Xem Truyện Cổ Tích Thỏ Và Rùa / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Truyện Cổ Tích: Rùa Và Thỏ

Truyện cổ tích: Rùa và thỏ

Ngày ấy, trong một khu rừng nọ có một chú Rùa cùng một chú Thỏ chung sống cùng với nhau. Có thể nói Rùa và Thỏ chính là một đôi bạn vô cùng thân thiết ở trong khu rừng này. Nhưng bỗng nhiên, vào một ngày kia, cả hai không hiểu sao lại tranh cãi lớn về chuyện ai là kẻ chạy nhanh hơn.

Sau một hồi cãi cọ kịch liệt thì Rùa và Thỏ đã quyết định tổ chức cuộc thi chạy để có thể xác định xem ai có thể về đích trước, cũng chính là kẻ chạy nhanh hơn. Thỏ thì vốn được biết đến là một trong số những loài vật chạy nhanh nhất trong rừng, bởi vậy nên chỉ vừa mới bắt đầu cuộc đua Thỏ ta đã dùng hết sức mà chạy. Thỏ chạy nhanh như là tên bắn, chỉ một lúc kể từ khi bắt đầu thì Thỏ đã thấy mình bỏ Rùa ở tít phía xa kia. Trong lòng Thỏ chắc mẩm:

– Rùa kia còn lâu mới có thể bắt kịp ta được, cậu ta vô cùng chậm chạp, vậy thì mình hãy tranh thủ mà nghỉ ngơi chút đã! Nghĩ như vậy nên Thỏ chẳng vội vàng, cứ vui vẻ mà dạo chơi, hết hái hoa lại bắt bướm, khi đã thấm mệt thì Thỏ tìm đến dưới gốc cây lớn, lăn ra mà ngủ. Trong lúc Thỏ thảnh thơi chơi đùa rồi nằm nghỉ thì Rùa vẫn rất chăm chỉ mà bước từng bước một, những bước chân nặng nhọc dần đưa Rùa tiến về phía đích.

Lúc Thỏ đã ngủ đẫy giấc mà tỉnh lại thì bầu trời bắt đầu chuyển tối. Lúc này thì Thỏ mới giật mình và nhận ra rằng Rùa ta đã sắp tới đích trước cả mình. Thỏ vội vội vàng vàng co cẳng mà đuổi theo, nhưng đã không còn kịp nữa, Rùa đã tới đích trước nó.

Vậy là cuối cùng Thỏ đã phải chịu thua Rùa. Bởi vì khinh thường Rùa nên Thỏ đã không nghiêm túc trong cuộc thi chạy, cuối cùng phải chịu thất bại, và Rùa đã trở thành người chạy nhanh nhất bởi tính kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ của mình.

Rùa Và Thỏ [Truyện Ngụ Ngôn La Phông

Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ

là câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng khắp thế giới, kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ, cũng là bài học cho những ai coi thường đối thủ.

Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.

Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng:

– Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết họ nhà cậu là giống loài chậm chạm nhất.

Rùa ngẩng lên, đáp:

– Tôi tập chạy cho khỏe.

Thỏ nói:

– Tôi nói thật đấy! Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi.

Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ, trả lời lại:

– Nếu vậy tôi với anh thử chạy thi xem ai trong chúng ta sẽ về đích trước.

Thỏ phá lên cười, bảo rằng:

– Sao cậu không rủ Sên thi cùng ấy. Chắc chắn cậu sẽ thắng!

Rùa nói chắc nịch:

– Anh đừng có chế giễu tôi. Chúng ta cứ thử thi xem sao. Chưa biết ai thua cuộc đâu!

Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc:

– Được thôi! Tôi sẽ cho cậu thấy

y ước lấy gốc cây cổ thụ bên kia hồ làm đích rồi cả hai vào vạch xuất phát.

Thỏ vẫn ngạo nghễ:

– Tôi chấp cậu chạy trước nửa đường luôn đấy!

Biết mình chậm chạm, Rùa không nói gì, chỉ tập chung dồn sức chạy thật nhanh.

Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa.

Thỏ nghĩ: “Giờ mà chạy có thắng cậu ta cũng chả vẻ vang gì. Để lúc nào Rùa gần tới nơi, mình phóng lên cán đích trước càng khiến cậu ta nể phục.”

Thế là Thỏ nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường. Mải chơi, Thỏ quên mất cả cuộc thi.

Thỏ đang khoan thai nằm lim dim ngắm bầu trời trong xanh, mây trôi nhè nhẹ. Bỗng bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã cán đích trước Thỏ một đoạn đường dài.

Câu chuyện Rùa và Thỏ – Truyện ngụ ngôn La Phông-ten– chúng tôi –

Truyện về tình bạn Rùa và Thỏ

Truyện về tình bạn Rùa và Thỏ của tác giả Vũ Duy Thông sẽ cho các bé thấy được thế nào mới là một người bạn tốt thực sự trong những phút hoạn nạn.

Đoạn 1: Thỏ và những người bạn

“Tờ rắc, tờ rắc, tắc …tùng “, Thỏ vừa đi vừa hát.

Đang đi, nó chợt thấy có một con bướm bay nhởn nhơ trên mấy bông hoa vàng tươi bên đường. Con bướm mới đẹp chứ, chưa bao giờ Thỏ gặp con bướm đẹp đến thế. Thỏ rón rén đến gần khóm hoa, chộp thật nhanh. Hụt rồi! Con bướm khôn ngoan bay vút lên rồi vòng lại, đậu ngay bụi hoa bên cạnh.

Mải mê đuổi bướm, chẳng may cậu sa xuống một cái hố. “Cứu tôi với”, Thỏ hoảng hốt kêu lên.

Gần đấy, có Sóc đang mải nhằn hạt dẻ. Nghe tiếng Thỏ, Sóc vểnh tai nghe ngóng. “Anh bạn Thỏ của mình gặp nguy rồi”, Sóc nghĩ bụng thế và liền nhảy xuống một cành cây mọc là là sát miệng hố.

– Cậu thò đuôi xuống cho tớ bám lên nào! – Thỏ bảo Sóc.

– Ừ, phải đấy! – Sóc vẫn chuyển trên cành – Nhưng nhỡ cậu nặng hơn, lại kéo tuột cả tớ xuống hố nữa thì sao? Cậu mà mắc trên cành cây có hơn không, tớ sẽ giúp cậu xuống đất được ngay. Thôi được, để tớ đi gọi bạn Hươu.

Nói xong, Sóc nhảy đi tìm Hươu. Thấy Hươu, Thỏ mừng lắm. Nó bảo:

– Cậu lùa sừng xuống đây cho tớ bám và trèo lên với.

Hươu cúi đầu, định lùa sừng xuống hố, nhưng rồi nó nghĩ lại:

– Sừng của tớ mới thay, còn yếu lắm, nhỡ gãy mất thì sao? Thôi, chịu khó chờ một lúc, tớ đi gọi Chồn Xám.

Trên đường đi tìm Chồn Xám, Hươu gặp Rùa Đá. Rùa Đá hỏi:

– Chạy đi đâu mà vội thế?

– Thỏ sa xuống hố. Tớ đi tìm Chồn Xám tới cứu đây.

Rùa Đá chưa kịp hỏi thêm gì thì Hươu đã chạy biến.

Một lúc sau, Chồn xám đến, Thỏ liền bảo:

– Rầy rà quá nhỉ! – Chồn Xám lắc đầu – mấy hôm nay, tớ bị chứng nhức đầu, đêm nằm chẳng ngủ được. Đào đất bây giờ khéo ốm to, mẹ tớ mắng. Cậu cứ yên trí, tớ đi tìm bạn Voi Nhỡ.

Đoạn 2: Truyện về tình bạn của Rùa và Thỏ

Chờ mãi không thấy Voi Nhỡ, các bạn đang sốt ruột thì anh em Rùa Đá kéo đến. Các bạn ấy vốn chậm chạp lại không biết đường. Vừa đến nơi, anh em nhà Rùa Đá liền bám đuôi nhau, thả người xuống hố làm một cái thang. Cái thang của anh em nhà Rùa thì khỏi phải nói. Phóc một cái, Thỏ đã nhảy lên khỏi hố.

Trên mặt đất, Sóc đang hoa chân múa tay, xoay người đủ bốn phía:

– Các cậu thấy chưa, tớ là người đầu nghe tiếng Thỏ kêu cứu.

– Tớ chạy đi tìm Chồn Xám đến là vất vả! – Hươu vừa thở phì phò vừa nói chen.

– Tớ nghĩ ngay đến Voi Nhỡ. – Chồn xám quật đuôi đen đét xuống đất, nói liền láu – Cậu Voi nhỡ ấy à, chỉ việc thả vòi xuống hố là nâng bổng được Thỏ lên, cần gì phải đào hang cho mệt.

– Chà, chạy đến đứt cả hơi! – Voi Nhỡ bây giờ mới tới, cũng cố lách vào đám đông, người lắc lư như bị đau lưng.

Chúng mải cãi nhau đến nỗi khi Rùa đá từ dưới hố gọi to “Các cậu kéo bọn mình lên cho nhanh nào” thì đâu chỉ mỗi mình Thỏ nghe tiếng. Nó phải mang hết sức mới kéo nổi cái thang Rùa lên. chào nhau và anh em Rùa Đá liền lẩn vào trong lá khô, trở về nhà chúng dưới khe núi.

“Tờ rắc, tờ rắc, tắc…tùng”. Thỏ lại vừa đi vừa hát. Đến lúc này mà cuộc tranh cãi của các bạn Sóc, Hươu, Chồn Xám và Voi Nhỡ vẫn còn đang ầm ĩ.

Câu chuyện Rùa và Thỏ – Vũ Duy Thông– chúng tôi –

Chú Thỏ Thông Minh Và Cáo – Truyện Cổ Tích Hay Cho Bé

Chú thỏ thông minh và cáo là truyện cổ tích hay cho bé, ca ngợi sự thông minh, nhanh trí của thỏ, bình tĩnh xử trí để đánh lừa cáo gian ác định ăn thịt mình.

Chú thỏ thông minh và cáo là một trong những truyện cổ tích hay và nghĩa dành cho bé, rèn luyện trí thông minh, bình tình xử trí trước những khó khăn của trẻ.

Chú thỏ thông minh và cáo – Truyện cổ tích hay cho bé

Trong khu rừng nọ có, một chú Thỏ con thông minh sống cùng mẹ. Ngày ngày, Thỏ con thường tung tăng chạy ra bờ sông uống nước. Trước khi đi, bao giờ Thỏ mẹ cũng nhắc:

Một ngày nọ, vừa mới cúi xuống uống no bụng nước, Thỏ con ngẩng đầu lên bất ngờ thấy Cáo đang đứng gần mình và tỏ ra thân thiện:

– Chào Thỏ con, lên lưng anh cõng vào rừng hái nấm và hoa nào!

Thỏ con chần chừ nhìn Cáo. Chợt nhớ lời mẹ dặn, Thỏ con nhanh trí giả vờ hào hứng đáp lời:

Nói rồi Thỏ con nhanh nhẹn chạy ù về nhà. Thỏ con kể lại câu chuyện gặp Cáo cho mẹ nghe. Thỏ mẹ ôm Thỏ con vào lòng, khen con thông minh và nhanh trí.

Trong lúc ấy, ở ngoài bờ sông, con Cáo gian ác và ngờ nghệch cứ đứng chờ mãi, chờ mãi mà không thấy Thỏ con trở lại. Cuối cùng, khi ông mặt trời đã đi ngủ, nó không thể chờ được nữa nên đành ôm cái bụng đói meo lủi thùi đi về rừng.

Ý nghĩa truyện cổ tích Chú thỏ thông minh và cáo

– Truyện cổ tích Ali Baba và 40 tên cướp với cách kể mang tính giáo dục cho trẻ em

– Sự tích hoa cúc trắng – Câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo

– Người Mỹ dạy con điều gì qua truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem

Phân Tích Ý Nghĩa Truyện Thầy Bói Xem Voi

Thầy bói xem voi là câu truyện ngụ ngôn rất phổ biến, được đưa vào chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 6.

Câu chuyện kể về 5 ông thầy bói, một hôm ế hàng đành tụm lại ngồi nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Thầy sờ vòi bảo:

– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

– Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

– Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu chảy máu.

Truyện ngụ ngôn này có dụng ý khuyên chúng ta khi giao tiếp, nói chuyện, ấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.

Lời khuyên này rất chí lý, không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, vẫn còn một khía cạnh phải bàn thêm, đó là phải tìm hiểu sự vật hiện tượng đến mức thế nào thì mới được coi là tìm hiểu một cách toàn diện, kĩ càng?

Nhìn lại chính câu chuyện vừa kể, việc xem xét kĩ càng là việc xem xét tất cả các bộ phận của con voi đó hay cần xem xét tất cả những con vật được gọi là voi nữa thì mới đủ?

Nếu bây giờ sự vật cần tìm hiểu không phải là con voi nữa, mà là hoa lan, thì sao, liệu kiểm tra cả một cây hoa lan có đủ để kết luận rằng hoa lan trông thế nào?