Xuất Xứ Bài Thơ Vội Vàng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Xuất Xứ Bài Thơ Thăm Lại Pác Bó

Ngày 19-2-1961, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, Bác Hồ trở lại thăm Cao Bằng – nơi 20 năm trước Người đã vượt biên giới Việt – Trung về Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (29-1-1941) để lãnh đạo kháng chiến. Tuy vừa đi ô tô một đoạn đường dại quốc lộ 4 gập gềnh, khúc khuỷu từ Lạng Sơn lên, người mệt mỏi, sáng ngày 20-2-1961, Bác Hồ vẫn tranh thủ đi thăm Pác Bó. Ngày ấy, từ ngã ba Đôn Chương vào Pác Bó chưa có đường ô tô như ngày nay, chỉ có đường mòn cách xa 8 km, trời lại vừa mới mưa phùn nên đường lầy trơn rất khó đi.

Để bảo đảm an toàn cho Bác, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã chuẩn bị sẵn và đề nghị Bác đi ngựa – Bác chấp thuận. Hai chiến sĩ biên phòng lo Bác ngồi trên lưng ngựa không vững bèn chạy theo hai bên để đỡ Bác. Bác gạt đi: “Các chú khỏi lo. Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, Bác làm gì có xe ô tô để đi. Nếu đi công tác chặng đường gần thì đi bộ, chặng đường xa mới có ngựa cưỡi. Bác cưỡi ngựa thạo rồi”.

Sau hai mươi năm, ngày 20-2-1961, Hồ Chủ tịch về thăm lại Pác Bó (Cao Bằng). Được gặp lại Người, bà con Pác Bó vô cùng xúc động. Ảnh: Người thăm lại suối Lê-nin (Pác Bó).

Vào đến bản Pác Bó, Bác và các đồng chí cùng đi thẳng vào hang Cốc Bó rồi mới quay ra gặp gỡ bà con dân bản. Từ bản Pác Bó vào khu vực hang Cốc Bó, ngựa không sao đi nổi, Bác phải chống gậy đi bộ. Năm ấy Bác đã bước sang tuổi 71, sức khỏe đã giảm nhiều, lại thêm phần xúc động khi trở lại thăm chốn xưa, nên đến đầu nguồn suối Lê-Nin, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đề nghị Bác không leo núi dốc để thăm lại hang Cốc Bó nữa. Ngước nhìn lên phía hang nằm ở lưng chừng núi, Bác bùi ngùi nói:

-Thôi, đành vậy. Nhờ các chú lên thăm hang giúp Bác. Xem nhũ đá Bác tạc tượng ông Các Mác, dưới chân ông có tượng vượn người, và trên vách hang, bác có viết bằng chữ nho bằng than củi “Ngày mùng tám tháng hai, năm một nghìn chín trăm bốn mươi mốt” là ngày Bác vào ở hang có còn giữ được không?

Trong khi chờ đợi đoàn người lên thăm hang, Bác thong dong đi thăm lại những phiến đá Bác kê thay bàn thế để ngồi làm việc, thăm gốc cây ổi thường ngày Bác vẫn hái lá đun uống thay chè (trước đây chỉ với tay tầm ngang đầu là hái được từng nắm lá), nay đã trở thành một cây ổi cổ thụ vươn cao hàng chục mét, gốc đã tróc vỏ trơ lõi sần sùi, thăm phiến đá nhẵn bóng dưới gốc cây si già, khi thư giãn Bác thường ngồi câu cá bên bờ suối… gợi nhớ biết bao kỷ niệm của một thời hoạt động bí mật gian truân.

Từ trên hang xuống, đồng chí Lê Quảng Ba, người từng dẫn đường cho Bác từ Trung Quốc vượt biên giới về Pác Bó và đã được sống gần gũi với Bác suốt thời gian ở Pác Bó, năm ấy là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương, thưa với Bác:

-Thưa Bác, đường lên hang trơn trượt, cỏ mọc đôi đoạn phủ cả lối đi. Còn trong hang, tượng ông Mác, tượng vượn người, dòng chữ nho Bác viết trên vách đều còn nguyên vẹn. Duy chỉ có những tấm phản kê làm giường cho Bác nằm thì đã mục nát cả.

Bác xúc động nói:

-Bà con Pác Bó tốt quá. Trước đây, nếu không được bà con đùm bọc, cưu mang thì làm sao Bác sống qua được những ngày cách mạng còn đen tối. Nay đã 20 năm qua đi, lại vẫn giữ gìn, bảo vệ cả cái hang Bác ở. Hôm nay, Bác rất vui. Bây giờ còn ít phút, Bác và các chú ta cùng làm một bài thơ. Chủ đề là tức cảnh thăm lại hang Cốc Bó, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt – Các chú có đồng ý không?

Mọi người vỗ tay hưởng ứng, Bác liền chỉ tay vào đồng chí Hồng Kỳ, lúc ấy là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng:

-Chú là Bí thư, chú xướng câu mở đầu.

