Truyện Cổ Tích Tấm Cám

Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám

Truyện cổ tích Tấm Cám đã rất quen thuộc với nhiều người từ thủa còn nằm trong nôi, phản ánh mong ước thiết tha của nhân dân thời xưa: “Ở hiền gặp lành”. Câu chuyện ngợi ca sức sống bất diệt và sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người trước sự vùi dập của cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí và chính nghĩa.

Hiện nay trên internet có khá nhiều phiên bản khác nhau, Thế giới cổ tích xin giới thiệu bản kể có từ khá lâu, được trích nguồn trong “Văn học trích giảng lớp 7 – phổ thông” – năm 1973 của Đỗ Thận. Bản kể này được xem là gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ.

Lưu ý khi kể chuyện Tấm Cám

Do đối tượng độc giả của Thế giới cổ tích hướng đến là các bạn nhỏ, nên chúng tôi có sự sàng lọc kỹ lưỡng. Ở phần cuối của truyện cổ tích Tấm Cám không phải là một cái kết đầy “kinh dị” như trong phiên bản gốc.

Có thế vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm và tranh luận khác nhau về vấn đề này, nhưng những người biên tập của Thế giới cổ tích đã rất cân nhắc khi lựa chọn đoạn kết như vậy.

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Bố mất rồi, Tấm phải ở với dì ghẻ[1] là mẹ đẻ ra Cám.

Một hôm, dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ và bảo đi bắt tôm bắt tép. Mụ hứa rằng: “Đứa nào bắt được nhiều thì tao cho một cái yếm đỏ”.

Tấm và Cám cùng mang giỏ ra đồng. Tấm bắt được nhiều. Cám bắt được ít, Cám bảo chị:

Tấm tưởng thật, hụp xuống. Cám ở trên bờ trút lấy tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi mang về trước. Tấm lên dòm vào giỏ, thấy mất cả, mới khóc hu hu, Bụt[2] hiện lên rồi hỏi: “Làm sao con khóc?” Tấm kể hết sự tình cho Bụt nghe rồi lại khóc, Bụt bảo Tấm nhìn xem trong giỏ còn gì không? Thì ra còn lại một con cá bống. Bụt liền bảo Tấm đem cá bống về thả xuống giếng nuôi, và dặn mỗi ngày cho ăn hai lần, mỗi lần một bát cơm. Khi cho bống ăn, phải gọi:

“Bống bống bang bang, Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa[3] nhà người”.

Tấm nghe lời Bụt dặn, đem bống về nuôi. Cứ đến bữa cơm thì hớt một bát, giấu vào thùng gánh nước, mang ra cho bống. Nghe lời gọi dịu dàng của Tấm, bống lại ngoi lên mặt nước ăn cơm. Ít lâu sau, mụ dì ghẻ biết liền sai Cám đi rình. Cám đi rình xem hết đầu đuôi, học lỏm được câu gọi bống, rồi về mách mẹ. Một hôm, mụ dì ghẻ lừa bảo Tấm:

Tấm tưởng thật, nghe lời dì ghẻ, hôm sau dắt trâu đi chăn ở cánh đồng xa làng. Thừa dịp đó, mẹ con Cám đem cơm ra giếng, đổ xuống và cũng lặp lại câu mà Tấm thuoèng nói khi gọi bống. Bống cũng bơi lên mặt nước, thì bị mẹ con Cám bắt lấy mang về làm thịt ăn.

Đến bữa cơm, sau khi ăn xong, theo lệ thường, Tấm mang thùng đi gánh nước và đem cơm cho bống. Nhưng bận này, gọi mãi không thấy bống đâu mà chỉ có một cục máu nổi lên. Thấy vậy Tấm ngồi khóc hu hu. Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?” Tấm thưa lại sự việc xảy ra. Bụt liền bảo: “Người ta đã bắt bống của con ăn thịt mất rồi. Con về nhà nhặt xương nó, mua lấy bốn cía lọ bỏ vào đấy rồi đem chôn xuống bốn chân giường con nằm”.

Tấm nghe lời Bụt, về nhà tìm xương bống; tìm mãi không thấy. Bỗng có một con gà trông gáy lên rằng:

Tấm lấy nắm thóc ném cho gà. Gà bới một chỗ thì thấy ngay xương cá, Tấm vội nhặt lấy, cho vào bốn cái lọ và chôn xuống chân giường.

Được ít lâu, nhà vua mở hội[4]. Hai mẹ con Cám sắm sửa quàn lành áo tốt đi xem hội. Mụ dì ghẻ không muốn cho Tấm đi, liền trộn một đấu thóc với một đấu gạo, bắt Tấm ngồi nhặt kỳ xong mới được đi. Tấm ở nhà tủi thân lại ngồi khóc. Bụt lại hiện lên hỏi. Tấm kể đầu đuôi câu chuyện, Bụt liền bảo: “Để ta cho một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp cho con”. Tấm sợ chim ăn mất thóc gạo, sẽ phải đòn. Bụt biết ý, nói: “Rồi ta cấm chim không cho nó ăn thóc gạo của con. Con đừng sợ”.

Đàn chim sẻ sà xuống nhặt, chỉ nháy mắt là xong. Nhưng Tấm ngồi vào xó nhà, lại khóc. Bụt lại hỏi: “Làm sao con khóc?” Tấm thưa: “Con không có quần áo đẹp để mặc đi xem hội”. Bụt bảo: “Con đi đào những lọ chôn ở chân giường lên, muốn có quần áo đẹp như thế nào cũng có”. Tấm vui mừng đào các lọ lên, quả nhiên thấy chẳng những là có quần áo đẹp mà còn có cả một đôi giày thêu kim cương[5], một con ngựa hồng rất đẹp. Tấm mừng quá, thắng bộ[6] vào, đi giày, cưỡi ngựa ra xem hội.

Từ đằng xa, Cám trông thấy Tấm ăn mặc đẹp đẽ, vội mách mẹ. Mụ dì ghẻ không tin, nói: “Con Tấm nhà mà mà thắng bộ như thế à? Nó đương ngồi nhặt thóc, còn lâu!”.

Lúc Tấm đi qua bờ hồ, vô ý sẩy chân, đánh rơi một chiếc giày xuống nước. Vừa lúc ấy, voi nhà vua đi qua, bỗng dừng lại kêu rầm rĩ. Vua sai lính lội xuống hồ xem có gì cản trở. Quân lính xuống hồ mò, tìm một lúc, vớt được một chiếc giày đàn bà thêu rất xinh, liền đưa lên trình vua. Vua ra lệnh truyền tin cho tất cả đàn bà, con gái, ai đi xem hội mà ướm[7] giày vừa chân thì vua lấy làm vợ. Các cô thi nhau ướm thủ. Chẳng ai đi vừa cả. Mãi sau đến lượt Tấm, thì giày với chân vừa như in. Vua mừng lắm, sai thị vệ lấy kiệu rước nàng về cung.

Đến ngày giỗ bố, Tấm về nhà làm giỗ. Mụ dì ghẻ lập tâm giết Tấm, bèn sai Tấm trèo lên hái cau để mang cúng bố. Tấm trèo lên gần tới ngọn, mụ ở dưới đẵn gốc cây. Thấy động, Tấm vội hỏi: “Dì làm gì ở dưới ấy thế?” Mụ liền nói dối: “Dì đuổi kiến cho con đấy” và cứ tiếp tục chặt. Tấm đang hái cau thì cây đổ, Tấm ngã xuống ao cạnh đấy, chết đuối. Mụ dì ghẻ vội lấy quần áo đẹp của Tấm mặc vào cho Cám và đưa Cám bào cung[8] thế chị.

Tấm chết hóa ra con vàng anh, bay đến đậu ở vườn nhà vua. Thấy Cám đang giặt quần áo cho vua, chim vàng anh liền hót:

Đến lúc Cám đem phơi, chim vàng anh lại hót:

Vua nghe thấy tiếng chim hót, lạ lắm, bèn nói với chim:

Vàng anh nghe thấy thế, tức khắc bay bào tay áo vua. Từ đó, vua thả chim vào một cái lồng sơn son thiếp vàng, hằng ngày vui chơi với chim, không đoái hoài gì đến Cám nữa.

Cám tức lắm, vội về nhà kể cho mẹ nghe. Mẹ nó xui bắt chim làm thịt ăn. Cám liền về cung sai lính giết chim ăn, rồi vứt lông ra vườn. Lông chim lại hóa ra hai cây xoan đào tươi tốt. Vua thấy cây đẹp, lấy làm thích, sai mắc võng đào[9] để nằm chơi hóng mát.

Cám lại về mách mẹ. Theo lời mẹ xui, Cám lại bắt lính đẵn hai cây xoan xuống, lấy gỗ đóng khung cửi. Nhưng cứ mỗi lần Cám ngồi vào dệt vải thì cái khung cửi lại kêu lên:

Cám sợ quá về nhà mách mẹ, mẹ lại xui sai lính đốt khung cửi đi, rồi đổ tro ra đường cái. Không ngờ đám tro lại hóa ra một cây thị xanh tươi, cây thị chỉ có một quả thật to, thơm nức.

Một hôm, có bà lão hàng nước qua đấy thấy quả thị liền nói:

Bà lão vừa dứt lời, quả thị rụng ngay vào bị. Bà vội vàng mang về nhà, để ở đầu giường, lấy làm quí lắm. Ngày nào bào lão cũng phải đi chợ mua hàng về bán. Cứ mỗi lần ở chợ về, bà lão đều ngạc nhiên, vì thấy có sẵn cơm canh để phần tươm tất, lại có cả chậu nước nữa… Cửa nhà rất sạch sẽ, gọn gàng.

Bà rắp tâm[10] rình xem. Một hôm, đi chợ được nửa đường, bà liền quay trở lại. Gần đến nhà, bà rón rén tới sát của, nhìn qua khe liếp[11], thấy một cô gái đẹp như tiên đang làm bếp. Bà lão mừng quá, chạy vào ôm chầm lấy. Vì lộ cơ[12], cô tiên không biến đi được nữa.

Bà lão tìm quả thị, thì chỉ thấy còn cái vỏ, liền xé vụn ra rồi giấu đi.

Từ bấy giờ, hai người sống với nhau và thương yêu nhau như hai mẹ con.

Một hôm, vua ra hồ dạo chơi, qua hàng nước, thấy có một bà lão phúc hậu, liền ghé vào. Vua bỗng nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo và đẹp, giống như những miếng trầu trước Tấm vẫn têm. Vua mới hỏi bà lão: “Trầu này ai têm?”. Bà lão bảo chính tay bà têm. Nhưng vua gặng hỏi[13] mãi, bà đành thú thật là con gái bà têm. Vua ước ao được xem mặt. Bà lão gọi con gái ra, thì chính là Tấm. Được gặp vợ, vua mừng rỡ, sai quân lính rước về cung.

Về đến cung, Tấm kể rõ sự tình cho nhà vua nghe, nhà vua tức giận sai người đem mẹ con Cám lên xử tội, nhưng Tấm thương cảm, xin nhà vua tha cho họ. Nhà vua truyền chỉ đuổi mẹ con Cám ra ngoài cung. Vừa ra khỏi thành, giông tố ập đến, mẹ con Cám bị sét đánh chết giữa đồng.[14]

Theo bản của Đỗ Thận Nguồn: Văn học trích giảng lớp 7 – phổ thông (1973)

Chú thích trong truyện cổ tích Tấm Cám

Dì ghẻ: cũng là mẹ ghẻ, mẹ kế, tức là người vợ sau của cha kế tiếp người vợ cả đã chết.

Bụt: tức Phật. Theo trí tưởng tượng của người đời xưa, Bụt thường hiện lên để giúp đỡ người tốt gặp phải hoạn nạn.

Cháo hoa: cháo trắng, nấu toàn bằng gạo, hạt gạo nở to ra.

Mở hội: ý nói tổ chức ngày hội vui.

Kim cương: một thứ đá quí, rất cứng và trong suốt, thường dùng làm đồ trang sức… Giày thêu kim cương: giày có đính các hạt kim cương lóng lánh trông rất đẹp.

Thắng bộ vào: ý nói diện quần áo đẹp.

Ướm: thử xem có vừa không.

Cung: chỉ nơi ở của vua, còn gọi là cung cấm, cung điện.

Võng đào: cũng nói võng điều, võng màu đỏ. Đời trước vua quan mới được dùng võng đào.

Rắp tâm: có ý định, lập tâm.

Liếp: phên đan bằng nứa hay tre.

Lộ cơ: ý nói lộ bị mật

Gặng hỏi: cũng nói hỏi gặng, hỏi đi hỏi lại cho kỳ được.

Để phù hợp với lứa tuổi độc giả, Ban Biên tập Thế giới cổ tích đã thay đổi lại nội dung đoạn kết.

Soạn bài Tấm Cám lớp 10

Truyện cổ tích Tấm Cám từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, tập 1. Đây là vừa là truyện cổ tích thần kỳ, vừa là truyện cổ tích thế sự tiêu biểu và đặc sắc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Cũng như phần lớn các truyện cổ tích thế sự khác, Tấm Cám đề cao công lí đồng thời là điều mong ước thiết tha của nhân dân lao động thời xưa trong mối quan hệ xã hội là: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

“Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.”

Về hình thức nghệ thuật, truyện Tấm Cám mang nhiều hình ảnh, chi tiết ý vị, đậm đà màu sắc dân tộc và dân gian: từ hình ảnh các loài vật gần gữi như con cá bống nuôi trong giếng, con gà mái bới xương, đàn chim sẻ nhặt thóc, con voi của nhà vua, con chim vàng anh biết nói… cho tới hình ảnh các loài cây cối quen thuộc như cây cau trong vườn nhà Tấm, cây xoan đào trong cung vua, cây thị bên bờ đường, quả thị của bà lão hàng nước… và cả những hình ảnh các đồ vật hàng ngày như chiếc giỏ xúc tép của Tấm, chiếc khung cửi bằng gỗ xoan đào, cái võng của nhà vua, miếng trầu têm cánh phượng của bà lão hàng nước, và đặc biệt là chiếc giày nạm kim cương xinh đẹp của Tấm, v.v… Tất cả với những hình ảnh đầy ý vị đó đều gắn bó rất mật thiết với từng bước phát triển số phận của Tấm – nhân vật trung tâm trong truyện, và đều để lại cho mọi người những ấn tượng sâu sắc, kì thú, khó có thể quên được.

Ngoài ra, những lời ăn tiếng nói có vần điệu của người và nhận vật trong truyện (gà, chim, khung cửi, quạ…) theo phong cách dân gian lại tạo cho câu chuyện một không khí giao cảm hài hòa giữa thế giới tự nhiên và con người trong thời cổ xưa, do đó có sức lôi cuốn lạ thường đối với người nghe truyện.

Phân tích nhân vật tấm trong truyện Tấm Cám

Mụ dì ghẻ: Cách bóc lột của mụ (dùng cái yếm đỏ để dử Tấm). Lòng độc địa nham hiểm của mụ (bắt bống của Tấm: bống tượng trưng cho cái gì? Lấy rựa đẵn gốc cau, để cho con mình thay Tấm làm Hoàng hậu, giết chim vàng anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi, kỳ tiêu diệt được Tấm mới thôi).

Tấm: Tính cách hiền lành, chất phác, cần cù, nhẫn nại, yêu lao động, luôn luôn chịu đựng và hy vọng. Tấm đối với bà lão hàng nước, Tấm đối với chồng như thế nào?

Cám: Đại diện cho nhân vật phản diện, ghen ăn tức ở. Là chi em cùng cha khác mẹ, nhưng Cám đã dùng những thủ đoạn nào với Tấm?

Bụt: Bụt tượng trưng cho cái gì? Trong chuyện đời xưa, tại sao thường có sự can thiệp của Trời, Phật, Bụt?

Ông vua: Quan niệm của nông dân trong thời phong kiến đối với vua như thế nào? Tại sao? Tác phong của nhà vua trong truyện (vào quan uống nước, ăn trầu, lập hoàng hậu bất cứ với người giai cấp nào).

Những nhân vật phụ: Gà, Quạ cũng đứng về phe chính nghĩa.

Bố cục khi soạn bài Tấm Cám

Câu chuyện có thể chia làm 4 đoạn chính với nội dung cụ thể như sau:

Đoạn 1: Mẹ con Cám dối trá, cướp công của Tấm

Đoạn này bước đầu giới thiệu với chúng ta các nhân vật chính trong truyện (Tấm, Cám, mụ dì ghẻ và ông Bụt) trong cuộc tranh chấp đầu tiên mở đầu cho mối mâu thuẫn sẽ ngày càng phát triển gay gắt, quyết liệt trong các đoạn sau.

Đoạn 2: Tấm đi dự hội đánh rơi chiếc giày đẹp, được nhà vua kén làm vợ.

Ở đoạn này, kịch tính bắt đầu phát triển cao hơn, dồn dập hơn, chủ yếu qua hai tình tiết chính: một là việc Bụt tận tình giúp đỡ cho Tấm đi dự hội của nhà vua mở, hai là việc Tấm đánh rơi chiếc giày đẹp, là đầu mối cho toàn bộ diễn biến câu chuyện đầy kịch tính và đầy yếu tố kì lạ về sau.

Đoạn 3: Mẹ con Cám gian ác, nham hiểm, quyết tâm hãm Tấm để cướp đoạt hạnh phúc của Tấm.

Trọng tâm của truyện cổ tích Tấm Cám là ở đoạn này. Tình tiết của câu chuyện diễn biến mỗi lúc một phức tạp, sôi nổi, kịch tính của truyện cũng phát triển ngày càng cao hơn, thể hiện cuộc xung đột diễn ra hết sức gay gắt giữa một bên là mrj con mụ dì ghẻ quyết “hủy diệt” cuộc sống của Tấm để cướp đoạt bằng được hạnh phúc của nàng, và một bên là Tấm chống cự lại quyết liệt dã tâm nham hiểm của hai người họ (“Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”…); dù phải “hóa kiếp” tới bốn lần thành chim muông, cây cỏ, cuối cùng Tấm vẫn hiện trở lại thành người để giành lại quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc.

Đoạn 4: Mẹ con Cám bị trừng phạt đích đáng.

Tấm hiện hình trở lại thành người và lại được vua đón về cung. Nhưng vẫn còn Cám – đứa em cùng cha khác mẹ hết sức bất nhân bất nghĩa, vẫn còn mụ dì ghẻ cực kì độc ác, nham hiểm; nghĩa là vẫn còn mâu thuẫn và mâu thuẫn càng phát triển lên tới đỉnh cao. Sau bốn lần thất bại liên tiếp, liệu Tấm sẽ đối xử với mẹ con Cám như thế nào? Trừng trị hay khoan dung?

Soạn Bài Tấm Cám Truyện Cổ Tích Việt Nam Lớp 10

Soạn bài Tấm Cám truyện cổ tích Việt Nam lớp 10 Để hỗ trợ người học trong việc tìm hiểu về truyện cổ tích Tấm Cám, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn Soạn bài Tấm Cám truyện cổ tích Việt Nam lớp 10 1. Văn bản “Tấm Cám” kể về mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con cám, đồng thời đây cũng là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác trong xã hội xưa.

Sự ganh tị giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn giữa hai chị em cùng cha khác mẹ; giữa Tấm và mẹ Cám là mâu thuẫn giữa mẹ ghẻ và con chồng.

Cha Tấm mất từ sớm, Tấm phải sống với mẹ con Cám. Tấm phải làm lụng vô cùng vất vả trong khi Cám thì được mẹ hết lòng thương yêu. Hàng ngày Tấm phải đi mò cua, bắt ốc, người bạn duy nhất của Tấm là cá bống cũng bị mẹ con Cám giết thịt.

Vì muốn nhận sự sủng ái của nhà vua mà mẹ con Cám không từ thủ đoạn nào, ra tay giết hại Tấm hết lần này đến lần khác. Cuối cùng cái ác cũng bị trừng phạt, Tấm được hạnh phúc bên nhà vua.

2. Sau khi bị mẹ con Cám giết hại hết lần này đến lần khác, Tấm đã có sự hóa thân thành những sự vật khác nhau. Cụ thể như:

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian để Tấm hóa kiếp thành nhiều kiếp sống như vậy. Trước hết thể hiện được quan niệm của dân gian về cái thiện trong cuộc sống, dù có bị cái ác hãm hại, vùi dập thì cái thiện vẫn tồn tại và hồi sinh mạnh mẽ hơn. Mặt khác cũng thể hiện được quan niệm của cha ông ta về quan niệm sống chết, tức là chết không phải là chấm dứt mà vẫn còn tồn tại.

3. Đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về cách trả thù của Tấm đối với Cám. Có người cho rằng mẹ con Cám đã gây ra nhiều tội ác nên kết cục bi kịc như vậy là điều tất yếu. Tuy nhiên cũng không ít ý kiến cho rằng cách trả thù của Tấm với mẹ con Cám như vậy có phần tàn nhẫn, vô tình đánh mất đi hình ảnh cô Tấm hiền dịu ở phần đầu của tác phẩm.

Tuy nhiên, ta phải thấy rằng câu chuyện mà tác giả dân gian muốn truyền tải đến người đọc ở đây không phải câu chuyện về một cô Tấm hay cô Cám cụ thể mà đó còn là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác. Và trong quan niệm của người dân, thiện và ác là hai đối cực, sự tồn tại của cái này sẽ triệt tiêu cái kia nên cái chết của mẹ con Cám đại diện cho cái ác, cái xấu ở đây là điều tất yếu.

Hơn nữa, cái chết của mẹ con Cám phù hợp với tâm lí của câu chuyện. Tấm đã bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Sự đấu tranh mạnh mẽ của Tấm cũng là điều có thể hiểu được.

4. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện đại diện cho hai mâu thuẫn trong gia đình và xã hội:

+ Trong gia đình: quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng

+ Xã hội: Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác.

Theo chúng tôi

Phân Tích Truyện Cổ Tích Tấm Cám

1. Truyện cổ tích Tấm Cám có thể chia làm hai phần lớn. Phần 1: Thân phận của Tấm và con đường đến với hạnh phúc của cô. Phần 2: Cuộc đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc của Tấm. Hoặc có thể chia thành bốn phần nhỏ như sau:

– Phần 1 (Từ đầu đến “vào một việc gì”): Ở với dì ghẻ và Cám, Tấm bị hành hạ nhưng vẫn nuôi hi vọng.

– Phần 2 (Từ “Được ít lâu” đến “mà đẹp thế”): Vận may đến với Tấm khi Tấm thử vừa chiếc giày thêu, được làm hoàng hậu.

– Phần 3 (Từ “Vào cung vua” đến “thật xa cung vua”): Tấm bị hại, bị cướp mất chồng phải hóa thân vào chim vàng oanh, cây xoan đào, khung dệt cửi song vẫn không ngừng tố cáo kẻ ác.

– Phần 4 (Từ “Ớ đống tro” đến hết): Tấm hóa thân vào quả thị, về với bà lão, gặp lại nhà vua, tìm cách giết Cám và mụ dì ghẻ.

3. Từ mở đầu đến kết thúc truyện, thái độ phản kháng của Tấm đối với hành vi tàn ác của mẹ con Cám ngày càng tiến triển. Nếu như ở phần 1, thái độ của Tấm là cam chịu và than khóc, thì ở phần 3 và 4, thái độ của Tấm là ăn miếng trả miếng, đấu tranh quyết liệt cho đến lúc tiêu diệt được kẻ ác. Tất nhiên Tấm phải dựa vào các yếu tô’ kì ảo như Bụt và phép luân hồi của Bụt. Song Tấm vẫn còn dựa vào con người nữa như bà lão bán nước và ông vua yêu vợ. Sự trở về với cuộc đời của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm nhân hậu của nhân dân: Nhân dân không muôn kẻ mồ côi bất hạnh như Tấm chịu mãi thiệt thòi.

4. Truyện Tấm Cám phản ánh ước mơ về một cuộc sống công bằng trong xã hội, về quan niệm “ở hiền gặp lành”. Người hiếu hạnh đẹp nết, đẹp người phải được hạnh phúc. Kẻ ác phải bị trừng trị.

5. Truyện Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì vì có nhiều chi tiết kì ảo như: Bụt hiện lên, cá bống nghe được tiếng người; xương bống đem chôn cho trang phục đẹp; chim giúp Tấm nhặt gạo, nhặt thóc; chiếc giày thêu hoa giúp Tấm nên duyên. Rồi tiếp đó là bôn cuộc hóa thân mà cuộc hóa thân nào cũng ấn tượng cả: hóa thân thành chim vàng anh biêt hót véo von, hóa thân thành cây xoan đào để vua mắc võng, hóa thân khung cửi dệt cảnh cáo kẻ cướp chồng, hóa thân trong quả thị chờ ngày hội ngộ. Ngay chi tiết tắm nước sôi để nước da trở nên trắng đẹp mà Cám ngờ nghệch thực hiện cũng là một chi tiết thần kì, bởi nếu chỉ tinh ý một chút thì đời nào Cám lại thực hiện cuộc tự sát chóng vánh ấy.

5. Truyện Tấm Cám có chi tiết mời trầu đức vua, nhờ miếng trầu cánh phượng têm khéo, đức vua nhận ra vợ mình. Đây quả là một hội ngộ thú vị bởi miếng trầu là biểu hiện văn hóa giao tiếp của người Việt. Gặp nhau “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, mời trầu là tiết mục giao duyên. Cho nên trong bài ca dao gặp hai anh đi câu thạch bàn, cô gái đã không nhận trầu vì “Thưa rằng bác mẹ em răn – Làm thân con gái chớ ăn trầu người”.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

Cho đến xã hội hiện đại, trai gái lấy nhau vẫn có sự hiện diện của miếng trầu kết gắn lứa đôi.

Một số câu ca dao có miếng trầu (dẫn theo Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Xuân Kính):

– Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.

– Từ ngày ăn phải miếng trầu,

Miệng thơm môi đỏ dạ sầu đăm chiêu.

– Trầu xanh, cau trắng, chay vàng,

Cơi trầu bịt bạc thiếp chàng ăn chung.

Trầu xanh, cau trắng, chay hồng,

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.

– Gặp nhau đưa một miếng trầu,

Chẳng ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng.

Tấm Cám (Truyện Cổ Tích)

Hướng dẫn học bài

Câu 1:

Diễn biến của truyện có thể chia thành hai giai đoạn:

– Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội phản ánh mâu thuẫn xoay quanh những quyền lợi về vật chất và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày.

Diễn biến của cốt truyện cho ta hình dung về xu hướng phát triển của hai tuyến nhân vật:

– Tuyến mẹ con Cám: càng ngày càng tỏ ra độc ác hơn, tàn nhẫn hơn.

– Tuyến nhân vật Tấm, từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nên quyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.

Câu 2:

Tấm sau khi chết đã hóa thân trở đi trở lại thành: chim vàng anh – hai cây xoan đào – khung cửi – quả thị, nghĩa là đều hóa thành vật. Sự hóa thân thần kì này phản ánh một quan niệm của dân gian xưa: quan niệm đồng nhất giữa người và vật. Cả bốn hình thức biến hóa này đều cho thấy vẻ đẹp về phẩm chất của nhân vật vẫn không thay đổi: bình dị và sáng trong. Bốn lần biến hóa còn cho thấy sự biến chuyển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.

Ví dụ: Khi là chim vàng anh, nhìn thấy Cám đang giặt áo, chim nhắc nhở: ” Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao “. Nhưng khi chiếc khung cửi lên lời, lại là lời đe dọa:

C ó t ca , c ó t k é t L ấ y tranh ch ồ ng ch ị Ch ị kho é t m ắ t ra

Có thể nói ý nghĩa chung nhất của quá trình biến hóa ấy là thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm. Sức sống ấy không thể bị tiêu diệt bởi bất cứ một thế lực nào. Và nó chính là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên chiến thắng cuối cùng của nhân vật.

Câu 3:

Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn gay gắt, một mất một còn, không thể hóa giải được. Mẹ con Cám hết lần này đến lần khác hại Tấm, quyết tâm tiêu diệt Tấm đến cùng. Do đó, Tấm chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc là Tấm sống (thì Cám phải chết), hoặc là Tấm chết. Bởi thế, hành động Tấm giết Cám không phải chỉ là vấn đề trả thù mà còn là vấn đề sinh tồn. Để bảo vệ tính mạng và hạnh phúc của mình, Tấm chỉ có một chọn lựa duy nhất là phải giết Cám. Hành động trả thù của Tấm thể hiện quan điểm của nhân dân: ” ác giả ác báo “.

Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám.

Mâu thuẫn và xung đột trong truyện cổ tích này trước hết là mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ đại (mâu thuẫn dì ghẻ mâu thuẫn con chồng). Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình. Truyện cũng thấp thoáng xuất hiện những mâu thuẫn xã hội (về quyền lợi và địa vị) nhưng không phải là chủ đạo. ý nghĩa chung nhất của tác phẩm toát lên từ mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Đó là cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và những kẻ bất lương.

Luyện tập

Những đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì được biểu hiện trong Tấm Cám:

Cốt truyện có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì: nhân vật Bụt, xương cá bống và những lần biến hóa của nhân dân chính.

Về kết cấu, truyện có dạng: nhân vật chính phải trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng mới được hưởng hạnh phúc. Đây là một trong những kiểu kết cấu khá phổ biến của loại truyện cổ tích thần kì.

Truyện phản ánh những xung đột trong xã hội thời kì đã có sự phân chia giai cấp.

Kết thúc truyện có hậu mang tính nhân đạo và lạc quan.

Truyện Cổ Tích Tấm Cám Bản Gốc

Gửi đến độc giả: Đây là bản nguyên tác truyện cổ tích Tấm Cám, vì còn nhiều ý kiến trái chiều trong đoạn cuối của câu chuyện nên Đọc truyện cổ tích sẽ up cả bản mới đã chỉnh sửa lại phần kết và bản nguyên gốc. TẤM CÁM

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả.

Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”. Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì.

Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :

– Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.

Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi :

– Làm sao con khóc ?

Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:

– Thôi con hãy nín đi ! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?

Tấm nhìn vào giỏ rồi nói : – Chỉ còn một con cá bống.

– Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn con nhớ gọi như thế này:

Bống bống bang bang Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.

Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy !

Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày càng lớn lên trông thấy.

Truyện cổ tích Tấm Cám

Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn bảo Cám đi rình. Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm lấy cho thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe. Tối hôm ấy mụ dì ghẻ lấy giọng ngọt ngào bảo với Tấm:

– Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.

Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà, mẹ con Cám mang bát cơm ra giếng cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi. Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước. Mẹ Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về nhà làm thịt.

Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng, Tấm gọi nhưng chả thấy bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy cục máu nổi lên mặt nước. Biết là có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:

– Con làm sao lại khóc ?

Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:

– Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi ! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm.

Tấm trở về theo lời Bụt đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó vườn góc sân mà không thấy đâu cả. Một con gà thấy thế, bảo Tấm :

– Cục ta cục tác ! Cho ta nắm thóc, ta bưới xương cho !

Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì thấy xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời bụt dặn.

Ít lâu sau nhà vua mở hội trong mấy đêm ngày. Già trẻ gái trai các làng đều nô nức đi xem, trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bẩy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài, sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm:

– Khi nào nhặt riêng gạo và thóc ra hai đấu thì mới được đi xem hội.

Nói đoạn, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường. Tấm tủi thân òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:

– Làm sao con khóc?

Tấm chỉ vào cái thúng, thưa:

– Dì con bắt phải nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội, lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi còn gì mà xem.

Bụt bảo: – Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai chim sẻ xuống nhặt giúp.

– Nhưng ngộ nhỡ chim sẻ ăn mất thì khi về con vẫn cứ bị đòn.

– Con cứ bảo chúng nó thế này:

Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết Rặt rặt (con chim sẻ) xuống nhặt cho tao

Thì chúng nó sẽ không ăn của con đâu.

Bụt vừa dứt lời, ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại bảo:

– Con làm sao lại khóc?

– Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.

Truyện cổ tích Tấm Cám

– Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ thứ cho con trẩy hội.

Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một cái áo mớ ba, một cái áo xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy ra được một đôi hài thêu. Đào lọ thứ ba thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuông đất bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.