Xuất Xứ Của Bài Thơ Ánh Trăng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Tìm Xuất Xứ Bài Thơ ‘Cảnh Khuya’ Của Bác Hồ

Tìm xuất xứ bài thơ ‘Cảnh khuya’ của Bác Hồ

(VH&ĐS) Tháng 12/2013, trở lại các tỉnh Việt Bắc để xác minh một số tài liệu và thu thập thêm tư liệu về Bác Hồ thời kỳ Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và thời kỳ Bác trở lại chiến khu Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Người ngồi đó với cây chì đỏ – vạch đường đi từng bước, từng giờ (thơ Tố Hữu).

Đến Việt Bắc không thể không đến ATK Định Hoá. Và, đến ATK Định Hoá, không thể không đến đồi Khau Tý – một di tích lịch sử văn hoá được bảo tồn nguyên vẹn. Mỗi lần đến là một lần xúc động.

Trên đường lên Chiến khu Việt Bắc (ATK) Bác Hồ và những đồng chí cùng đi đã đến xã Điểm Mặc, huyện Định Hóa ngày 20/5/1947, đúng như dự định. Tại đây những ngày đầu Bác ở bản Quyên, nhà Chủ tịch xã Ma Đình Trường, sau đó chuyển lên ở lán trên đồi Khau Tý, thôn Nà Tra. Đồi Khau Tý, tiếng địa phương gọi là đồi Cây Thị. Lán được dựng theo đúng với kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc Định Hóa, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, vách dựng bằng liếp nứa. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng (được Bác Hồ đặt tên trong số 8 đồng chí) kể trong cuốn Những năm tháng bên Bác “Chúng tôi làm riêng cho Bác một cái “lầu”. Tầng trên để Bác ngủ và làm việc ban đêm, tầng dưới làm việc ban ngày, như vậy tránh được thú dữ và không khí ẩm thấp của núi rừng. Gọi là “lầu” nhưng thật ra nó bé lắm. Bác giao hẹn: Chiều cao có thể giơ tay với được, còn chiều ngang thì đưa tay sang phải sang trái vừa chạm đến, để tiện lấy các vật dùng treo trên vách. Bác bảo làm như vậy đỡ tốn công sức, dễ giữ bí mật. Trên sàn chỉ cần một chiếc bàn con để Bác ngồi làm việc, xem sách báo là đủ”.

Định Hóa được chọn làm trung tâm ATK vì đây là vùng địa hình núi non hiểm trở, địch không thể dùng xe cơ giới tấn công, mà ta thì lại sẵn các đường nhỏ xuyên rừng nối liền với các vùng Tây Bắc, vùng trung du, vùng đồng bằng. Năm 1906, nhà chí sĩ ái quốc Phan Bội Châu đã từ Quảng Châu (Trung Quốc) tìm về Định Hóa khảo sát, định xây dựng vùng này thành căn cứ địa chống Pháp.

Thu Đông 1947, thực dân Pháp tập trung binh lực, huy động hơn một vạn quân tinh nhuệ gồm cả Hải, Lục, Không quân mở một đợt tấn công quy mô, chia hai gọng kìm khép chặt Việt Bắc hòng tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Trong vòng vây trùng điệp bốn bề của địch, Bác và Trung ương chỉ đạo sáng suốt các cơ quan và đơn vị bộ đội di chuyển và thực hiện phương châm vừa đánh vừa tránh địch ở các địa bàn Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang.

Một tối cuối thu đầu đông, Bác cho mời đồng chí Ma Đình Kháng – Chủ tịch huyện Định Hóa đến lán Bác ở. Hai Bác cháu chuyện trò trong lán dưới tán lá cổ thụ giữa những khóm hoa rừng, xa xa tiếng suối đổ đều đều từ phía chân đồi vọng lại. Bác hỏi đồng chí Kháng về việc vạch kế hoạch tác chiến của huyện khi địch đánh tới đây thì thế nào và Bác sẽ chuyển đi đâu. Đồng chí Kháng báo cáo đầy đủ, tỉ mỉ, chi tiết về kế hoạch đã được chuẩn bị chu đáo. Tận khuya, dưới ánh trăng vàng, Bác tiễn đồng chí Kháng ra về, trở lại giữa rừng khuya trăng sáng, vẻ trầm ngâm, hứng thơ đến với Bác.

Luật sư Phan Anh cũng cho biết: Trong những ngày cực kỳ gay go, khó khăn của những tháng, năm đầu ở Việt Bắc, Bác đã phân tích và chỉ rõ những thuận lợi và những khó khăn của ta và địch. Bác phán đoán những hoạt động của các cánh quân của Pháp, Bác vẽ trên đất về đường tiến, đường lui của địch và của ta và giảng giải cặn kẽ: Chúng bao vây ta với thế gọng kìm ta phải luồn ra ngoài gọng kìm ấy để không mắc vào tròng của chúng. Khi địch rút lui ta lại về chỗ cũ. Luật sư cũng kể lại: chính trong những ngày gay go ấy, sau hôm gặp Bác ở Tràng Xá, ông nhận được thư của Bác, kèm theo một đoạn thơ:

Đêm khuya nhân lúc quan hoài

Lên câu thơ thẩn chờ ai họa vần

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, gió lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang gặp lúc gay go

Trăm việc ngàn công đều phải lo

Giúp đỡ anh em nên gắng sức

Sức nhiều thắng lợi lại càng to.

Từ sự kiện Bác trò chuyện với đồng chí Ma Đình Kháng và lời kể của luật sư Phan Anh cho ta biết được hoàn cảnh để có 10 câu thơ trên, giúp ta hiểu thêm Bác và thơ Bác. Mặc dù trong những giờ phút đương gặp lúc gay go với lo nỗi nước nhà, Bác vẫn có lúc quan hoài, vẫn có thơ, vẫn có nụ cười dí dỏm Lên câu thơ thẩn chờ ai họa vần.

Luật sư Phan Anh rất cảm động và xúc động khi đọc những câu thơ của Bác nên đã ứng tác họa vần:

Họa vần xin gửi cho ai

Đường xa sẻ tấm quan hoài nước non

Quanh quanh dòng suối cảnh đường xa

Trời có trăng và núi có hoa

Trăng sáng bao la trời đất nước

Hoa thơm phảng phất vị hương nhà

Nước nhà đang gặp bước gay go

Lái vững chèo dai ta chẳng lo

Vượt sóng, dựng buồm, ta lựa gió

Thuận chiều, ta mở cánh buồm to.

Sau này, năm 1967 Nxb Văn học làm sách Thơ – Hồ Chủ tịch, những người biên tập chỉ đưa bốn câu thơ với đầu đề Cảnh khuya:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ở câu thứ hai của bài thơ bốn câu này chữ gió được thay bằng chữ bóng.

Quả là bốn câu thơ với đầu đề Cảnh khuya diễn đạt trọn vẹn một tứ thơ hay, độc đáo, bất ngờ. Có thể nói được rằng, bốn câu thơ trên hoàn toàn đủ các yếu tố, thành phần của một bài thơ tứ tuyệt hoàn chỉnh, hiểu và cảm nó trọn vẹn như những bài thơ tứ tuyệt khác vậy. Bài thơ Cảnh khuya giúp ta hiểu rõ vì sao đêm khuya Bác chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, đồng thời hé mở một tâm hồn lớn, một bản lĩnh thi nhân tràn đầy sức sống và nhạy cảm trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Dù bề bộn đến đâu, trong lúc lo chăm công nghìn việc cho kháng chiến, cho dân, cho nước, Người vẫn dành một khoảng tâm hồn mình cho thiên nhiên thơ mộng cho trăng cho hoa – tâm hồn thi nhân của Người lúc nào cũng rộng mở vẫn không hề quên những việc nước, việc dân. Những cái mâu thuẫn tưởng như đối ngược lại thống nhất trong con người Bác, thật là kỳ diệu. Bài thơ đã đi vào các thế hệ bạn đọc và ở lại trong lòng bạn đọc cùng với thời gian năm tháng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, Tấm quan hoài nước non của Bác là từ lán Bác ở và làm việc trên đồi Khau Tý. Đồi này, lán này vẫn được lưu giữ. Ai đã từng đặt chân đến lán Khau Tý không thể không ngước nhìn cây đa cổ thụ cao to xum xuê cành lá giữa những khóm hoa rừng không thể không xúc động nhất là khi nhìn cây dâm bụt Bác trồng từ năm 1947 vẫn xanh tươi, tràn trề sức sống. Trong tĩnh lặng, xa xa dưới chân đồi Khau Tý, dòng suối Nà Tra róc rách, róc rách chảy như tiếng hát xa. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên khi đến thăm nơi này, đã rất xúc động, cảm xúc dâng trào, đột xuất có một mong muốn, một đề xuất: “Sáu mươi năm rồi, quá khứ hiện tại đan dệt. Trong mối liên tưởng đa chiều chợt dâng ước muốn nho nhỏ – giá chi dựng ở nơi đây một tấm bia đề bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ làm gần lại khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và mơ, để du khách đến đây sẽ không chỉ được thăm nơi đầu tiên Bác Hồ ở khi trở lại chiến khu Việt Bắc mà còn thăm nơi đầu tiên của nhà thơ Hồ Chí Minh, nơi nhà thơ sáng tác bài Cảnh khuya trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, thả hồn ngẫm ngợi trong sự hòa quyện giữa lịch sử và thơ. Sáng trong và linh thiêng”(1).

Lê Xuân Đức

(1) Báo Văn nghệ số 03 ngày 20-1-2007.

Đề Xuất 10/2021 # Một Số Câu Hỏi Xoay Quanh Bài Thơ: “Ánh Trăng” # Top Like

Xem 198

Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Câu Hỏi Xoay Quanh Bài Thơ: “ánh Trăng” mới nhất ngày 01/10/2021 trên website chúng tôi Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 198 lượt xem.

– Chúng ta đã từng biết đến vầng trăng nhớ cố hương của tiên thi Lý Bạch, từng rung cảm trước vẻ đẹp của ánh trăng – người bạn tri âm với người tù cộng sản Hồ Chí Minh (Vọng nguyệt – NKTT). Và với bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đã làm phong phú và giàu có thêm vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của vầng trăng đã quen thuộc từ ngàn đời.

– Trước hết, ánh trăng của Nguyễn Duy là hình ảnh đẹp của thiên nhiên với tất cả những gì là thi vị, gần gũi, hồn nhiên, tươi mát. Ánh trăng gần với tuổi ấu thơ của tác giả (d/c). Vầng trăng ấy hồn nhiên như cuộc sống, như đất trời (d/c).

– Nhưng nếu chỉ có vậy, ánh trăng của Nguyễn Duy sẽ lẫn với vô vàn ánh trăng khác trong thơ ca hiện đại. Cũng giống như trăng của người bạn tù, vầng trăng của Nguyễn Duy đã thành “tri kỷ”, người bạn tình nghĩa. Ánh trăng thời chiến như chia sẻ những thử thách của chiến tranh, như cùng nhà thơ và đồng đội trải qua những kỷ niệm của thời “ở rừng”. Vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa ấy: dấu ấn của một thời gian khó: “ngỡ không bao giờ quên”.

– Nhưng nhan đề “ánh trăng” còn thực sự sâu sắc, ý nghĩa bởi vầng trăng ấy còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình – ký ức gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cam go mà hào hùng.

– Cuộc sống hoà bình “ánh điện của gương, buyn đinh” đã khiến cho nhà thơ nhìn ánh trăng như một “người dưng qua đường”. Con người từng một thời chiến đấu, từng ngang dọc trên nhiều chiến trường đã có lúc như lãng quên quá khứ. Nhưng rồi thình lình đèn điện tắt… “đột ngột vầng trăng tròn”. Vầng trăng ấy đã đánh thức ký ức của tác giả, của thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày đánh Mỹ, tháng Mỹ.

– Ánh trăng lặng lẽ toả sáng trong bài thơ hay lặng lẽ như lời nhắc nhở giản dị mà sâu lắng, không được phép lãng quên quá khứ, có những thử thách, những hy sinh, những tôn thất thời đánh Mỹ ác liệt mới có cuộc sống hoà bình ngày hôm nay.

Câu 2: Hình ảnh vầng trăng và cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Duy qua bài thơ “Ánh trăng”.

– Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là một hình tượng đa nghĩa.

+ Trước hết, vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên, tươi mát. Trong hai khổ thơ đầu, vầng trăng hiện ra trong không gian của ruộng đồng, sông biển, núi rừng. Đó là vầng trăng của “hồi nhỏ sống với đồng” và sau này là “hồi chiến tranh ở rừng”. Lúc ấy, con người sống giản dị, “trần trụi với thiên nhiên – hồn nhiên như cây cỏ”. Vầng trăng trở thành người bạn tri kỷ, thành “vầng trăng tình nghĩa” gắn bó trong suốt những năm tháng từ thuở ấu thơ ở quê nhà, đến hồi chiến tranh sống ở rừng.

Đến khi về thành phố, sống giữa những tiện nghi hiện đại “quen ảnh điện, cửa gương”, con người bỗng quên đi cái vầng trăng “ngỡ không bao giờ quên” kia, bỗng vô tình với “cái vầng trăng tình nghĩa” kia. Sự vô tình đến mức tàn nhẫn:

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Rồi đến một đêm nào đó:

Thình lình đèn điện tắt… đột ngột vầng trăng tròn.

Con người đã quen với đèn điện nên quên trăng. Vầng trăng vẫn có đó nhưng “như người dưng qua đường”. Phải đến khi đèn điện tắt, con người mới lại nhìn thấy và nhận ra vầng trăng. Phải đột ngột như thế. Phải bất ngờ như thế, vầng trăng mới làm thức dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc.

Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng.

“Ngửa mặt lên nhìn mặt”, mặt người và mặt trăng đối diện nhau. Đó là khoảnh khắc bất ngờ gặp lại “cố nhân”. Khoảnh khắc gặp gỡ đó khiến hồn người “rưng rưng” cảm xúc. Vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, của quê hương đất nước.

+ Vầng trăng trong bài thơ còn có ý nghĩa biểu tượng: biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.

Vầng trăng đâu chỉ làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, của quê hương đất nước, mà còn đánh thức trong tâm trí con người bao kỷ niệm hồn nhiên của thời tuổi nhỏ, bao kỷ niệm nghĩa tình của một thời gian lao chiến đấu.

Khổ thơ cuối cùng là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng:

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kẻ chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình.

