Xem Truyện Cổ Tích Tích Chu / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Truyện Cổ Tích Cậu Bé Tích Chu

Ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật để kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức ăn gì ngon bà cũng nhường cho Tich Chu. Ban đêm khi Tích Chu ngủ thì bà thức để quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người nói với bà:

– Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên thể nào Tích Chu cũng không bao giờ quên ơn bà đâu.

Truyện cổ tích Cậu Bé Tích Chu

Thế nhưng Tích Chu lớn lên lại chẳng thương bà. Bà thì làm việc vất vả, còn Tích Chu thì suốt ngày rong chơi với bạn bè. Vì làm việc mệt nhọc, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. vì Tích Chu còn mải rong chơi với bạn bè. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:

– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước nào. Bà khát khô cả cổ rồi!

Bà gọi một lần… hai lần… rồi ba lần… nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Khi Tích Chu về nhà thì thấy bà đã hóa thành con chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:

– Bà ơi, bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà. Bà ơi!

– Cúc… cu… cu! Cúc… chúng tôi Chậm mất rồi cháu ạ. Bà khát quá, không thể chụi nổi, phải hóa thành con chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây! Bà không về với cháu nữa đâu!

Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu vội chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:

– Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà. Cháu sẽ giúp đỡ bà. Cháu sẽ không làm cho bà buồn nữa đâu!

– Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!

Nghe tiếng chim nói, Tích Chu òa lên khóc. Tích Chu thương bà và hối hận lắm. Giữa lúc đó một bà Tiên hiện ra. Bà Tiên bảo Tích Chu:

– Tích Chu ơi! Nếu cháu muốn cho bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?

Cậu bé Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. Tích Chu chạy mãi, chạy mãi vượt qua bao nhiêu rừng núi hiểm trở, cuối cùng Tích Chu cũng đến được suối tiên. Chú vội vàng lấy đầy bình nước mang về cho bà. Về đến nhà Tích Chu gọi to:

– Bà ơi! Bà ơi! Cháu mang nước về cho bà rồi đây. Bà mau uống đi.

Vừa được uống nước bà Tích Chu trở lại thành người. Tích Chu ôm chầm lấy bà vừa khóc vừa nói:

– Bà ơi! Cháu biết lỗi rồi, từ nay trở đi cháu sẽ luôn ở bên và chăm sóc bà.

Từ đấy, cậu bé Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà. Hai bà cháu lại chung sống hạnh phúc bên nhau.

Truyện Cổ Tích Cậu Bé Tích Chu Và Những Bài Học Thú Vị

Tích Chu là câu chuyện cổ tích Việt Nam hay và ý nghĩa với nhiều bài học nhân văn sâu sắc.

Video Cậu Bé Tích Chu – Truyện cổ tích ý nghĩa

Câu chuyện “Cậu bé tích chu”

Ngày sửa ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất từ sớm, Tích Chu ở với Bà.

Hàng ngày Bà phải làm việc vất vả để có tiền nuôi Tích Chu, có đồ gì ngon Bà cũng để dành cho Tích Chu ăn. Vào ban đêm, khi Tích Chu đi ngủ thì Bà thức giấc để quạt. Thấy Bà thương Tích Chu vô cùng, có người bảo:

– Bà ơi! Lòng Bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn Bà đâu.

Thế nhưng khi lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương Bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi với bạn bè. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên Bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến Bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, Bà khát nước quá liền gọi:

– Tích Chu ơi, rót cho Bà xin ngụm nước. Bà khát khô cả cổ rồi!

Bà gọi một lần, hai lần,… rồi đến ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà để kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy Bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:

– Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho Bà, Bà ơi!

– Cúc cu… cu! Cúc… cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, Bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, Bà không về nữa đâu!

Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá chạy theo Bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:

– Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho Bà, cháu sẽ giúp đỡ Bà, cháu sẽ không làm Bà buồn nữa!

– Cúc chúng tôi muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!

Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương Bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một Bà tiên hiện ra, Bà bảo Tích Chu:

– Nếu cháu muốn Bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho Bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?

Nghe Bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.

Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho Bà uống. Được uống nước suối Tiên, Bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.

Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc Bà.

Bài học từ truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu

Thông qua câu chuyện “Cậu Bé Tích Chu” ai cũng sẽ có một bài học của riêng mình

+ Bài học về tình yêu thương: Gia đình luôn là nơi để chúng ta gửi gắm tình yêu thương, không ai yêu chúng ta hơn những người thân yêu trong gia đình

+ Trân trọng những gì mình đang có.

+ Không có gì là quá muộn, nếu nhận thấy điều sai hãy dừng lại và thay đổi để trở lên tích cực hơn

Phân Tích Ý Nghĩa Truyện Thầy Bói Xem Voi

Thầy bói xem voi là câu truyện ngụ ngôn rất phổ biến, được đưa vào chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 6.

Câu chuyện kể về 5 ông thầy bói, một hôm ế hàng đành tụm lại ngồi nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Thầy sờ vòi bảo:

– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

– Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

– Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu chảy máu.

Truyện ngụ ngôn này có dụng ý khuyên chúng ta khi giao tiếp, nói chuyện, ấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.

Lời khuyên này rất chí lý, không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, vẫn còn một khía cạnh phải bàn thêm, đó là phải tìm hiểu sự vật hiện tượng đến mức thế nào thì mới được coi là tìm hiểu một cách toàn diện, kĩ càng?

Nhìn lại chính câu chuyện vừa kể, việc xem xét kĩ càng là việc xem xét tất cả các bộ phận của con voi đó hay cần xem xét tất cả những con vật được gọi là voi nữa thì mới đủ?

Nếu bây giờ sự vật cần tìm hiểu không phải là con voi nữa, mà là hoa lan, thì sao, liệu kiểm tra cả một cây hoa lan có đủ để kết luận rằng hoa lan trông thế nào?

Phân Tích Truyện Cổ Tích Tấm Cám

1. Truyện cổ tích Tấm Cám có thể chia làm hai phần lớn. Phần 1: Thân phận của Tấm và con đường đến với hạnh phúc của cô. Phần 2: Cuộc đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc của Tấm. Hoặc có thể chia thành bốn phần nhỏ như sau:

– Phần 1 (Từ đầu đến “vào một việc gì”): Ở với dì ghẻ và Cám, Tấm bị hành hạ nhưng vẫn nuôi hi vọng.

– Phần 2 (Từ “Được ít lâu” đến “mà đẹp thế”): Vận may đến với Tấm khi Tấm thử vừa chiếc giày thêu, được làm hoàng hậu.

– Phần 3 (Từ “Vào cung vua” đến “thật xa cung vua”): Tấm bị hại, bị cướp mất chồng phải hóa thân vào chim vàng oanh, cây xoan đào, khung dệt cửi song vẫn không ngừng tố cáo kẻ ác.

– Phần 4 (Từ “Ớ đống tro” đến hết): Tấm hóa thân vào quả thị, về với bà lão, gặp lại nhà vua, tìm cách giết Cám và mụ dì ghẻ.

3. Từ mở đầu đến kết thúc truyện, thái độ phản kháng của Tấm đối với hành vi tàn ác của mẹ con Cám ngày càng tiến triển. Nếu như ở phần 1, thái độ của Tấm là cam chịu và than khóc, thì ở phần 3 và 4, thái độ của Tấm là ăn miếng trả miếng, đấu tranh quyết liệt cho đến lúc tiêu diệt được kẻ ác. Tất nhiên Tấm phải dựa vào các yếu tô’ kì ảo như Bụt và phép luân hồi của Bụt. Song Tấm vẫn còn dựa vào con người nữa như bà lão bán nước và ông vua yêu vợ. Sự trở về với cuộc đời của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm nhân hậu của nhân dân: Nhân dân không muôn kẻ mồ côi bất hạnh như Tấm chịu mãi thiệt thòi.

4. Truyện Tấm Cám phản ánh ước mơ về một cuộc sống công bằng trong xã hội, về quan niệm “ở hiền gặp lành”. Người hiếu hạnh đẹp nết, đẹp người phải được hạnh phúc. Kẻ ác phải bị trừng trị.

5. Truyện Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì vì có nhiều chi tiết kì ảo như: Bụt hiện lên, cá bống nghe được tiếng người; xương bống đem chôn cho trang phục đẹp; chim giúp Tấm nhặt gạo, nhặt thóc; chiếc giày thêu hoa giúp Tấm nên duyên. Rồi tiếp đó là bôn cuộc hóa thân mà cuộc hóa thân nào cũng ấn tượng cả: hóa thân thành chim vàng anh biêt hót véo von, hóa thân thành cây xoan đào để vua mắc võng, hóa thân khung cửi dệt cảnh cáo kẻ cướp chồng, hóa thân trong quả thị chờ ngày hội ngộ. Ngay chi tiết tắm nước sôi để nước da trở nên trắng đẹp mà Cám ngờ nghệch thực hiện cũng là một chi tiết thần kì, bởi nếu chỉ tinh ý một chút thì đời nào Cám lại thực hiện cuộc tự sát chóng vánh ấy.

5. Truyện Tấm Cám có chi tiết mời trầu đức vua, nhờ miếng trầu cánh phượng têm khéo, đức vua nhận ra vợ mình. Đây quả là một hội ngộ thú vị bởi miếng trầu là biểu hiện văn hóa giao tiếp của người Việt. Gặp nhau “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, mời trầu là tiết mục giao duyên. Cho nên trong bài ca dao gặp hai anh đi câu thạch bàn, cô gái đã không nhận trầu vì “Thưa rằng bác mẹ em răn – Làm thân con gái chớ ăn trầu người”.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

Cho đến xã hội hiện đại, trai gái lấy nhau vẫn có sự hiện diện của miếng trầu kết gắn lứa đôi.

Một số câu ca dao có miếng trầu (dẫn theo Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Xuân Kính):

– Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.

– Từ ngày ăn phải miếng trầu,

Miệng thơm môi đỏ dạ sầu đăm chiêu.

– Trầu xanh, cau trắng, chay vàng,

Cơi trầu bịt bạc thiếp chàng ăn chung.

Trầu xanh, cau trắng, chay hồng,

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.

– Gặp nhau đưa một miếng trầu,

Chẳng ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng.