Xuất Xứ Bài Thơ Tây Tiến / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Xuất Xứ Bài Thơ Thăm Lại Pác Bó

Ngày 19-2-1961, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, Bác Hồ trở lại thăm Cao Bằng – nơi 20 năm trước Người đã vượt biên giới Việt – Trung về Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (29-1-1941) để lãnh đạo kháng chiến. Tuy vừa đi ô tô một đoạn đường dại quốc lộ 4 gập gềnh, khúc khuỷu từ Lạng Sơn lên, người mệt mỏi, sáng ngày 20-2-1961, Bác Hồ vẫn tranh thủ đi thăm Pác Bó. Ngày ấy, từ ngã ba Đôn Chương vào Pác Bó chưa có đường ô tô như ngày nay, chỉ có đường mòn cách xa 8 km, trời lại vừa mới mưa phùn nên đường lầy trơn rất khó đi.

Để bảo đảm an toàn cho Bác, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã chuẩn bị sẵn và đề nghị Bác đi ngựa – Bác chấp thuận. Hai chiến sĩ biên phòng lo Bác ngồi trên lưng ngựa không vững bèn chạy theo hai bên để đỡ Bác. Bác gạt đi: “Các chú khỏi lo. Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, Bác làm gì có xe ô tô để đi. Nếu đi công tác chặng đường gần thì đi bộ, chặng đường xa mới có ngựa cưỡi. Bác cưỡi ngựa thạo rồi”.

Sau hai mươi năm, ngày 20-2-1961, Hồ Chủ tịch về thăm lại Pác Bó (Cao Bằng). Được gặp lại Người, bà con Pác Bó vô cùng xúc động. Ảnh: Người thăm lại suối Lê-nin (Pác Bó).

Vào đến bản Pác Bó, Bác và các đồng chí cùng đi thẳng vào hang Cốc Bó rồi mới quay ra gặp gỡ bà con dân bản. Từ bản Pác Bó vào khu vực hang Cốc Bó, ngựa không sao đi nổi, Bác phải chống gậy đi bộ. Năm ấy Bác đã bước sang tuổi 71, sức khỏe đã giảm nhiều, lại thêm phần xúc động khi trở lại thăm chốn xưa, nên đến đầu nguồn suối Lê-Nin, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đề nghị Bác không leo núi dốc để thăm lại hang Cốc Bó nữa. Ngước nhìn lên phía hang nằm ở lưng chừng núi, Bác bùi ngùi nói:

-Thôi, đành vậy. Nhờ các chú lên thăm hang giúp Bác. Xem nhũ đá Bác tạc tượng ông Các Mác, dưới chân ông có tượng vượn người, và trên vách hang, bác có viết bằng chữ nho bằng than củi “Ngày mùng tám tháng hai, năm một nghìn chín trăm bốn mươi mốt” là ngày Bác vào ở hang có còn giữ được không?

Trong khi chờ đợi đoàn người lên thăm hang, Bác thong dong đi thăm lại những phiến đá Bác kê thay bàn thế để ngồi làm việc, thăm gốc cây ổi thường ngày Bác vẫn hái lá đun uống thay chè (trước đây chỉ với tay tầm ngang đầu là hái được từng nắm lá), nay đã trở thành một cây ổi cổ thụ vươn cao hàng chục mét, gốc đã tróc vỏ trơ lõi sần sùi, thăm phiến đá nhẵn bóng dưới gốc cây si già, khi thư giãn Bác thường ngồi câu cá bên bờ suối… gợi nhớ biết bao kỷ niệm của một thời hoạt động bí mật gian truân.

Từ trên hang xuống, đồng chí Lê Quảng Ba, người từng dẫn đường cho Bác từ Trung Quốc vượt biên giới về Pác Bó và đã được sống gần gũi với Bác suốt thời gian ở Pác Bó, năm ấy là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương, thưa với Bác:

-Thưa Bác, đường lên hang trơn trượt, cỏ mọc đôi đoạn phủ cả lối đi. Còn trong hang, tượng ông Mác, tượng vượn người, dòng chữ nho Bác viết trên vách đều còn nguyên vẹn. Duy chỉ có những tấm phản kê làm giường cho Bác nằm thì đã mục nát cả.

Bác xúc động nói:

-Bà con Pác Bó tốt quá. Trước đây, nếu không được bà con đùm bọc, cưu mang thì làm sao Bác sống qua được những ngày cách mạng còn đen tối. Nay đã 20 năm qua đi, lại vẫn giữ gìn, bảo vệ cả cái hang Bác ở. Hôm nay, Bác rất vui. Bây giờ còn ít phút, Bác và các chú ta cùng làm một bài thơ. Chủ đề là tức cảnh thăm lại hang Cốc Bó, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt – Các chú có đồng ý không?