Mặc cho con người vô tình, “trăng cứ tròn vành vạnh”. Đó là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc”, phép nhân hoá khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ. “Ánh trăng im phăng phắc” nhưng đủ làm để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình không nên có, sự lãng quên đáng trách của mình. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên và nghĩa tình quá khứ thì vẫn nguyên vẹn, vĩnh hằng.

Câu 3: Phân tích 2 khổ thơ cuối của bài thơ “Ánh trăng”

– Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Con người không còn muốn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa. Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỷ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc – dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng.

– Cảm xúc “rưng rưng”: tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương. Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao.

– Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỷ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn quá nghèo nàn, gian lao. Lúc ấy con người với thiên nhiên trăng là tri kỷ, tình nghĩa.

Khổ thơ kết lại bài thơ bằng hai vế đối lập mà song song:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

… Đủ cho ta giật mình”

– Ở đây có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hình ảnh “vầng trăng tròn vành vạnh”, ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước.

– Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối. Cái “giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lý làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.

Câu 4: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ tượng trưng cho điều gì? Ý nghĩa khái quát của bài thơ “Ánh trăng”.

Gợi ý:

a. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của tự nhiên. Nhưng vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con người trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Khi đó, tâm hồn con người rộng mở, khoáng đạt như sông, như đồng, như bể như rừng. Toàn là những hình ảnh thiên nhiên rộng dãi, hùng vĩ. Nhưng khi kháng chiến thành công thì con người nhốt mình vào cửa kính, buyn – đinh, sống riêng cho mình, cho cái cá nhân nhỏ bé. Bởi thế mà không gần gũi, không mặn mà với vầng trăng. Lúc này trăng tượng trưng cho quá khứ ân tình, cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi. Con người có thể quên quá khứ, nhưng quá khứ không bao giờ quên. Trăng cứ tròn vành vạnh cũng như quá khứ tươi đẹp không bao giờ mờ phai, không bao giờ khuyết thiếu. Chỉ có những ai mê mải với cái riêng mới có thể dửng dưng. Nhưng vầng trăng ấy bao dung, không “kể chi người vô tình”. Chính thái độ lặng im cao thượng ấy càng làm những ai sớm quên quá khứ nghĩa tình phải giật mình.

b. Bài thơ “Ánh trăng” là tâm sự của Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà bình. Những sông, đồng, biển, rừng là hình ảnh tượng trưng, nhưng cũng là hình ảnh thật của những người kháng chiến. THành phố là môi trường mới, là hình ảnh thật của những người kháng chiến không đặt chân tới (trừ các chiến sĩ hoạt động bí mật). Môi trường mới ???nghỉ mới, hoàn cảnh mới làm cho con người sống cách biệt với thiên nhiên cũng có nghĩa là xa dần quá khứ, lạnh nhạt dần với quá khứ. Ánh trăng cảnh bao hiện tượng suy thoái về tình cảm, sẽ dẫn đến suy thoái lối sống, suy thoái đạo đức. Nó nhắc nhở con người cần thuỷ chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp của quá khứ, đừng (có mới nới cũ).

Câu 6: Phân tích, so sánh hình ảnh “Trăng” (vầng trăng, mảnh trăng, ánh trăng…) trong các bài thơ “Đồng chí”, “Đoàn thuyền đánh cá”, “Ánh trăng”.

Gợi ý:

Trăng trong cả ba bài thơ đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, người bạn tri kỷ của con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu, trong sinh hoạt hàng ngày.

– Trăng trong “Đồng chí” là biểu tượng của tình đồng chí, gắn bó keo sơn trong cuộc sống chiến đấu gián khổ thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, biểu tượng của hiện thực và lãng mạn, trở thành nhan đề của cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

– Trăng trong “Đoàn thuyền đánh cá” là cánh buồm chuyên chở và nâng bổng niềm vui hào hứng trong lao động làm chủ tập thể của những ngư dân đi đánh cá đêm, vẽ nên bức tranh sơn mài biển vàng biển bạc.

“Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”

– Trăng trong “Ánh trăng” là vầng trăng tròn vành vạnh, im phăng phắc đột ngột ùa vào phòng buyn-đinh tối om trong đêm hoà bình mất điện ở thành phố Hồ Chí Minh đã khiến nhà thơ giật mình, ân hận, day dứt về suy nghĩ và cách sống hiện tại của mình. Ánh trăng như người bạn thân nhắc nhở, lay tính lương tâm của tác giả: không được vô ơn với quá khứ, với đồng đội đã hy sinh với thiên nhiên nhân hậu và bao dung.

c. Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng

Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Sự đổi thay của con người không làm vầng trăng cau mặt. Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. “Trăng tròn” là một hình ảnh thơ khá hay, không chỉ là ánh trăng tròn mà còn là tình cảm bạn bè trong trăng vẫn trọn vẹn, vẫn chung thuỷ như năm xưa. Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỷ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc!

