Xuất Xứ Bài Thơ Bánh Trôi Nước / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Soạn Bài: Bánh Trôi Nước

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (mời các em tham khảo phần giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương trong SGK Ngữ văn 7 Tập 1)

2. Tác phẩm

Bài thơ Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ gồm có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, cách ngặt nhịp 4/3 truyền thống và vần được gieo ở chữ cuối của những câu 1,2,4.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bởi vì:

Bài thơ có 4 câu

Mỗi câu thơ gồm 7 chữ

Ngắt nhịp 4/3

Vần được gieo ở cuối những câu 1,2,4

Câu 2:

Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được Hồ Xuân Hương miêu tả như một vật thể có màu trắng của bột, hình dạng viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì bánh sẽ nát (nhão), còn nếu ít nước quá thì bánh sẽ rắn (cứng), được luộc chín bằng cách cho vào nồi nước đun sôi, khi chín thì bánh sẽ nổi lên, còn những chiếc bánh vẫn chìm là chưa chín.

b) Với nghĩa thứ hai, có thể nói, hình ảnh bánh trôi nước đã trở thành một biểu tượng, tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa qua những phương diện:

Bề ngoài: xinh đẹp, trắng trẻo

Phẩm chất: thủy chung, son sắt một lòng, không bị cảnh ngộ chi phối

Thân phận: chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời.

c) Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ hai mới chính là nghĩa quyết định giá trị của bài thơ. Bời vì nghĩa thứ nhất chỉ là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Hình ảnh bánh trôi nước là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam với những vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt nhưng số phận của họ lại bấp bênh, chìm nổi. Đây mới chính là mục đích sáng tác của nhà thơ và nhờ đó mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

Theo chúng tôi

Bài Soạn Lớp 7: Bánh Trôi Nước

Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19.

Được mệnh danh là bà chúa Thơ Nôm

Là người thông minh, sắc sảo, cá tính, mạnh mẽ nhưng đường tình duyên lận đận.

2. Tác phẩm:

Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, viết theo lối vịnh vật.

Bài thơ có tính đa nghĩa, một thuộc tính của văn chương nói chung.

Trả lời:

Bài bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Vì: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Bài được gieo vẫn ở chữ cuối cùng của các câu 1, 2, 4 với vần on (tròn, son, non).

Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên, em hãy trả lời các câu hỏi:

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.

b. Với vẻ đẹp thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý cụm từ: vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.

c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

a. Hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả:

Màu sắc: trắng

Hình dáng: tròn

Nhân: đỏ son

Cách nấu: Luộc trong nước

Sống: chìm, chín: nổi

Chất lượng: ngon ngọt không thay đổi.

b. Với vẻ đẹp thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên:

Thân phận:

c. Từ chiếc bánh trôi mộc mạc đời thường Hồ Xuân Hương đã thổi linh hồn vào ngôn ngữ hình ảnh, để cho nó trở thành hình ảnh biểu tượng về số phận cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Và đây là ý nghĩa chủ đạo mà nữ sĩ họ Hồ muốn đề cao qua bài thơ của mình.

Trả lời:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương được nước ta gọi bằng biệt danh vô cùng thân thuộc bà chúa thơ nôm. Bà đã sáng tác nhiều bài thơ vô cùng sâu sắc có chút mỉa mai, khinh đời vì là thân phận nữ nhi nên chịu nhiều phân biệt đối xử của chế độ. Bà Hồ Xuân Hương luôn muốn thể hiện một thái độ sống mạnh mẽ, phản kháng lại một xã hội bất công luôn trọng nam kinh nữ, đối xử với người phụ nữ quá nhiều cay đắng. Với một ngôn ngữ thơ vô cùng ung dung thể hiện được khí phách ucar mình bà Hồ Xuân Hương để lại cho người đời nhiều bài thơ hay. Trong đó bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ xuất sắc.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dàu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bánh trôi nước chính là một bài thơ nhiều cảm xúc đậm chất trữ tình, thâm thúy. Tác giả Hồ Xuân Hương đã mượn một hình ảnh chiếc bánh trôi vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta để nói lên những đắng cay đau khổ mà người con gái phải gánh chịu trong cuộc sống. Người phụ nữ sống dưới chế độ phong kiến luôn chịu nhiều nhọc nhằn, nhẫn nhịn, chịu muôn vàn đắng cay tủi nhục bởi một xã hội luôn khoác lên đôi vai gầy guộc của người phụ nữ những áp lực, về tam tòng tứ đức, về những quy tắc công dung ngôn hạnh.

Tác giả Hồ Xuân Hương đã mượn chiếc bánh trôi bình dị, để nói lên nỗi lòng của mình với trước những bất công của xã hội. Đồng thời thể hiện sự đồng cảm của mình với số phận của những người phụ nữ. Toàn bộ bài “Bánh trôi nước” rất ngắn gọn chỉ có bôn câu nhưng lại nói lên được cả hình thức cũng như tâm hồn và tấm lòng chung thủy sắc son của người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến. Những người phụ nữ có vẻ ngoài thanh xuân mơn mởn, vừa trắng vừa tròn thể hiện sự nõn nà ngon mắt. Một người phụ nữ nhiều sức sống có nhan sắc đáng lẽ ra phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Nhưng họ lại chịu một cuộc sống lênh đênh, nhiền sóng gió, nay chìm mai nổi. Những người con gái xưa dù xinh đẹp có học thức , được giáo dục tốt thì số phận của họ luôn chịu nhiều cay đắng họ không làm chủ được số phận của mình bởi số phận của họ luôn nằm trong tay kẻ khác. Câu thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” thể hiện được một số phận cay đắng, không làm chủ được cuộc sống của người con gái xưa.

Người phụ nữ xưa khi ở nhà với cha mẹ thì luôn phải tam tòng tứ đức tuân theo mệnh lệnh lời dạy của cha mẹ. Cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đó không được cãi lời, phản kháng đó mới là người con ngoan hiếu thuận với cha mẹ. Trong xã hội phong kiến số phận người con gái luôn luôn được phó thác trong tay kể khác. Họ luôn phải tuân thủ những quy tắc điều lệ vô cùng bất công, trói buộc lên thân phận những người phụ nữ xưa, khiến họ luôn phải chịu nhiều bất công cay đắng.

Thời xưa người con gái dù thông minh nhưng ít khi được đi học, không được tham gia khoa cử. Người con gái lớn lên cha mẹ định việc gả chồng cha mẹ là người quyết định lấy ai hoặc không lấy ai. Khi theo chồng thì phải phụng dưỡng cha mẹ chồng, nghe theo lời chồng không được cãi lại chống đối ngay cả khi bị đối xử thậm tế đánh đập cũng phải cam chịu. Trong cuộc sống họ phải gánh chịu nhiều bất công nên những câu thơ của bà Hồ Xuân Hương như một sự trải lòng đồng cảm của bà dành cho người phụ nữ xưa.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Trong hai câu kết tác giả đã cho thấy được một người con gái có tâm hồn cao quý. Dù cuộc sống có chà đạp lên thân phận người phụ nữ như thế nào. Dù họ phải chịu nhiều cay đắng khổ cực thì họ vẫn luôn giữ được tấm lòng sắc son chung thủy của mình. Những người con gái luôn kiên cường bất khuất trong cuộc sống.

Bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một bài thơ hay để lại trong lòng em nhiều cảm xúc vô cùng sâu sắc bởi cách viết vừa mạnh mẽ táo bạo vừa gần gũi của tác giả. Sau khi đọc xong bài thơ em cảm thấy vô cùng thương xót cho những người phụ nữ xưa, nhưng em cũng cảm phục họ những người phụ nữ kiên cường đảm đang giàu đức hy sinh.

Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Bánh Trôi Nước

“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương là một hiện tượng lạ trong nền văn học Việt Nam. Những bài thơ của bà giản dị, mộc mạc mà sâu xa, thâm thúy. “Bánh trôi nước” là một ví dụ điển hình. Nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công, đầy áp bức.

Mở đầu bài thơ, tác giả dùng câu giới thiệu về chiếc bánh trôi, cũng là giới thiệu về vẻ bề ngoài, vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

“Thân em…” là mô típ câu mở đầu của nhiều câu ca dao thời xưa nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hồ Xuân Hương giới thiệu bánh trôi “vừa trắng lại vừa tròn”, mượn hình ảnh mộc mạc từ chiếc bánh trôi để nói lên vẻ đẹp thời trẻ trung, son sắc của người phụ nữ. Họ đẹp, đẹp từ hình thức “tròn” đến nhân phẩm “trắng”. Chỉ qua một câu thơ đầu, tác giả đã cho ta thấy được giá trị thực sự của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Đây là quy trình nấu bánh trôi nước. Khi nấu, bánh trôi chìm nổi rất nhiều chứ không nằm im một chỗ. Ở đây, tác giả thật tài tình trong cách ví von. Câu trước là sắc đẹp, nhân phẩm. Đến câu thứ hai lại nói ngay về cuộc đời “bảy nổi ba chìm”. Một câu tục ngữ được sử dụng hợp lý, rất hay để nói về số phận long đong, lận đận của họ. Trong xã hội cũ, người phụ nữ không có gì cả, họ thậm chí còn không được quyết định số phận củ mình, chỉ biết sống vì người khác, vì chồng, vì con. Cuộc sống của họ long đong, chìm nổi y như bánh trôi nước vậy.

Câu thơ thứ ba:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Ở đây, Hồ Xuân Hương sử dụng biện pháp đảo ngữ rát tài tình, để từ “rắn nát” lên đầu câu nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có thế nào thì họ vẫn phải cam chịu, họ cũng sẽ không được phản kháng, chống cự. Đó là một đạo lý trong xã hội cũ nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Câu thơ cuối tạo sự lắng đọng trong tâm trí người đọc. Dù phải cam chịu, sự bất công luôn hiện hữu, nhưng những người phụ nữ vẫn luôn đẹp, đẹp từ tính cách cho đến tâm hồn, một nét đẹp đậm chất người phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy tự hào nói lên tấm lòng son sắc của biết bao thế hệ phụ nữ Việt, và cũng là hồi chuông cảnh titnh những người đàn ông phải biết trân trọng những giá trị quý báu mà mình có được.

“Bánh trôi nước” là một bài thơ sâu sắc của Hồ Xuân Hương. Đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận được sự lên án sâu sắc của tác giả đối với xã hội cổ hủ xưa. Đồng thời cũng nói lên sự cảm thông, niềm tự hào với những đức tính quý báu của người phụ nữ Việt.