Xuất Xứ Của Bài Thơ Cảnh Khuya / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Tìm Xuất Xứ Bài Thơ ‘Cảnh Khuya’ Của Bác Hồ

Tìm xuất xứ bài thơ ‘Cảnh khuya’ của Bác Hồ

(VH&ĐS) Tháng 12/2013, trở lại các tỉnh Việt Bắc để xác minh một số tài liệu và thu thập thêm tư liệu về Bác Hồ thời kỳ Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và thời kỳ Bác trở lại chiến khu Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Người ngồi đó với cây chì đỏ – vạch đường đi từng bước, từng giờ (thơ Tố Hữu).

Đến Việt Bắc không thể không đến ATK Định Hoá. Và, đến ATK Định Hoá, không thể không đến đồi Khau Tý – một di tích lịch sử văn hoá được bảo tồn nguyên vẹn. Mỗi lần đến là một lần xúc động.

Trên đường lên Chiến khu Việt Bắc (ATK) Bác Hồ và những đồng chí cùng đi đã đến xã Điểm Mặc, huyện Định Hóa ngày 20/5/1947, đúng như dự định. Tại đây những ngày đầu Bác ở bản Quyên, nhà Chủ tịch xã Ma Đình Trường, sau đó chuyển lên ở lán trên đồi Khau Tý, thôn Nà Tra. Đồi Khau Tý, tiếng địa phương gọi là đồi Cây Thị. Lán được dựng theo đúng với kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc Định Hóa, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, vách dựng bằng liếp nứa. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng (được Bác Hồ đặt tên trong số 8 đồng chí) kể trong cuốn Những năm tháng bên Bác “Chúng tôi làm riêng cho Bác một cái “lầu”. Tầng trên để Bác ngủ và làm việc ban đêm, tầng dưới làm việc ban ngày, như vậy tránh được thú dữ và không khí ẩm thấp của núi rừng. Gọi là “lầu” nhưng thật ra nó bé lắm. Bác giao hẹn: Chiều cao có thể giơ tay với được, còn chiều ngang thì đưa tay sang phải sang trái vừa chạm đến, để tiện lấy các vật dùng treo trên vách. Bác bảo làm như vậy đỡ tốn công sức, dễ giữ bí mật. Trên sàn chỉ cần một chiếc bàn con để Bác ngồi làm việc, xem sách báo là đủ”.

Định Hóa được chọn làm trung tâm ATK vì đây là vùng địa hình núi non hiểm trở, địch không thể dùng xe cơ giới tấn công, mà ta thì lại sẵn các đường nhỏ xuyên rừng nối liền với các vùng Tây Bắc, vùng trung du, vùng đồng bằng. Năm 1906, nhà chí sĩ ái quốc Phan Bội Châu đã từ Quảng Châu (Trung Quốc) tìm về Định Hóa khảo sát, định xây dựng vùng này thành căn cứ địa chống Pháp.

Thu Đông 1947, thực dân Pháp tập trung binh lực, huy động hơn một vạn quân tinh nhuệ gồm cả Hải, Lục, Không quân mở một đợt tấn công quy mô, chia hai gọng kìm khép chặt Việt Bắc hòng tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Trong vòng vây trùng điệp bốn bề của địch, Bác và Trung ương chỉ đạo sáng suốt các cơ quan và đơn vị bộ đội di chuyển và thực hiện phương châm vừa đánh vừa tránh địch ở các địa bàn Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang.

Một tối cuối thu đầu đông, Bác cho mời đồng chí Ma Đình Kháng – Chủ tịch huyện Định Hóa đến lán Bác ở. Hai Bác cháu chuyện trò trong lán dưới tán lá cổ thụ giữa những khóm hoa rừng, xa xa tiếng suối đổ đều đều từ phía chân đồi vọng lại. Bác hỏi đồng chí Kháng về việc vạch kế hoạch tác chiến của huyện khi địch đánh tới đây thì thế nào và Bác sẽ chuyển đi đâu. Đồng chí Kháng báo cáo đầy đủ, tỉ mỉ, chi tiết về kế hoạch đã được chuẩn bị chu đáo. Tận khuya, dưới ánh trăng vàng, Bác tiễn đồng chí Kháng ra về, trở lại giữa rừng khuya trăng sáng, vẻ trầm ngâm, hứng thơ đến với Bác.

