Xuất Xứ Bài Thơ Lượm / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Xuất Xứ Bài Thơ Thăm Lại Pác Bó

Ngày 19-2-1961, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, Bác Hồ trở lại thăm Cao Bằng – nơi 20 năm trước Người đã vượt biên giới Việt – Trung về Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (29-1-1941) để lãnh đạo kháng chiến. Tuy vừa đi ô tô một đoạn đường dại quốc lộ 4 gập gềnh, khúc khuỷu từ Lạng Sơn lên, người mệt mỏi, sáng ngày 20-2-1961, Bác Hồ vẫn tranh thủ đi thăm Pác Bó. Ngày ấy, từ ngã ba Đôn Chương vào Pác Bó chưa có đường ô tô như ngày nay, chỉ có đường mòn cách xa 8 km, trời lại vừa mới mưa phùn nên đường lầy trơn rất khó đi.

Để bảo đảm an toàn cho Bác, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã chuẩn bị sẵn và đề nghị Bác đi ngựa – Bác chấp thuận. Hai chiến sĩ biên phòng lo Bác ngồi trên lưng ngựa không vững bèn chạy theo hai bên để đỡ Bác. Bác gạt đi: “Các chú khỏi lo. Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, Bác làm gì có xe ô tô để đi. Nếu đi công tác chặng đường gần thì đi bộ, chặng đường xa mới có ngựa cưỡi. Bác cưỡi ngựa thạo rồi”.

Sau hai mươi năm, ngày 20-2-1961, Hồ Chủ tịch về thăm lại Pác Bó (Cao Bằng). Được gặp lại Người, bà con Pác Bó vô cùng xúc động. Ảnh: Người thăm lại suối Lê-nin (Pác Bó).

Vào đến bản Pác Bó, Bác và các đồng chí cùng đi thẳng vào hang Cốc Bó rồi mới quay ra gặp gỡ bà con dân bản. Từ bản Pác Bó vào khu vực hang Cốc Bó, ngựa không sao đi nổi, Bác phải chống gậy đi bộ. Năm ấy Bác đã bước sang tuổi 71, sức khỏe đã giảm nhiều, lại thêm phần xúc động khi trở lại thăm chốn xưa, nên đến đầu nguồn suối Lê-Nin, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đề nghị Bác không leo núi dốc để thăm lại hang Cốc Bó nữa. Ngước nhìn lên phía hang nằm ở lưng chừng núi, Bác bùi ngùi nói:

-Thôi, đành vậy. Nhờ các chú lên thăm hang giúp Bác. Xem nhũ đá Bác tạc tượng ông Các Mác, dưới chân ông có tượng vượn người, và trên vách hang, bác có viết bằng chữ nho bằng than củi “Ngày mùng tám tháng hai, năm một nghìn chín trăm bốn mươi mốt” là ngày Bác vào ở hang có còn giữ được không?

Trong khi chờ đợi đoàn người lên thăm hang, Bác thong dong đi thăm lại những phiến đá Bác kê thay bàn thế để ngồi làm việc, thăm gốc cây ổi thường ngày Bác vẫn hái lá đun uống thay chè (trước đây chỉ với tay tầm ngang đầu là hái được từng nắm lá), nay đã trở thành một cây ổi cổ thụ vươn cao hàng chục mét, gốc đã tróc vỏ trơ lõi sần sùi, thăm phiến đá nhẵn bóng dưới gốc cây si già, khi thư giãn Bác thường ngồi câu cá bên bờ suối… gợi nhớ biết bao kỷ niệm của một thời hoạt động bí mật gian truân.

Từ trên hang xuống, đồng chí Lê Quảng Ba, người từng dẫn đường cho Bác từ Trung Quốc vượt biên giới về Pác Bó và đã được sống gần gũi với Bác suốt thời gian ở Pác Bó, năm ấy là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương, thưa với Bác:

-Thưa Bác, đường lên hang trơn trượt, cỏ mọc đôi đoạn phủ cả lối đi. Còn trong hang, tượng ông Mác, tượng vượn người, dòng chữ nho Bác viết trên vách đều còn nguyên vẹn. Duy chỉ có những tấm phản kê làm giường cho Bác nằm thì đã mục nát cả.