Đồng chí Hồng Kỳ lắc đầu, gãi tai, cười trừ:

-Thưa Bác, cháu là Bí thư nhưng cháu rất là bí thơ. Cháu không biết làm thơ đâu ạ!

Bác phê bình khéo:

-Đáng lẽ chú là Bí thư thì phải giỏi làm thơ mới đúng. Thơ cũng là vũ khí cách mạng. Có khi cán bộ nói cả buổi mà quần chúng không nghe ra, nhưng chỉ đọc mấy vần thơ thì ai cũng hiểu. Thôi được, tha cho chú. Vậy, Bác chỉ định người khác vậy.

Bác nhìn quanh rồi chỉ vào đồng chí Tố Hữu:

-Đồng chí Lành vậy – Chú là nhà thơ mà.

Đồng chí Tố Hữu cũng lắc đầu cười:

-Dạ, ở đây Bác là người có tuổi hơn cả. Xin kính lão đắc thọ, mời Bác khai thơ trước ạ!

Bác cười to:

-Các chú khôn thật, định dồn Bác vào chân tường đấy phỏng? Được, Bác sẽ khai thơ vậy.

Suy nghĩ giây lát, Bác đọc hai câu mở bài:

Hai mươi năm trước ở hang này

Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây

Đấy, Bác mở đến nửa phần bài thơ. Bây giờ đến lượt các chú làm hai câu thơ cuối.

Mọi người vỗ tay hoan hô. Rồi mỗi người thêm một ý, góp một câu, cuối cùng Bác kết luận:

Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu

Non sông gấm vóc có ngày nay

Thế là bài thơ hoàn thành. Thực ra bài thơ là “Không đề”, về sau này khi xuất bản mới đặt tên bài thơ là Thăm lại Pác Bó.

Lê Hồng Bảo Anh

Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng Và Dàn Ý Bài Vội Vàng 2022

I. Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng

– Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu và đặc điểm thơ Xuân Diệu

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Vội vàng.

Phân tích bài thơ Vội vàng

– Thể hiện một ước muốn tưởng chừng như vô lí, viển vông của Xuân Diệu

– Nhưng xét đến cùng, đó là ước muốn giữ lại hương sắc cho cuộc đời

– Nghệ thuật: điệp ngữ, thể thơ năm chữ, tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập

+ Hình ảnh thơ tươi vui, trẻ trung, có đôi có cặp, tất cả như đang tràn trề ra “ong bướm tuần tháng mật”, “hoa của đồng nội xanh rì”, “yến anh khúc tình si”, “ánh sáng chớp hàng mi”

+ Hình ảnh thơ tươi vui, trẻ trung, có đôi có cặp, tất cả như đang tràn trề ra “ong bướm tuần tháng mật”, “hoa của đồng nội xanh rì”, “yến anh khúc tình si”, “ánh sáng chớp hàng mi”

– Quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ:

+ Sử dụng các hình ảnh thơ đối lập: “lòng tôi rộng” – “lượng trời chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, “còn trời đất” – “chẳng còn tôi mãi”

Diễn tả một cách trọn vẹn và sâu sắc lời giục dã sống vội vàng, sống sôi nổi và luôn trân quý thời gian, tuổi trẻ của của tác giả. Và xét đến cùng, lời giục dã ấy chính là biểu hiện của một cái tôi khát khao sống, khát khao tận hưởng những vẻ đẹp giữa chốn trần gian.

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ : Bài thơ với một hình thức nghệ thuật rất điêu luyện: sự kết hợp hài hòa giữa mạch trữ tình và mặt triết lí, cũng việc sử dụng thành công các biện pháp tu từ đã cất lên lời giục dã sống mãnh liệt, sôi nổi và luôn biết trân quý từng giây phút trong cuộc đời mình.

II. Bài Viết Phân Tich Vội Vàng – Xuân Diệu

Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, một cây đại cổ thụ của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà thơ của mùa xuân, của tình yêu với giọng thơ sôi nổi, say đắm, yêu đời thắm thiết và luôn khao khát tình yêu, khát khao giao cảm. Và có thể nói, “Vội vàng” in trong tập Thơ thơ là một trong số những bài thơ xuất sắc, tiêu biểu nhất cho phong cách thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám năm 1945.

Mở đầu bài thơ, tác giả Xuân Diệu đã thể hiện một khát vọng sống kì lạ, thậm chí là ngông nghênh:

Chắc hẳn, khi đọc những vần thơ này, mỗi chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên trước cái ước muốn, khát khao của Xuân Diệu. Bởi lẽ. tắt nắng, buộc gió là điều không thể, bởi, nắng và gió là những cái thuộc về tự nhiên, không nằm trong tầm kiểm soát của con người, đó là việc làm tưởng như vô ích, phi lí. Nhưng với Xuân Diệu, nó chẳng vô nghĩa chút nào, ông còn nhấn mạnh cái ước muốn ấy nữa là đằng khác bởi với ông, “tắt nắng”, “buộc gió” là để giữ lại hương sắc của cuộc đời trần thế, để “màu đừng nhạt mất”, “hương đừng bay đi”. Như vậy, bốn khổ thơ mở đầu bài thơ đã diễn tả cái ước muốn cháy bỏng, luôn thường trực trong thi sĩ.