Luật sư Phan Anh cũng cho biết: Trong những ngày cực kỳ gay go, khó khăn của những tháng, năm đầu ở Việt Bắc, Bác đã phân tích và chỉ rõ những thuận lợi và những khó khăn của ta và địch. Bác phán đoán những hoạt động của các cánh quân của Pháp, Bác vẽ trên đất về đường tiến, đường lui của địch và của ta và giảng giải cặn kẽ: Chúng bao vây ta với thế gọng kìm ta phải luồn ra ngoài gọng kìm ấy để không mắc vào tròng của chúng. Khi địch rút lui ta lại về chỗ cũ. Luật sư cũng kể lại: chính trong những ngày gay go ấy, sau hôm gặp Bác ở Tràng Xá, ông nhận được thư của Bác, kèm theo một đoạn thơ:

Đêm khuya nhân lúc quan hoài

Lên câu thơ thẩn chờ ai họa vần

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, gió lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang gặp lúc gay go

Trăm việc ngàn công đều phải lo

Giúp đỡ anh em nên gắng sức

Sức nhiều thắng lợi lại càng to.

Từ sự kiện Bác trò chuyện với đồng chí Ma Đình Kháng và lời kể của luật sư Phan Anh cho ta biết được hoàn cảnh để có 10 câu thơ trên, giúp ta hiểu thêm Bác và thơ Bác. Mặc dù trong những giờ phút đương gặp lúc gay go với lo nỗi nước nhà, Bác vẫn có lúc quan hoài, vẫn có thơ, vẫn có nụ cười dí dỏm Lên câu thơ thẩn chờ ai họa vần.

Luật sư Phan Anh rất cảm động và xúc động khi đọc những câu thơ của Bác nên đã ứng tác họa vần:

Họa vần xin gửi cho ai

Đường xa sẻ tấm quan hoài nước non

Quanh quanh dòng suối cảnh đường xa

Trời có trăng và núi có hoa

Trăng sáng bao la trời đất nước

Hoa thơm phảng phất vị hương nhà

Nước nhà đang gặp bước gay go

Lái vững chèo dai ta chẳng lo

Vượt sóng, dựng buồm, ta lựa gió

Thuận chiều, ta mở cánh buồm to.

Sau này, năm 1967 Nxb Văn học làm sách Thơ – Hồ Chủ tịch, những người biên tập chỉ đưa bốn câu thơ với đầu đề Cảnh khuya:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ở câu thứ hai của bài thơ bốn câu này chữ gió được thay bằng chữ bóng.

Quả là bốn câu thơ với đầu đề Cảnh khuya diễn đạt trọn vẹn một tứ thơ hay, độc đáo, bất ngờ. Có thể nói được rằng, bốn câu thơ trên hoàn toàn đủ các yếu tố, thành phần của một bài thơ tứ tuyệt hoàn chỉnh, hiểu và cảm nó trọn vẹn như những bài thơ tứ tuyệt khác vậy. Bài thơ Cảnh khuya giúp ta hiểu rõ vì sao đêm khuya Bác chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, đồng thời hé mở một tâm hồn lớn, một bản lĩnh thi nhân tràn đầy sức sống và nhạy cảm trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Dù bề bộn đến đâu, trong lúc lo chăm công nghìn việc cho kháng chiến, cho dân, cho nước, Người vẫn dành một khoảng tâm hồn mình cho thiên nhiên thơ mộng cho trăng cho hoa – tâm hồn thi nhân của Người lúc nào cũng rộng mở vẫn không hề quên những việc nước, việc dân. Những cái mâu thuẫn tưởng như đối ngược lại thống nhất trong con người Bác, thật là kỳ diệu. Bài thơ đã đi vào các thế hệ bạn đọc và ở lại trong lòng bạn đọc cùng với thời gian năm tháng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, Tấm quan hoài nước non của Bác là từ lán Bác ở và làm việc trên đồi Khau Tý. Đồi này, lán này vẫn được lưu giữ. Ai đã từng đặt chân đến lán Khau Tý không thể không ngước nhìn cây đa cổ thụ cao to xum xuê cành lá giữa những khóm hoa rừng không thể không xúc động nhất là khi nhìn cây dâm bụt Bác trồng từ năm 1947 vẫn xanh tươi, tràn trề sức sống. Trong tĩnh lặng, xa xa dưới chân đồi Khau Tý, dòng suối Nà Tra róc rách, róc rách chảy như tiếng hát xa. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên khi đến thăm nơi này, đã rất xúc động, cảm xúc dâng trào, đột xuất có một mong muốn, một đề xuất: “Sáu mươi năm rồi, quá khứ hiện tại đan dệt. Trong mối liên tưởng đa chiều chợt dâng ước muốn nho nhỏ – giá chi dựng ở nơi đây một tấm bia đề bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ làm gần lại khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và mơ, để du khách đến đây sẽ không chỉ được thăm nơi đầu tiên Bác Hồ ở khi trở lại chiến khu Việt Bắc mà còn thăm nơi đầu tiên của nhà thơ Hồ Chí Minh, nơi nhà thơ sáng tác bài Cảnh khuya trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, thả hồn ngẫm ngợi trong sự hòa quyện giữa lịch sử và thơ. Sáng trong và linh thiêng”(1).

Lê Xuân Đức

(1) Báo Văn nghệ số 03 ngày 20-1-2007.

Suy Nghĩ Của Em Về Bài Thơ Cảnh Khuya

Trong chương trình phổ thông, một trong số bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy đó là bài thơ “Cảnh khuya”. Bài thơ không chỉ là xúc cảm của tác giả trước cảnh sắc thiên nhiên mà đó còn là nỗi lòng của Bác trước cảnh đất nước vẫn trong cơn loạn lạc.

Bài thơ được viết năm 1947, bằng thể thơ tứ tuyệt, lấy thi hứng từ những những cảnh sắc thiên nhiên, qua khe cửa sổ thi sĩ vừa ngắm trăng vừa ngâm thơ mà lại đau đáu cảnh nước nhà. Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc, Bác đã sáng sác bài thơ với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đẹp tuyệt trần mà người thưởng thức lại như đau đáu nỗi niềm riêng trong lòng, cảnh đất nước bắt đầu những năm kháng chiến chống thực dân Pháp cam go. Bài thơ được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông với thể thơ tứ tuyệt, một thể thơ mới và phát triển. Bài thơ được mở đầu bằng câu thơ:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Hai câu thơ mở đầu mở ra khung cảnh thiên nhiên đất trờ i Việt Bắc. Cảnh trời hùng vĩ, sắc màu trong lành, thanh mát như muốn cùng con người với những bàn hoa, với những bữa tiệc dưới ánh trăng thanh mát.

Câu thơ: “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” gợi ra một khung cảnh êm đềm, trăng là biểu trưng cho hòa bình, tự do đang chiếu rọi. Ánh trăng, bóng trăng như gần gũi, hiền hòa với con người, trăng soi sáng chiếu cây cổ thụ, tỏa bóng dưới nhân gian, câu thơ vừa ngắn gọn, súc tích mà vừa gợi mở không gian yên ắng, tĩnh lặng. Con người dường như cũng là một trong những yếu tố được soi rọi trong buổi trăng ấy.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Hai câu thơ tiếp là sự tiếp nối ý thơ của hai câu thơ đầu, con người hiện lên giữa thiên nhiên đất trời một cách ung dung, khác thường. Con người giữa thiên nhiên ấy ung dung, tự tại nhưng mang một cảm xúc riêng biệt, khác thường.

Câu thơ: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” là câu thơ khắc họa bức chân dung về con người trong bài thơ, đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc ta, Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc, Bác đánh đổi những giây phút riêng tư của chính bản thân mình cho đất nước, cho dân tộc những ngày sống ấm no, hạnh phúc. Bác đánh đổi những giấc ngủ để cho các chú bộ đội ngủ, Bác thức để cho cả dân tộc ta ngủ. Giữa đêm khuya, thời gian như khắc khứa vào con người những nỗi đau đáu về cảnh nước nhà, Bác như cô độc nhưng lại mang nỗi suy tư cảnh nước nhà, đất nước ta trước mắt đang đứng trước cuộc kháng chiến chống Pháp cam go, khốc liệt, thực dân Pháp được trang bị những vũ khí tối tân, hiện đại nhất. Trong khi đất nước ta mới giành được độc lập, về căn bản lại chưa được các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ công nhận, cuộc kháng chiến của chúng ta lại gặp phải nhiều khó khăn, không cân bằng lực lượng. Trong những ngày khó khăn nhất ấy, thực dân Pháp lại tiến hành chiến tranh theo chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” khiến cả dân tộc ta gồng mình lên. Chính những điều ấy là nguyên nhân khiến Bác phải suy nghĩ. Dù trời có đẹp, cảnh sắc có hòa bình, êm đẹp nhưng sâu thẳm trong ấy Bác cũng vẫn đang đau đáu trong tâm nỗi nước nhà, cảnh sắc ấy, hình ảnh ánh trăng như hình ảnh của Bác – vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc.

Bằng bố câu thơ tứ tuyệt, bài thơ “Cảnh khuya” đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, rộng mở, con người với nỗi niềm đau đáu trong lòng hiện lên trong bức tranh thiên nhiên ấy. Một hồn thơ với bao tâm sự, suốt đời vì nước vì dân.

Hà Vũ Hường

Cảm Nghĩ Của Em Về Bài “Cảnh Khuya”

Bài thơ đặc sắc “Cảnh khuya” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi mà quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Và các chiến thắng ở Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ dường như đã thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó chính là thứ ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ nổi tiếng “Cảnh rừng Việt Bắc”, “Đi thuyền trên sông Đáy” thì bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Với hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya hoang vắng nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng dường như càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lúc về đêm như đã lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, dường như tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy thật êm đềm nghe như rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Và chính với cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya đượ cví như tiếng hát xa dịu êm vang vọng nó như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó có thể là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, sự vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối cũng như hòa vào tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Tiếng suối nghe sao mà như thật êm đềm thơ mộng đến thế. Nó dường như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Vào đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo…

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Có thể nói chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng…

Trong câu thơ ta dễ nhân thấy có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, thật điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. “Cảnh khuya” như trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ…

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, tàn phá và giày xéo đã có biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn rất nhiều những lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước nhà và giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Và khi nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Có thể nói nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Có thể nói rằng lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng đã mất ngủ như vậy

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Và có thể nói hình ảnh sao vàng đẹp đẽ chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Đó chính là một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Có thể nói cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ “Cảnh khuya” được xm là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc lạnh lẽo mà lại tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó còn là một nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Bác thương dân, lo cho nước, yêu trăng… như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp chúng ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ Chí Minh hơn.

Thống kê tìm kiếm

viet bai van neu cam nghi ve bai canh khuya 2020

Phân Tích Bài Thơ ‘Cảnh Khuya’ Của Bác Hồ

Phân tích bài thơ ‘Cảnh khuya’ của Bác Hồ

‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoà.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà’

Bài thơ miêu tả cảnh khuya núi rừng một đêm trăng, nói lên những suy tư lo lắng của Bác Hồ đối với vận mệnh của dân tộc.

1.Hai câu đầu làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh sơn thủy về cảnh suối rừng, trăng ngàn Việt Bắc. Nhà thơ thao thức lắng nghe tiếng suối chảy rì rầm, êm nhẹ và trong trẻo từ rừng sâu vong đến:

‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa’

Suối là vẻ đẹp chốn lâm tuyền, vẻ đẹp rừng già Việt Bắc. Bác lấy tiếng suối so sánh với tiếng hát, là khúc nhạc rừng ví với tiếng hát xa, êm ái ngọt ngào của con người, làm cho cảnh khuya chiến khu trở nên gần gũi, mang hơi ấm cuộc đời. Câu thơ làm ta liên tưởng đến tiếng suối trong bài ‘Côn Sơn ca* của ức Trai hơn 600 năm về trước:

‘Côn Sơn suôi chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai…’

Hai hồn thơ trở nên gần gũi, thân thiết. Nguyễn Trãi đã về Côn Sơn ‘quê cũ’ để xa lánh bụi trần, danh lợi, lấy suối, đá, thông, trúc làm bầu bạn. Bác Hồ cũng đến chốn lâm tuyền Việt Bắc, xây dựng chiến khu đánh Pháp. Suối trở thành bài ca câu hát nâng*đỡ tâm hồn Bác trong những năm dài kháng chiến gian khổ.