– Từ cái đối mặt trực diện ấy, ánh trăng đã thức dậy những kỷ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên.

– Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỷ. Ngôn ngữ bây giờ là nước mắt dưới hàng mi. Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao.

“Ánh trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

… Đủ cho ta giật mình”

– Ở đây có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người.

+ Trăng tròn vành vạnh, trăng im phăng phắc không giận hờn trách móc mà chỉ nhìn thôi, một cái nhìn thật sâu như soi tận đày tìm người lính đủ để giật mình nghĩ về cuộc sống hoà bình hôm nay. Họ đã quên mất đi chính mình, quên những gì đẹp đẽ, thiêng liêng nhất của quá khứ để cìm đắm trong một cuộc sống xô bồ, phồn hoa mà ít nhiều sẽ mất đi những gì tốt đẹp nhất của chính mình.

+ Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta : con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

– Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối. Cái “giật mình” là cảm giá và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” cảu sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước.

Theo Cẩm nang Ngữ văn 9

Phân Tích Bài Thơ Ánh Trăng

Phân tích bài thơ ánh trăng – Bài làm 1

Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài thơ ” Tre Việt Nam”. Bài “Hơi ấm ổ rơm” của anh đã từng đoạt giải thưởng báo Văn Nghệ. Hiện nay. Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác. Anh viết đều và khỏe. “Ánh trăng” là một trong những bài thơ của anh được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ mới lạ.

Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc đến những kỉ niệm đẹp:

“Hồi nh ỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng lị thành tri kỉ.”

Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng ở bên cạnh. Nhưng phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới thành “tri kỉ”. Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ.

Tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với trăng:

“Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa.”

Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ đẹp không cần trang sức, đẹp mội cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp thiên nhiên nên trăng hóa vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. “Vầng trăng tình nghĩa” bởi trăng từng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bởi trăng là người bạn, tri âm, tri kỉ như tác giả đã nói ở trên.

Ấy thế mà có những thời gian tác giả tự thú là mình đã lãng quên cái “vầng trăng tình nghĩa” ấy:

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường. “

Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thay đổi. Tác giả về sống với thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo, “quen ánh điện”, “cửa gương”. “Ánh điện”, “cửa gương” tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng… dần dần “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên. “Vầng trăng” ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ ấy. “Trăng” bây giờ thành “người dưng”. Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ở thành phố vì quen với “ánh điện, cửa gương”, quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đời không thèm để ý đến”vầng trăng” từng là bạn tri kỉ một thời.

Phải đến lúc toàn thành phố mất diện:

“Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn.”

“Vầng trăng” xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy,… tác giả, bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả cứ “rưng rưng” nước mắt:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng, là bể

như là sông, là rừng”.

Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ. Tác giả không dấu được niềm xúc dộng mãnh liệt của mình. “Vầng trăng” nhắc nhở tác giả đừng bao giờ quên những tháng năm gian khổ ấy, đừng bao giờ quên tình bạn, tình đồng chí đồng đội, những người đã từng đồng cam cộng khổ. chia ngọt sẻ bùi trong những tháng năm chiến dấu đầy gian lao thử thách.

Khổ cuối bài thơ, Nguyễn Duy đưa người đọc cùng đắm chìm trong suy tư, trong chiêm nghiệm về “vầng trăng tình nghĩa” một thời:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình… “

Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Trăng bao dung và độ lượng biết bao! Tấm lòng bao dung độ lượng ấy “đủ cho ta giật mình” mặc dù trăng không một lời trách cứ. Trăng tượng trưng cho phẩm chất cao quý của nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình chiến đấu trong những tháng năm “không thể nào quên”.

“Ánh trăng” của Nguyền Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. “Ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải “giật mình” suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.

Phân tích bài thơ ánh trăng – Bài làm 2

Nhà thơ Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc một cách vô cùng gần gũi, mộc mạc, thể hiện qua từ ngữ nhẹ nhàng tình cảm.

Bài thơ “Ánh trăng” được rút ra từ tập thơ cùng tên được tác giả viết trong những năm 1978 khi đang sống tại Hồ Chí Minh. Bài thơ “Ánh Trăng” chính là tựa đề của bài thơ cũng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ, thể hiện tình cảm gắn bó trước sau như một thủy chung, của con người và ánh trăng.

Ánh trăng chính là người bạn thân thiết của con người xuyên suốt trong những câu thơ, thể hiện tình cảm gần gũi gắn bó.

Có thể nói Nguyễn Duy đã rất tinh tế để xây dựng thành công hình tượng ánh trăng nhưng có sức mạnh làm lay động tới trái tim người đọc. Bài thơ được tác giả Nguyễn Duy bằng những hình ảnh ánh trăng vô cùng thân thuộc, tình cảm gắn bó thật đẹp

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

Hình ảnh ánh trăng chính là biểu tượng thành công mà tác giả đã xây dựng thành công thể hiện những kỷ niệm gắn bó giữa con người và ánh trăng.