Và để rồi, chín câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã đi vào miêu tả bức tranh thiên nhiên – “thiên đường trên mặt đất” như một cách để lí giải cái mong muốn “tắt nắng”, “buộc gió” của mình.

Dường như, chỉ với sáu câu thơ, tác giả đã vẽ nên một thiên đường ngay trên mặt đất. Với việc sử dụng hàng loạt các hình ảnh tràn đầy tươi trẻ, có đôi có cặp, tất cả như đang tràn trề ra “ong bướm tuần tháng mật”, “hoa của đồng nội xanh rì”, “yến anh khúc tình si”, “ánh sáng chớp hàng mi” cùng hàng loạt biện pháp tu từ nhân hóa, điệp từ và đặc biệt là phép so sánh độc đáo, đậm chất Xuân Diệu “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy ánh sáng mới mẻ, tinh khôi, đầy âm thanh rộn rã, đầy màu sắc, hương thơm và đầy tình tứ. Dường như, trong bức tranh ấy, tất cả vạn vật đều căng tràn sự sống và đanh chếnh choáng trong men say của luyến ái, của tình yêu. Và dường như, cái tôi Xuân Diệu không thế kiềm chế được niềm vui sướng, hân hoan, vội vàng muốn tận hưởng tất cả của mình mà phải thốt lên rằng:

Nếu như trong mười ba câu thơ đầu, tác giả Xuân Diệu thể hiện niềm khao khát, tình yêu tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống thì trong mười sáu câu thơ tiếp theo, tác giả thể hiện nối băn khoăn, day dứt về sự hữu hạn của đời người và sự chảy trôi một đi không trở lại của thời gian.

Có thể nói, trong mười sáu câu thơ tác giả đã sử dụng triệt để biện pháp tu từ điệp ngữ. Đó là điệp ngữ từ đó thành kiểu câu giải thích để đi sâu cắt nghĩa, lí giải, tìm ra chân lí mang tính khẳng định đầy chiêm nghiệm., để rồi, từ đó nêu lên một quan niệm hết sức mới mẻ về tuổi trẻ, về thời gian. Với Xuân Diệu, thời gian, tuổi trẻ của mỗi người là một quãng thời gian hữu hạn, chật hẹp, nó sẽ trôi chảy theo nhịp tuyến tính và một đi không trở lại. Đó là một quan niệm hết sức mới mẻ của Xuân Diệu. Thêm vào đó việc sử dụng điệp từ “phải chăng” cùng cách sử dụng hình ảnh đối lập “lòng tôi rộng” – “lượng trời chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, “còn trời đất” – “chẳng còn tôi mãi” đã diễn tả một cách sâu sắc tâm trạng tiếc nuối, ngậm ngùi trước sự chảy trôi của thời gian, của tuổi trẻ.

Thiên nhiên trên mặt đất thật đẹp thật tình tứ nhưng tuổi trẻ của con người có hạn, một đi không trở lại, bởi vậy nên con người phải sống vội vàng để tận hưởng hết thảy những vẻ đẹp ấy. Và bởi vậy, mười câu thơ kết thúc bài thơ là lời giục dã sống vội vàng.

Với việc sử dụng điệp từ trong hàng loạt các câu thơ, cùng việc sử dụng các động từ mạnh theo cấp độ tăng dần “ôm” – “riết” – “say” – “thâu” – “cắn” dã diễn tả một cách trọn vẹn và sâu sắc lời giục dã sống vội vàng, sống sôi nổi và luôn trân quý thời gian, tuổi trẻ của của tác giả. Và xét đến cùng, lời giục dã ấy chính là biểu hiện của một cái tôi khát khao sống, khát khao tận hưởng những vẻ đẹp giữa chốn trần gian.

Tóm lại, bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm hết sức mới mẻ, độc đáo về tuổi trẻ về thời gian. Bài thơ với một hình thức nghệ thuật rất điêu luyện: sự kết hợp hài hòa giữa mạch trữ tình và mặt triết lí, cũng việc sử dụng thành công các biện pháp tu từ đã cất lên lời giục dã sống mãnh liệt, sôi nổi và luôn biết trân quý từng giây phút trong cuộc đời mình.

dàn ý bài vội vàng

dàn ý vội vàng

phân tích bài thơ vội vàng

phân tích vội vàng

vội vàng xuân diệu

dàn ý phân tích vội vàng

Bình Luận Facebook

.

Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng (Cực Hay)

Phân tích bài thơ Vội Vàng (cực hay)

Bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc số 2 Hướng dẫn phân tích:

Tuổi trẻ mỗi đời người chỉ có một, chính vì vậy, ai cũng phải biết trân trọng, sống hết mình với tuổi trẻ. ” Vội vàng ” là bài thơ độc đáo nhất, “mới nhất” của thi sĩ Xuân Diệu in trong tập “Thơ Thơ” (1933-1938) – đóa hoa đầu mùa đầy hương sắc làm rạng danh một tài thơ thế kỉ.