Bác xúc động nói:

-Bà con Pác Bó tốt quá. Trước đây, nếu không được bà con đùm bọc, cưu mang thì làm sao Bác sống qua được những ngày cách mạng còn đen tối. Nay đã 20 năm qua đi, lại vẫn giữ gìn, bảo vệ cả cái hang Bác ở. Hôm nay, Bác rất vui. Bây giờ còn ít phút, Bác và các chú ta cùng làm một bài thơ. Chủ đề là tức cảnh thăm lại hang Cốc Bó, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt – Các chú có đồng ý không?

Mọi người vỗ tay hưởng ứng, Bác liền chỉ tay vào đồng chí Hồng Kỳ, lúc ấy là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng:

-Chú là Bí thư, chú xướng câu mở đầu.

Đồng chí Hồng Kỳ lắc đầu, gãi tai, cười trừ:

-Thưa Bác, cháu là Bí thư nhưng cháu rất là bí thơ. Cháu không biết làm thơ đâu ạ!

Bác phê bình khéo:

-Đáng lẽ chú là Bí thư thì phải giỏi làm thơ mới đúng. Thơ cũng là vũ khí cách mạng. Có khi cán bộ nói cả buổi mà quần chúng không nghe ra, nhưng chỉ đọc mấy vần thơ thì ai cũng hiểu. Thôi được, tha cho chú. Vậy, Bác chỉ định người khác vậy.

Bác nhìn quanh rồi chỉ vào đồng chí Tố Hữu:

-Đồng chí Lành vậy – Chú là nhà thơ mà.

Đồng chí Tố Hữu cũng lắc đầu cười:

-Dạ, ở đây Bác là người có tuổi hơn cả. Xin kính lão đắc thọ, mời Bác khai thơ trước ạ!

Bác cười to:

-Các chú khôn thật, định dồn Bác vào chân tường đấy phỏng? Được, Bác sẽ khai thơ vậy.

Suy nghĩ giây lát, Bác đọc hai câu mở bài:

Hai mươi năm trước ở hang này

Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây

Đấy, Bác mở đến nửa phần bài thơ. Bây giờ đến lượt các chú làm hai câu thơ cuối.

Mọi người vỗ tay hoan hô. Rồi mỗi người thêm một ý, góp một câu, cuối cùng Bác kết luận:

Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu

Non sông gấm vóc có ngày nay

Thế là bài thơ hoàn thành. Thực ra bài thơ là “Không đề”, về sau này khi xuất bản mới đặt tên bài thơ là Thăm lại Pác Bó.

Lê Hồng Bảo Anh

Nón Bài Thơ Xứ Huế

Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ.”

Nói đến sản phẩm đặc sắc của các làng nghề truyền thống ở Huế, có lẽ nón lá được nhiều người biết đến hơn cả. Bởi hàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che mưa gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế, mà hơn thế nó đã trở thành một đặc sản văn hóa “nón bài thơ” gắn với hình tượng của người con gái Huế.

Đến với mảnh đất cố đô, các bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh chiếc nón bài thơ – một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm hồn Huế. Để làm đẹp và tôn vinh thêm cho chiếc nón lá xứ Huế, các nghệ nhân còn ép bức tranh của sông Hương, núi Ngự và vài dòng thơ vào giữa hai lớp lá:

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.

Nón bài thơ là một loại nón lá đặc biệt ở xứ Huế, tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm là khi soi lên ánh sáng thì bạn có thể thấy một bài thơ hay hình ảnh hoa văn được tạo nên khéo léo, bố cục cân đối hiện lên giữa hai lớp lá nón.

Theo một số tư liệu đã cho ta thấy được nghề nón lá đã ra đời khá lâu đời. Nghề nón lá xuất phát từ nhu cầu của con người, vừa có thể che nắng che mưa trong khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, giá thành lại rẻ, vì vậy nón lá khá được ưa chuộng. Và ngày nay, nhiều tour du lịch Hải Phòng Huế đến cũng khá thích thú với những chiếc nón lá này.

Nhìn chiếc nón lá nhỏ gọn vậy thôi, nhưng những công đoạn làm ra nó thì không hề đơn giản, đòi hỏi một quá trình vô cùng công phu và tinh tế. Là một sản phẩm thủ công, người làm hoàn toàn sử dụng công cụ là đôi tay của mình. Người làm phải thực hiện 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ,… để có một chiếc nón bài thơ vừa nhẹ vừa đẹp.

Nguyên liệu của chiếc nón là lá non của cây Bồ Quy Diệp sau khi hái trên rừng đem về phơi sương rồi nức vàng và ủi cho phẳng. Sau đó, người làm phải khâu tạo khung và vành nón. Đây là công việc đòi hỏi người thợ có nhiều kinh nghiệm, cẩn thận và khéo tay. Khung của nón lá sẽ bao gồm 12 thanh gỗ vát mảnh được ghép lại, khớp nhau ở đỉnh, phía dưới khoảng cách đều nhau. 16 vành như 16 vầng trăng được ve thật nhanh, thật tròn, thật nhẵn, thật điệu, sao cho cân đối và hài hòa nhất.

Những chiếc lá đực đầu tiên sẽ được xếp vào bên trong, tiếp đến là hình hoa văn – bài thơ phủ kín diện tích xung quanh chiếc nón. Lá cái được xây ở ngoài cùng. Công đoạn này khá quan trọng đòi hỏi, động tác của người nghệ nhân phải nhẹ nhàng khéo léo, chèn kỹ, đẹp và dằn chắc chắn, giữ cho mặt lá phẳng không xê dịch. Công đoạn nào cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, sự khéo léo và kỹ lưỡng để cho nên những sản phẩm là niềm tự hào của xứ Huế.

Chiếc nón lá hiện diện khắp những cánh đồng Việt Nam. Nón lá theo người người nông dân ra đồng, cùng tham gia sản xuất cho mùa màng bội thu. Ngoài ra, nón lá còn tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nếu tà áo dài Việt Nam tôn lên vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng, thùy mị sang trọng của người con gái thì nón lá lại làm cho người con gái mang một vẻ đẹp tiềm ẩn, kín kẽ và đậm đà hơn rất nhiều.

Những du khách đến với xứ Huế đều rất hào hứng với mỗi chiếc nón lá đội trên đầu với nụ cười rạng rỡ càng làm cho chiếc nón lá trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết! Nón lá nay đã trở thành một món quà tạo sự gắn kết giữa Việt Nam với nước bạn trên thế giới và nón lá đã đưa hình ảnh Việt Nam đi khắp bốn phương.

Chỉ là một chiếc nón lá đơn sơ và mộc mạc như chính tính cách con người Việt Nam nhưng lại vô cùng ý nghĩa. Chiếc nón lá là hình ảnh của Việt Nam, là món quà mà chính bàn tay người Việt tạo ra, chiếc nón lá là cây cầu nối tình bằng hữu giữa Việt Nam và nước bạn. Dù gì đi chăng nữa, chiếc nón lá vẫn mang trong mình màu sắc của sự bình yên, dịu dàng và đầy tinh tế!

Có thể quý khách quan tâm : https://dulichhaiphongdanang.com/du-lich-hai-phong-da-nang

Cảm Nhận Về Bài Thơ “Lượm” (1)

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu nhi Việt Nam hăng hái làm theo lời dạy của Bác Hồ:

Nhiều bạn đã hi sinh tuổi thơ trong sáng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại trong em niềm cảm phục sâu sắc.

Lượm theo bộ đội làm liên lạc hồi đầu kháng chiến (cuối năm 1946). Lúc này, Pháp chưa đánh rộng ra. Quân ta đóng ở đồn Mang Cá một cứ điểm quan trọng của Huế. Trong một trận tấn công vào đồn giặc, Lượm hi sinh. Tác giả biết tin, vô cùng xúc động và đã sáng tác nên bài thơ này (1949).

Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.

Thể thơ bốn chữ cùng với nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

Mở đầu bài thơ, tác giả dựng lại khung cảnh buổi gặp gỡ đáng nhớ giữa hai chú cháu:

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

Cuộc gặp gỡ đáng nhớ bởi nó diễn ra trong thời gian, không gian đặc biệt: Ngày Huế đổ máu. Huế đổ máu, Huế chiến đấu ác liệt để ngăn chặn bàn chân xâm lược của giặc Pháp vì chúng muốn chiếm lại nước ta. Ngày ấy là ngày mọi người không thể nào quên. Hoàn cảnh điển hình đó càng tô đậm thêm tính cách của nhân vật Lượm.

Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ Vệ quốc bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc đeo bên mình cùng chỉ xinh xinh. Chiếc mũ ca lô đội lệch bộc lộ vẻ tinh nghịch và hiếu động.

Lượm được nhà thơ miêu tả với tấm lòng yêu mến chân thành:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…

Dáng Lượm loắt choắt, đã nhỏ lại gầy nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch. Chân thì thoăn thoắt, rất nhanh và rất nhẹ. Đầu nghênh nghênh, lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia. Nhịp thơ nhanh gợi lên hình ảnh chú bé vui tươi, nhí nhảnh, yêu đời.

Đặc điểm bên ngoài phần nào đã thể hiện tính cách bên trong của Lượm. Ca lô không chịu đội thẳng mà đội lệch. Miệng luôn huýt sáo vang. Lượm chẳng khác nào như con chim chích bé nhỏ nhảy trên đường vàng.

Lượm hồn nhiên kể chuyện:

Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà

Bấy giờ, cái gian khổ của kháng chiến trường kì chưa tới. Mọi người đang sống trong không khí phấn khởi hào hứng của độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc. Lượm vui trong lòng, vui ngoài nét mặt, dáng điệu, cử chỉ, lời nói. Tưởng chừng cái xắc cũng vui lây, cũng nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của người làm cán bộ. Lượm thấy oai lắm, ra vẻ lắm nên tỏ ra rất tự hào.

Giống như các bạn cùng lứa tuổi, Lượm rất hiếu động. Đặc điểm này đã được hướng vào những công việc có ích cho kháng chiến. Hình ảnh Lượm lúc chia tay tác giả thật đẹp và đầy sức sống:

Cháu cười híp mí

Má đỏ bồ quân

Cả câu: Thôi chào đồng chí! cũng mang dấu ấn của niềm vui. Lượm chào chú bằng đồng chí, rất tinh nghịch, dí dỏm, mà cùng rất nghiêm túc, bởi Lượm đã tham gia kháng chiến.

Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoát, nghênh nghênh) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi) say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả.

Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế Lượm ơi!…

Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng.

Tác giả hình dung ra tình huống hi sinh của Lượm thật cụ thể. Cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái và đầy quyết tâm, không nề nguy hiểm:

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề thượng khẩn

Sợ chi hiểm nghèo

Chiến trường đầy khói lửa nhưng Lượm vẫn xông pha làm nhiệm vụ. Bỗng loè chớp đỏ, Thôi rồi Lượm ơi! Kể lại, hình dung lại sự việc mà tưởng chừng như tác giả đang tận mắt chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kiềm chế được, tự đáy lòng bật thốt lên tiếng kêu đau đớn. Câu thơ như tiếng nấc nghẹn ngào đầy xót thương và cảm phục của tác giả của chúng ta trước cái chết bất ngờ của người chiến sĩ nhỏ. Chú bé đã hi sinh anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, tươi trẻ đầy hứa hẹn. Nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót mà ông cảm nhận rằng sự hi sinh của Lượm rất đỗi thiêng liêng, cao cả. Chú như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ trên cánh đồng quê hương. Lượm đã hoá thân vào đất mẹ:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng…

Bao quanh Lượm là sự sống mơn mởn đang lên. Hương lúa thơm như mùi sữa mẹ. Sự hi sinh của Lượm vô cùng nhẹ nhàng, thanh thản. Câu thơ: Hồn bay giữa đồng khẳng định tinh thần bất tử của Lượm. Lượm đã chết cho quê hương xứ sở.

Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả nỗi đau đớn xót xa và niềm bâng khuâng, nhớ tiếc khôn nguôi của tác giả.

Hai khổ thơ cuối lặp lại như một điệp khúc khắc sâu hình ảnh đẹp đẽ của Lượm trong tâm hồn mọi người:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…

Lượm là bài thơ hay trong số những bài viết về tuổi nhỏ Việt Nam hồn nhiên, dũng cảm. Em thấy Lượm rất xứng đáng với những gương sáng của thanh thiếu niên thế hệ trước như Lí Tự Trọng, Kim Đồng; xứng đáng là đàn anh của những anh hùng dũng sĩ thiếu niên như Nguyễn Bá Ngọc, Kpa Klơng, Nguyễn Văn Hoà… thời đánh Mĩ.

Bi Hài Việc Xuất Bản Thơ

VHSG- Sau khi đăng các bài Xử tội làm nhục thơ của nhà văn Trần Đức Tiến, Ác tâm – lừa bịp và quấy phá đội lốt văn chương của nhà văn Trần Nhã Thụy, Kiềm chế… thơ trong mùa chống dịch của nhà văn Hồ Anh Thái, nhiều bạn đọc bày tỏ sự đồng tình và muốn tìm hiểu thêm việc một số cá nhân lợi dụng thơ và người yêu thơ để lừa lọc, trục lợi, mua danh cũng như sự “lạm phát” vần vè đối đáp thù tạc, dưỡng sinh mà nhiều người ngộ nhận là thơ rồi chạy vạy tìm cách xuất bản, tự gây nợ nần hệ lụy. Bài viết Bi hài việc xuất bản thơ của nhà thơ Trần Quang Quý dù đã xuất hiện nhiều năm nhưng đến nay vẫn nguyên tính thời sự: “Có cuốn tên rất kêu: Những gương mặt thơ tình Việt Nam đương đại, mở ra lại chỉ thấy các cụ thi sĩ lạ hoắc, sinh từ thập kỷ 20, 30 thế kỷ trước. Toàn là những “nhà thơ tình”, ở phường nọ, ngõ kia, lần đầu xuất hiện thơ ở tuổi bát thập, cửu thập, đáng kính cả. Lại có bản thảo dày như cục gạch, với cái tên Trăng trong thi nhân Việt Nam, những thi sĩ như Hàn Mạc Tử, Huy Cận, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Xuân Diệu… đương nhiên rồi. Nhưng lại có cả cụ ông, cụ bà nọ, đã ngoại bát tuần, vốn là doanh nhân yêu thơ, đưa mỗi người đến 5 bài thơ về trăng, và xếp đồng hạng thi nhân Việt Nam thì hãi quá. Loạn xị ngậu các giá trị thi ca, thi sĩ nước nhà”.

Một lần nhân gặp ở Hội nghị Công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Lê Thành Nghị hỏi tôi, tình hình thơ phú xuất bản năm rồi thế nào. Tôi bảo: “Có vẻ gay”. Lê Thành Nghị cười: “Theo tôi không phải là gay mà là lâm nguy”.

Lâm nguy? Lâm nguy thế nào, có cường điệu quá không? Ông cho rằng, chất lượng thơ cứ bạc nhạc mà số lượng sách thơ ngày càng tăng. Người ta bây giờ cũng chẳng mấy ai quan tâm tới thơ. Ngay cả những cuốn sách có dư luận, muốn ra nhà sách mua đọc nhưng đi mỏi chân ở phố sách Nguyễn Xí cũng không tìm được. Đơn giản là các nhà sách bây giờ không bán thơ, hoặc rất hiếm nhà sách còn mặn mà với thơ. Tình thơ bây giờ sao “bèo dạt mây trôi” quá. Nàng thơ như cô gái đẹp nhưng lỡ thì quá lứa mất rồi, chỉ còn biết len lén nhìn nhan sắc tàn phai và ngoái lại thời hoàng kim, những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước, thời mà thơ như thú chơi tao nhã cao sang, bổ dưỡng tinh thần, tâm hồn lãng mạn và nồng cháy, công chúng rầm rộ. Người làm thơ chỉ cần in một chùm ba bài thơ trên Tạp chí Tác Phẩm Mới là coi như có “viza” vào Hội Nhà văn Việt Nam đàng hoàng, không nháo nhác như bây giờ.

Có một thực tế, trong vài năm gần đây, trái với chất lượng thơ, trái với thơ “có nghề” có vẻ khan hiếm, thì thơ phong trào ngày càng bùng phát. Khắp nơi mọc ra các thi đàn, các câu lạc bộ thơ; hoặc hiện đại hơn là các blog, website về thơ như muôn vẻ sắc màu cây lá nảy mầm xuân. Ấy là cái cớ, để thi thoảng bạn hữu gặp nhau, ngâm vịnh, đối ẩm, thoát ly “có thời hạn” bà nhà, hay ông nhà… vui đáo để. Có câu lạc bộ bùng phát, ùa về cả lâm trường, trạm, trại, ngõ ngách làng quê, thành bộ máy chân rết, y như mạng lưới thơ “mậu dịch quốc doanh” trước đây, ở khắp các tỉnh thành. Lại đánh cả quyết định khai trừ, cách chức nhau, cãi vã om xòm đây đó, làm cho câu lạc bộ, với ý nghĩa ban đầu là giao lưu, vui chơi giải trí cho người cao tuổi bỗng trở thành cơ quan “quyền lực” thảo phạt nhau. Chứng tỏ, người nước mình hay hám quyền lực ra phết. Đến chơi thơ, nghĩa là chơi cái sự nghèo mà còn thích oai, thích khai trừ, hạ bệ này nọ vì cái chức danh hão, nó mất đi cái thơm thảo của tình thơ, thì chả còn biết thời thế như vậy là nó thế nào.

Cùng với sự nở rộ của câu lạc bộ là phong trào in thơ. Chỉ riêng Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2010 đã cấp phép khoảng 1.100 đầu sách, trong đó có đến 80% là sách thơ, đủ cho thấy thơ không những không có cơ giảm đi mà còn “tăng năng suất” vượt bậc (so với khoảng 700 cuốn được cấp phép năm 2009). Có điều, khoảng 90% số sách thơ đã xuất bản, là thơ tầm câu lạc bộ, là “văn nói có vần”. Số những tập thơ “đọc được” trở lên chỉ đếm trên đầu ngón tay. Oái oăm thay, chính cái số đông thơ câu lạc bộ lại là cứu tinh cho một số nhà xuất bản.

Tôi xin trích dẫn một bài thơ của một tác giả (xin được giấu tên) trong Liên hiệp các câu lạc bộ thơ Việt Nam, ở một tập sách nhiều tác giả, treo logo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, xin cấp phép, do “Chủ tịch Liên hiệp” tự phong này tổ chức bản thảo mang đến như sau:

Người Hà Nội yêu nhau tha thiết Lúc xong hành chỉ xiết tay nhau Vườn hoa ngồi chụm mái đầu Nằm trong giới hạn những câu tâm tình Người Hà Nội thư sinh đẹp nhất Lụa Hà Đông chính sách hoàn thân Giữ gìn của quý thanh tân Hai bên cùng giữ tấm thân ngọc ngà Chờ đến ngày vinh quy bái tổ Là đôi bên mới tỏ ái tình Tình yêu quý nhất tiết trinh Người yêu, yêu nhất ái tình thủy chung.”

Thôi khỏi bình những bài “tình thơ” tầm cỡ thế này, của cái Liên hiệp các câu lạc bộ thơ Việt Nam nào đó, chả hiểu có quyết định thành lập không, có bao trùm lên Câu lạc bộ thơ Việt Nam hay không. Nhưng nhân viên của tôi bảo, anh mà gạch những bài như thế này thì gạch hết cả tập luôn, và gạch luôn nhiều tập cùng loại khác. Thơ này chính là thơ “nuôi sống” nhà xuất bản đấy bác ơi. Ngóng đợi mấy ông “mần thơ” chuyên nghiệp, lác đác mấy chục cuốn xin xuất bản một năm có mà đói dài. Thơ bây giờ nó thế.

Nghe nói mà ngậm lòng đắng đót. Nhà xuất bản, như Nhà xuất bản Hội Nhà văn phải tự nuôi nhau, lại là nhà xuất bản chuyên ngành hẹp, chỉ xuất bản sách văn chương thôi, chứ đâu được xông xênh như mấy ông xuất bản tổng hợp, thứ gì cũng chơi được. Vì vậy, trước tình hình xuất bản như thế, nếu không cấp phép cho thơ câu lạc bộ thì…khó quá. Tất nhiên, thơ như “Ái tình Hà Nội” mà tôi trích dẫn từ bản thảo biên tập trên không thể in được.

Bây giờ cũng nhiều người hiểu và thông cảm, không “ra roi” với nhà xuất bản như cách đây hơn mười năm trước. Thôi thì, văn chương xịn hay không xịn, thời của thị trường, để bạn đọc và thời gian kiểm chứng. Tác giả chịu trách nhiệm với công chúng về chất lượng tác phẩm của mình. Nhưng để không bị các nhà thơ chuyên nghiệp, nhà thơ có thương hiệu tự ái, rũ áo ra đi, khi bị “nhốt” chung vào “cánh đồng thơ”, buộc lòng nhà xuất bản phải đưa các tập thơ, kiểu thơ Liên hiệp kia vào chung một tủ sách, gọi là “Tủ sách người yêu thơ”, từ tháng 10-2010. Thực ra, các cụ thi hữu chỉ có nhu cầu ghi lại những kỷ niệm của cuộc đời còn nhiều vân vi, để có sách tặng bạn hữu, cháu con, lưu bút trong gia đình…, không vi phạm gì về Luật Xuất bản, chứ không có mục tiêu phấn đấu thành hội viên hội nọ hội kia. Không ai lại ham thành “nhà thơ trẻ” ở tuổi thất thập cả.

Tình hình chung là thế, nhưng chúng tôi cũng không khuyến khích xuất bản những tập thơ nó quá nôm na, thô thiển, nó chưa “sạch nước cản”. Mong có được những bản thảo có chất lượng, với nhiều nhà thơ nhà văn có uy tín văn chương đến với mình như con mong sữa mẹ. Thế nhưng, sao cái ma lực thơ nó vẫn lạ lùng thế. Có tác giả, như tác giả tập thơ “Ơi em” chẳng hạn. Đến mấy cô nhân viên hành chính nhà xuất bản cũng ái ngại, từ chối nhận in thơ cho tác giả này, nhưng anh liên tục đến “năn nỉ” để được chính nhà xuất bản đứng ra in, in hàng ngàn cuốn. Không có cách nào để anh hiểu được, rằng in thơ như thế thì chỉ khổ vợ con, rằng bán thơ ở đâu bây giờ, khi đã chi phí hàng chục triệu đồng tiền in sách. Nhưng anh lại cứ tưởng chúng tôi chê anh không có tiền. Anh đùng đùng về nhà mang đến hai sổ tiết kiệm, mỗi sổ 10.000 USD và một mớ hợp đồng cho sinh viên thuê nhà để trình, rằng “in sách là chuyện nhỏ như con thỏ”, lại hứa in xong còn khao cả nhà xuất bản. Và thơ anh đã có các nhà thơ “nhớn” A, B, C… đọc, các bậc thi bá còn động viên anh sáng tác hăng say hơn nữa, thế mới… khổ nạn. Chắc anh đang tràn trề hy vọng thành nhà thơ… trẻ, thành người sẽ nổi tiếng. Chỉ hai tháng sau khi in tập thơ, anh đến, thì thào hỏi, làm thế nào để tiêu thụ hết số thơ, tặng “mỏi tay” rồi mà vẫn còn hàng thùng, “đề nghị các bác giới thiệu cho em mấy công ty, cửa hàng sách để bán”.

Năm 2010 được coi là năm được mùa in thơ. Vì sao vậy? Có lẽ do là năm có Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, các cá nhân, tổ chức làm sách thi nhau làm các bộ sách kỷ niệm Đại lễ. Tinh thần đại lễ ngấm kỹ vào các lĩnh vực, trở thành cơ hội “mần ăn” của rất nhiều người. Có các “đầu nậu” treo những cái tên sách rất to, nhằm thu hút nhiều thi hữu, thực chất là thu hút ngân quỹ và lo đầu ra. Có thể mỗi tác giả có bài góp bao nhiêu tiền, hoặc mua bao nhiêu cuốn sách. Đó là những cuốn: “Thăng Long – Hà Nội thơ”, “Thơ Hà Nội”, “Tôi yêu Hà Nội”… Có cuốn tên rất kêu: “Những gương mặt thơ tình Việt Nam đương đại”, mở ra lại chỉ thấy các cụ thi sĩ lạ hoắc, sinh từ thập kỷ 20, 30 thế kỷ trước. Toàn là những “nhà thơ tình”, ở phường nọ, ngõ kia, lần đầu xuất hiện thơ ở tuổi bát thập, cửu thập, đáng kính cả. Lại có bản thảo dày như cục gạch, với cái tên “Trăng trong thi nhân Việt Nam”, những thi sĩ như Hàn Mạc Tử, Huy Cận, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Xuân Diệu… đương nhiên rồi. Nhưng lại có cả cụ ông, cụ bà nọ, đã ngoại bát tuần, vốn là doanh nhân yêu thơ, đưa mỗi người đến 5 bài thơ về trăng, và xếp đồng hạng thi nhân Việt Nam thì hãi quá. Loạn xị ngậu các giá trị thi ca, thi sĩ nước nhà.

Cũng câu hỏi thơ có đang lâm nguy hay không, tôi hỏi nhà thơ Nguyễn Đức Mậu, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng thơ – Hội Nhà văn Việt Nam khóa VII, hiện đang trực Ban thơ báo Văn Nghệ. Ông cười khà khà và bảo, khó trả lời rành mạch quá, thơ còn đang hỗn mang. Nhưng ông liền đọc bài “Thơ và thơ” của ông: ” Thơ được bán được cho/ Thơ được viết trên băng zôn giấy gió/ Thơ được đọc vang thơ được thét gào/ Thơ được hát và thơ được múa/ Thơ khăn xếp áo dài/ Thơ com lê áo đỏ/ Thơ đang tự tìm mình/ Thơ lắm ngả đường đi …”.

Câu chuyện thơ và xuất bản thơ còn dài dài, nhiều chuyện cười ra nước mắt. Mỗi khi nhắc đến tình hình thơ, chúng tôi vẫn nói vui, phải mở trại cai thơ. Các bà xã muốn cai thơ chồng phải lobby nặng tay mới cho nhập trại. Trại cai thơ sẽ là dự án “hái ra tiền”. Nói là nói vui vậy thôi, chẳng ai “hoãn” được sự sung sướng của cảm hứng thăng hoa, sáng tạo thi ca. Chẳng ai cai được ai trong cái men thơ lạ lùng này. Nói gì thì nói, trong tình hình thơ và xuất bản hiện nay, vẫn còn nhiều người viết âm thầm đổi mới, tìm tòi. Có thể lúc rộ lên, lúc trầm lắng, nhưng dòng chảy thi ca vẫn có đường đi của nó.

Đơn cử như năm 2010, trong 3 tập sách của Nhà xuất bản Hội Nhà văn được giải Hội Nhà văn Hà Nội đã có 2 tập thơ. Ngoài ra, nhà xuất bản còn có hai tập thơ đoạt giải B (không có giải A) của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

Vậy tình hình thơ có buồn, mà cũng có vui. Hy vọng cái vui có trường lực hơn, vóc dáng hơn, trên con đường thơ còn lắm hỗn mang, như nhà thơ Nguyễn Đức Mậu nói.

TRẦN QUANG QUÝ