Đề Xuất 10/2023 # Mở Bài Bài Thơ Bếp Lửa # Top Like

Xem 99

Cập nhật nội dung chi tiết về Mở Bài Bài Thơ Bếp Lửa mới nhất ngày 01/10/2023 trên website chúng tôi Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 99 lượt xem.

Các em cùng tìm hiểu cách viết Mở bài bài thơ Bếp lửa, một bài thơ thấm đẫm tình cảm gia đình của nhà thơ Bằng Việt để qua đó trau dồi, nâng cao hơn nữa kĩ năng viết mở bài cho bài văn của mình thêm hoàn thiện, ngắn gọn và mang tính thuyết phục hơn.

Một số cách mở bài bài thơ Bếp lửa hay, đặc sắc.

5 cách Mở bài bài thơ Bếp lửa

Trong cuộc đời này ai cũng trải qua những năm tháng tuổi thơ ngây ngô, hồn nhiên và trong sáng, tuổi thơ ấy gắn liền với bao kỉ niệm vui buồn, chính những kỉ niệm tuổi thơ là hành trang không thể thiếu khi ta trưởng thành bước trên đường đời. Bằng Việt khi viết bài thơ “Bếp lửa” cũng đang là một cậu sinh viên, ở độ tuổi mới trưởng thành người cháu nhớ về những kỉ niệm ấu thơ bên bà, mỗi ngày cùng bà nhóm bếp lửa. Những năm tháng tuổi thơ sống bên bà đã cho Bằng Việt cảm nhận được tình yêu thương vô bờ, sự hy sinh cao cả của bà, hơn thế là tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu đậm.

Bài thơ “Bếp lửa” – một trong những sáng tác đầu tay của nhà thơ Bằng Việt được ra đời khi tác giả đang là sinh viên tại nước ngoài, ở độ tuổi trưởng thành lại phải xa quê hương, Bằng Việt dường như không thể kìm nén được sự nhớ thương về người bà nơi quê nhà. Bài thơ được viết nên bằng những hồi tưởng về kỉ niệm thơ ấu của cháu bên bà, những dòng suy ngẫm về tình cảm của bà và tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ trở thành một điểm tựa khơi gợi những kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về tình bà cháu và gia đình, xa hơn đó là những suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước của một người con xa quê.

Bài thơ ‘Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu nhưng lại được chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Có thể nói trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có bóng dáng của biết bao tâm hồn tuổi thơ như chúng ta, tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh người bà kính yêu, tần tảo, hy sinh, gắn với hình ảnh bếp lửa nồng đượm. Bài thơ không chỉ cho chúng ta cảm nhận được những cảm xúc chân thành của tác giả đối với người bà và ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng mà còn nhắc nhở về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc sống.

Trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu đi tình cảm gia đình, đó có thể là tình bà cháu, cha con, anh em ruột thịt, có trưởng thành và bước ra ngoài cuộc sống hay rời xa quê hương ta mới càng thấu rõ sự thiêng liêng, trân quý của tình cảm gia đình. Bằng Việt viết bài thơ “Bếp lửa” trong hoàn cảnh xa nhà, xa quê hương đã cho người đọc được cảm nhận những dòng hồi tưởng xúc động, những suy ngẫm đầy triết lí về người bà và tình cảm của hai bà cháu. Đọc thơ của Bằng Việt ta như được sống lại với những năm tháng tuổi thơ với biết bao kỉ niệm đáng nhớ, có người bà tần tảo sớm hôm, có bếp lửa bập bùng sớm tối.

Ý Nghĩa Hình Tượng Ngọn Lửa, Bếp Lửa Trong Bài Thơ Bếp Lửa Của Bằng Việt

Ý nghĩa hình tượng “ngọn lửa”, “bếp lửa” trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Bằng Việt rất thành công khi xây dựng hình tượng bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà hiền hậu. Hình ảnh “ngọn lửa”, “bếp lửa” trong bài thơ mang ý nghĩa biểu trưng đặc sắc.

Trước hết, hình ảnh bếp lửa vốn là hình ảnh thật của bếp lửa mà ngày ngày người bà nhen lửa nấu cơm. Bếp lửa ấy ăn sâu vào đời sống tinh thần của con người, gắn chặt với niềm tin tâm linh vững chắc: sự che chở và phù trợ cuộc sống con người của vị thần lửa.

Nhưng bếp lửa lại trở thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả những kỷ niệm ấm áp của hai bà cháu. Lửa thành ra ngọn lửa tình yêu, lửa niềm tin, ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu, tình quê hương đất nước. Bếp lửa mà người bà ấp iu hay chính là tình yêu thương mà bà nâng niu dành tất cả cho cháu, từ việc dạy cháu làm, chăm cháu học, bảo cháu nghe. Bếp lửa cũng là nơi bà nhóm lên tình cảm, khát vọng cho người cháu. Nhóm lửa do đó cũng vừa có nghĩa thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng.

Bài thơ mở ra hình ảnh bếp lửa, gợi những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm, thấu hiểu cuộc đời bà, về lẽ sống của bà. Cuối cùng, trong hoàn cảnh xa cách, đứa cháu gửi nỗi nhớ mong được gặp. Hình ảnh “bếp lửa”, “ngọn lửa” trải qua bao thời gian, bao biến đổi rồi cuối cùng đi về với lòng người, trở thành sức mạnh tinh thần chiến thắng nghịch cảnh, vươn tới những gì cao đẹp nhất.

Mở Bài Bài Thơ Bếp Lửa

Các em cùng tìm hiểu cách viết Mở bài bài thơ Bếp lửa, một bài thơ thấm đẫm tình cảm gia đình của nhà thơ Bằng Việt để qua đó trau dồi, nâng cao hơn nữa kĩ năng viết mở bài cho bài văn của mình thêm hoàn thiện, ngắn gọn và mang tính thuyết phục hơn.

Một số cách mở bài bài thơ Bếp lửa hay, đặc sắc.

5 cách Mở bài bài thơ Bếp lửa

Trong cuộc đời này ai cũng trải qua những năm tháng tuổi thơ ngây ngô, hồn nhiên và trong sáng, tuổi thơ ấy gắn liền với bao kỉ niệm vui buồn, chính những kỉ niệm tuổi thơ là hành trang không thể thiếu khi ta trưởng thành bước trên đường đời. Bằng Việt khi viết bài thơ “Bếp lửa” cũng đang là một cậu sinh viên, ở độ tuổi mới trưởng thành người cháu nhớ về những kỉ niệm ấu thơ bên bà, mỗi ngày cùng bà nhóm bếp lửa. Những năm tháng tuổi thơ sống bên bà đã cho Bằng Việt cảm nhận được tình yêu thương vô bờ, sự hy sinh cao cả của bà, hơn thế là tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu đậm.

Bài thơ “Bếp lửa” – một trong những sáng tác đầu tay của nhà thơ Bằng Việt được ra đời khi tác giả đang là sinh viên tại nước ngoài, ở độ tuổi trưởng thành lại phải xa quê hương, Bằng Việt dường như không thể kìm nén được sự nhớ thương về người bà nơi quê nhà. Bài thơ được viết nên bằng những hồi tưởng về kỉ niệm thơ ấu của cháu bên bà, những dòng suy ngẫm về tình cảm của bà và tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ trở thành một điểm tựa khơi gợi những kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về tình bà cháu và gia đình, xa hơn đó là những suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước của một người con xa quê.

Bài thơ ‘Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu nhưng lại được chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Có thể nói trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có bóng dáng của biết bao tâm hồn tuổi thơ như chúng ta, tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh người bà kính yêu, tần tảo, hy sinh, gắn với hình ảnh bếp lửa nồng đượm. Bài thơ không chỉ cho chúng ta cảm nhận được những cảm xúc chân thành của tác giả đối với người bà và ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng mà còn nhắc nhở về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc sống.

Trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu đi tình cảm gia đình, đó có thể là tình bà cháu, cha con, anh em ruột thịt, có trưởng thành và bước ra ngoài cuộc sống hay rời xa quê hương ta mới càng thấu rõ sự thiêng liêng, trân quý của tình cảm gia đình. Bằng Việt viết bài thơ “Bếp lửa” trong hoàn cảnh xa nhà, xa quê hương đã cho người đọc được cảm nhận những dòng hồi tưởng xúc động, những suy ngẫm đầy triết lí về người bà và tình cảm của hai bà cháu. Đọc thơ của Bằng Việt ta như được sống lại với những năm tháng tuổi thơ với biết bao kỉ niệm đáng nhớ, có người bà tần tảo sớm hôm, có bếp lửa bập bùng sớm tối.

Phân Tích Bài Thơ Bếp Lửa

Đề bài: Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

Bài làm

Có lẽ, trong cuộc đời mỗi người, tình cảm gia đình luôn là thứu tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất. Ở đó, ta nhận được sự quan tâm, chăm sóc vfa chở che của ông bà, cha mẹ. Nhà thơ Bằng Việt, với những câu thơ nhẹ nhàng, mộc mạc trong bài “Bếp lửa” đã khơi gợi lên tình cảm bà cháu thân thương, trìu mến để từ đó ngợi ca tình cảm gia đình và cả tình yêu quê hương, đất nước thiết tha.

“Bếp lửa” được sáng tác năm 1963 khi nhà thơ đang du học ơr Liên Xô. Sống ở nơi đất khách quê người, ở một đất nước lạnh lẽo, những kí ức tuổi thơ như ùa về trong lòng tác giả. Đó là hình ảnh bếp lửa ấm nồng xua tan đi cái lạnh giá của bông tuyết, là tình bà cháu thiêng liêng tiếp thêm sức mạnh giúp cháu vượt qua tất cả khó khăn, vất vả của cuộc sống.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đậm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Mỗi buổi sáng bà lại thức dậy và nhóm lên một bếp lửa ấm nồng. Ngọn lửa “chờn vờn” trước mắt nhà thơ như chính miền kí ức tuổi thơ đang rạo rực trong tâm tư ông. Bà nhen nhóm ngọn lửa cũng như nhen nhóm trong cháu một tình yêu thương bao la trời biển. Những ngọn lửa rực hồng, ấm áp như sưởi ấm trái tim cháu những ngày thơ bé và cho đến tận bây giờ, mỗi khi nhớ về, lòng cháu lại không khỏi nghẹn ngào, rưng rưng. Nhớ về bếp lửa, cháu lại nghĩ về bà với tất cả tấm lòng biết ơn sâu sắc. Cháu thương bà, thương những tháng ngày bà tần tảo, lam lũ để cháu có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bao nắng mưa, bao sương gió cuộc đời bà đã trải qua bằng tất cả tình yêu thương dành cho con, cho cháu. Tất cả kí ức ùa về làm cho tác giả không kiềm được mà phải thốt lên “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng, bếp lửa”. Một từ “ôi” cũng đủ để nói lên tấm ân tình, thiêng liêng, nồng đượm biết bao. Tuổi thơ của tác giả dường như đã có rất nhiều kí ức đẹp đẽ mà khi lớn lên ông vẫn không thể nào quên.

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ đến giờ sống mũi vẫn còn cay

Nhớ về bà, bao nhiêu kỉ niệm của một thời đói khổ, nhọc nhằn lại hiện lên. Những năm tháng ấy, tuy gian nan vất vả nhưng lúc nào cháu cũng có bà ở bên quan tâm, vỗ về. Chỉ mới bốn tuổi, một cậu bé đã quen mùi khói. Những tháng ngày cả dân tộc đang phải gồng mình chống nạn đói, đi đi làm, miếng ăn cũng chẳng đủ, ba gầy đi đến xót xa. Cháu ở với bà, cùng bà gắn bó bên căn bếp nhỏ với những khói rơm cay xè mắt. Khói đã hun đúc và lấp đầy trong khóe mắt, nó làm cháu rưng rưng vì một tuổi thơ khó nhọc, gian khổ. Chẳng biết sống mũi cháu cay là vì khói bếp hay là nó rưng rưng vì đất nước đang phải chịu cảnh lầm than hay cũng bởi vì cảm động và nghẹn ngào trước tình yêu thương và sự chở che mà cháu nhận được từ người bà kính yêu. Một chữ “cay” làm câu thơ như khựng lại, tâm hồn người đọc cũng lắng xuống và ai cũng phải nghĩ về tuổi thơ và gia đình với tình cảm thân thương nhất.

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thê!

Tám năm là quãng thời gian dài đằng đẵng. Tám năm cháu ở cùng bà, cùng bà nhóm lên bếp lửa, nhóm lên tình yêu thương vô bờ. Bà đã đem đến cho cháu, một cậu bé hồn nhiên, vô tư sức sống mãnh liệt và tình yêu cháy bỏng ấm nồng như chính hơi ấm của bếp lửa mà hằng ngày cháu với bà vẫn thường nhen nhóm. Tám năm ấy, cháu sống cùng bà, cùng với tiếng kêu da diết của tu hú. Tiếng tu hú báo hiệu mùa hè, mùa thu hoạch. Nó như là niềm tin, niềm hy vọng một vụ mùa bội thu để nhân dân có thể vượt qua nạn đói kinh hoàng. Tiếng tu hú cứ văng vẳng trên cánh đồng xa như dội về tâm hồn người cháu ở nơi đất khách một nỗi niềm mênh mông, thấm đượm tình cảm thương xót, nghẹn ngào.

Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở với bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Những năm tháng của tuổi thơ, vì cuộc sống, cha mẹ phải đi công tác xa. Suốt những ngày tháng ấy, bà là người luôn bên cạnh cháu. Bà vừa là mẹ, vừa là bà, vừa là cha yêu thương và chăm sóc cháu. Bà cũng là người thầy dạy cháu học, dạy cháu làm, dạy cháu có ý thức và trách nhiệm hơn với cuộc sống này. Bà là cái nôi nuôi dưỡng cháu nên người. Công ơn của bà không gì có thể kể hết. Bao lo toan, gánh nặng bà đều gánh vác. Nghĩ đến bà, cháu thấy thương, thấy biết ơn vô cùng. Một khổ thơ thật cảm động được viết lên bằng tất cả những tình cảm chân thành xuất phát từ chính trái tim người cháu. Nó làm người đọc nghẹn ngào, rưng rưng.

Giữa chiến tranh loạn lạc, đức hy sinh của bà càng được tô đậm.

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên

Dù mất mát, gian khổ bà vẫn có thể vượt qua. Bà muốn cháu, muốn con yên tâm mà công tác. Lời dặn của bà giản dị nhưng nó lại là một tình cảm lớn lao. Bà muốn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc cho con, không muốn ai phải lo lắng. Hình ảnh của bà là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam kiên cường, giàu đức hy sinh.

Sau những kí ức của tuổi thơ đang ùa về, tác giả quay trở lại với thực tại.

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Những vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?

Dù cháu đã trưởng thành, đến với một đất nước văn minh, tiên tiến với những thiết bị hiện đại nhưng tuổi thơ vẫn là miền kí ức mà cháu không thể nào quên. Ngọn lửa hồng mãi là những gì ấm áp và thân thương nhất. Cháu nhớ bếp lửa, nhớ về bà banwhf một tấm lòng thành kính, nâng niu.

Như vậy, với những câu chữ và hình ảnh mộc mạc, thân quen nơi thon quê, Bằng Việt đã gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm cao đẹp của bà và cháu để từ đó, ta biết nâng niu, trân trọng hơn đối với quá khứ và những người thân yêu. Bếp lửa mãi luôn là hình ảnh đẹp nhất, thân thương nhất trong mỗi gia đình.

Seen

Xuất Xứ Bài Thơ Thăm Lại Pác Bó

Ngày 19-2-1961, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, Bác Hồ trở lại thăm Cao Bằng – nơi 20 năm trước Người đã vượt biên giới Việt – Trung về Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (29-1-1941) để lãnh đạo kháng chiến. Tuy vừa đi ô tô một đoạn đường dại quốc lộ 4 gập gềnh, khúc khuỷu từ Lạng Sơn lên, người mệt mỏi, sáng ngày 20-2-1961, Bác Hồ vẫn tranh thủ đi thăm Pác Bó. Ngày ấy, từ ngã ba Đôn Chương vào Pác Bó chưa có đường ô tô như ngày nay, chỉ có đường mòn cách xa 8 km, trời lại vừa mới mưa phùn nên đường lầy trơn rất khó đi.

Để bảo đảm an toàn cho Bác, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã chuẩn bị sẵn và đề nghị Bác đi ngựa – Bác chấp thuận. Hai chiến sĩ biên phòng lo Bác ngồi trên lưng ngựa không vững bèn chạy theo hai bên để đỡ Bác. Bác gạt đi: “Các chú khỏi lo. Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, Bác làm gì có xe ô tô để đi. Nếu đi công tác chặng đường gần thì đi bộ, chặng đường xa mới có ngựa cưỡi. Bác cưỡi ngựa thạo rồi”.

Sau hai mươi năm, ngày 20-2-1961, Hồ Chủ tịch về thăm lại Pác Bó (Cao Bằng). Được gặp lại Người, bà con Pác Bó vô cùng xúc động. Ảnh: Người thăm lại suối Lê-nin (Pác Bó).

Vào đến bản Pác Bó, Bác và các đồng chí cùng đi thẳng vào hang Cốc Bó rồi mới quay ra gặp gỡ bà con dân bản. Từ bản Pác Bó vào khu vực hang Cốc Bó, ngựa không sao đi nổi, Bác phải chống gậy đi bộ. Năm ấy Bác đã bước sang tuổi 71, sức khỏe đã giảm nhiều, lại thêm phần xúc động khi trở lại thăm chốn xưa, nên đến đầu nguồn suối Lê-Nin, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đề nghị Bác không leo núi dốc để thăm lại hang Cốc Bó nữa. Ngước nhìn lên phía hang nằm ở lưng chừng núi, Bác bùi ngùi nói:

-Thôi, đành vậy. Nhờ các chú lên thăm hang giúp Bác. Xem nhũ đá Bác tạc tượng ông Các Mác, dưới chân ông có tượng vượn người, và trên vách hang, bác có viết bằng chữ nho bằng than củi “Ngày mùng tám tháng hai, năm một nghìn chín trăm bốn mươi mốt” là ngày Bác vào ở hang có còn giữ được không?

Trong khi chờ đợi đoàn người lên thăm hang, Bác thong dong đi thăm lại những phiến đá Bác kê thay bàn thế để ngồi làm việc, thăm gốc cây ổi thường ngày Bác vẫn hái lá đun uống thay chè (trước đây chỉ với tay tầm ngang đầu là hái được từng nắm lá), nay đã trở thành một cây ổi cổ thụ vươn cao hàng chục mét, gốc đã tróc vỏ trơ lõi sần sùi, thăm phiến đá nhẵn bóng dưới gốc cây si già, khi thư giãn Bác thường ngồi câu cá bên bờ suối… gợi nhớ biết bao kỷ niệm của một thời hoạt động bí mật gian truân.

Từ trên hang xuống, đồng chí Lê Quảng Ba, người từng dẫn đường cho Bác từ Trung Quốc vượt biên giới về Pác Bó và đã được sống gần gũi với Bác suốt thời gian ở Pác Bó, năm ấy là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương, thưa với Bác:

-Thưa Bác, đường lên hang trơn trượt, cỏ mọc đôi đoạn phủ cả lối đi. Còn trong hang, tượng ông Mác, tượng vượn người, dòng chữ nho Bác viết trên vách đều còn nguyên vẹn. Duy chỉ có những tấm phản kê làm giường cho Bác nằm thì đã mục nát cả.

Bác xúc động nói:

-Bà con Pác Bó tốt quá. Trước đây, nếu không được bà con đùm bọc, cưu mang thì làm sao Bác sống qua được những ngày cách mạng còn đen tối. Nay đã 20 năm qua đi, lại vẫn giữ gìn, bảo vệ cả cái hang Bác ở. Hôm nay, Bác rất vui. Bây giờ còn ít phút, Bác và các chú ta cùng làm một bài thơ. Chủ đề là tức cảnh thăm lại hang Cốc Bó, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt – Các chú có đồng ý không?

Mọi người vỗ tay hưởng ứng, Bác liền chỉ tay vào đồng chí Hồng Kỳ, lúc ấy là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng:

-Chú là Bí thư, chú xướng câu mở đầu.

Đồng chí Hồng Kỳ lắc đầu, gãi tai, cười trừ:

-Thưa Bác, cháu là Bí thư nhưng cháu rất là bí thơ. Cháu không biết làm thơ đâu ạ!

Bác phê bình khéo:

-Đáng lẽ chú là Bí thư thì phải giỏi làm thơ mới đúng. Thơ cũng là vũ khí cách mạng. Có khi cán bộ nói cả buổi mà quần chúng không nghe ra, nhưng chỉ đọc mấy vần thơ thì ai cũng hiểu. Thôi được, tha cho chú. Vậy, Bác chỉ định người khác vậy.

Bác nhìn quanh rồi chỉ vào đồng chí Tố Hữu:

-Đồng chí Lành vậy – Chú là nhà thơ mà.

Đồng chí Tố Hữu cũng lắc đầu cười:

-Dạ, ở đây Bác là người có tuổi hơn cả. Xin kính lão đắc thọ, mời Bác khai thơ trước ạ!

Bác cười to:

-Các chú khôn thật, định dồn Bác vào chân tường đấy phỏng? Được, Bác sẽ khai thơ vậy.

Suy nghĩ giây lát, Bác đọc hai câu mở bài:

Hai mươi năm trước ở hang này

Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây

Đấy, Bác mở đến nửa phần bài thơ. Bây giờ đến lượt các chú làm hai câu thơ cuối.

Mọi người vỗ tay hoan hô. Rồi mỗi người thêm một ý, góp một câu, cuối cùng Bác kết luận:

Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu

Non sông gấm vóc có ngày nay

Thế là bài thơ hoàn thành. Thực ra bài thơ là “Không đề”, về sau này khi xuất bản mới đặt tên bài thơ là Thăm lại Pác Bó.

Lê Hồng Bảo Anh