Xem Truyện Cổ Tích Hay / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Phân Tích Truyện “Thầy Bói Xem Voi”

Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị. Truyện ngụ ngộn là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống.

Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Từ việc chễ giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.

Truyện ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố đặc biệt của nó: tình huống đặc biệt, nhân vật đặc biệt, sự vật đặc biệt và cách cảm nhận sự vật của mỗi người lại càng đặc biệt. Có thể coi truyện ngụ ngôn này là một vở hài kịch nhỏ có đủ hoàn cảnh, nhân vật và mâu thuẫn kịch.

Mở đầu là cảnh năm thầy bói mù nhân buổi ế khách bèn túm tụm lại ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao. Tình cờ đúng lúc ấy, các thầy nghe người ta nói có voi đi qua, bèn chung nhau tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Vì mù nên năm thầy cùng chung một cách xem voi là sờ bằng tay và mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà thôi.

Phần mở đầu ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết để thu hút và dẫn dắt người đọc. Nếu coi truyện là một màn kịch thì ở đoạn này, mâu thuẫn kịch đã bắt đầu hình thành và phát triển. Cách xem voi của năm thầy là dùng tay để sờ. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Thầy nào sờ được bộ phận nào thì nhận xét về hình thù “con voi” như thế. Thầy sờ vào vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà bảo voi chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ vào tai khăng khăng voi bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ vào chân voi thì cãi: Nó sừng sững như cái cột đình. Bốn nhận định của bốn thầy khác xa nhau nên thầy này phủ nhận ý kiến của thầy kia. Thầy thứ năm sờ vào cái đuôi thì phủ nhận tất cả bốn thầy trước: – Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Dựa trên thực tế mà mình “xem” được, mỗi thầy đều đưa ra nhận xét về hình thù con voi bằng hình thức ví von, so sánh. Điều đó làm cho truyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm sai lầm trong cách xem voi và lời “phán” về voi của các thầy. Mâu thuẫn càng lúc càng tăng, không ai chịu nghe ai vì người nào cũng cho rằng mình đúng. Tục ngữ có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một sờ. Ở đây, các thầy đã sờ tận tay, thử hỏi còn sai vào đâu được? Do vậy, việc thầy nào cũng khẳng định rằng mình đúng là có cơ sở. Thầy nào cũng đúng nhưng khổ nỗi chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con voi.

Người xưa thật hóm hỉnh khi để các thầy bói mù xem một con vật khổng lồ là con voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi) mà các thầy đều bị mù, không thể đi lại dễ dàng. Mỗi thầy lại chỉ sờ được có một thứ nên mới dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình. Cãi nhau mãi không xong tất dẫn đến cuộc ẩu đả quyết liệt, bởi vì cả năm thầy không ai chịu ai. Như vậy là cãi nhau không đi đến đâu, mà đánh nhau càng không thể dẫn đến chân lí khách quan. Cái sai nọ tất yếu dẫn đến cái sai kia. Người đọc tưởng tượng ra cảnh năm thầy bói mù gân cổ cãi nhau rồi quờ quạng đánh nhau mà cười ra nước mắt.Biện pháp phóng đại được sử dụng triệt để trong truyện để tô đậm cái sai về nhận thức của các thầy bói xem voi.

Năm thầy bói đều sờ vào voi thật và mỗi thầy đều tả đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nhận xét đúng về cả con voi. Sai lầm của họ là mỗi người chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã nhất quyết cho rằng đó là con voi. Điều đáng buồn cười là các thầy đều sai nhưng ai cũng nhận mình là đúng. Thực ra họ đều sai lầm trầm trọng bởi vì ai đã lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.

Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tình huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy.

Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.

Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: Thầy bói xem voi.

Truyện Cổ Tích Hay Cho Bé

Đọc truyện cổ tích online hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới với hàng ngàn câu chuyện cổ tích chọn lọc hay và ý nghĩa phù hợp cho mọi lứa tuổi. Truyện cổ tích hay nhất cho bé, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cổ Grimm, Andersen

 

Đặc điểm của truyện cổ tích

Xét về đặc điểm của truyện cổ tích thiếu nhi sẽ dễ dàng phân biệt được đặc điểm giữa thể loại này so với truyền thuyết hay truyện ngụ ngôn. Điểm tạo nên sự khác biệt mà người đọc dễ dàng nhận biết là khi so sánh về góc độ của người kể lại câu chuyện. Và người nghe sẽ hiểu câu chuyện này theo chiều hướng của sự hư cấu kèm theo những yếu tố tưởng tượng là chính.

Về mặt nội dung, truyện cổ tích thường liên hệ đến những câu chuyện về người tốt, việc tốt cùng với những cái kết có hậu nhằm khẳng định cái thiện, cái tốt luôn chiến thắng cái ác, cái xấu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng vì tính chất được truyền miệng qua nhiều thế hệ, nhiều dân tộc khác nhau mà sẽ có sự biến tấu cho câu truyện tùy thuộc vào đặc điểm về lối sống, văn hóa, đặc điểm sinh hoạt,… của từng nơi hay thậm chí là được biến tấu theo cách riêng của người kể.  

Lịch sử hình thành nên các câu truyện cổ tích

Khởi nguồn về các câu truyện cổ tích là khi các nhà nghiên cứu và sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian ở Đức vào thế kỷ 19 bắt đầu đưa ra sự so sánh về sự giống nhau của các cốt truyện cũng như mô típ trong truyện cổ tích giữa các quốc gia với nhau. Đó là những nhà nghiên cứu theo trường phái thần thoại học phải kể đến như: anh em Grimm (lý do có những câu truyện cổ Grimm), an hem Schlegel,…

Tiếp theo đó, đến nửa sau thế kỷ 19 các nhà nghiên cứu ở Anh như E. Tylor, A. Lang, J. Frazer lại tiếp tục phát triển nên một cơ sở lý thuyết về cốt truyện của truyện cổ tích để cho thấy rằng có sự tương đồng giữa những câu truyện này với đời sống hoang dã.

Các đại biểu đến từ trường phái thần tượng học là Gaston Paris, Mar Müller, Angelo de Gubarnatic còn thể hiện quan điểm về sự lan truyền của cổ đại thần bí, thần thoại của mặt trời và bình minh trong các câu truyện cổ tích thế giới. Và cho đến ngày nay, những câu truyện này còn được lưu truyền như là một nghi thức cổ truyền theo quan điểm của các nhà bác học tại Anh.  

Phân loại truyện cổ tích Việt Nam

Truyện cổ được phân chia chủ yếu dựa vào nhân vật cũng như tính chất câu chuyện sẽ được tường thuật lại. Và thông thường được biết đến với 2 thể loại chính là:

Truyện cổ tích thế tục: đây là một dạng câu truyện đặc biệt khi kể lại những nội dung có tính ly kỳ nhưng nguồn gốc vẫn xuất phát từ những thế giới trần tục. Trong hình thức này được chia làm các nhóm truyện như sau: nhóm truyện xoay quanh nhân vật có tình cảnh bất hạnh (Sự tích chim quốc, Trương Chi,…); nhóm truyện nhằm mục tiêu phê phán những thói hư tật xấu (gái ngoan dạy chồng, đứa con trời đánh,…); nhóm truyện nói về những người có tài trí hơn người (em bé thông minh, nói dối như Cuội,…); nhóm truyện tập trung về những người có tính ngốc nghếch (nàng bò tót, làm theo vợ dặn,…), truyện cổ tích thiếu nhi, truyện cổ tích cho bé, kể chuyện cổ tích.

Truyện Cổ Tích Việt Nam Hay Nhất

thường chứa đựng những yếu tố có tính kì ảo, hoang đường nhưng thông qua đó thể hiện được mong muốn của con người về sự chiến thắng, vinh quang của những cái đẹp, cái tốt, cái thiện và những cái xấu, cái ác phải chịu thua nhằm hướng đến sự công bằng trong cuộc sống.

Đặc điểm của truyện cổ tích

So với các loại truyện khác như, truyền thuyết hay thì truyện cổ tích Việt Nam có được những đặc trưng nhất định được dùng để phân biệt với các thể loại khác.

Thứ nhất, những câu đều mang phong cách thời cổ, thời xa xưa. Bởi đó thường là những nội dung kể về những câu chuyện thời xa xưa, kể về những nhân vật như ông bụt, cô tiên, cô Tấm,… với những hình tượng, cốt truyện, mô típ đều “cổ”. Do đó, màu sắc và không khí của câu chuyện đều toát lên được tính chất cổ.

Thứ hai, dù chứa đựng nhiều tình tiết có tính chất tưởng tượng, hoang đường hay không phù hợp với tư duy logic nhưng những điều đó vẫn cần phải tuân thủ theo bản sắc dân tộc Việt Nam. Nguyên nhân của tính chất này chính là do những câu truyện cổ tích Việt Nam thường có tính chất cộng đồng rất cao, chính vì vậy nếu chứa đựng những điều không phù hợp với thuần phong mỹ tục sẽ nhanh chóng bị bài trừ.

Thứ ba, những câu truyện cổ tích đều phải mang tính nghệ thuật và tính tư tưởng. Điều đó có nghĩa là mỗi nội dung khi được kể lại đều phải mang theo những ý nghĩa nhất định về con người, về cuộc đời và hướng người nghe đến những điều tốt đẹp, cao cả, hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ.

Phân loại truyện cổ tích Việt Nam

Một số thông tin về kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được xem là một tác phẩm nhiều tập được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1957 sau đó mới được tái bản vào năm 1961. Mục tiêu là được dùng để sưu tập lại những mẫu truyện cổ tích và truyền thuyết. Với nhiệm vụ cao cả này có thể ví như đây là công trình mà Henri Pourra đã từng thực hiện cho văn hóa dân gian của nước Pháp.

Và tác giả tiêu biểu nhất trong việc hoàn thành nhiệm vụ này chính là Nguyễn Đổng Chi khi ông là người đầu tiên thực hiện một cách nghiêm túc nhất với một cách thức đầy logic và hoàn chỉnh. Thành tựu là ông đã cho ra đời ba phần trong đó hai phần đầu tiên đã mang đến những nghiên cứu có lợi để về sau có thể dùng để đánh giá được về truyện cổ tích trong văn chương truyền miệng Việt Nam.

– Thế giới truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc cho thiếu nhi, những câu chuyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, những câu chuyện cổ tích được chọn lọc kỹ nhất kể cho bé nghe, truyện dân gian, sự tích, truyền thuyết hay nhất Việt Nam được cập nhật thường xuyên tại chúng tôi

Truyện Cổ Tích Thế Giới Hay Nhất

là một thể loại văn học tự sự dân gian theo xu hướng chứa đựng các tình tiết hư cấu. Và được phân chia thành 3 thể loại là: truyện cổ thần kỳ, truyện cổ thế sự và truyện cổ loài vật. Nội dung của không quá dài với các nhân vật chính thường về các nhân vật quen thuộc trong dân gian như: thần tiên, người lùn, người khổng lồ, người cá,….Những nhân vật này có những khả năng đặc biệt hay phép thuật kỳ lạ.

Phân biệt truyện cổ tích thế giới với các loại truyện khác

Giữatruyện cổ tích với truyện ngụ ngôn, là một thể loại đơn giản, chứa đựng một câu chuyện có ý nghĩa nào đó mong muốn mang đến cho người nghe. Truyện ngụ ngôn không quá dài được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần có kết cục được bày ra sẵn. Thường bài học chứa đựng trong câu chuyện là một quan điểm trong cuộc sống, một triết lý hay một luân lý. So với cổ tích, truyện cổ tích thế giới chứa đựng nhiều chi tiết hơn và không bắt buộc phải lượt bớt đi còn truyện ngụ ngôn cần có sự ngắn gọn, xúc tích để thể hiện rõ được bài học. Chính vì vậy, nếu xét về nội dung ý nghĩa truyện ngụ ngôn mang theo những bài học thuyết phục hơn, hợp lý hơn.

Tiếp theo, nếu so sánh giữa truyện cổ tích với truyện khôi hài, sự khác biệt lại nằm ở tính chất gây cười. Nói về cách thức xây dựng câu chuyện sẽ có sự tương đồng với nhau qua những kết thúc trọn vẹn, bố cục chặt chẽ, câu chuyện được dẫn dắt hợp lý và đặc biệt chứa đựng nhiều tình tiết. Nhưng truyện cổ tích thế giới lại không lại mang tiếng cười hay sự mỉa mai. Nhưng càng về sau truyện khôi hài được sáng tác ngắn gọn.

Phân biệt giữa truyền thuyết và truyện cổ tích thế giới

Truyền thuyết và truyện cổ tích thế giới đều thuộc hình thức , do đó thường có sự nhầm lẫn giữa hai thể loại này. Về truyền thuyết, đó là những câu chuyện cũ hoặc những sự kiện lịch sử được nhân dân truyền miệng lại. Do đó, khái niệm truyền thuyết bị giới hạn trong khái niệm những câu chuyện lịch sử nhưng có sự tưởng tượng của nhân dân.

Đặc trưng của truyện cổ tích thế giới

Truyện cổ tích thế giới có những đặc trưng riêng biệt như sau

Thứ nhất, xét về tính chất cổ của sự việc. Đa phần những câu chuyện cổ tích đều mang theo màu sắc cổ chủ đạo. Toàn bộ câu chuyện được xây dựng dựa trên những câu chuyện có tính chất hoang đường nhưng lại có những nhân vật theo lối sống thời xa xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết trong câu chuyện đều mang đậm tính truyền thống nghệ thuật của văn học dân gian với những điều quen thuộc đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân.

Thứ hai là phù hợp với đặc trưng bản sắc dân tộc. Dù đó là những nội dung được phát triển trên những tình tiết kỳ lạ, hoang đường, kỳ ảo nhưng vẫn phải theo đúng với bản sắc của dân tộc và không được vượt qua giới hạn đó.

Thứ ba, truyện cổ tích thế giới cũng thể hiện tư tưởng và nghệ thuật nhất định. Mỗi câu chuyện phải mang theo một ý nghĩa nào đó hương đến những mục tiêu nhân sinh cao cả nào đó nhằm nhận thức thẩm mỹ sâu sắc.

Đặc trưng của truyện cổ Grimm và truyện cổ Andersen

và đều là những câu chuyện tiêu biểu thuộc thể loại truyện cổ tích thế giới. Hai câu chuyện này đều có những tầm ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới và vẫn mang lại nhiều ý nghĩa cho đến hiện nay.

–Truyện cổ Grimm được xem là một trong những nền tảng cảu văn hóa hiện đại phương Tây khi đã được công nhận là một di sản văn hóa thế giới. Truyện cổ Grimm kể về hai anh em nhà Grimm. Bộ sưu tập bắt đầu sưu tầm về các câu chuyện dân gian khi nhu cầu truyện ở Đức bắt đầu phát triển. Tập sách này còn tái bản lên đến 5 lần và nhận được nhiều lời khen ngợi của người dân. Truyện cổ Grimm còn có thêm phiên bản thu nhỏ với 50 truyện cố tích dành cho thiếu nhi.

–Truyện cổ Andersen khác biệt với các thể loại truyện cổ khi kể cả người lớn cũng có thể tìm thấy được sự giao cảm đối với những câu chuyện này mà không chỉ đối với trẻ nhỏ. Những câu truyện Andersen được yêu thích bởi bút pháp truyện ngắn hiện đại nhưng vẫn phù hợp với người nghe, người đọc thậm chí tạo nên một sức hút lớn.