmau.edu.vn

Phân Tích Bài Thơ “Cảnh Ngày Hè” Của Nguyễn Trãi

Thiên nhiên cuộc sống là nguồn cảm hứng bất tận cho mỗi con người nghệ sĩ sáng tạo. Tuy nhiên mỗi con người nghệ sĩ lại tiếp cận nó ở những phương thức khác nhau. Người thì nâng niu say đắm vẻ đẹp của mùa xuân. Kẻ thì luyến tiếc những chiếc lá vàng rơi xào xạc của mùa thu hay cũng có người rạo rực một tình yêu cuộc sống tha thiết trước bức tranh thiên nhiên tươi đẹp. Nguyễn Trãi – một vị anh hùng nhưng cũng là một nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc. Ông lại có nguồn cảm hứng gợi lên trong khung cảnh hè. Bài thơ “Cảnh ngày hè” chính là một trong những tác phẩm được ra đời trong nguồn cảm hứng ấy. Đến với bài thơ ta không chỉ bị lôi cuốn trước vẻ đẹp căng tràn sức sống của thiên nhiên mà còn phải suy nghĩ, khâm phục trước tình cảm tha thiết với thiên nhiên, với dân, với đất nước của Nguyễn Trãi. Bài thơ “Cảnh ngày hè” được rút ra từ tập thơ “Quốc Âm Thi Tập”. Đây là bài thơ số 43 trong phần “Bảo kính cảnh giới”. Bằng thể thơ thất ngôn xen lẫn câu thơ lục ngôn. Kết hợp với sự lựa chọn ngôn từ, hình ảnh vô cùng dân gian nhưng giàu sức gợi cảm. Nhà thơ Nguyễn Trãi đã gợi vẽ lên khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người vào ngày hè. Qua bức tranh đó ta còn thấy ánh người lên vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ, nghệ sĩ của tác giả. Nguyễn Trãi – một con người đến với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh, lúc nào cũng rộng mở tâm hồn để đón nhận mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời. Và lần này con người ấy đến với thiên nhiên trong tâm thế dặc biệt, thậm trí còn gọi là hiếm hoi vì với một người như Nguyễn Trãi khó mà có những giây phút bình yên, thảnh thơi đến như vậy.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường,”

Bằng câu thơ lục ngôn kết hợp với nhịp thơ 1/2/3 nhằm thể hiện phong thái ung dung, tự do tự tại của tác giả cùng cánh sử dụng từ ngữ vô cùng dân dã, giản dị “Rồi” gợi lên sự nhàn rỗi không vướng bận việc gì phải suy nghĩ. Mở ra hoàn cảnh đặc biệt của nhân vật trữ tình: rỗi rãi giữa ngày dài, có cả một khoảng thời gian chỉ để ngồi hóng mát. Tất cả gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh một con người thư thái thanh thản trong khí trời mát mẻ trong lành. Với con người luôn nặng lòng vì nước vì dân thì những giây phút thư thái thanh thản ấy thật đáng quý biết bao. Và cũng chính trong giây phút thanh thản ấy, Nguyễn Trãi đã tự rộng mở lòng mình đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. Núp bóng lưng của một đấng anh hùng, tâm hồn thi sĩ đã có những rung động vô cùng tinh tế chỉ qua những hình ảnh vô cùng bình dị nhưng lại gợi tả đầy cảm xúc như thế

“Hòe lục đùn đùn tán rợp gương.

Thạch lựu hiên còn phun thước đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.”