… “Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn…”. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”…

Mỗi lần đọc những dòng thơ trên, nhạc điệu, vần điệu “Vội vàng” cứ ngân vang dào dạt mãi trong lòng ta, tình yêu đời, yêu sống như tát mãi không bao giờ vơi cạn… Cảm thức về thời gian, về mùa xuân, về tuổi trẻ… như những lớp sóng vỗ vào tâm hồn ta. “Vội vàng” là bài thơ độc đáo nhất, “mới nhất” của thi sĩ Xuân Diệu in trong tập “Thơ Thơ” (1933-1938) – đóa hoa đầu mùa đầy hương sắc làm rạng danh môt tài thơ thế kỉ.

Bài thơ ” Vội vàng ” nói lên nhịp điệu sống, khát vọng sống của tuổi trẻ rất đẹp, rất đáng yêu. Một đời người chỉ có một lần tuổi trẻ. Phải biết trân trọng, quý trọng và sống hết mình với tuổi trẻ, với mùa xuân và với thời gian.

“Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.

Trong “Tiểu dẫn” về bài thơ “Vội vàng” này Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh viết:

Thiên nhiên rất đẹp đầy hương sắc của hoa trên “đồng nội xanh rì”, của lá “cành tơ phơ phất”. “Tuần tháng mật” của ong bướm. “Khúc tình si” của yến anh. “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”. Chữ “này đây” được 5 lần nhắc lại diễn tả sự sống ngồn ngộn phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu. Vì lẽ đó nên phải vội vàng “tắt nắng đi” và “buộc gió lại”. Trong cái phi lí có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn.

Tuổi trẻ rất đẹp, rất đáng yêu. Bình minh là khoảnh khắc tươi đẹp nhất của một ngày, đó là lúc “thần vui hằng gõ cửa”. Tháng giêng là tháng khởi đầu của mùa xuân, “ngon như cặp môi gần”. Một chữ “ngon” chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa mới lạ vừa táo bạo. Chiếc môi ấy chắc là của giai nhân, của trinh nữ. Đây là câu thơ hay nhất, mới nhất cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu.

“Tháng giêng ngon như cặp môi gần Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

Chắc là Xuân Diệu viết bài thơ này trước năm 1938, lúc ông trên dưới 20 tuổi – cái tuổi thanh niên bừng sáng. Nhưng thi sĩ đã “vội vàng một nửa”, một cách nói rất thơ – chẳng cần đến tuổi trung niên (nắng hạ) mới luyến tiếc tuổi hoa niên. Dấu chấm giữa dòng thơ, rất mới, thơ cổ không hề có. Như một tuyên ngôn “vội vàng”:

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”. “Con gió xinh thì thào trong lá biếc Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi “Chẳng bao giờ / ôi / chẳng bao giờ nữa… Mau đi thôi / mùa chưa ngả chiều hôm”. -“Xuân xanh chưa dễ hai phen lại Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên”. “Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm”. Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?” Không cho dài thời trẻ của nhân gian Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn “Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người!”. Ta muốn say cánh bướm với tình yêu – “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” – “Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ! Em, em ơi! Tình non sắp già rồi…” Ta muốn thâu trong mỗi cái hôn nhiều Và non nước, và cây và cỏ rạng”. Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại…”.

Vội vàng vì thiên nhiên quá đẹp, vì cuộc sống quá yêu, vì tuổi trẻ quá thơ mộng. Đang tuổi hoa niên mà đã “vội vàng một nửa”.. cảm thức của thi sĩ về thời gian, về mùa xuân, về tuổi trẻ rất hồn nhiên, mới mẻ.

Phân tích bài thơ Vội Vàng (cực hay)

Quan niệm về thời gian có nhiều cách nói. Thời gian là vàng ngọc. Bóng ngả lưng ta. Thời gian vun vút thoi đưa, như bóng câu (tuấn mã) vút qua cửa sổ, như nước chảy qua cầu. Thời gian một đi không trở lại. Xuân Diệu cũng có một cách nói rất riêng: tương phản đối lập để chỉ ra cái “lượng trời” cho một đời người chỉ có một thời xuân xanh mà tuổi trẻ một đi qua không bao giờ trở lại:

Giọng thơ sôi nổi như nước tự mạch nguồn tuôn ra. Một hệ thống tương phản đối lập: tới – qua, non – già, rộng – chật, tuần hoàn – bất phục hoàn, vô hạn – hữu hạn – để khẳng định một chân lí – triết lí: tuổi xuân một đi không trở lại, phải quý tuổi xuân.

Cách nhìn nhận của thi nhân về thời gian cũng rất tinh tế độc đáo, nhạy cảm. Trong hiện tại đã bắt đầu có quá khứ và đã hé lộ mầm tương lai, cái đang có lại đang mất dần đi…

Và mối tương giao mầu nhiệm của cảnh vật, của tạo vật hình như mang theo nỗi buồn “chia phôi”, hoặc “tiễn biệt”, nên phải “hờn” vì xa cách, phải “sợ” vì “độ phai tàn sắp sửa”. Cảm xúc lãng mạn dào dạt trong cái vị đời. Nói cảnh vật thiên nhiên mà là để nói về con người, nói về nhịp sống khẩn trương “vội vàng” của tạo vật. Với Xuân Diệu hầu như cuộc sống nơi “vườn trần” đều ít nhiều mang “bi kịch” về thời gian:

Cũng là “gió”, là “chim”… nhưng gió khẽ “thì thào” vì “hờn”, còn “chim” thì bỗng ngừng hót, ngừng reo vì “sợ”! Câu hỏi tu từ xuất hiện cũng là để làm nổi bật cái nghịch lí giữa mùa xuân – tuổi trẻ và thời gian:

Thi sĩ bỗng thốt lên lời than. Tiếc nuối, lo lắng và chợt tỉnh vì “mùa chưa ngả chiều hôm”, nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già. Lên đường! Phải vội vàng, phải hối hả. Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng:

Xưa kia, Nguyễn Trãi viết trong chùm “Thơ tiếc cảnh”:

(Bài số 3)

(Bài số 7)

Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm nhận sắc điệu trữ tình trong “Vội vàng” về màu thơi gian, về sắc thời gian, về tuổi trẻ. Thật yêu đời, thật ham sống.

Mở đầu bài thơ là cái tôi hăm hở “tôi muốn tắt nắng đi”. Kết thúc bài thơ là “ta”, là mọi tuổi trẻ. Một sự hòa nhập và đồng điệu trong một đời người, trong dòng chảy thời gian: sống mãnh liệt, sống hết mình. Sống nồng nàn say mê. Nghệ thuật trùng điệp trong diễn tả gợi lên cái ham hố, yêu đời. Ngôn từ đậm màu sắc cảm giác, xúc giác, rạo rực: “Ta muốn ôm”, “Ta muốn riết… Ta muốn say… Ta muốn thâu…”:

Sống cũng là để yêu, yêu hết mình. Thơ hay vì màu sắc lãng mạn. Vì giọng thơ sôi nổi. Nghệ thuật “vắt dòng” với ba từ “và” đồng hiện trong một dòng thơ làm nổi bật cảm xúc. Say mê vồ vập cảnh đẹp, tình đẹp nơi vườn trần. Tất cả mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng… đều là nỗi niềm khao khát của thi nhân:

Sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp, sống ích kỉ trong hưởng thụ. “Vội vàng” thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Biết quý trọng thời gian, biết quý trọng tuổi trẻ, biết sống cũng là để yêu; tình yêu lứa đôi, tình yêu tạo vật. Tình cảm ấy đã thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ, cấp tiến. Bảy thập kỉ sau bài thơ “Vội vàng” ra đời, nhiều câu thơ của Xuân Diệu vẫn còn làm cho không ít người ngỡ ngàng! Xuân Diệu đã sống “Vội vàng” như vậy. Với hơn 50 tác phẩm, hơn 400 bài thơ tình, ông đã góp phần làm giàu đẹp cho nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Bài thơ “Vội vàng” cho thấy một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, rất nhân văn, một giọng thơ sôi nổi, dâng trào và lôi cuốn, hấp dẫn. Có chất xúc giác trong thơ. Có cách dùng từ rất bạo, cách cấu trúc câu thơ, đoạn thơ rất tài hoa. “Vội vàng” tiêu biểu nhất cho “Thơ mới”, thơ lãng mạn 1932-1941.

Nhà thơ Xuân Diệu đã đi vào thế giới vĩnh hằng những tao nhân mặc khách, nhưng ta vẫn cảm thấy ông đang hiện diện giữa cuộc đời và hát ca:

Phân tích bài thơ Vội Vàng (cực hay)

Đọc Hiểu Bài Thơ “Vội Vàng”

Vội vàng là một bài thơ rất Xuân Diệu. Xuân Diệu ở trái tim sôi sục, ở cặp mắt xanh non háo hức, ở sự khẳng định cái Tôi, trong quan hệ gắn bó với đời, ở nhịp thơ hăm hở, cuống quýt, ở hình ảnh rất táo bạo đầy rẫy cảm giác và có tính sắc dục, ở cú pháp rất Tây và lối qua hàng hết sức thoải mái…

Tất cả đều trở thành thơ và mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn say đắm của “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh).

(Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Sđd)

1. Xuân Diệu (1916 1985) tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu. Cha ông là thầy đồ xứ Nghệ (quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh), mẹ ông quê Bình Định. Xuân Diệu được thừa hưởng sự uyên thâm, cần cù của nhà nho ở người cha ; là trí thức Tây học, ông được hấp thụ những tinh hoa văn hoá phương Tây. Vì thế, thơ ca Xuân Diệu là sự kết hợp hài hoà hai yếu tố Đông Tây, trong đó yếu tố Tây học được tiếp thu trong nhà trường chính thức có ảnh hưởng đậm hơn. Sau một thời gian làm công chức ở Mĩ Tho, ông thôi việc ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn.

Xuân Diệu bí mật tham gia Hội Văn hoá cứu quốc năm 1943. Năm 1946 được bầu là Uỷ viên quốc hội khoá một của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Suốt từ đó cho đến khi mất, ông từng là Uỷ viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam nhiều khoá. Đóng góp lớn nhất của Xuân Diệu cho đất nước vẫn là sự nghiệp thơ văn. Ông đã từng đi nói chuyện thơ (hàng trăm buổi) cho nhiều đối tượng nghe. Năm 1983, ông được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà Dân chủ Đức. Ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1, năm 1996).

2. Vội vàng là bài thơ tiêu biểu nhất cho nét phong cách nổi bật trong thơ Xuân Diệu. Tác phẩm được rút trong tập Thơ thơ, tập thơ xuất sắc và tiêu biểu nhất cho thơ Xuân Diệu trước Cách mạng.

Bài thơ thể hiện một tình yêu cuộc sống tha thiết, qua đó thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. So với thơ ca truyền thống, bài thơ mới mẻ về cả tư tưởng và thi pháp.

3. Tình yêu cuộc sống tha thiết mãnh liệt đã dẫn đến quan niệm sống hết mình, sống bằng mọi giác quan. Cái cuống quýt vội vàng trong cách sống mà Xuân Diệu thể hiện trong bài thơ không phải là lối sống vội vàng, hưởng thụ cá nhân, mà là sống hết mình. Có thể hiểu nội dung này theo bố cục hai phần của bài thơ :

 Phần 1 (30 câu thơ đầu) : tập trung luận giải các lí do vì sao phải vội vàng  ở đó chứa đựng một quan niệm triết học về vũ trụ, nhân sinh mới mẻ chưa thấy trong thơ ca truyền thống. Cuộc đời tươi đẹp và vô hạn, thời gian của con người là hữu hạn.

 Phần 2 (đoạn thơ còn lại) : giải pháp sống. Vì cuộc sống vô cùng tươi đẹp như vậy nên phải sống thật nhiệt thành, phải hết mình, hoà mình cùng thiên nhiên, cùng cuộc đời thì mới cảm nhận hết ý nghĩa của sự sống.

Quan niệm mới mẻ của nhà thơ thể hiện ở hệ thống hình ảnh thơ mới lạ, nhiều sắc màu và tràn đầy cảm xúc. Bài thơ là tiếng ca thúc giục mọi người, nhất là những người trẻ tuổi hãy hết mình với cuộc đời, sống thật nhiều và thật có ý nghĩa.

4.Đọc hiểu

“Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết”( ). Đó là nhận xét của hai nhà nghiên cứu Hoài Thanh và Hoài Chân về những cảm xúc về cuộc đời luôn mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, thơ ông luôn thể hiện một cách chân thực, nồng nàn và hiện đại nhất những trạng thái cảm xúc của con người trước cuộc sống. Vội vàng là tiếng nói sôi nổi, hăm hở của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt và là tuyên ngôn cho một quan niệm sống, triết lí sống được thể hiện bằng những hình tượng thơ thấm đẫm cảm xúc. Đây là bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái Tôi thơ mới nói chung mà lại in dấu khá đậm hồn thơ Xuân Diệu, vừa rất tiêu biểu cho sự cách tân táo bạo, độc đáo của nghệ thuật thơ ông.

Vội vàng là một bài thơ được xem là thành công và tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu. Bài thơ thể hiện khả năng cảm nhận tinh tế vẻ đẹp cuộc sống, đồng thời thể hiện một quan niệm sống, một triết lí nhân sinh tích cực. Trong không gian văn hoá và điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam những năm ba mươi của thế kỉ XX mà một người thanh niên đang ở tuổi đôi mươi có thể có những vần thơ rạo rực và triết lí sâu sắc như Vội vàng là một minh chứng thuyết phục cho tài năng được đánh giá là “một trong ba đỉnh cao của thơ mới”. Bài thơ đã mang đến cho bản nhạc đượm buồn và đậm chất đau thương, tuyệt vọng của thơ mới một khúc ca tràn đầy hi vọng.

Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất ; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.

Khát vọng được nhấn mạnh bởi sự lặp lại cấu trúc “Tôi muốn…” trong một đoạn bốn câu thơ năm chữ. Nhịp thơ và cấu trúc ấy đã gợi vẻ cuống quýt, vội vàng. Nội dung của ý muốn ấy lại càng độc đáo, đó là “tắt nắng” và “buộc gió”. Đó là khát vọng níu giữ những vẻ đẹp của cuộc đời. “Màu” và “hương” là những tinh tuý của đất trời. Nhà thơ muốn níu giữ lại vẻ đẹp đó. Nhưng “tắt nắng”, “buộc gió” là điều không thể thực hiện. Ngay những dòng thơ đầu tiên đã phảng phất sự bất lực và nuối tiếc của nhân vật trữ tình. Và cũng ngay ở đây, cái Tôi cá nhân của thi sĩ đã xuất hiện với tư thế chủ động trước cuộc đời.

Những câu thơ tiếp theo lí giải cụ thể nguyên nhân dẫn đến khát vọng có vẻ “ngông cuồng” ở những câu đầu. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp được miêu tả sinh động và đáng yêu :

Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây hoa của đồng nội xanh rì, Này đây lá của cành tơ phơ phất ; Của yến anh này đây khúc tình si ; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa ; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ;

Biện pháp điệp từ lại xuất hiện. Này đây có tính chất như một lời liệt kê, một sự xác nhận về sự hiện hữu của những sự vật được nói tới. Tất cả các sự vật ấy lại đều đang ở thì đẹp nhất, tươi non nhất : tuần tháng mật, đồng nội xanh rì, cành tơ, khúc tình si… Mùa xuân được hiện ra bằng vẻ đẹp của tháng giêng tràn trề sức sống xuân thì và tình tứ giao hoà quấn quýt. Ong bướm, hoa cỏ, chim muông, âm thanh và ánh sáng… hiện ra qua những hình ảnh nhân hoá đều tràn đầy hạnh phúc, tươi non mơn mởn, dạt dào sức sống trong một thế giới ngất ngây mộng ảo.

Trong con mắt xanh non háo hức của thi nhân, ngày tháng trở thành “tuần tháng mật”, âm thanh của thiên nhiên trở thành những giai điệu vô cùng tình tứ. Ta đã từng nghe đến “khúc nhạc hường”, “khúc nhạc thơm” (Này lắng nghe em khúc nhạc thơm  Say người như rượu tối tân hôn) và giờ đây là một “khúc tình si”. Còn ánh bình minh lại hiện lên độc đáo qua hàng mi dài của người thiếu nữ chớp mắt làm duyên  “ánh sáng chớp hàng mi”. Nhịp thơ dồn dập, điệu thơ, ý thơ không dứt đã diễn tả được sự vui mừng, niềm khao khát đến cuống quýt của nhân vật trữ tình trước vẻ hấp dẫn của thiên nhiên. Và bức tranh thiên nhiên muôn màu muôn vẻ hiện lên đẹp và tràn đầy sức sống. Xuân Diệu đã chọn từ ngữ, hình ảnh và cách diễn đạt giàu tính hình tượng, gợi cảm và rất hiện đại để bộc lộ những cảm nhận tinh tế của mình về cuộc sống. Cao trào của cảm xúc đã giúp nhà thơ sáng tạo nên một hình ảnh thật đắt về vẻ đẹp của thiên nhiên :

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Đây là một hình ảnh so sánh táo bạo và độc đáo, nó cũng thể hiện được quan điểm thẩm mĩ hiện đại của Xuân Diệu. Quan điểm này trái ngược với quan điểm của thơ ca truyền thống. Nhà thơ đã dùng vẻ đẹp của con người, thậm chí rất con người (cặp môi gần) để diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhà thơ đã cụ thể hoá cái khao khát của con người và vẻ đẹp của tự nhiên với từ ngon. Chữ ngon được dùng rất tài hoa. Nhà thơ cảm nhận cái đẹp của mùa xuân không phải bằng thị giác mà bằng cả vị giác, xúc giác, bằng cả tâm hồn luôn “thức nhọn giác quan” để sáng tạo nên một hình ảnh thơ khoẻ khoắn đầy sức sống không chỉ biểu thị niềm vui say ngất ngây trước thiên nhiên mà còn thể hiện một quan điểm mĩ học mới : Con người là thước đo thẩm mĩ của vũ trụ, vẻ đẹp con người trần thế là tác phẩm kì diệu của hoá công, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người giữa tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu. Tháng giêng là mùa xuân, mùa của sự đâm chồi nảy lộc, của sự hồi sinh, và đây là thời gian vạn vật sinh sôi nảy nở. Cho nên với thi sĩ, xuân luôn là thời gian đẹp nhất trong năm. Và để thể hiện điều đó, Xuân Diệu đã chọn một hình ảnh so sánh thật đắt. Bức tranh thiên nhiên ấy đã đủ cho thấy nhà thơ yêu cuộc sống đến nhường nào ! Nhà thơ viết tiếp :

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa : Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Câu thơ đượm màu triết lí. Sau phút giây để cảm xúc thăng hoa cùng vẻ đẹp của đất trời, xúc cảm của nhân vật trữ tình tạm lắng xuống và chuyển sang chiều hướng suy tư. Nhà thơ đã hình ảnh hoá triết lí ấy : không thể để những điều tốt đẹp (xuân) qua đi rồi mới thấy nuối tiếc. Tâm trạng “nắng hạ mới hoài xuân” là tâm trạng rất phổ biến của con người. Bởi thông thường, trong cuộc sống, con người thường không coi trọng những gì mình đang có, chỉ khi nó đã qua đi mới thấy nó có ý nghĩa quan trọng và lại nuối tiếc. Vậy “xuân” không chỉ là hình ảnh khái quát cho những vẻ đẹp của thiên nhiên đã được nhà thơ nói đến ở đoạn thơ trên mà có ý nghĩa khái quát chỉ tất cả những gì mà tạo hoá ban tặng cho con người.

Mỗi bài thơ của Xuân Diệu bao giờ cũng là một mạch cảm xúc liên tục. Ý thơ nọ gọi và nối với ý thơ kia bằng một mối liên kết tinh tế. Sau triết lí rất khái quát ấy là những dòng lí giải tại sao phải vội vàng :

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Và xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Những câu thơ là lời bộc bạch chân thành của chủ thể trữ tình. Đoạn thơ tập trung thể hiện và lí giải quan niệm mới của nhà thơ về thời gian. Theo đó, thời gian trôi đi thì không bao giờ trở lại. Nhà thơ đặt thời gian của vũ trụ trong mối quan hệ với thời gian của đời người để giảng giải quan niệm về sự không tuần hoàn của vạn vật :

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !

Đúng vậy, có thể trời đất còn mãi nhưng con người không thể sống hai lần nên sự tuần hoàn ấy là vô nghĩa. Mọi người vẫn nói, Xuân Diệu là nhà thơ của “cảm thức về thời gian” quả không sai. Nhà thơ rất nhạy cảm với những bước đi vô hình của thời gian. Vì thế, mỗi thời khắc qua đi là một cuộc chia li đầy nuối tiếc và cảm giác mất mát tràn ngập trong tâm hồn thi sĩ. Nhạy cảm về sự mất mát đến mức cảm nhận được cả “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi  Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”. Tâm trạng của con người đã thấm sang cả cảnh vật. Thiên nhiên được nhân hoá, cũng biết hờn, biết sợ như con người.

Tình yêu thiết tha đối với cuộc sống đã khiến chủ thể vội vàng, cuống quýt đến gần như bị ám ảnh. Nó cho thấy con người ấy yêu cuộc sống và quý trọng những giây phút của cuộc đời đến nhường nào. Thái độ ấy của thi nhân thể hiện một quan điểm sống rất tích cực và tiến bộ. Vội vàng không có nghĩa là chỉ lo hưởng thụ, là sống gấp, mà là sống hết mình, sống tốt, nghĩa là phải biết quý trọng những giây phút của cuộc đời mình để khi thời gian trôi đi không còn phải nuối tiếc quá nhiều. Nhà thơ đã cất tiếng giục giã :

Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm

Thời gian vẫn còn, cuộc sống vẫn luôn rất đáng yêu vì thế hãy sống bằng mọi giác quan, bằng cả trái tim và khối óc, để hưởng tụ cuộc sống quý giá này. Khổ thơ cuối cùng đã diễn tả đặc biệt thành công khát vọng sống đang sôi trào mạnh mẽ trong trái tim thi sĩ trẻ :

Ta muốn ôm…

Từ Tôi muốn đã chuyển thành Ta muốn, thể hiện sự tăng tiến của khát vọng. Lúc đầu còn e dè, là “tắt nắng”, “buộc gió”. Khát vọng lớn nhưng còn trừu tượng và chung chung. Và dường như chỉ mới dừng lại ở khát vọng níu giữ vẻ đẹp cuộc sống. Còn bây giờ là khát khao hưởng thụ. Và khao khát đó trào dâng rất mãnh liệt. Cảm xúc đó được thể hiện ở việc chọn dùng từ, cấu trúc, biện pháp tu từ trong đoạn thơ cuối cùng :

Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn ; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi ;  Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !

Đoạn thơ xuất hiện hàng loạt động từ và đều là động từ mạnh cùng với những tính từ có khả năng biểu hiện cảm xúc mạnh đã bộc lộ được trạng thái cảm xúc cao trào của nhân vật trữ tình. Dường như anh muốn hoà tan mình vào đất trời cây cỏ. Niềm khao khát sống, khao khát giao cảm với đất trời và cuộc đời được bộc lộ mạnh mẽ nhất ở câu thơ cuối :  Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !

Có lẽ chỉ có Xuân Diệu với một tình yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt say mê mới có thể táo bạo và tạo được sự thăng hoa cảm xúc tới mức này. Không còn là ôm, là riết nữa mà là cắn. Xuân Diệu đã sáng tạo cho thơ Việt Nam một hình ảnh thơ vô cùng độc đáo và đã chứng minh rằng tình yêu cuộc sống có thể đẩy cảm xúc của thi nhân đến đỉnh cao của sáng tạo.

Vội vàng là một dòng cảm xúc chân thành thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ. Giọng điệu, hình thức câu thơ thay đổi linh hoạt với một thế giới hình ảnh đa dạng và phong phú đã tạo nên sức hấp dẫn của thi phẩm. Xuân Diệu đã sáng tạo một hình thức độc đáo để thể hiện những triết lí nhân sinh và quan niệm sống tích cực và sâu sắc. Đặt bài thơ trong không khí của Thơ mới thì mới cảm nhận được tình yêu cuộc sống của nhà thơ mãnh liệt đến chừng nào.

Những sáng tạo của Xuân Diệu trong Vội vàng đã góp phần đánh dấu bước phát triển mới của thơ ca Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Cái Tôi cá nhân vốn còn xuất hiện dè dặt trong thơ ca truyền thống, đến Xuân Diệu đã có những bước đi đàng hoàng và chắc chắn lên văn đàn văn học Việt Nam.