Xem Truyện Cổ Tích Việt Nam Cô Bé Lọ Lem / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Truyện Cổ Tích Cô Bé Lọ Lem

Cô bé Lọ Lem, hay các bé thường hay gọi là công chúa Lọ Lem là một câu chuyện dân gian có tới hàng ngàn biến thể được biết đến trên toàn thế giới.

[the_ad id=”1585″]

Nhân vật chính là một cô gái trẻ tốt bụng phải sống trong hoàn cảnh bất hạnh. Các phiên bản cổ xưa nhất của truyện bắt nguồn từ Trung Quốc, và phiên bản châu Âu lâu đời nhất bắt nguồn từ nước ​​Ý.

Các phiên bản phổ biến nhất lần đầu tiên được xuất bản bởi Charles Perrault vào năm 1697, và sau đó bởi anh em nhà Grimm – chính là câu truyện mà các bé sẽ được nghe ngày hôm nay.

Truyện kể về một cô bé có tên là Êla, đây là một cô bé rất xinh đẹp và tốt bụng, cô có mái tóc màu vàng óng và cặp mắt xanh thăm thẳm. Cha mẹ mất sớm nên Êla phải sống chung nhà với bà dì ghẻ và 2 cô con gái riêng vô cùng xấu xí và xấu tính. Êla bị mẹ kế hành hạ bắt làm việc suốt cả ngày từ sáng đến tối, lúc nào cũng quanh quẩn trong bếp nấu nướng, quét dọn… Chính vì người ngợm lúc nào cũng lấm lem bụi bẩn nên mọi người gọi cô là Lọ Lem.

Ngày xửa ngày xưa ở một đất nước xa xôi có một người đàn ông giàu có nhưng goá vợ, sống trong một ngôi nhà rộng lớn cùng với cô con gái duy nhất tên là Êla. Người cha dành cho cô công chúa xinh đẹp tất cả tình yêu thương mà ông có và rất nhiều thứ mà cô bé nào cũng đều mong muốn có được: váy áo đẹp đẽ, một con ngựa và một con chó con. Tuy thế ông luôn tâm niệm rằng điều Êla cần nhất chính là sự chăm sóc của một người mẹ hiền. Vậy là người cha quyết định tái hôn với một người phụ nữ có hai cô con gái trạc tuổi con ông, hy vọng 3 đứa trẻ sẽ vui vẻ lớn lên cùng nhau.

Thật đáng buồn, người cha tốt bụng không may qua đời sớm, kể từ đó bà mẹ kế bắt đầu để lộ bản tính thật sự của bà. Bà ta là một người lạnh lùng khô khan, đặc biệt bà luôn ghét bỏ, chì chiết và ganh tị với sự xinh đẹp và nết na của Êla. Hai cô con gái của bà ta Anatisia và Drizella cũng xấu nết và xấu người hệt như mẹ của mình. Hai cô này ngày ngày ăn mặc đẹp đẽ, chải chuốt chỉn chu, còn Êla đáng thương thì phải mặc những bộ quần áo cũ kĩ, nhàu nhĩ, thô ráp và đeo khăn yếm của người đầy tớ. Cô bé phải làm đủ mọi việc nặng nhọc nhất trong nhà. Cô dậy từ trước lúc mặt trời mới chớm ló dạng ở đằng xa, gánh nước, đốt lò, nấu ăn và chùi dọn nhà cửa sân vườn. Khi xong việc, cô lủi thủi đến ngồi bên cạnh lò sưởi giữa những tro tàn và gỗ cháy, người ngợm lấm lêm, vì thế người đời gọi Êla là Cô Bé Lọ Lem.

Lọ Lem kết bạn với những chú chim ríu rít hót ngoài cửa sổ đánh thức cô dậy mỗi sớm mai. Cô làm bạn với những chú chuột nhắt ở chung phòng. Cô còn đặt tên và thuê thùa tặng cho chúng những bộ quần áo bé tí tẹo với mũ trùm đầu đáng yêu. Đám chuột nhắt vô cùng yêu mến cô vì cô thường cứu chúng ra khỏi những bẫy chuột hay nanh vuốt của Quỷ Sứ, tên con mèo có tính tình hung dữ của bà mẹ kế.

Công việc mỗi sáng của Lọ Lem là chuẩn bị đồ ăn tươm tất cho cả nhà, đổ đầy sữa cho con mèo, xương cho chú chó, lúa mạch cho con ngựa, bắp và ngũ cốc cho những con gà, ngỗng và vịt trong sân nông trại. Cô còn phải mang đĩa thức ăn sáng lên tận phòng cho bà mẹ kế, Anatasia và Drizella.