Ánh trăng vô cùng tinh khiết, nhẹ nhàng lan tỏa từng cánh đồng mênh mông nuôi dưỡng những kỷ niệm đẹp tâm hồn của mỗi chúng ta.

Đến những năm tháng hồi chiến tranh ở rừng vô cùng gian khổ, vất vả, ánh trăng thể hiện ký ức tuổi thơ thân thiết gần gũi như hai người bạn tâm giao tri kỷ, tình cảm gắn bó xuyên thời gian và không gian.

Có thể nói Nguyễn Duy đã khéo léo tinh tế nên nhân hóa ánh trăng thành người bạn thân thiết, gắn bó tri kỷ của mình. Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ, hình ảnh ánh trăng và con người lại được tái hiện thông qua những năm tháng chiến tranh, sự gắn kết của con người và ánh trăng thể hiện tình cảm gắn bó.

Trần trụi giữa thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Dù ở đâu thì ánh trăng vẫn thể hiện sự tròn vẹn của mình, thể hiện tình cảm ấm áp dành cho con người soi sáng những con người trong màn đêm hành quân tăm tối. Ánh trăng tình nghĩa, thủy chung luôn nhắc nhở con người tới những kỷ niệm thân thiết, không bao giờ có thể quên đi.

Trong khổ thơ từ “ngỡ” chính là dấu hiệu cho sự ly tan, rạn nứt lãng quên ở khổ thơ tiếp theo giữa con người và ánh trăng:

Từ hồi về thành phố

Quen đèn điện của gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Cuộc sống đô thi phồn hoa có nhiều ánh diện, nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi khiến cho con người quên dần đi người bạn thân thiết giản dị gắn bó với mình từ khi bé tới những ngày chiến tranh gian nan thử thách. Nhưng ánh trăng thì trước sau vẫn thủy chung son sắc, vẹn nguyên tròn đấy. Những câu thơ thể hiện cảm xúc nghẹn ngào

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om,

Vội bật tung cửa sổ,

Đột ngột vầng trăng tròn.

Đến những khổ thơ này thì giọng thơ, tứ thơ đột ngột thay đổi, có lẽ chính bản thân tác giả đã thay đổi nên mới dẫn tới sự thay đổi trong cuộc sống của con người. Sau chiến tranh hòa bình lập lại con người trở về thành phố xây dựng cuộc sống mới thì họ dần dần quên mất quá khứ khó khăn, những người bạn đã chung sức trong khó khăn gian khổ.

Chính cuộc sống đầy đủ, với ánh sáng của đèn điện sáng trưng, thì ánh trăng mờ nhạt chẳng là gì cả. Hai từ “thình lình” được tác giả dùng một cách độc đáo, có thể thấy sự không vững vàng trong thâm tâm của con người. Trong tâm hồn có một sự chuyển biến sâu sắc nên mọi thứ trở nên không rõ ràng vững vàng.

Nhưng rồi một ngày đèn điện biến mất, những thứ tiện nghi khiến cho con người lại tìm tới những thứ xưa cũ, khi cửa sổ được bật tung ra thì vầng trăng tròn vành vạnh đã làm cho tác giả cảm thấy ngỡ ngàng, cảm thấy hổ thẹn ánh trăng tình nghĩa tròn đầy kia.

Thực ra đến khổ thơ này tác giả đã nhận ra sự vô tâm, hững hờ của mình đối với quá khứ, những kỷ niệm thiêng liêng gắn bó qua những ngày khó khăn, gian khổ.

Khi tác giả đối diện với ánh trăng có điều gì đó rưng rưng xúc động khiến cho lòng người chợt chùng xuống, ngỡ ngàng xúc động. Một cuộc gặp gỡ hội ngộ vô cùng bất ngờ giữa tác giả và ánh trăng.

Vầng trăng tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình

Trong những câu thơ thể hiện phép đối lập song song thể hiện lương tâm của con người đã được giác ngộ và thức tỉnh đúng lúc trước ánh trăng tròn đều, vẹn nguyên sau bao nhiêu thăng trầm của thời gian.

Dù cuộc sống của con người có thay đổi như thế nào thì ánh trăng vẫn mãi như vậy, vẫn chung thủy trước sau, vẫn tròn vẹn, không hề sứt mẻ, thể hiện sự bao dung của thiên nhiên dành cho con người. Những câu thơ của Nguyễn Duy đã gieo vào lòng người đọc những âm hưởng khó quên, nghẹn ngào và xúc động.

Bài thơ “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy với tứ thơ vô cùng độc đáo hấp dẫn mới mẻ, từ ngữ thể hiện phong cách phóng khoáng, tác giả đã thể hiện được tình cảm của mình với thiên nhiên và kỷ niệm trong quá khứ.

Phân tích bài thơ ánh trăng – Bài làm 3

Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng mang cho mình những kí ức, những kỉ niệm khó quên, dù cho đó là kỉ niệm buồn hay những kỉ niệm vui. Đó là những hành trang đưa ta bước vào đời, để mỗi khi ta nhớ lại những phần kí ức ấy thì lại trỗi dậy những cảm xúc, tình cảm. Nhưng con người luôn bộn bề với những công việc của mình, chính sự bận rộn ấy đã vô tình khiến chúng ta quên đi những kí ức xưa, để khi chợt nhớ lại thì không tránh khỏi những cảm giác bàng hoàng. Cũng đã từng có những kí ức và cũng đã từng lãng quên, nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ “Ánh trăng” của mình đã thể hiện một cách chân thực, sinh động cảm giác bàng hoàng, nuối tiếc, tự trách khi ông đã “trót” quên đi những kí ức tình nghĩa.

Nguyễn Duy từng là một người chiến sĩ cách mạng, đã từng cầm súng bảo vệ, đấu tranh cho hòa bình, cho sự độc lập của dân tộc. Nên có thể nói Nguyễn Duy đã có những khoảng thời gian nhất định gắn bó với cuộc sống chiến tranh, có những kỉ niệm không bao giờ quên ở những ngày tháng gian khổ nhưng đầy hào hùng đó. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975 thì Nguyễn Duy đã trở về thành phố sinh sống, sống trong một môi trường, một cuộc sống hoàn toàn mới này, nhà thơ đã vô tình bị cuốn theo cuộc sống ấy mà lãng quên đi những kí ức xưa. Để khi nhớ lại thì không khỏi bàng hoàng, day dứt, trong tâm trạng ấy, nhà thơ đã viết bài thơ “Ánh trăng”.

“Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với biển

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ”

Đó là dòng kí ức của nhà thơ, khi còn là một cậu bé ngây thơ, hồn nhiên sống chan hòa với tự nhiên “Hồi nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với biển”, trong kí ức tuổi thơ thì những hiện tượng tự nhiên “sông”, “đồng”, “biển” không phải là những vật vô tri vô giác mà nó đã trở thành những người bạn cùng sống, cùng vui chơi. Khi lớn lên đi bộ đội, cuộc sống gian khổ giữa mưa bom bão đạn, nơi điều kiện vô cùng thiếu thốn, khắc nghiệt ở rừng thì vầng trăng đã trở thành người tri kỉ cùng chia sẻ buồn vui, người đồng đội cùng nhau chiến đấu, cùng nhau đối mặt với những tình huống cam go nhất. Ở những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã thể hiện được tình cảm khăng khít của mình với những thiên nhiên, cũng là với những kí ức xưa nhưng cũng đồng thời thể hiện sự bàng hoàng, không tin rằng mình có thể quên đi được.

“Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Đó là khoảng thời gian nhà thơ gắn bó nhất với cuộc sống tự nhiên, “trần trụi” thể hiện sự thân thiết đến mức gắn bó, cũng thể hiện được sự tin tưởng, đồng cảm giữa mình với thiên nhiên, cuộc sống không nhiều suy tư mà “hồn nhiên như cây cỏ”, đó không phải cuộc sống vô lo vô nghĩ mà là cuộc sống giản đơn, chân chất, thuần hậu nhất. Và những kỉ niệm gắn bó ấy đã khắc sâu vào trong tâm hồn, máu thịt của nhà thơ. Có lẽ chưa bao giờ nhà thơ nghĩ rằng mình có thể quên được những kí ức đó, vì nó không chỉ là những kỉ niệm, mà nó còn là tình nghĩa của nhà thơ với quá khứ “Ngỡ không bao giờ quên”. Nhưng, khi sống trong một không gian mới, một môi trường mới thì những kí ức ấy liệu có còn ven nguyên?

“Từ ngày về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

Cuộc sống mới của nhà thơ đó chính là nơi thành thị, nơi có nhịp sống tấp nập, huyên náo. Cũng có lẽ vậy mà nhà thơ đã bị cuốn vào vòng quay không ngừng của cuộc sống ấy, dần quen với “ánh điện, cửa gương”, những vật dụng hiện đại của cuộc sống, cũng vì quen thuộc với cái mới mà những cái thân thiết khi xưa lại vô tình lãng quên đi, vầng trăng vốn là người tri kỉ, người gần gũi nhất với nhà thơ khi còn nhỏ và khi đi lính thì giờ đây trở thành những người đầy xa lạ “Vầng trăng đi qua ngõ/ ngỡ ngời dưng qua đường”. Có lẽ vầng trăng tình nghĩa ấy mãi chìm vào trong quên lãng nhưng một tình huống bất ngờ đã xảy ra, thức tỉnh mọi kí ức xưa cũ ấy:

“Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn- đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn”

Khi những ánh điện đang trở nên quen thuộc, vầng trăng bị quên lãng trở thành “người dưng” thì tình huống bất ngờ ấy đã xảy ra, đó là khi đèn điện bị tắt”, căn phòng trở nên tối om, và như một thói quen, nhà thơ đã vô thức bật tung cánh cửa sổ để tìm kiếm chút ánh sáng. Và khi này, ánh sáng vầng trăng không chỉ soi rọi vào căn phòng mà dường như nó nó còn soi chiếu đến một phần kí ức đã bị lãng quên của nhà thơ. Sự “trùng phùng” bất chợt này khiến cho nhà thơ hoang mang, khắc khoải, đó là khi dòng kí ức ào ạt đổ về, những kí ức ngỡ bị chon vùi thì nay sống dậy mạnh mẽ trong tâm hồn, tình cảm của nhà thơ:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng”

Khi ánh trăng tràn vào cửa sổ, cũng là lúc mà nhà thơ đối diện trực tiếp với vầng trăng “Ngửa mặt lên nhìn mặt”, chính sự tiếp xúc trực tiếp này khiến cho nhà thơ rưng rưng “Có cái gì rưng rưng”, ta có thể hiểu ở đây rưng rưng là những giọt nước mắt long lanh, trực rơi trên khóe mắt của nhà thơ, cũng có thể là cái rưng rưng trong tâm trạng của nhà thơ khi trải qua một trạng thái xúc động mạnh mẽ. Ánh trăng ấy đã soi chiếu vào sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ, nơi những kí ức được cất giữ, làm những hình ảnh thân thương khi xưa lại tràn về “Như là đồng là bể/ Như là sông là rừng”.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

“Tròn vành vạnh” là sự vẹn nguyên của quá khứ, của những hồi ức khi xưa, trăng tròn vành vạnh là những tình nghĩa khi xưa vẫn như vậy, chẳng hề may may thay đổi, trăng vẫn là trăng của ngày xưa, nhưng con người giờ đây đã đổi khác “Kể chi người vô tình”, nhà thơ tự trách mình vô tình vì đã lỡ quên đi những tình nghĩa khi xưa, vầng trăng vẫn sáng như vậy nhưng lại im lặng đến đáng sợ, và trong cảm nhận của nhà thơ thì chính sự im lặng này lại là hình phạt đáng sợ nhất, vì nó đánh động mạnh mẽ vào tâm hồn, vào những tình cảm gắn bó của quá khứ, đây cũng là sự trách mắng đầy nghiêm khắc của vầng trăng “Ánh trằn im phăng phắc/ Đủ cho ta giật mình”

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Phân tích bài thơ ánh trăng hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Phân tích bài thơ ánh trăng thật hay và đạt được kết quả cao.

Hình Ảnh Ánh Trăng Cùng Với Mạch Cảm Xúc Trong Bai Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy

Tiêu đề: hình ảnh ánh trăng cùng với mạch cảm xúc trong bai thơ ánh trăng của nguyễn duy

Tiêu đề: hình ảnh ánh trăng cùng với mạch cảm xúc trong bai thơ ánh trăng của nguyễn duy

 

a)-nơi thành phố lắm điện ,cửa gương người ta chẳng chú ý đến ánh trăng .Sự suất hiện đột ngột của vầng trăng ở tình huống đặc biệt đã gây ấn tượng manh-Vầng trăng là 1 hình ảnh thiên nhiên,hồn nhiên ,tươi mát,là người bạn chi kỉ suốt đời của tuổi thơ,rồi thời chiến tra ở rửng trong phút chốc sự suất hiện đột ngột của vầng trăng làm sống dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của những tháng năm gian lao vất vả.Và hình ảnh của thiên nhiên ,đất nước bìng dị hiền hậu “như là đồng là bể như là sông là rừng”hiện hình trong mỗi câu thơ ,trong cảm súc rưng rưng cuả mỗi con người đã sống ở phố phường hiện đại-Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình ,hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị ,vĩnh hằng của đời sống,đặc biệt là khổ cuối bài thơ là nơi tập chung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng .Chiều sâu tư tưởng mang tính chiết lí của tác phẩm “trăng cứ tròn vành vạnh “như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ nguyên vẹn trẳng thể phai mờ “ánh trăng im phăng phắc ” chính là người bạn nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc ,đang nhăc nhở nhà thơ và cả chúng ta :con người có thể vô tình ,có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình ,quá khứ thì luôn tròn đầy ,bất diệtchủ đề bài thơ và ý nghĩa:-từ 1 câu chuyện riêng bài thơ là lời tự nhăc nhở thấm thía về thái độ ,tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao tình nghĩa đối với thiên nhiên đât nước bình dị hiền hậu-Ánh trăng không chỉ là chuyện riêng ủa thiên nhiên ,của 1 người mà cả một thế hệ từng chải qua năm tháng dài ,gian khổ chiến tranh ,từng gắn bó với thiên nhiên ,nhân dân tình nghĩa.Giờ đươc sống trong hoa bình đươc tiêp súc với tiện nghi hiên đại ,hơn thế bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người ,nhiều thời ,nó đăt ra vấn đề về thái độ với quá khứ ,những người đã khuất và cả chính mình

Chữ ký của

huyenz0ny