Mọi người vỗ tay hưởng ứng, Bác liền chỉ tay vào đồng chí Hồng Kỳ, lúc ấy là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng:

-Chú là Bí thư, chú xướng câu mở đầu.

Đồng chí Hồng Kỳ lắc đầu, gãi tai, cười trừ:

-Thưa Bác, cháu là Bí thư nhưng cháu rất là bí thơ. Cháu không biết làm thơ đâu ạ!

Bác phê bình khéo:

-Đáng lẽ chú là Bí thư thì phải giỏi làm thơ mới đúng. Thơ cũng là vũ khí cách mạng. Có khi cán bộ nói cả buổi mà quần chúng không nghe ra, nhưng chỉ đọc mấy vần thơ thì ai cũng hiểu. Thôi được, tha cho chú. Vậy, Bác chỉ định người khác vậy.

Bác nhìn quanh rồi chỉ vào đồng chí Tố Hữu:

-Đồng chí Lành vậy – Chú là nhà thơ mà.

Đồng chí Tố Hữu cũng lắc đầu cười:

-Dạ, ở đây Bác là người có tuổi hơn cả. Xin kính lão đắc thọ, mời Bác khai thơ trước ạ!

Bác cười to:

-Các chú khôn thật, định dồn Bác vào chân tường đấy phỏng? Được, Bác sẽ khai thơ vậy.

Suy nghĩ giây lát, Bác đọc hai câu mở bài:

Hai mươi năm trước ở hang này

Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây

Đấy, Bác mở đến nửa phần bài thơ. Bây giờ đến lượt các chú làm hai câu thơ cuối.

Mọi người vỗ tay hoan hô. Rồi mỗi người thêm một ý, góp một câu, cuối cùng Bác kết luận:

Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu

Non sông gấm vóc có ngày nay

Thế là bài thơ hoàn thành. Thực ra bài thơ là “Không đề”, về sau này khi xuất bản mới đặt tên bài thơ là Thăm lại Pác Bó.

Lê Hồng Bảo Anh

Soạn Bài Thơ Tây Tiến

Bài làm Câu 1. Theo văn bản, bài thơ có bốn đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.

Có thể chia bài thơ thành 4 đoạn như sau:

Đoạn 1. Từ đầu đến “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Đoạn thơ nói về nỗi nhớ của nhà thơ về đồng đội của mình khi họ phải đối mặt với những cuộc hành quân làm nhiệm vụ giữa núi rừng Tây Bắc.

Đoạn 2. Tiếp đến “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Là nỗi nhớ của nhà thơ về những vẻ đẹp bí ẩn trong đêm hội đuốc hoa tổ chức trong doanh trại và vẻ đẹp của sông nước Tây Bắc.

Đoạn 3. Tiếp đến “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Là nỗi nhớ của nhà thơ về đồng đội của mình khi họ phải đối mặt với gian khổ, bệnh tật và đặc biệt là với cái chết.

Đoạn 4. Còn lại. Lời tâm nguyện mãi mãi gắn bó với Tây Tiến và với miền Tây của Quang Dũng cũng như của những người lính Tây Tiến.

Câu 2. Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy như thế nào?

Bức tranh thiên nhiên ở đoạn thơ thứ nhất nổi bật lên với vẻ đẹp lãng mạn. Đó là vẻ đẹp của núi rừng, của những địa danh nơi đoàn quan hành quân qua: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu. Mặc dù đường hành quân gian nan nguy hiểm: khúc khủyu, thăm thẳm, có thác, có cọp nhưng ở đó đoàn quân vẫn nhìn và cảm nhận nó bằng những hình ảnh đầy lãng mạn, mơ mộng: sương lấp, hoa về, cồn mây, mưa xa khơi…

Trên nền cảnh ấy, đoàn quân Tây Tiến hiện ra với những biểu tượng của người lính: súng và mũ. Sự mệt mỏi khiến họ đi không nổi nhưng họ vẫn hết sức yêu đời, vẫn nhìn cảnh vật bằng cái nhìn tươi đẹp nhất và vẫn ngủ gục trên những cây súng cùng nhau. Họ là những người thanh niên trai tráng, yêu đời, yêu nước; trước cái chết nhưng vẫn vô cùng hiên ngang.

Câu 3. Đoạn thơ thứ hai lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây, khác với cảnh vật ở đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy?

Ở đoạn hơ thứ hai, phong cảnh lại hiện lên với vẻ đẹp rộn rã, tươi vui của đêm hội đuốc hoa: xiêm áo, khèn, nhạc… Những cô gái dân tộc e ấp trong những điệu nhảy truyền thống và say sưa trong lời ca nốt nhạc.

Những người lính ở đoạn này lại hiện lên với vẻ hết sức hào hoa. Họ vẫn sẵn sàng hòa mình vào với cuộc sống của nhân dân, chung hưởng niềm vui của người bản địa. Vẫn nhớ về châu Mộc với dáng người con gái trên con thuyền lênh đênh dòng nước lũ. Tình quân dân giữa nhưng người lính Tây Tiến và những người dân miền Tây vô cùng gắn bó, đậm đà, son sắt. Họ sống đúng với lứa tuổi của mình, yêu đời, trẻ trung, không hề thấy bóng dáng của cái chết và chiến tranh ở đây.

Câu 4. Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa ở đoạn thơ thứ ba. Qua đó, hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.

Ở đoạn thơ thứ ba, hình ảnh người lính hiện lên có sự xen lẫn giữa lãng mạn, anh hùng nhưng cũng vô cùng hào hoa.

Vẻ đẹp lãng mạn và anh hùng ở chỗ: vì sốt rét mà rụng hết tóc, vì phải cạo trọc đầu để đánh giáp lá cà thế nhưng họ vẫn coi đó là điểm độc đáo, là đặc trưng không thể lẫn lộn của binh đoàn Tây Tiến. Vì sốt rét và thiếu ăn nên da xanh bủng beo, vì phải dùng lá để ngụy trang kín người nhưng họ lại coi đó là màu của sự oai hùng và niềm kiêu hãnh.

Thế nhưng những người lính ấy vẫn có những lúc hết sức lãng mạn và mơ mộng khi nhớ về bóng hình những cô gái Hà Nội. Những người con gái của quê nhà mà họ vẫn hằng nhớ thương hàng đêm. Vậy ra họ không hề nông nổi, quên nhà mà thực lòng vẫn đau đáu nỗi nhớ về quê hương.

Những câu thơ cuối đoạn này lại làm hình ảnh những người lính một lần nữa hiện lên đầy lãng mạn. Đó là những người khi hy sinh nhưng lại coi việc không có một manh chiếu để chôn cũng nhẹ tựa lông hồng. Với họ chỉ cần chiếc áo người lính đã được coi như một chiếc long bào. Với họ, sự ra đi chỉ là “về đất” là thác gửi về với mẹ hiền. Họ nói về cái chết một cách nhẹ nhàng và hài hước. Họ hiểu những gì mình đang làm, mình phải đánh đổi nhưng họ vẫn nhìn nó bằng cái nhìn hết sức tích cực của những người lính gian khổ.

Câu 5. Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”?

Mùa xuân ấy, đoàn quân đã hành quân Tây Tiến, không một lời hẹn ước đến đi đều trong vội vã, đều là những cuộc chạy đua lao mình vào cuộc chiến. Thế nhưng chính những gì đã trải qua, những con đường đã đi qua, những kỷ niệm đẹp bên những bản làng miền Tây đã gắn bó và trở thành một phần linh hồn không thể phai mờ trong họ. Chính những tình cảm và ký ức tốt đẹp ấy đã khiến nhà thơ khi về xuôi mãi luyến lưu và nhớ về Tây Tiến. Đây đồng thời cũng là một lời hẹn ước, một tâm nguyện của nhà thơ, người lính Tây Tiến mãi gắn bó và nhớ thương, trân trọng một giai đoạn cùng Tây Tiến.

Nhớ Về Bài Thơ “Tây Tiến”

Nhắc đến bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có lẽ ai ai cũng cảm nhận được thi vị lãng mạn, chất tráng ca của đoàn quân cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Họ là những học sinh, sinh viên, trí thức trẻ Hà Nội, vì độc lập tự do của Tổ quốc đã xếp bút nghiên, bỏ lại sau lưng Hà Nội phồn hoa, bạn bè, người yêu, gia đình… cầm súng bảo vệ nền độc lập non trẻ của đất nước. Đơn vị bộ đội này hoạt động chủ yếu trên địa bàn núi rừng miền Tây Bắc sang tới Thượng Lào, có nhiệm vụ đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp bảo vệ biên giới Việt-Lào. Sinh hoạt vô cùng thiếu thốn và gian khổ nhưng người lính Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn, lạc quan cách mạng. Cũng như những học sinh, sinh viên Hà Nội Tây tiến năm nào, chúng tôi, lứa học sinh năm cuối cấp ba (tháng 12 năm 1972) tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu, là lực lượng dự bị cho “mùa hè đỏ lửa”. Đó là lúc chiến tranh hết sức ác liệt với nhiều hy sinh mất mát…

Năm 1977, Đại đội chúng tôi đóng quân ở phía Đông thị xã Saravane (Sa-la-vẳn) miền Nam nước bạn Lào, cách Pakse (Pắc-xế) chừng 125 km, nơi tiếp giáp biên giới Thái Lan và Campuchia. Chúng tôi cùng các đơn vị bạn khôi phục tuyến đường huyết mạch chạy từ Nam Lào đến biên giới Campuchia. Công việc làm đường chủ yếu dùng sức người vô cùng vất vả nhưng gian lao hiểm nguy nhất lại là những cơn sốt rét rừng dai dẳng tàn phá sức khoẻ của bộ đội, là lũ phỉ Vàng Pao đeo bám tấn công bất cứ lúc nào. Vậy nên chúng tôi hệt như “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc - Quân xanh màu lá dữ oai hùm - Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”. Vừa làm đường vừa tiễu phỉ bảo vệ mình và bảo vệ nước bạn, có những cán bộ, chiến sĩ hy sinh bởi sốt rét rừng, bởi đạn giặc đã nằm lại trên đất bạn như các anh bộ đội Tây Tiến xưa “Tây Tiến người đi không hẹn ước - Đường lên thăm thẳm một chia phôi-Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy-Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

Thế đấy, con người ta thường nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào, những bước thành đạt còn chúng tôi lại nhớ về thời gian khổ, hy sinh, nhớ bài thơ Tây Tiến, nhớ những cậu học trò “trói gà không chặt” nhưng khi mặc áo lính thì dũng cảm anh hùng. Có lẽ ngoài lý tưởng cách mạng, nhiệt huyết, sức trẻ còn có sự tiếp sức của những “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” mà họ có thể là bóng kiều, là bạn bè, là người chị, người mẹ, là dòng người thân thương nơi phố phường và hơn cả là sức mạnh của dân tộc Việt Nam yêu hoà bình dưới sự dẫn dắt của Đảng ta. Đa số họ chưa là đảng viên nhưng họ đi theo Đảng, họ chiến đấu vì Tổ quốc. Trong thời khắc cả nước đang nô nức chuẩn bị chào mừng kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, nhớ về bài thơ “Tây Tiến”, chúng tôi nhớ đến thời kỳ cách mạng oai hùng của dân tộc, về Đảng quang vinh.

Mỹ Hạnh

Phân Tích Khổ 1 Bài Thơ Tây Tiến

Đề bài: Phân tích khổ 1 bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Chiến tranh và người lính đã đi vào trong văn chương với những hình ảnh đau thương nhất và cũng là đẹp và oai hùng nhất. Trong kháng chiến chống Pháp đã có rất nhiều sáng tác viết về người lính nhưu “Đồng chí” của Chính Hữu, “Tây Tiến” của Quang Dũng… Trưởng thành trong kháng chiến và trực tiếp tham gia vào những đoàn quân xông pha nơi chiến trường, Quang Dũng đã viết về chiến tranh bằng những cái nhìn chân thực và sống động. Bài thơ “Tây Tiến” là một tác phẩm tiêu biểu cho đề tài ấy.

Quang Dũng là đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến, một đơn vị được thành lập nhằm phối hợp vỡi bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào. Đoàn quân ấy hoạt động chủ yếu ở phía Tây hai tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947, Quang Dũng chuyển đơn vị công tác và ông sáng tác bài “Tây Tiến” nhằm bày tỏ nỗi nhớ tới núi rung và những người đồng đội cũ. Khổ đầu của bài thơ là nỗi nhớ khôn nguôi đang trào trực trong lòng tác giả.

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ da diết của người chiến sĩ về núi rừng năm xưa anh đã từng đóng quân. Hai tiếng Tây Tiến được gọi lên với một thái độ thân mật, thiết tha. “Tây Tiến ơi” nghe như lời gọi thân thương của những người bạn, những người thân trong gia đình. Dù đã xa rồi nhưng những hình ảnh của núi rừng, của dòng sông Mã hiền hòa vẫn luôn hiện hữu trong lòng tác giả. Con sông Mã uốn lượn cùng những bước đi của người lính, núi rừng là nhà, là nơi họ sinh sống và chiến đấu. Thiên nhiên ở đây là những gì gần gũi và thân thuộc nhất suốt những năm tháng chiến tranh. Để rồi khi đi xa, nỗi “nhớ chơi vơi” cứ trào dâng. Nỗi nhớ ấy da diết và bền bỉ. Nó không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào chỉ biết rằng nõi nhớ luôn thổn thức khôn nguôi, chập chờn, đeo bám lấy tâm hồn.

Nhà thơ nhớ về sông Mã, về núi rừng và những bước chân của cuộc hành quân.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mướng Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Sáu câu thơ vẽ lên những khó khăn, gian khổ mà đoàn binh Tây Tiến đã phải trải qua suốt những năm gắn bó với núi rừng. Hàng loạt địa danh thân thuộc hiện về trong đầu tác gải với những kỉ niệm không bao giờ quên. Mường Lát, Sài Khao, Pha Luông…là những nơi mà đoàn binh đã từng đi qua và đóng quân ở đó. Trong suốt chặng đường, những đôi chân đã mệt mỏi rã rời. Những buổi tối, sương dày đến nỗi che lấp cả đoàn quân. Nó phủ lên đầu họ một lớp màng bọc đủ để không ai có thể nhìn thấy. Màn sương ấy có lẽ lạnh lẽo lắm.

Hiện tra trước mắt người đọc là một quãng đường đầy những khó khăn và thử thách. Chiến tranh đã nguy hiểm với bom đạn mà người lính còn phải vượt qua những trắc trở của thiên nhiên. Trên miền đất giáp biên giới, núi rừng hiểm trở biết bao. Những cung đường lên xuống như sự thay đổi nhanh chóng của những nốt nhạc lúc trầm lúc bổng. Con đường với những dốc cao chót vót và sâu thăm thẳm nối tiếp nhau, trải dài suốt chặng đường. Người lính đã phải dốc hết sức để leo lên rồi chưa kịp nghỉ ngơi lại phải thận trọng với những dốc xuống không cẩn thận là dễ dàng rơi xuống vực sâu. Sự trắc trở của thiên nhiên đã lấy đi biết bao sức lực của người lính. Có lúc nó cao vút như chọc thủng trời xanh, có lúc nó lại sâu hoáy như đâm vào lòng đất. Chặng đường như để thử thách đôi chân và ý chí của người lính, rèn luyện cho họ những kĩ năng và lòng quyết tâm vượt qua gian khổ.

Trong gian khó, có người đẫ anh dũng vượt qua nhưng cũng có người lại không thể tiếp tục chiến đấu.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Một hình ảnh chân thực đến xót xa. Qua biết bao trắc trở của thiên nhiên, núi rừng, người lính đã mệt mỏi rã rời. Người lính Tây Tiến không còn đủ sức để mà bước tiếp. Những người lính ngồi xuống, gục đầu vào cây súng để nghỉ ngơi và lấy lại sức cho những chặng đường gian khó tiếp theo. Cũng có thể, đây là hình ảnh của sự hy sinh. Các anh dù đã chiến đấu dũng cảm nhưng cũng không thể chống lại được sự tàn ác và vô tình của súng đạn. Họ đã đã hy sinh, đã ngã xuống để đem lại hòa bình và tự do cho dân tộc. Các anh ra đi cùng tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Họ chiến đấu hết mình, không ngại hy sinh để bảo vệ nền hòa bình cho dân tộc. những cái chết cao cả và oai phong biết nhường nào.

Và rồi, sau những kỉ niệm ùa về, nỗi nhớ lại trào lên mạnh mẽ.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em cơm nếp xôi

Nhà thơ nhớ về hương vị của núi rừng Tây Bắc. Mùi cơm nếp thơm lừng như đâng ùa về trong khứu giác của tác giả. Hương vị ấy có lẽ nhà thơ sẽ chẳng bao giờ quên. Hai tiếng “nhớ ôi” cũng đủ để ta cảm nhận được nỗi nhớ về Tây Tiến, về đồng đội lớn đến nhường nào. Nhà thơ như đang gọi, đang níu kéo sự ùa về của quá khứ, của những năm tháng gian khó nhưng thấm đượm tình đồng chí, tình dân quân.

Như vậy, bài thơ “Tây Tiến” và đặc biệt là khổ thơ đầu đã vẽ nên bức tranh hùng hồn về tinh thân người lính trong kháng chiến chống Pháp mà cụ thể là đoàn quân Tây Tiến. Bài thơ sẽ mãi vang vọng trong lòng người đọc như một khúc ca cường tráng về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ gan dạ, dũng cảm và đầy sự lạc quan, yêu đời.

Seen

Incoming search terms: