Xem Truyện Cổ Tích Quả Dưa Hấu / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Sự Tích Quả Dưa Hấu

Sự tích quả Dưa Hấu [Sự tích Mai An Tiêm]

Sự tích quả Dưa Hấu mà nhiều người vẫn gọi là sự tích Mai An Tiêm kể về nguồn gốc quả Dưa Hấu và ca ngợi lòng ngay thẳng, tinh thần lao động chân chính.

Có lời truyền từ đời này qua đời khác rằng, ở nước ta người trồng quả dưa hấu đầu tiên là Mai An Tiêm.

An Tiêm sống vào đời vua Hùng thứ mười tám. Ông vốn là người ở một vùng biển xa xôi phương Nam, bị bọn thuyền buôn bắt làm nô lệ rồi đem dâng vua từ hồi nhỏ. Lớn lên An Tiêm tỏ ra thông minh, tháo vát và có tính kiên nhẫn lạ thường, được giao việc gì đều làm kỳ được mới yên lòng.

Nhà vua rất tin dùng: tên Mai An Tiêm chính là do vua ban cho. Nhà vua còn cho Mai An Tiêm một người thiếp và nhiều bổng lộc khác. Vợ chồng An Tiêm ăn ở với nhau hòa thuận sinh được một trai, một gái.

Ông thường nói: “Mọi thứ của cải trên đời đều do sức mình làm ra cả”. Có kẻ bảo ông: “Làm bề tôi, cơm áo vua ban cho, bổng lộc vua ban cho, nói như vậy là vong ân bội nghĩa”. Mai An Tiêm nghe vậy chỉ cười, không trả lời. Bọn nịnh thần liền tâu những chuyện như thế lên vua Hùng. Bọn chúng nói:

– Nay ông dám thổ lộ những lời bất bình như thế, mai kia chưa biết chừng đem làm phản trắc. Xin cho đầy ra một đảo ở ngoài biển khơi, thử xem ông ta có làm ra cái mà ăn không?

Nhà vua tuy mến An Tiêm, nhưng lo mất ngôi báu, nên nghe lời, đầy An Tiêm ra một hòn đảo ngoài cửa biển Nga Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa bây giờ. Vợ con An Tiêm cũng theo ra đảo. Thấy quang cảnh hoang vắng, bốn về sóng cỗ, người vợ ôm con mà khóc, An Tiêm lựa lời khuyên nhủ rồi vào rừng săn thú, hái quả, đem về nuôi vợ, con.

Một hôm, thấy trên tảng đá có ít phân chim, trong phân có những hạt đen nhánh, ông nhặt lên, lật đi, lật lại trong lòng bàn tay, mừng thầm. Ông nghĩ: “Đã là hạt, đem gieo chắc phải nảy mầm. Đã là quả chim ăn được, chắc người cũng phải ăn được”.

Hai vợ chồng bèn làm đất gieo hạt, chăm sóc. Cây mọc rồi lan ra khắp bãi. Rồi cây đơm hoa, kết quả, quả nào quả nấy lớn, to bằng đầu người, vỏ xanh mượt. An Tiêm lấy một quả bổ đôi ra thấy bên trong màu đỏ hồng, hạt đẹp, đen nhánh, ăn vào miệng vừa ngọt vừa thơm mát.

Hai vợ chồng vô cùng mừng rỡ, hái quả cất vào hang, tính chuyện ăn dần.

An Tiêm và vợ lại vỡ thêm đất, gieo hạt. Năm này qua năm khác, dưa mọc xanh um khắp đảo, kín đảo. Thuyền buôn qua lại ghé vào đảo, đổi các thứ lấy những trái dưa đó. Đời sống của vợ chồng con cái An Tiêm ngày càng sung túc.

Nhớ đất liền, An Tiêm lấy hàng trăm quả, khắc chữ, ký tên vào vỏ rồi thả xuống bể, hy vọng những ngon lành này sẽ trôi dạt tới quê hương.