       Nếu nói “Thi trung hữu họa” – trong thơ có họa thì những vần thơ của Nguyễn Trãi thực sự là một bức họa đẹp bằng ngôn từ. Chỉ trong ba câu thơ hàm súc tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh gợi tả cảnh mùa hè rực rỡ. Đó là vẻ đẹp trong trẻo dân dã đầy sức sống chứ không xa xôi như những hình ảnh mang tính tượng trưng, ước lệ vốn đã quen thuộc trong thơ ca trung đại. Khác hẳn với các nhà thơ cùng thời khi viết về thiên nhiên thường lựa chọn những hình ảnh mang tính tượng trưng như là tùng trúc cúc mai, còn Nguyễn Trãi lại lựa chọn những hình ảnh rất đỗi gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam khi hè về. Đó là hình ảnh bóng hòe xanh rợp, là bông hoa lựu như đốm lửa gọi hè về và một sắc hồng của bông hoa sen với hương thơm đã nhạt dần theo gió. Gợi lên hình ảnh quê hương đất Việt tươi đẹp nhưng lại rất đỗi gần gũi, thân thuộc. Nhưng sự tài tình của Nguyễn Trãi còn ở chỗ qua việc lựa chọn màu sắc cho bức tranh. Đây là sự lựa chọn, phối màu rất hài hòa của hội họa. Bên cạnh gam lạnh là sắc xanh tán hòe. Tác giả đã khéo léo phối vào đó là gam nóng đỏ của hoa lựu, hồng của sen. Kết hợp với các cụm từ giàu sức gợi tả hình ảnh như là “đùn đùn”, “phun”, “tiễn”. Khiến khung cảnh thiên nhiên ngày hè lại vô cùng sinh động, không hề im lìm tĩnh lặng. Sắc xanh của tán hòe không hề tĩnh tại mà nó đang bung tỏa, lan rộng và tuôn trào ra che rộng bóng rợp thêm. Cũng chỉ với một từ “phun” mà ta lại như thấy bông hoa lựu kia lại chứa đựng cả sức lửa ngày hè bị dồn nén, đang bật tung trào ra. Ao sen cũng không chỉ gợi một thứ hương dịu nhẹ mà còn thể hiện sự lan tỏa, sự chuyển động của mùi hương ấy khắp không gian. Qua đó ta thấy Nguyễn Trãi là một người họa sĩ ngôn từ đa tài, một con người tinh tế nhạy cảm. Một trái tim tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên đất nước đã vẽ vẽ lên bức họa tươi đẹp như vậy. Nhưng trong thơ của Nguyễn Trãi không chỉ có họa, có hương mà còn có cả những thanh âm muôn vẻ của cuộc sống thường nhật. Và trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.

“Lao xao chợ cá làng ngư phụ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

     Hiếm có một câu thơ nào mà dường như mỗi từ mỗi chữ như ẩn chứa một niềm vui xôn xao đến lạ. Điều đặc biệt ở chỗ niềm vui mà tác giả tìm thấy lại không phải là thú vui tao nhã cầm kì thi họa mà được gợi lên từ những điều hết sức bình dị, đời thường thậm chí thỉnh thoảng những điều bình dị ấy với con người vô tâm ất sẽ dễ dàng bỏ qua. Chỉ một âm thanh mang nét đặc trưng của mùa hè – tiếng ve, chỉ với tiếng lao xao của một phiên chợ cá từ xa vọng lại nhưng đủ ngân lên trong lòng con người thi sĩ với biết bao cảm xúc. Phải chăng sự xốn xao xúc động trong tâm hồn nhà thơ như muốn nhấn mạnh âm thanh đặc biệt qua từ láy “rắn rỏi” và “lao xao”. Cùng với phép đảo ngữ lại làm bật lên cái âm thanh sôi động, náo nhiệt, xóa tan không khí quạnh hiu, cô tịch lúc ‘tịch dương”. Tất cả gợi tả lên một bức tranh cuộc sống bình dị, dân dã mà rất đỗi vui tươi. Chợ vốn là hình ảnh biểu thị sự thái bình no ấm trong tâm thức người Việt. Chợ càng đông vui, lao xao thì chứng tỏ đất nước bình yên, thịnh vượng dân đầy đủ ấm no. Tiếng lao xao chợ cá làng ngư phụ chính là âm thanh báo hiệu mùa đánh bắt bội thu của ngư dân. Lại thêm tiếng ve ngân xa trong bóng chiều đang dần buông như gợi vẽ lên cuộc sống rất đỗi yên bình trong trẻo nơi thôn dã. Hình ảnh dáng chiều hoàng hôn thực tế không chỉ có trong thơ của Nguyễn Trãi mà trong thơ của Bà huyện Thanh Quan hình ảnh này cũng xuất hiện:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”

      Tuy nhiên cảnh hoàng hôn được gợi tả trong đây phủ nhuốm một nỗi buồn của sự đơn côi mang nặng nỗi phiền muộn u ẩn của con người khách lữ thứ. Nhưng bóng tịch dương trong thơ của Nguyễn Trãi lại ngược lại không hề gợi cảm giác đơn côi buồn bã mà chỉ gợi cuộc sống yên ả thanh bình. Vậy sự khác biệt này không phải sự khác nhau do cánh lựa chọn hình ảnh, từ ngữ mà chính cảm xúc trong tâm hồn mỗi người nghệ sĩ. Nguyễn Trãi vẫn tha thiết với đất nước ngay cả khi ông lui về cuộc sống ở ẩn trưởng như chỉ sống cho riêng mình. Trong cuộc sống gắn bó với giây phút thảnh thơi ấy, Nguyễn Trãi vẫn mở rộng lòng mình ra đón nhận những rung động của thiên nhiên, cuộc sống của người dân. Ẩn sau những câu thơ này ngời sáng lên tình yêu thiết tha của Nguyễn Trãi dành cho cuộc sống, nhân dân và đất nước. Sống giữa vòng tay bình yên của mẹ thiên nhiên, giữa cuộc sống “vô ưu vô tư” như lại gợi thức trong Nguyễn Trãi niềm mong ước mà ông theo đuổi suốt cả cuộc đời này. Đó là niềm mong ước muôn dân hạnh phúc

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương”

    Ở hai câu thơ này có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp của dân gian với vẻ đẹp của bác học. Cụ thể tác giả chọn từ ngữ dân gian “Dẽ” có nghĩa là lẽ có để thể hiện niềm khao khát mong ước vô cùng tha thiết của chính mình. Kết hợp với việc sử dụng hình ảnh điển tích, điển có “Ngu cầm” một nét đặc trưng của văn chương bác học thời trung đại. Nhà thơ Nguyễn Trãi đã thể hiện niềm mong ước canh cánh trong lòng mình. Tác giả tha thiết mong muốn cho nhân dân no ấm hạnh phúc ở muôn phương để “khắp nơi không một tiếng oán hờn”. Để diễn tả niềm mong ước đó, Nguyễn Trãi có nhắc đến Ngu cầm. Đây là cây đàn nổi tiếng thời vua Nghiêu, vua Thuấn vô cùng thịnh trị. Ở thời đấy vua Thuấn có khúc “Nam Phong” để ngợi ca cuộc sống dân giàu đủ. Nguyễn Trãi mong muốn có đàn của vua Thuấn để đàn một khúc Nam Phong đem lại cuộc sống muôn dân ấm no, vui tươi và hạnh phúc. Lấy gương báu thời xưa để răn mình. Nếu như với Nguyễn Bỉnh Khiêm “nhàn” là tránh xa phú quý quay về hòa hợp với thiên nhiên để giữ trọn cốt cách thì qua “Cảnh ngày hè”, vị anh hùng dân tộc đã khẳng định triết lí “nhàn” của mình: Sự nhàn rỗi, thảnh thơi luôn phải song hành với cuộc sống nhân dân no đủ, bình yên. Có thể nói kết thúc bằng hai câu thơ này tạo nên sự bất ngờ với người đọc. Hóa ra đoạn kết “Cảnh ngày hè” không phải thiên nhiên mà là con người. Mọi nỗi lo âu, vui buồn của nhà thơ đều xuất phát từ cuộc sống muôn dân. Ông tìm thấy ý nghĩa và nguồn hạnh phúc của cuộc đời mình từ niềm vui của nhân dân. So với phong thái ung dung, nhàn rỗi lúc đầu bài thơ thì ở câu thơ cuối này tạo nên bất ngờ cho người đọc. Con người ấy nhàn thân nhưng không nhàn tâm. Không một giây phút nào con người ấy nguôi nghĩ về đất nước trong cả những giây phút tưởng chỉ sống cho riêng mình. “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn với nhịp thơ đa dạng và linh hoạt. Bài thơ đã thoát khỏi tính quy phạm khuôn thước của văn học trung đại bằng việc sử dụng nhiều hình ảnh sinh động, qua cách miêu tả thiên nhiên và đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ. Bằng các động từ mạnh, các từ tượng thanh được sử dụng liên tiếp làm cho bức tranh mùa hè không phải là hình ảnh tĩnh trên trang giấy mà căng tràn nhựa sống. Nguyễn Trãi đã đưa ngôn ngữ thơ ca về gần với ngôn ngữ đời sống, mở đường cho khuynh hướng dân tộc hóa, bình dị hóa của thơ ca Việt Nam sau này. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã được Nguyễn Trãi tái hiện một cách đầy chân thực và sinh động. Nhưng đọc bài thơ, ta không chỉ đơn thuần thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên mùa hè rực rỡ, sống động mà còn cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, thanh cao của hồn thơ Nguyễn Trãi. Một hồn thơ đã bắt rễ sâu vào đời sống thiên nhiên, một cảm xúc thơ đã hòa nhịp với mạch sống nhân dân, dân tộc. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng khẳng định rằng “Thơ khởi phát từ trong lòng người ta”. Quả thực không có những cảm xúc, những tâm sự sâu kín nén chặt, chất chứa trong lòng sẽ chẳng bao giờ có thơ. Qua “Cảnh ngày hè” ta không chỉ ngưỡng mộ tài năng của nhà văn hóa lớn mà ta còn nghe được tiếng lòng, tiếng yêu cuộc sống, tiếng yêu quê hương, dân tộc của Nguyễn Trãi tha thiết hơn bao hết.

Cảm Nhận Bài Thơ Cảnh Ngày Hè Của Nguyễn Trãi

Đề bài: Cảnh ngày hè là một bài thơ vừa có nội dung ý nghĩa lại vừa có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật. Em hãy nêu Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Bài làm của Nguyễn Thị Thu Hằng lớp 10A2 khối chuyên văn trường THPT chuyên Nguyễn Huệ

Mở bài Giới thiêu bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi không chỉ là một nhân vật lịch sử, một nhà quân sư tài ba, một nhà chính trị tài giỏi mà còn là một nhà thơ xuất sắc. Các tác phẩm mà ông để lại đều hàm chứa những ý nghĩa triết lý sâu xa về nhân sinh, nhân tình, thế thái. Bên cạnh những tác phẩm về chính trị thì Nguyễn Trãi cũng có rất nhiều những tác phẩm thơ trữ tình hấp dẫn người đọc. Một trong những bài thơ trữ tình đó là cảnh ngày hè.

Thân bài Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Bài thơ thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi. Vị trí trong chùm thơ là bài số Đây cũng có thể coi là một bài thơ trong số những bài thơ hay nhất của chùm thơ này. Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đã cáo quan về ở ẩn chốn quê nhà.

Bốn câu thơ đầu nhà thơ như tâm sự với người đọc về hoàn cảnh ngắm thiên nhiên và vẽ bức tranh thiên nhiên bằng thơ độc đáo và đặc sắc:

“Rồi hóng mát thưở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Nhàn rỗi ở chôn quê nhà, nhà thơ không biết làm gì nên ngắm cảnh hay chính vì tâm hồn yêu thiên nhiên và sự hòa hợp với thiên nhiên khiến cho nhà thơ có những giây phút bắt gặp những hình ảnh đẹp của mùa hè. Hiểu theo cách nào cũng đúng, ở đây nhà thơ giới thiệu hoàn cảnh sống nhàn hạ của mình chốn quê nhà. Ông không còn phải cảnh giác với ai, không phải nhìn mặt của người ta mà sống nữa. Thay vào đó bây giờ ông có thể làm những gì mình thích mà không sợ ai để ý. Lão nông dân ngồi thư thái ngắm nhìn đất trời mùa hạ. Những đám hoa hòe xanh ngát từng lớp một như đẩy nhau cao lên choáng ngợp, những bông hoa thạch lựu cũng bắt đầu khoe mình rực rỡ trước ánh nắng mặt trời. Bình thường màu hoa vốn đã đỏ thắm và tươi đẹp nhưng trước ánh nắng chói chang của mùa hè, màu hoa ấy lại càng thêm tươi tắn và kiều diễm hơn. Có thể nói màu đỏ là màu nóng nhất trong những gam màu nóng. Vậy mà hoa lựu đã tự mang trên mình gam màu nóng nhất ấy. Trong bài thơ nọ cũng có nói:

“Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Hoa lựu màu rực như màu lửa vậy, tuy cùng miêu tả màu đỏ của hoa lựu nhưng Nguyễn Trãi không đi theo lối cũ, không so sánh màu hoa như màu lửa mà dùng từ “phun” để diễn tả mùa hoa tươi mới. Những cánh hoa ngập tràn sắc đỏ tươi vừa mới được bà mẹ thiên nhiên phun lên rạng rỡ. Một loài hoa không thể thiếu trong mùa hè đó là hoa sen. Những đóa sen thơm ngát trong đầm mặc kệ cho bùn bám trên thân trên lá. Sen hồng thanh khiết như người phụ nữ Việt Nam dẫu chân lấm tay bùn nhưng vẫn đẹp thuần khiết. Hương sen thơm phả, “tiễn” vào trong gió để cho không khí làng quê trong lành hơn.

Nếu như bốn câu thơ đầu nhà thơ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên ngày hè với gam màu chủ đạo là gam màu nóng thì bốn câu thơ sau nhà thơ vẽ lên một bức tranh sinh hoạt đời thường nơi thôn quê. Và từ bức tranh ấy nhà thơ thể hiện ước vọng của cá nhân mình:

“Lao xao chợ cá làng Ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu rủ khắp đòi phương”

Bức tranh sinh hoạt hiện lên với hình ảnh của một phiên chợ cá làng Ngư phủ. Phiên chợ ngày nào cũng diễn ra nhưng sao hôm nay “lao xao” thấy lạ. Hay cũng có lẽ do nhà thơ hôm nay mới để ý thấy âm thanh vui tươi của chợ cá ấy. Âm thanh ấy có thể là âm thanh bình thường nhưng âm thanh ấy lại trở nên đặc biệt khi diễn tả nhịp điệu của cuộc sống nông thôn. Cuộc đời là vậy có nhiều thứ ở hoàn cảnh này là điều quá đỗi bình thường nhưng ở hoàn cảnh khác nó lại trở thành một điều đặc biệt. Vì thế chúng ta không nên xem thường những điều giản dị nhất, nhỏ nhất. Hè về là thời gian cho những chú ve cất giọng hát của mình, phô ra cho thiên hạ cái dàn đồng ca nhiều màu sắc của họ hàng mình. Những tiếng ve “dắng dỏi” thể hiện sự rộn ràng của ngày hè. Tóm lại hai âm thanh ấy đều là những âm thanh đời thường giản dị, không có gì là đặc biệt nhưng cũng chính hai âm thanh ấy lại là biểu hiện cho âm thanh của cuộc sống con người. Nơi thôn quê thanh bình, mùa hè đến không hề ngột ngạt khó chiu như chốn quan trường, mùa hè ở đây rộn ràng và vui vẻ với những thành quả lao động sau một ngày vất vả ngược xuôi. Tức cảnh sinh tình nhà thơ mong muốn nhân dân ở đâu cũng được sống no ấm như nhân dân nơi này. Dù cuộc sống không quá giàu có về tiền bạc nhưng lúc nào họ cũng giàu có về tinh thần và đủ ăn đủ mặc. Nhà thơ mong muốn làm một việc tốt như vua Ngu Thuấn đã giúp nhân dân của mình.

Kết luận Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Có thể nói Cảnh ngày hè là một bài thơ vừa có nội dung ý nghĩa lại vừa có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật. Bài thơ xứng đáng là một trong những bài thơ trữ tình hay nhất của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó, qua bài thơ ta càng thêm yêu quý nhà thơ bởi tấm lòng yêu nước thương dân, tình yêu thiên nhiên yêu con người lao động của ông không có gì có thể so sánh được.

Theo chúng tôi

Từ khóa tìm kiếm:

cảm nhận về bài thơ cảnh ngày hè