Tạ suối, ngòi bút nghệ thuật của Bác Hồ rất điêu luyện: lấy cái động (tiếng suối chảy) để miêu tả cái tĩnh (cảnh khuya) làm nổi bật sự thanh vắng, tĩnh lặng của chiến khu một đêm trăng. Càng về khuya, núi rừng như chìm trong vắng lặng mênh mông. Bác ‘chưa ngủ’ nên mới nghe rõ âm thanh rì rầm suối chảy.

Câu thứ hai tả trăng ngàn:

‘Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa’

Hai vế tiểu đối gợi lên vẻ đẹp hài hòa của cảnh vật thiên nhiên. Trăng được nhân hóa, rất thơ mộng ‘lồng’ vào cổ thụ, bóng cổ thụ lại ‘lồng’ vào hoa. Cảnh thiên nhiên trở nên hữu tình, huyền ảo. Chữ ‘lồng’ được láy lại hai lần, chất thơ trữ tình mang hồn người, quyến rũ. Ánh trăng tãi khắp núi rừng, dát vàng xuống rừng cây, ‘lồng’ và trùm lên cổ thụ. Cảnh rừng có tầng cao, tầng thấp, có mảnh sáng mảnh mờ. Nét vẽ tinh tế, gam màu nhẹ và tươi mát, sự phối sắc tài tình, mĩ cảm, hấp dẫn. Câu thơ của Bác là sự kế thừa sáng tạo vần thơ cổ, ngòi bút của Bác Hồ rất sành điệu, cổ kính:

‘… Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng…’

(Chinh phụ ngâm)

Hai câu thơ Bác đầy âm thanh nhạc điệu, trong thơ vừa có nhạc vừa có họa, rất thi vị, gợi cảm. Bác đã dành cho thiên nhiên, cây rừng, trăng ngàn những tình cảm thiết tha, nồng hậu.

2. Hai câu thơ 3, 4 trong bài thơ tứ tuyệt được thi pháp cổ gọi là hai câu ‘chuyển’ và câu ‘hợp’. Cấu trúc bài thơ rất đặc biệt. Hai chữ ‘chưa ngủ’ nằm cuối câu ‘chuyển’ được đưa lên vị trí đầu câu ‘hợp’, cảnh được ‘khép’ lại, tình được ‘mở’ ra. Nghệ thuật liên hoàn hay gọi là ‘ô thước kiều’ (quạ bắc cầu) làm cho thơ liền mạch, ý thơ phát triển mở rộng:

‘Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà’

Chưa ngủ vì thi nhân xúc động trước cảnh khuya ‘như vẽ’. Chưa ngủ thao thức, bổi hồi vì ‘lo nổi nước nhà’. Nước nhà đang bị giặc Pháp xâm lăng, con thuyền kháng chiến đang băng qua ghềnh thác thì vị ‘thuyền trưởng’ chưa thể ngủ ngon giấc được!

Nguyên Trãi đã từng thao thức vì đại nghĩa:

‘Còn một tấc lòng âu việc nước,

Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung’

(Quốc âm thi tập)

Bác Hồ cũng thao thức ‘chưa ngủ vì lo nổi nước nhà’ Cùng mang trong tâm hồn một tình yêu lớn đối với đất nước và nhân dân, thơ của Bác chứa chan tình yêu nước ‘ôm cả non sông, mọi kiếp người’ (Tố Hữu). Trong bài ‘Đi thuyền trên sông Đáy’, Bác cũng viết:

‘Lòng riêng riêng những bàn hoàn,

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng’

Tinh cảm đẹp đẽ ấy là điểu tâm niệm thường trực của Bác: ‘Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên’.Có thể nói, câu thơ ‘Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà’bình dị, sáng tỏ như một chân lí, để lại ấn tượng sâu sắc vì nó ‘mênh mông bát ngát tình’.

III. Kết luận:

‘Cảnh khuya’ -bài thơ tứ tuyệt tựa như một đóa hoa đậm đà hương sắc đã góp phần làm đẹp nền thơ ca kháng chiến. Câu thơ giàu hình tượng và truyền cảm. Cảnh và tình hòa hợp. Vừa cổ kính, vừa hiên đại. Tình yêu nước thiết tha, tình yêu thiên nhiên nồng hậu, lời thơ mĩ lệ, trong sáng là cốt cách, vẻ đẹp của bài thơ. Bác là nhà thơ lớn của dân tộc. Đọc thơ Bác, tình yêu của chúng ta đối với Bác gắn liền với tình yêu Tổ quốc.

Nguồn: chúng tôi