Có một lần, quân lính đi tuần trên bờ biển nhặt được, thấy chữ Mai An Tiêm đêm trình lên nhà vua. Vua cho sứ giả ra đảo tìm. Sứ giả về, đem chuyện ngoài đảo thuật lại và dâng vua một thuyền đầy những quả dưa lạ.

Nhà vua có ý hối hận đã buộc tội An Tiêm chỉ vì An Tiêm nói lời phải. Vua xuống chiếu cho An Tiêm về đất liền và nhận lại chức vụ cũ, trọng dụng như trước.

Sự tích quả Dưa Hấu [hay sự tích Mai An Tiêm] – chúng tôi –

Bài Học Từ Quả Dưa Hấu

Những ngày cuối đông có lẽ là những ngày rộn ràng nhất trong năm tại Việt Nam. Khắp nơi ai nấy đều nô nức đón xuân. Tại miền quê, nông dân cố gắng thu hoạch cho xong mùa màng để chuẩn bị ăn tết. Tại thành thị, các thương gia hối hả kinh doanh vì đây là mùa mua bán đắt nhất trong năm. Những người đi xa cố gắng sắp xếp thì giờ về thăm gia đình vào dịp tết. Công chức, học sinh, sinh viên háo hức trông chờ nghỉ lễ. Bến xe, chợ búa nơi đâu cũng đầy người. Ai nấy hối hả lo mua sắm và chuẩn bị đón xuân.

Một trong những trái cây được mua nhiều nhất vào dịp tết là dưa hấu. Bên cạnh những cánh hoa tươi thắm, những đòn bánh tét, bánh chưng xanh um, mâm trái cây đủ màu sắc, tại miền Nam gần như nhà nào cũng tìm mua cho được vài cặp dưa hấu để trưng bày trong dịp tết. Hai tuần trước Tết, tại những vùng trồng dưa nổi tiếng như Long Trì (Long An), từng đoàn xe vận tải xếp hàng dài suốt ngày đêm chất dưa chở đi khắp nơi. Suốt nhiều đêm liền tại chợ dưa, đèn thắp sáng suốt đêm. Hai bên vệ đường, từng đống dưa chất cao như những ngọn đồi nho nhỏ. Người mua, kẻ bán tấp nập.

Tuy nhiên người Việt xưa trưng bày dưa hấu vào dịp Tết với một ý nghĩa sâu xa hơn. Dưa hấu biểu tượng cho tấm lòng biết ơn Trời. Truyện cổ tích Việt Nam kể rằng vào thời vua Hùng Vương thứ 17, có một cậu bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Năm tám tuổi, cậu bé được dịp đến kinh đô Phong Châu và may mắn được gặp vua Hùng Vương. Nhà vua thấy cậu bé thông minh, lanh lợi và chịu khó nên nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai An Tiêm.

Ðến tuổi trưởng thành, vua cưới vợ cho An Tiêm. Vua cho An Tiêm làm quan và ban cho một ít đất đai để khai khẩn. An Tiêm chăm chỉ làm ăn. Chẳng bao lâu sau ông trở nên giàu có. An Tiêm thu hoạch nhiều lúa gạo, xây dựng nhà cửa khang trang. Các quan trong triều khen ngợi thì An Tiêm bảo rằng những gì ông có là nhờ Trời. Một số người ganh tị tìm cách hại An Tiêm nên tâu với vua rằng An Tiêm là một người vô ơn bạc nghĩa: bao nhiêu bỗng lộc chức tước vua ban không biết ơn mà lại bảo Trời cho mình. Vua Hùng nghe chuyện ấy tức giận, không tìm hiểu ngọn nghành, ra lệnh đày An Tiêm và cả gia đình ra đảo Nga Sơn. Ngoài một ít lương khô đủ sống một thời gian ngắn, vua không cho mang gì theo để xem thử Trời có nuôi gia đình An Tiêm hay không.

Môt ngày kia, đang khi đi dạo trên bờ biển, An Tiêm nghe tiếng chim kêu. An Tiêm chạy đến thì thấy đây là một loài chim lạ. Chim thấy người liền nhả vài hạt giống trên bãi cát rồi bay mất. An Tiêm nhặt những hạt giống rơi xuống đem trồng trên giồng cát ven biển. Hạt giống nẩy mầm, lớn thật nhanh. An Tiêm chăm sóc, tưới nước. Mầm không mọc thành cây nhưng thành những dây leo, bò khắp ruộng. Vài tháng sau, dây leo trổ bông và ra trái. Trái lớn rất nhanh, chẳng bao lâu trái lớn hơn đầu người. An Tiêm cắt thử một trái thấy trong ruột đỏ hồng, ăn vào thấy ngon ngọt, khỏe người nên bảo vợ: “Ðây là loài dưa quí. Hãy gọi là dưa tây (Tây Qua) vì chim từ hướng tây mang đến. Thật là Trời nuôi chúng ta.” Ăn dưa, họ lấy hạt tiếp tục trồng thêm. Gia đình An Tiêm thu hoạch dưa thật nhiều đến nỗi không làm sao ăn cho hết.

Một thời gian sau, vua cho người ra đảo xem vợ chồng An Tiêm ra saọ Quân lính về tâu: “Gia đình An Tiêm không chết mà còn thạnh vượng nữa.” Nhà vua lấy làm lạ, bèn triệu vợ chồng An Tiêm về triều để hỏi tự sự. Sau khi nghe An Tiêm thuật lại toàn bộ câu chuyện, vua nói rằng: “Quả thật, Trời đã nuôi nó.” Vua truyền cho An Tiêm dạy cho người Việt trồng dưa. Từ đó dưa hấu lan tràn khắp Việt Nam.

Trong Thánh Kinh Tân Ước, Ðức Chúa Giê-xu kể một câu chuyện về một người giàu trông cậy nơi tài sản của mình. Người này quá giàu, mùa màng dư dật. Ông cứ băn khoăn suy nghĩ không biết phải xây dựng thêm những vựa lẫm lớn như thế nào để chứa đựng hết tài sản của mình. Tuy nhiên, trong một giấc mơ, Ðức Chúa Trời nhắc nhở người giàu này rằng nếu đêm nay Ngài cất mạng sống của ông thì của cải, tài sản mà ông dành dụm được đó sẽ để dành cho ai? Thật vậy, nếu Chúa không cho mỗi người chúng ta mạng sống thì tất cả những gì chúng ta dành dụm sẽ trở thành vô nghĩa. An Tiêm ý thức được điều đó. Ông biết đâu là cội nguồn của cuộc sống, cội nguồn của những tài năng và cội nguồn của những thành công trong cuộc đời. An Tiêm trân quý, nhưng không ỷ lại nơi tài sản, sự giàu có của mình hay là sự giúp đỡ của nhà vua. An Tiêm biết rằng nếu không nhờ Trời dẫn dắt, phù hộ, ông chỉ là một chú bé mồ côi không nơi nương tựa. An Tiêm biết rằng nhờ Trời ban phước nên ông mới có cơ hội làm ăn, thành đạt và có được như ngày nay.

Sự tích quả dưa cũng nói lên một chân lý quan trọng là Trời không phụ người có lòng tin cậy Ngài. Ngài sẽ cứu giúp họ. An Tiêm tin cậy nơi Thượng Ðế. Vì niềm tin đó mà ông mất tất cả tài sản, quyền hành; gia đình ông phải long đong. Tuy nhiên, Trời đã không bỏ ông. Môt con chim lạ, không biết từ đâu đến đã mang sự tiếp trợ đến cho ông. Ðối với nhiều người, đó chỉ là sự may mắn, nhưng đối với An Tiêm đó là sự tiếp trợ đến từ Trời.

Thánh Kinh cho biết Chúa không bỏ những người đặt lòng tin nơi Ngài. Nhiều nhân vật trong Thánh Kinh như Giô-sép, Ða-ni-ên và những người bạn của Ða-ni-ên cũng gặp những thử thách như An Tiêm. Những người này vì niềm tin của mình nơi Ðức Chúa Trời, đang sống trong cảnh bình an, đã bị bỏ tù, bị bách hại, thậm chí bị đưa vào chỗ chết. Tuy nhiên, Ðức Chúa Trời không bỏ họ. Ngài đã cứu giúp họ, mang họ từ ngục tù đến chốn vinh quang. Kinh nghiệm của An Tiêm và của những thánh nhân trong Thánh Kinh là những bằng chứng minh họa về sự thành tín của Ðức Chúa Trời dành cho những người hết lòng tin cậy Ngài.

Câu chuyện của gia đình An Tiêm cũng là câu chuyện của nhiều gia đình Việt Nam. Nhiều người trong chúng ta hơn một lần kinh nghiệm được ơn Trời cứu giúp. Truyền thuyết về sự tích quả dưa hấu hơn 4000 năm qua nói lên lòng biết ơn Trời của người dân Việt. Ðây là một truyền thống tốt đẹp; rất tiếc năm tháng trôi qua khiến ý nghĩa chính của câu chuyện bị phôi pha. Người Việt xưa chưng dưa hấu vào dịp xuân không phải chỉ để bày tỏ lòng ước mong được phước lộc, hay làm biểu tượng về sự viên mãn, tươi đẹp, duyên dáng và thanh xuân; truyền thuyết về sự tích dưa hấu nhắc chúng ta lòng biết ơn Trời.

Ðầu xuân ôn lại câu chuyện này mong chúng ta dành một thì giờ suy gẫm tạ ơn Ðức Chúa Trời về cuộc sống, về gia đình và về những phước hạnh ngọt ngào mà Ngài đã ban. Chuyện tích quả dưa hấu cũng nhắc chúng ta nhớ ơn Ðức Chúa Trời vì Ngài đã giải cứu chúng ta khỏi hoạn nạn, ban cho chúng ta những cơ hội quí giá để làm việc, phù hộ cho chúng ta thành công, và ban cho chúng ta những phước hạnh tốt đẹp. Mong bạn luôn nhớ ơn Ðức Chúa Trời và hết lòng thờ phượng Ngài.

Thờ phượng Ðức Chúa Trời đôi khi phải chấp nhận trả một giá cao trong cuộc sống, phải bị hiểu lầm, bị vu oan như An Tiêm, Giô-sép, Ða-ni-ên và nhiều thánh nhân khác đã kinh nghiệm. Ðức Chúa Giê-xu phán: “Nếu ai muốn theo Ta thì phải liều mình vác thập giá mình mà theo Ta.”

Thập tự là biểu tượng của tình yêu, của sự đau khổ và hy sinh. Bạn có bằng lòng chấp nhận trả giá để theo Chúa? Theo Chúa, bạn có thể gặp khó khăn nhưng Chúa sẽ là người bạn đồng hành với bạn. Ngài sẽ không bao giờ để người nào tin cậy Ngài phải thất vọng.

Phước Nguyên Chân Trời Mới

Thư Viện Tin Lành chúng tôi

Tả Quả Dưa Hấu Mà Em Biết

Đề bài: Tả quả dưa hấu mà em biết

Vào mùa hè thời tiết nóng nực, có rất nhiều loại trái cây để giải nhiệt. Nhưng có một thứ quả em mê nhất vì cái vị ngon của nó chính là quả dưa hấu.

Nhắc đến dưa hấu ta lại nhớ đến công lao trồng dưa hấu của chàng Mai-An-Tiêm trên đảo hoang. Khi ấy ta mới biết được có một thứ quả ngon đến như vậy. Dưa hấu là loại quả dễ trồng và được rất nhiều người yêu thích cái màu đỏ và vị ngọt của nó. Dưa hấu có hai loại đó là dưa hấu hình bầu dục và dưa hấu hình tròn. Người ta hay ăn dưa hấu hình bầu dục còn dưa hấu hình tròn lại dùng để trang trí trên mâm ngũ quả vào dịp Tết. Dưa hấu có cái vỏ dày, cứng. Lớp vỏ ấy màu xanh mướt mát, trên vỏ có những đường vân trắng dài chạy dọc khắp quả dưa. Để biết được quả dưa nào già hay non người ta hay nhìn màu sắc của quả và đôi khi còn dùng tay gõ boong boong, ăn những quả dưa hấu đó mới ngọt. Dưa có cái vỏ xanh không bắt mắt cho lắm nhưng khi bổ ra thì ai cũng phải bất ngờ về cái ruột bên trong. Ruột dưa hấu đỏ xoe, có những cái hạt màu đen láy ẩn hiện trong lớp vỏ đó. Ăn dưa hấu ngọt, nhiều nước tan vào trong đầu lưỡi. Ăn dưa hấu ướp lạnh còn ngon và hấp dẫn hơn. Dưa hấu là loại quả ngon và được nhiều người lựa chọn. Nó hay xuất hiện trong món tráng miệng của những bữa cơm gia đình hay trong các tiệc cưới. Dù đi bất cứ đâu ta đều thấy hình ảnh quả dưa hấu xuất hiện trên những sạp hàng của những cô bán hàng. Cũng đủ cho thấy sự hấp dẫn không kém của loại quả này. Ăn nhiều dưa rất tốt cho sức khỏe và cung cấp nhiều vitamin A bảo vệ sức khỏe của đôi mắt chúng ta. Vì vậy em rất thích ăn nhiều dưa hấu cũng là lí do đó.

Em mong mọi người dân trồng nhiều dưa hấu hơn và mong quả dưa hấu sẽ đem lại nhiều thu nhập cho người nông dân.

Dưa hấu – một thứ quả dễ mua, dễ kiếm và dễ ăn. Là loại quả mà em yêu thích ngay từ lúc còn bé. Đến giờ em vẫn thích cái hương vị của nó.

Qủa dưa hấu là loại quả ngon được nhiều người dân trồng. Hàng năm vào mùa dưa hấu, em cứ thấy trên đường những người buôn dưa chở đầy ắp những quả dưa hấu trên những chiếc sọt tre chạy nhanh trên đường quốc lộ. Nhìn những quả dưa ấy em lại muốn thưởng thức cái vị ngon ngọt của nó. Một quả dưa hấu có khối lượng từ hơn một cân đến bốn năm cân tùy từng loại dưa. Loại dưa hình bầu dục thì trọng lượng nhỏ hơn. Loại dưa hấu tròn thì trọng lượng nặng hơn gấp đôi cho đến gấp ba dưa hấu bầu dục. Nhưng loại dưa hấu bầu dục được ưa chuộng hơn bởi vì nó ngọt hơn và ngon hơn. Dưa hấu tròn ăn cũng ngon nhưng người ta hay khắc chữ để bày trong mâm ngũ quả rất đẹp. Vào ngày Tết, nhà ai cũng bày trên bàn thờ một quả dưa hấu đẹp như vậy. Khi bổ quả dưa hấu ra, em thấy ruột nó đỏ, có những khía màu vàng, đó là dấu hiệu của một quả dưa hấu già và ngon. Hạt dưa hấu đen, nhỏ như hạt chanh nhưng dẹt hơn. Hạt dưa hấu có thể ăn được nhưng khi ăn người ta thường bỏ hạt. Có loại dưa hấu bổ ra không hạt, đó là những quả dưa được lai tạo và có giá thành đắt hơn. Ăn dưa hấu có vị ngọt mát, nước chứa chan trong khoang miệng. Nhìn những đứa trẻ ăn dưa hấu miệng đứa nào đứa ấy đỏ le đỏ lét trông rất ngộ nghĩnh. Nhưng đó lại là thứ quả mà chúng yêu thích vô cùng. Em rất thích chế biến những loại đồ uống từ dưa hấu vì màu sắc của nó đẹp và hấp dẫn. Dưa hấu có thể ép ra lấy nước uống hay làm sinh tố hoặc làm kem cũng không kém phần hấp dẫn. Món nào cũng ngon và tuyệt vời. Em thích uống nước ép dưa hấu vào thời tiết mùa hè. Đó cũng là loại nước uống được nhiều người yêu thích.

Qủa dưa hấu nhìn tưởng chỉ đơn giản là một loại trái cây nhưng khi chế biến nó thành những thức uống ngon thì ta lại cảm nhận nó với một cách khác. Cảm ơn công lao của những người trồng dưa đã vất vả để có được một loại trái cây ngon lành đến vậy.

Vũ Thị Sinh

Thống kê tìm kiếm

Sự Tích Quả Dưa Hấu Và Ý Nghĩa Sâu Sắc Về Sự Cố Gắng

Từ ngày còn nhỏ, mỗi người chúng ta đều được nghe, được học cũng câu chuyện cổ tích. Và sự tích quả dưa hấu để lại dấu ấn sâu đậm nhất với mỗi lứa học sinh bởi những ý nghĩa ẩn sâu trong đó. Câu chuyện kể về sự cố gắng không ngừng của chàng hoàng tử Mai An Tiêm để vượt qua được khó khăn và xây dựng cuộc sống gia đình đầy đủ và ấm no. Bài học về sự cố gắng thông qua câu chuyện được thể hiện đơn giản nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.

Tóm tắt câu chuyện sự tích quả dưa hấu

Hoàng tử Mai An Tiêm là người con được vua Hùng thứ 18 hết mực yêu thương. Chàng hội tủ đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người: thông minh và rất mực chăm chỉ, giàu lòng yêu thương. Tuy nhiên chàng lại khá chính trực, không thích xu nịnh.

Trong một buổi yến tiệc, nhà vua cho ban thưởng của ngon vật lạ cho Mai An Tiêm nhưng chàng không nhận mà đáp lại rằng “ Của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Câu nói của chàng đã khiến vua cha rất giận và ra lệnh đày người con mà ông yêu thương ra đảo hoang. Chàng ra đi mà không được mang theo bất cứ thứ gì ngoài con dao cùn. 

Sự tích dưa hấu – câu chuyện gắn liền với tuổi thơ mỗi người Việt

Cuộc sống trên đảo của vợ chồng hoàng tử rất vất vả nhưng vẫn tràn đầy tình yêu thương và tinh thần lạc quan. Một ngày nọ, chàng đem trồng những hạt giống do đàn chim để lại với niềm hy vọng tràn đầy. Trong tình cảnh khó khăn như vậy, vườn cây lạ chính là hy vọng, là tương lai của cả gia đình.

Sau vài tháng chăm sóc, một thức quả ngọt ngào mọng nước là sự đền đáp cho sự chăm chỉ và công sức của vợ chồng Mai An Tiêm. Chàng đặt tên cho thức quả là dưa hấu và đổi lấy gạo và muối cho cả gia đình.

Vua cha rất ngạc nhiên về tinh thần của con mình và hạ lệnh cho chàng trở về. Mai An Tiêm đem những hạt giống về đất liền và chỉ dạy muôn dân cách trồng. Từ đó, dưa hấu trở thành loại quả không thể thiếu trong những ngày lễ Tết của dân tộc với ý nghĩa của sự chăm chỉ, vượt lên số phận.

Bài học về sự cố gắng qua sự tích quả dưa hấu

Sự tích quả dưa hấu với nhân vật đơn giản và tình tiết dễ hiểu nhưng lại mang đến thông điệp sâu sắc với mỗi người. Là một chàng hoàng tử được vua cha rất yêu thương nhưng khi đối diện với nghịch cảnh Mai An Tiêm thể hiện được tinh thần chăm chỉ và cần cù. 

Mai An Tiêm vượt lên nghịch cảnh với sự cố gắng không ngừng

Sự cố gắng của chàng trước nhất thể hiện trong việc trồng và chăm sóc thức quả lạ. Khi nhìn thấy đàn chim đang ăn một loại quả lạ, chàng đã ngồi chờ đợi đến khi chim bay đi để tích cóp những hạt giống đầu tiên. Việc làm này lặp đi lặp lại qua nhiều ngày cho đến khi vườn cây đã được phủ xanh.

Trên đảo hoang thiếu thốn mọi thứ, Mai An Tiêm và vợ chăm chỉ vườn quả lạ với sự lạc quan và cố gắng không ngừng. Và đền đáp lại sự kiên trì ấy là thức quả thơm ngon mọng nước mang tên dưa hấu. Mai An Tiêm cố gắng thay đổi và cải thiện cuộc sống khi tìm cách trao đổi dưa hấu với thương nhân để đổi lấy những thực phẩm cần thiết. 

Thông điệp về sự cố gắng được thể hiện đầy tinh tế và ý nghĩa qua sự tích

Câu chuyện về sự coi trọng nguồn gốc, gia đình từ Mai An Tiêm

Không dừng lại ở việc có cuộc sống tốt hơn trên đảo, Mai An Tiêm cũng không ngừng tìm kiếm cơ hội trở lại đất liền dù là mong manh. Nỗi nhớ quê hương, mong muốn giúp dân nghèo có thêm trái ngọt chàng đã ra sức tìm mọi cách để được trở về. 

Chàng cố gắng thả những quả dưa hấu khắc tên mình với hy vọng vua cha một ngày có thể thấy được và cho phép chàng quay về. Cuối cùng, sự cố gắng ấy đã được đền đáp khi vua cha rất cảm động về tinh thần không chịu khuất phục của chàng hoàng tử.

Chàng không những không giận vua cha mà luôn một lòng hướng về nơi ấy. Điều này cho thấy ý nghĩa của sự hiếu nghĩa mà mỗi người con Việt nên có trong cuộc sống. Dù bạn có ra sao, cha mẹ vẫn luôn là điều thiêng liêng, sự trân trọng bạn nhất định phải hướng đến.

Có thể thấy, sự tích quả dưa hấu ẩn tàng bài học về sự cố gắng không ngừng và mang tới thông điệp dù trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy, chỉ cần không ngừng nỗ lực thì điều tốt đẹp rồi sẽ đến. Không những vậy, sự tích quả dưa hấu còn mang đến cho bạn đọc nhiều hơn thế với những chi tiết chuyện đầy tinh tế. Câu nói “ Của biếu là của lo, của cho là của nợ” thể hiện được sự thành thực của Mai An Tiêm dù rằng đã làm phật lòng vua cha. Thời gian và sự cố gắng của chàng đã khiến vua Hùng hiểu được dụng ý thực sự của người con thông minh. Hành động mang hạt giống và dạy người dân cách trồng và chăm sóc dưa hấu mang ý nghĩa về sự sẻ chia và bao dung.

Sự tích quả dưa hấu và những bài học đắt giá

Không phải ngẫu nhiên mà sự tích quả dưa hấu xuất hiện trong lời kể của các bà các mẹ, trong cuốn sách giáo khoa với sự giảng giải tận tình của thầy cô. Ẩn tàng trong đó là những bài học đúc kết đầy tâm huyết của cha ông. Những thông điệp ấy thể hiện được truyền thống tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam. Mai An Tiêm đã gieo vào tâm trí chúng ta những hạt giống tốt đẹp về bài học làm người đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Thế hệ trẻ cần không ngừng cố gắng để duy trì và phát huy những truyền thống, những giá trị tốt đẹp của cha ông đi trước.