” Mang áo váy của tao đi ủi và đem về đây nội trong một giờ” Drizella ra lệnh, ” Đừng có quên khâu quần áo của tao, làm cho xong và đừng có hòng kéo lê cả một ngày trời” Anatasia đòi hỏi. Mẹ kế cũng gầm gừ trong miệng, ” Đem đồ bẩn đi giặt ngay. Sau đó thì làm sạch tấm thảm đỏ lớn ở phòng khách, chùi rửa các cửa sổ cho bóng loáng, và cả những tấm thảm lớn nhỏ khác.”

” Thưa mẹ vâng, vâng Drizella, vâng Anatasia. ” Lọ Lem vui vẻ trả lời và nhanh chóng đi làm công việc của mình không một chút than vãn hay buồn rầu.

Cô Bé Lọ Lem – Cinderella

Cô bé Lọ Lem Lọ Lem hay Đôi hài thuỷ tinh (tiếng Anh: Cinderella, tiếng Pháp: Cendrillon, ou La petite Pantoufle de Verre, tiếng Ý: Cenerentola, tiếng Đức: Aschenputtel) là một câu chuyện dân gian thể hiện câu chuyện về sự áp bức bất công / phần thưởng chiến thắng. Hàng ngàn phiên bản biến thể của câu chuyện này đã được biết đến trên toàn thế giới.[1] Nhân vật chính là một cô gái trẻ sống trong hoàn cảnh không may đã được hoàng tử cưới làm vợ. Câu chuyện lần đầu tiên được xuất bản bởi Charles Perrault trong Histoires ou contes du temps passé năm 1697[2]. Câu chuyện đã được Walt Disney Pictures chuyển thể thành phim hoạt hình phim cô bé Lọ Lem.

Kênh câu chuyện cổ tích Việt Nam để xem những câu chuyện cổ tích hay nhất. Chọn câu chuyện yêu thích của bạn và xem nó ngay bây giờ!

đăng ký miễn phí :

#Câuchuyệncổtíchviệtnam

👗**Câu chuyện về công chúa**👗

🚩 Cô Bé Lọ Lem – Cinderella:

🚩 Rapunzel :

🚩 12 Nàng Công chúa thích Khiêu vũ -12 Dancing Princesses :

🚩 Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn – Snow White and the Seven Dwarfs:

🚩 Nàng Tiên Cá Nhỏ -The Little Mermaid:

🚩 Người đẹp và quái vật – Beauty and the Beast:

🚩 Nữ hoàng tuyết -Snow Queen:

🚩 Công chúa ngủ trong rừng – Sleeping Beauty:

🚩 Nàng Công chúa và Hạt Đậu – The Princess and the Pea:

🚩 Hoàng tử êch – The Frog Prince:

🐻**Truyện động vật**🐻

🚩 Vịt con xấu xí – Ugly Duckling:

🚩 Kiến và Châu Chấu – The Ant and the Grasshopper:

🚩 Ba Chú Heo Con và chó sói – The Three Little Pigs:

🚩 Chó Sói và Bảy Chú Dê Con – The Wolf & The Seven Little Goats:

🚩 Sư Tử và Chuột – The Lion and the Mouse:

🚩 Những Nhạc sĩ Bremen – The Town Musicians of Bremen :

🚩 Rùa và Thỏ – The Tortoise and the Hare:

🚩 Chuột nhà và chuột đồng – The Town Mouse and the Country Mouse:

🚩 Cô gà mái đỏ câu chuyện cổ tích – The Little Red Hen:

🚩 Con Cáo và Con Qua – The Fox and the Crow:

🎈**Truyện cổ tích cổ điển**🎈

🚩 Jack Và Cây Đậu Thần -Jack and The Beanstalk:

🚩 Cậu Bé Rừng Xanh -Jungle Book:

🚩 Alibaba và 40 tên cướp – Ali Baba and the Forty Thieves:

🚩 Hansel và Gretel – Hansel and Gretel:

🚩 Alice ở xứ sở thần tiên – Alice in Wonderland:

🚩 Thumbelina Cô Bé Tí Hon – Thumbelina:

🚩 Aladdin và cây đèn thần – Aladdin And The Magic Lamp:

🚩 Cô bé bán diêm – The Little Match Girl:

🚩 Pinocchio – Pinocchio:

🚩 Peter Pan và thuyền trưởng húc – Peter Pan:

🚩 Chú Mèo Đi Hia – Puss in Boots:

🚩 Cậu Bé Bánh Gừng -The Gingerbread Man:

🚩 Phù thủy xứ Oz – The Wizard of Oz:

🚩 Giáng Sinh Yêu Thương – A Christmas Carol:

🚩 Người tí hon và người thợ đóng giầy – The Elves and the Shoemaker:

🚩 Heidi, cô bé đến từ vùng núi Alps – Heidi:

🚩 Goldilocks và gia đình nhà gấu – Goldilocks and the Three Bears:

🚩 Đồ bỏ xó – Rumpelstiltskin:

🚩 Chàng Hoàng tử Hạnh phúc – Happy Prince:

🚩 Kẹp Hạt Dẻ – Nutcracker:

🚩 Cô bé quàng khăn đỏ – Little Red Riding Hood:

#truyệncổtíchviệtnam #StoriesforChildrenVietnamese #Hoạthình #chuyencotich # tiếngviệttruyệnngụngôn

© Adisebaba Animation

Nguồn: https://gachgiare.info

Câu Chuyện Cổ Tích “Cô Bé Lọ Lem” Luôn Được Yêu Thích

Câu chuyện cổ tích “Cô bé Lọ Lem” với sự lung linh, huyền ảo của thế giới cổ tích cùng tình yêu lãng mạn, sự hài hước vui nhộn, từng được yêu mến ở khắp nơi trên thế giới. Đã có hàng ngàn phiên bản khác nhau thể hiện câu chuyện hấp dẫn này ở rất nhiều loại hình: Kịch, phim, múa ba-lê, phim hoạt hình… Và trên sàn diễn của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.Hồ Chí Minh, vở ba-lê cổ điển “Cô bé Lọ Lem” đã trở thành chương trình biểu diễn được mong đợi hàng năm đối với cả các khán giả lớn tuổi và nhỏ tuổi tại TP.Hồ Chí Minh. Vở ba-lê này được tái diễn vào hai đêm 8 và 9/4/2016 tại Nhà hát Thành phố (số 7, Công trường Lam Sơn, Q.1, TP.HCM), có sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ: Trần Hoàng Yến, Đàm Đức Nhuận, Nguyễn Phúc Hùng, Hồ Phi Điệp, Phạm Thế Chung, Chloe Glemot, Nguyễn Thu Trang, Phan Thị Hồng Châu, Đỗ Nguyễn Hải Anh…

Ngồi nhà, trong tâm trạng của một cô gái mới lớn, Lọ Lem tưởng tượng ra cảnh một cung điện nguy nga, rực rỡ, hoành tráng, cô ước gì mình cũng được tham dự để thấy mặt hoàng tử mà mọi người đồn thổi rằng rất đẹp trai, được nhìn thấy sự sống giàu sang của bậc vua chúa, quý tộc, công nương, công tử, ước mình có một chiếc váy đẹp, được khiêu vũ với hoàng tử, ước đủ thứ… nhưng những điều ước mơ đó chỉ có trong trí tưởng tượng của Lọ Lem. May mắn thay, bà Tiên đỡ đầu của Lọ Lem đã giúp cô đến được với buổi dạ hội dù rất muộn. Cô là người cuối cùng được hoàng tử nhìn thấy và mời khiêu vũ, sự dịu dàng và gương mặt thánh thiện của Lọ Lem đã làm hoàng tử say mê. Tuy nhiên, nhớ lời bà Tiên dặn, Lọ Lem phải ra về trước khi đồng hồ gõ 12 tiếng. Và lúc chạy khỏi hoàng cung, Cinderella đã đánh rơi lại một chiếc giày…

Với cảnh trí, ánh sáng sân khấu và trang phục lộng lẫy, những màn múa lung linh tuyệt đẹp, những màn hài hước, vui nhộn với kỹ thuật ba-lê điêu luyện trong âm nhạc đỉnh cao, vở ba-lê cổ điển “Cô bé Lọ Lem” có sức hấp dẫn và cuốn hút mạnh mẽ, xứng đáng là một món ăn tinh thần đặc biệt, góp phần làm đa dạng hơn đời sống văn hóa, nghệ thuật và giải trí tại TP.Hồ Chí Minh.

Năm 2013, nghệ sĩ – biên đạo múa người Na Uy Johanne Jakhelln Constant đã cùng với các nghệ sĩ Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.Hồ Chí Minh dàn dựng và giới thiệu tới khán giả vở vũ kịch nổi tiếng “Cô bé Lọ Lem” của Sergei Prokofiev. Đêm biểu diễn ra mắt của vở diễn vào tháng 8/2013 đã nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả và đánh giá rất cao của giới chuyên môn và truyền thông. Từ đó, vở vũ kịch này luôn nằm trong danh sách được yêu cầu của khán giả.

Khoảng những năm từ 1940 đến 1944, nhà soạn nhạc người Nga Sergei Prokofiev, một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất của thời kỳ âm nhạc thế kỷ XX, đã viết tác phẩm âm nhạc cho ba-lê “Cô bé Lọ Lem”. Vở ba-lê đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông và cũng là một trong những vở ba-lê nổi tiếng nhất thế giới, đã có tới hơn 1.500 phiên bản biên đạo múa khác nhau cho “Cô bé Lọ Lem” trên tác phẩm âm nhạc của Sergei Prokofiev.

Vở ba lê “Cô bé Lọ Lem” được biểu diễn ra mắt vào năm 1945 tại Nhà hát Bolshoi với phần biên đạo múa của nhà biên đạo người Nga Rostislav Zakharov.

Nhà biên đạo múa nổi tiếng người Na Uy Johanne Jakhelln Constant, người đã có nhiều kinh nghiệm trong ba-lê cổ điển với gần 10 năm làm Giám đốc nghệ thuật cho Đoàn múa Ballet Quad Cities (Hoa Kỳ). Cô là người đầu tiên đã giúp cho các nghệ sĩ của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.Hồ Chí Minh tự tin trình diễn hoàn chỉnh một vở ba-lê cổ điển. Nhà biên đạo múa nổi tiếng người Na Uy Johanne Jakhelln Constant cũng là người đã dàn dựng thành công vở vũ kịch “Kẹp hạt dẻ”, tạo được cảm tình tốt trong lòng khán giả TP.Hồ Chí Minh.

Nguyễn Minh – Ảnh: Kim SaTuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 396

Truyện Cổ Tích Việt Nam Song Ngữ: Cậu Bé Tích Chu

Truyện cổ tích Việt Nam song ngữ: Cậu bé Tích Chu

Once upon a time, there was a boy named Tich Chu. His parents died early on in his life. He had to live with his grandmother. Tich Chu’s grandma loved him so much that she took care of him tenderly and carefully. If she had delicious food, she always gave it to Tich Chu. At night, when he slept, she stayed up late to fan him and keep him cool. Every day, she had to work hard to earn money and raise Tich Chu. She did everything from transplanting rice seedlings to raising chickens and fish. Admiring the grandmother’s great for Tich Chu, a neighbor said, “Your love for Tich Chu is higher than the sky, wider than the sea. When he is grown up, he’ll never forget your grace. However, Tich Chu didn’t love his grandmother at all. He let her work hard on her own while he played games all day long with his friends in the village.

Ngày xửa ngày xưa, có cậu bé tên là Tích Chu, sớm mồ côi cha mẹ. Cậu lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà. Thương cháu nhỏ côi cút, bà yêu quý, chiều chuộng Tích Chu hết mực. Có món gì ngon bà cũng nhường cho cháu. Đêm đến, bà lại ngồi quạt cho Tích Chu được say giấc. Hàng ngày, bà làm việc quần quật, hết cấy lúa lại nuôi gà, thả cá để có tiền nuôi Tích Chu. Hàng xóm thấy bà thương Tích Chu quá đỗi, bèn bảo: “Bà ơi, bà thương Tích Chu thế, chắc sau này Tích Chu không quên ơn bà đâu”. Nhưng Tích Chu chẳng thương bà. Mặc cho bà làm việc vất vả, cậu bé vô tâm suốt ngày chỉ đuổi bướm, hái hoa và chạy đi chơi bi, đánh đáo cùng lũ bạn trong làng.

Because she was working too hard and had a poor diet, Tich Chu’s grandmother fell ill one day. Meanwhile, the boy was busy playing with his friends, leaving her alone at home. One afternoon, the weather was so hot, her fever was worse and she felt thirsty. She called Tich Chu to bring her some water, but she didn’t hear him answer. After a while, Tich Chu felt hungry and went home to find something to eat. To his surprise, he saw his grandma turn into a dove and fly into the sky. He was frightened and called to his grandma loudly. Eventually, Tich Chu saw the bird drinking water in a cool stream. He begged his grandmother to come back to him, but she said that she couldn’t. Hearing the bird’s words, Tich Chu burst into tears. Only then did he realise he could be with his grandma no longer and felt bitterly regretful.

Quá vất vả, lại ăn uống kham khổ, một ngày nọ, bà đổ bệnh. Tích Chu quen thói rong chơi, bỏ mặc bà nằm ở nhà một mình. Trưa hè nóng nực, bà sốt hầm hập, cổ họng khát cháy. Bà thều thào gọi Tích Chu lấy nước nhưng gọi mãi vẫn chẳng thấy Tích Chu đâu. Lát sau, Tích Chu thấy đói bụng mới chạy về tìm bà. Đúng lúc đó, bà bỗng hóa thành chim bồ câu, vỗ cánh bay lên. Tích Chu hoảng hốt khóc lóc gọi theo chim. Tích Chu cuống cuồng đuổi theo. Cậu bé cứ nhằm hướng chim mà chạy. Đến một dòng suối, thấy chim đang uống nước, Tích Chu năn nỉ xin bà quay lại. Nhưng chim trả lời rằng bà không thể quay về được nữa. Tích Chu òa khóc. Vậy là từ nay cậu sẽ không còn được ở bên bà nữa. Cậu bé vô cùng hối hận.

Touched by Tich Chu’s cry, a fairy appeared and told the boy to take water from the Fairy Stream for his grandma to drink. The she would turn back to a human and come back to him. Hearing what the fairy said, Tich Chu was very delighted. He asked for the direction to the Fairy Stream and, without hesitating, he started going. The way to get to the Fairy Stream was very long. Tich Chu had to spend many days and nights on the way to the Fairy Stream. The boy had to climb very high mountains when it was raining very healthy. He also had to go through deep forests where there were many venomous snakes. However, nothing could discourage him.

Tiếng khóc của Tích Chu làm một cô tiên cảm động trắc ẩn. Cô hiện ra bảo Tích Chu đi lấy suối nước Tiên cho bà uống thì bà sẽ trở lại thành người và sẽ quay về với Tích Chu. Nghe vậy, Tích Chu quyết tâm đi tìm nước cứu bà. Cậu bé nôn nóng xin cổ tiên chỉ đường. Cô Tiên cho Tích Chu một nhánh cỏ thơm có phép màu, có thể bảo vệ cậu khỏi thú dữ. Tích Chu hăm hở lên đường ngay. Đường đến suối Tiên xa vời vợi, lại vô cùng gian nan. Tích Chu đi mãi, đi mãi, không biết đã qua bao nhiêu đèo cao, sông sâu. Có lúc, Tích Chu phải trèo lên những đỉnh núi cao vút giữa trời mưa bão. Có lúc, cậu phải đi qua rừng rậm tối tăm đầy rẫy rắn rết. Không điều gì có thể làm cậu nản lòng.

Tich Chu went on and on until one day he heard the sound of a murmuring stream. Threading a big bush, the boy saw a very beautiful landscape in front of his eyes. The Fairy Stream ran down the mountainside and many colorful fish were swimming in the clear water. On the other side of the stream there was green grass and butterflies.

Đến một ngày, Tích Chu bỗng nghe thấy tiếng suối chảy róc rách. Len qua lùm cây rậm rạp um tùm, cậu bé thấy một khung cảnh đẹp tuyệt vời hiện ra. Dòng suối Tiên chảy nghiêng nghiêng theo sườn núi, nước trong vắt, nhìn rõ tận đáy. Những con cá đủ màu đang tung tăng bơi lội. Bên kia bờ suối là thảm cỏ xanh mướt, bướm bay rập rờn.

A playful kid like Tich Chu must have loved this place very much. At this very moment, however, the boy only thought of his grandmother. He quickly took the holy water from the stream. Thanks to the water from the Fairy Stream, his grandma turned back to the shape of a human again. She smiled indulgently and hugged Tich Chu in her arms. After that, Tich Chu didn’t play all day long anymore. Instead he loved and took care of his grandmother with all of his heart

Một cậu bé hiếu động, mải chơi như Tích Chu hẳn sẽ thích mê nơi này phải không? Nhưng lúc này Tích Chu chỉ nghĩ đến bà của mình thôi. Cậu vội vàng đến suối, lấy nước Tiên. Nhờ nước suối Tiên, chim bồ câu lại hóa thành bà. Bà cười hiền từ, dang rộng vòng tay ôm Tích Chu vào lòng. Từ đấy, Tích Chu không còn ham chơi nữa mà rất ngoan ngoãn, chăm chỉ đỡ đần bà và hết lòng chăm sóc mỗi khi bà ốm.