Xem Truyện Cổ Tích Ba Lưỡi Rìu / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Truyện Cổ Tích: Ba Lưỡi Rìu

Ngày xửa ngày xưa, có một anh tiều phu nghèo khổ, cha mẹ anh bệnh nặng chẳng may mất sớm, chỉ để lại cho anh duy nhất một chiếc rìu sắt. Hằng ngày, anh tiều phu phải lên núi đốn củi rồi đem củi bán lấy tiền kiếm sống qua ngày.

Một hôm, như thường ngày anh tiều phu lại vác rìu lên núi để đốn củi. Trong lúc đang chặt củi ở cạnh bờ suối, thì chẳng may chiếc rìu của anh bị gãy cán, lưỡi rìu bị văng xuống dưới dòng suối. Dòng suối nước chảy cuồn cuộn, nếu ai lỡ trượt chân rơi xuống suối thì có thể bị nước cuốn trôi khó lòng bơi được vào bờ, do đó anh tiều phu chỉ biết ngồi nhìn lưỡi rìu chìm sâu xuống đáy nước rồi than khóc tỉ tê, đến cỏ cây cũng mũi lòng:

Bỗng có một ông lão râu tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ xuất hiện trước mặt anh chàng tiều phu, ông lão bước đến nhìn chàng tiều phu và hỏi:

– Tại sao con lại ngồi khóc ở đây?

Chàng tiều phu gạt nước mắt, nhìn ông lão đáp:

– Thưa ông, bố mẹ con chẳng may mất sớm, con phải sống mồ côi từ nhỏ. Gia cảnh nhà con rất nghèo, gia tài duy nhất của con là chiếc rìu sắt, đó cũng là kỉ vật mà bố mẹ con trước lúc qua đời để lại. Hàng ngày con nhờ có chiếc rìu lên núi đốn củi, kiếm sống qua ngày. Nhưng vừa nãy trong lúc đốn củi, chẳng may con làm lưỡi rìu rơi xuống suối mất rồi… từ nay con không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Con đau buồn quá thưa ông!

Ông lão nghe xong liền cười và nói:

– Ta tưởng chuyện gì lớn, con đừng khóc nữa, ta sẽ giúp con lấy lưỡi rìu lên.

Vừa dứt lời, ông lão liền lao mình xuống dòng suối. Được một lúc, ông lão ngoi lên khỏi mặt nước, tay cầm một lưỡi rìu bằng bạc chói loáng và hỏi anh tiều phu nghèo:

– Đây có phải là lưỡi rìu của con hay không?

Chàng tiều phu liền đáp:

– Dạ không thưa ông! Đây không phải lưỡi rìu của con.

Ông lão cười rồi lại lặn xuống dòng suối đang chảy xiết. Một lát sau, ông lão ngoi lên khỏi mặt nước, lần này trên tay ông cầm một chiếc rìu bằng vàng sáng chói lấp lánh. Ông lão hỏi chàng tiều phu:

– Lưỡi rìu vàng này có phải của con không?

Anh chàng tiều phu nhìn ông lão, anh lại lắc đầu thật thà trả lời:

– Dạ lưỡi rìu này cũng không phải là của con. Lưỡi rìu của con bằng sắt ông ạ.

Nghe vậy, ông lão lại tiếp tục lặn sâu xuống dòng suối đang cuồn cuộn. Lần này, khi ngoi lên khỏi mặt nước ông đưa lên một lưỡi rìu bằng sắt, ông lão lại hỏi:

– Vậy đây có phải lưỡi rìu mà con đánh rơi hay không?

Thấy đúng là lưỡi rìu của mình, anh chàng tiều phu liền reo lên mừng rỡ:

– Ôi, đây đúng là lưỡi rìu của con rồi. Lưỡi rìu này là cả sinh mạng của con, con vô cùng đội ơn ông đã tìm lại nó cho con, con thật không biết lấy gì để đền ơn ông.

Ông lão bỗng chốc hiện nguyên hình là một ông Bụt. Ông Bụt tươi cười, giọng rềnh vang nói:

– Con đúng là một người thật thà trung thực, không hề tham lam vàng bạc và lợi lộc trước mắt. Để khen thưởng cho con. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này, con hãy nhận lấy.

Anh chàng tiều phu vui mừng cúi đầu cảm tạ, hai tay đỡ lấy hai lưỡi rìu.

Ông Bụt cười vui, vuốt bộ râu trắng muốt, rồi hoá phép biến mất.

Tổng hợp và biên soạn: Thiên Hương

Kể Chuyện Ba Lưỡi Rìu Lớp 4 Sáng Tạo Và Độc Đáo Nhất

I. Nội dung câu chuyện Ba lưỡi rìu lớp 4

Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.

Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.

Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:

-Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?

Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:

-Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ!

Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:

-Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.

Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng vàng sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:

– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ?

Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:

– Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.

Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng bạc và hỏi chàng tiều phu:

-Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?

Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:

-Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ

Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:

-Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!

Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:

-Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.

Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:

-Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.

Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.

II. Soạn bài câu chuyện Ba lưỡi rìu lớp 4

Phát triển và ý nếu dưới mỗi bức tranh thành một đoạn văn kể chuyện:

1. Bức tranh 1: Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu văng xuống sông

Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng tiều phu mồ côi cha mẹ và rất nghèo khổ. Chàng là một chàng tiều phu khỏe mạnh. Thân hình lực lưỡng. Nước da ngăm đen. Gia tài của chàng chỉ là chiếc rìu đốn củi bằng sắt.

Hằng ngày, chành phải vào rừng đốn củi để bán để sống qua ngày.

Một ngày như thường lệ, chàng đang đốn củi cạnh một con sông, thì bất chợt chiếc rìu của chàng bị gãy cáng và văng xuống sông. Vì nước sông chảy rất xiết nên chàng không thể lội xuống để vớt chiếc rìu lên.

2. Bức tranh 2: Một cụ già hiện ra và hứa sẽ vớt cây rìu giúp chàng

Không vớt được chiếc rìu, chàng tiều phu ngồi khốc. Bất ngờ một ông lão râu tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, xuất hiện trước mặt chàng và hỏi:

– Này chàng trai trẻ, có chuyện gì mà con ngồi đây khóc lóc vậy ?

Chàng tiều phu nhìn ông cụ và trả lời:

– Bố mẹ cháu mất sớm, chỉ để lại cho cháu một chiếc rìu. Đó cũng là tất cả gia tài của cháu. Hôm nay, trong lúc đang đốn củi thì chiếc rìu của cháu bị gãy càng và rớt xuống sông. Dòng sông chảy quá xiết, cháu không tài nào lội xuống để vớt nó lên.

Thất vọng, chàng tiều phu lại ôm mặt khóc. Ông lão cười và nói:

– Ta tưởng chuyện gì to lớn. Ta sẽ giúp cháu vớt cái rìu đó lên.

3. Bức tranh 3: Lần thứ nhất, ông lão vớt lên một chiếc rìu bằng vàng sáng lấp lánh

Sau khi đồng ý giúp chàng tiều phu, ông lão nhảy xuống dòng sông. Một lúc sau, ông lão ngoi lên, tay cầm một chiếc rìu bằng vàng sáng lấp lánh. Ông lão hỏi chàng tiều phu:

– Đây có phải là chiếc rìu của cháu không ?

Khi chàng tiều phu nhìn chiếc rìu bằng vàng rất đẹp kia thì lắc đầu, anh nói với ông lão:

– Thưa ông, đây không phải là chiếc rìu của cháu. Lưỡi rìu của cháu làm bằng sắt cơ

thế là ông lão lại lao mình xuống dòng sông một lần nữa

4. Bức tranh 4: Lần thứ hai, ông lão vớt lên một chiếc rìu bằng bạc

Lần này ông lão ngoi lên mặt nước và cầm trên tay một chiếc rìu bằng bạc rất đẹp. Ông lão đưa cho chàng tiều phu và hỏi:

– Còn lưỡi rìu này thì sao, nó có phải của cháu không?

Chàng tiều phu nhìn chiếc rìu bằng bạc thì buồn rầu và nói:

– Thưa ông, lưỡi rìu của cháu được làm bằng sắt, còn cái lưỡi rìu bằng bạc này không phải là của cháu

Thấy chàng tiều phu buồn rầu và thất vọng, ông lão lại nhảy lặng xuống dòng sông một lần nữa

5. Bức tranh 5: Lần thứ ba, ông lão vớt lên một chiếc rìu bằng sắt

Lần này, sau khi ngoi lên khỏi mặt nước. Ông lão cầm trên tay một chiếc rìu bằng sắt trong rất cũ. Ông lão mỉm cười nhìn chàng tiều phu và hỏi:

– Lưỡi rìu bằng sắt này là của cháu phải không ?

khi nhìn thấy lưỡi rìu bằng sắt, chàng tiều phu vui mừng và reo lên:

– Đúng rồi ! Thứ ông đây chính là lưỡi rìu của cháu. Cháu cảm ơn ông đã giúp cháy vớt cái rìu lên.

Chàng tiều phu nhận lấy chiếc rìu từ tay ông lão đầy sung sướng.

6. Bức tranh 6: Ông lão khen chàng tiều phu là người thật thà và tặng cho chàng cả bà chiếc rìu

Khi nhận thấy chàng tiều phu là một người hiền lành và thật thà. Ông lão đã lấy hai chiếc rìu bằng vàng và bạc trước đó tặng cho chàng và nói:

– Con đúng là một người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Con cứ vui vẻ nhận.

Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.

III. Lời Kết: Xây đựng câu chuyện Ba lưỡi rìu tiếng việt lớp 4

Câu chuyện ba lưỡi rìu là một câu chuyện cổ tích hết sức ý nghĩa về lòng trung thực và thật thà. Luyện tập xây dựng xây dựng câu chuyện ba lưỡi rìu tiếng việt lớp 4 sẽ giúp các em học sinh thêm khả năng sáng tạo và tư duy

Chúc các em học tập thật tốt !

Truyện Cổ Tích: Sự Tích Hồ Ba Bể

Xã Nam Mẫu nằm khuất nẻo giữa một vùng đồi núi. Ở đây năm nào cũng mở hội cúng phật. Vào dịp đó Nam Mẫu bống trở nên đông vui nhộn nhịp. Người giàu từ khắp nơi kéo về dự hội rất đông.

Kỳ hội năm ấy, giữa lúc mọi người nô nức kéo nhau đi lễ, bỗng có bà cụ ăn mày từ đâu tới. Trông bà cụ thật nhếch nhác bẩn thỉu. Đi đến đâu cụ cũng thều thào:

– Tôi đói quá! Xin các ông các bà rủ lòng thương!…

Nhưng ở đâu bà cũng bị xua đuổi. Suốt từ sáng đến tận lúc mặt trời khuất núi, bà cụ vẫn không xin được chút gì lót lòng cho đỡ đói. Cụ mệt quá, không đi nổi nữa, đành ngồi ở góc đường van xin người qua kẻ lại.

Đám người đang nhậu nhẹt ở gần đó khó chịu khi nghe tiếng rên rẩm của bà cụ. Họ xông ra, đánh đuổi cụ đi chỗ khác. Bà cụ cố lê bước vào các nhà trong xóm. Nhưng nhà nào cũng đóng cửa im ỉm. Không ai bố thí cho bà cụ một tí gì.

Trời đã nhá nhem, sương mù ùa xuống bao trùm hết núi non. Bà cụ vừa đói vừa rét, lả người như tàu lá héo, ngã gục xuống vệ đường. Vừa may lúc đó có mẹ con bà góa đi nương về muộn. Nhìn thấy bà cụ tội nghiệp, 2 mẹ con vội khiêng cụ về nhà. Nhà chỉ còn mấy hạt gạo, người mẹ dành nấu cháo nóng cho bà cụ ăn, lại giã lá thuốc cho cụ uống. Một lúc sau thì bà cụ tỉnh lại.

Mẹ con bà góa mừng quá, vội thu xếp chỗ nghỉ cho bà cụ. Họ nhường cho bà cụ nằm gần bếp lửa cho ấm áp, còn mẹ con ôm nhau ngủ ở góc nhà.

Đến nửa đêm tiếng ngáy của bà cụ khiến người mẹ thức giấc. Thấy bếp lửa sáng kỳ lạ, bà nhóm lên nhìn và kinh hãi rụng rời chân tay. Một con giao long đang ngủ. Đầu giao long gác lên xà nhà còn đuôi nói thò dài đến tận chỗ mẹ con bà.

Người mẹ run cầm cập nhưng không dám kêu, sợ giao long thức giấc nuốt chửng 2 mẹ con. Bà ôm chặt đứa con bé bỏng nhắt mắt nằm im thin thít.

Khi trời sắp sáng, người mẹ hé mắt nhìn sang thì không thấy giao long đâu nữa, chỉ thấy bà cụ ăn mày và trở dậy và sắp sửa ra đi.

Khi từ biệt mẹ con bà góa, bà cụ đưa cho người mẹ một gói tro và bảo: “Kẻ nào ác độc thì phải bị trừng phạt! Còn mẹ con nhà góa tốt bụng nên ta sẽ giúp. Hãy rắc chỗ tro này quanh nơi ở và chớ đi đâu trong đêm nay. Còn nếu có phải đi thì chọn đỉnh núi cao mà đến”.

Rồi bà cụ móc túi lấy ra mấy hạt thóc thả vào tay người mẹ và dặn: “Nhớ cắn thóc lấy gạo ra. Gạo sẽ giúp mẹ con khỏi lo đói, còn vỏ trấu sẽ giúp mẹ con lúc nguy khốn…”

Mẹ con bà góa cúi đầu tạ ơn bà cụ, khi họ ngẩng lên đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con nửa tin nửa ngờ, hết nhìn mấy hạt thóc lại ngắm gói tro, rõ rang là thóc thật, tro thật. Hai mẹ con kể lại sự việc lạ lung ấy cho láng giềng nghe, nhưng không ai tin có chuyện ấy.Tối hôm đó, mây đen vần vũ phủ kín bầu trời. Rồi mưa, mưa như trút nước. Và ngay giữa đám hội, một cột nước bỗng từ lòng đất phun lên. Trong chốc lát nước đã tràn ngập khắp nơi.

Mọi người hoảng hốt, bỏ cả lễ bái để chạy nước. Tiếng la hét hỗn loạn: “Lũ về! Lũ về! chạy mau kẻo chết!” nhưng chẳng ai chạy kịp. Nước tung tóe mù trời. Dòng nước hung hãn cuốn trôi tất cả. Đất đá, nhà cửa, người, vật đều bị chìm nghỉm.

Chỉ riêng khoảng đất của mẹ con bà góa không hề bị nước động đến. Khoảng đất ấy mỗi lúc một cao lên, trông tựa như một hòn đảo nhỏ giữa biển nước.

Mẹ con bà góa nhớ lời bà cụ ăn mày dặn, vội thả những mảnh vỏ trấu xuống nước. Vở trấu biến ngay thành những chiếc thuyền. Hai mẹ con bơi thuyền đi cứu giúp bà con chòm xóm. Nhờ vậy mà cả xóm nghèo của họ không ai bị nước cuốn đi.

Chỗ nước phá đất phun lên ngày ấy nay thành Hồ Ba Bể. Giữa hồ có gò Già Mải (gò Bà Góa). Dân gian truyền lại rằng ngày xưa nhà mẹ con bà góa ở đấy.

Sưu tầm

Truyện Cổ Tích Ba Chiếc Lá Rắn

Xưa có một người đàn ông nghèo đến nỗi không nuôi nổi đứa con trai duy nhất của mình. Một hôm đứa bé nói: – Cha kính yêu, cha lúc nào cũng lo phiền. Giờ con muốn đi đây đi đó để tính kế sinh nhai, như vậy còn hơn là làm gánh nặng lo âu cho cha ở nhà. Người cha rất buồn khi tiễn con ra đi, ông cầu phúc cho con lên đường may mắn. Đúng lúc ấy ở một nước lớn kia có giặc ngoại xâm, anh tới tình nguyện tòng quân theo vua ra trận. Lòng dũng cảm của anh được thử thách ngay trong trận đầu, đạn giặc xối tới như mưa, đồng đội chết rất nhiều, viên chỉ huy không dám xông lên, binh lính còn lại toan tháo chạy, giữa lúc ấy anh xông lên, hô lớn: – Xông lên anh em, chúng ta không thể để Tổ quốc bị bại vong! Được tiếp thêm khí thế, binh lính ào theo xông lên cùng anh tả xung hữu đột phá tan được giặc. Khi biết được tin thắng trận do anh là người có công lớn, nhà vua ban thưởng cho anh rất nhiều tiền của và phong làm tể tướng. Vua sinh được một công chúa, nhan sắc tuyệt trần, nhưng phải cái tính tình kỳ dị. Công chúa thề nguyền chỉ lấy người nào sẵn lòng chịu để chôn sống cùng mồ với nàng, nếu không may nàng chết trước. Nàng lập luận: – Nếu trái tim chàng đã thuộc về ta, vậy lúc ta chết hỏi chàng còn sống làm gì? Ngược lại, nếu không may chồng chết trước, nàng cũng sẵn lòng đi theo cùng xuống mồ. Lời nguyền kỳ dị ấy khiến cho những ai muốn hỏi nàng đều khiếp sợ. Quá say mê với sắc đẹp của nàng, chàng trai kia không còn biết sợ là gì, anh tâu vua xin lấy công chúa. Vua phán hỏi: – Thế ngươi đã biết điều ngươi phải hứa chưa? Anh đáp: – Tâu bệ hạ, thần phải cùng nàng xuống mồ, nếu chẳng may nàng qua đời trước. Nhưng vì thần yêu nàng tha thiết nên không quản điều gì. Nhà vua ưng thuận. Lễ cưới được tổ chức rất linh đình. Hai vợ chồng sống với nhau trong cảnh đầm ấm, hạnh phúc. Nhưng một ngày kia bỗng dưng công chúa đổ bệnh, không thầy lang nào cứu chữa được. Đến lúc nàng nằm xuống, phò mã mới sực nhớ lời hứa khi xưa, cảnh phải chôn sống cùng nàng làm cho phò mã rợn cả người, nhưng cũng chẳng có cách nào khác. Vua đã lệnh cho lính canh gác cẩn mật mọi đường ra lối vào, chàng chỉ còn cách là chịu theo số mệnh. Đến ngày thi hài công chúa được đưa vào hầm mộ, phò mã cũng bị giải xuống cùng. Rồi cửa hầm đóng lại và được khóa lại. Cạnh quan tài công chúa là một cái bàn, trên thắp bốn cây nến, để bốn chai rượu vang và bốn ổ bánh mì. Ăn uống hết những thứ ấy chỉ còn cách ngồi dày vò đợi chết, phò mã rầu rĩ, hàng ngày chỉ ăn chút bánh và uống mỗi ngụm rượu, và thấy mổi ngày lại nhích gần cái chết hơn. Trong lúc chàng đang đăm chiêu suy nghĩ, bỗng thấy một con rắn từ góc hầm bò ra phía thi hài công chúa. Chàng tưởng nó ra để rỉa thi hài công chúa nên tuốt kiếm quát: – Chừng nào tao còn sống thì mày không được chạm tới thi thể nàng! Và vung kiếm chém rắn đứt thành ba khúc. Lát sau, cũng từ góc hầm một con rắn nữa bò ra. Thấy con trước bị chặt đứt khúc nằm đó, nó trườn quay lại, lát sau nó lại ra, miệng ngậm ba chiếc lá xanh. Nó kéo và xếp mấy khúc xác theo thứ tự hình rắn, đặng đắp lên mỗi chỗ chắp một cái lá. Chỉ trong nháy mắt con rắn kia cựa mình và sống lại và cả hai con vội trườn đi. Chúng đi để lại ba cái lá trên mặt đất. Chính mình chứng kiến mọi chuyện vừa xảy ra, con người đang đau khổ kia chợt nảy ra ý nghĩ, ba chiếc lá có sức mạnh dị thường đã hồi sinh con rắn kia, biết đâu những chiếc lá ấy cũng cải tử hoàn sinh cho người được? Rồi chàng lại nhặt ba cái lá, đắp lên hai mắt và miệng người chết. Chỉ trong nháy mắt đã thấy sắc mặt trắng bệch của người chết dần hồng lên máu đã chảy ra trong huyết quản. Sau một hơi thở mạnh, công chúa mở mắt và hỏi: – Trời, trời ơi, ta đang ở đâu nhỉ? Phò mã đáp: – Nàng đương ở cạnh ta, ôi vợ yêu quý! Chàng kể cho nàng nghe hết đầu đuôi câu chuyện, chuyện chàng đã cứu nàng bằng cách gì. Chàng đưa cho nàng ăn ít bánh và uống chút rượu vang. Khi nàng đã lại sức, hai người ra đập rầm rầm cửa hầm mộ và lớn tiếng gọi, lính canh nghe thấy vội chạy đi tâu vua. Vua thân mở cửa hầm, thấy công chúa và phò mã đều khỏe mạnh, tươi tỉnh, tai qua nạn khỏi, nên hết sức vui mừng. Phò mã cầm ba chiếc lá rắn đưa cho một tên hầu và dặn: – Mày giữ bảo vật này cho ta, lúc nào cũng mang theo bên mình, để lúc nguy khốn có ngay dùng. Từ ngày sống lại, tính tình công chúa thay đổi hẳn: mối tình đằm thắm với chồng khi xưa giờ đây dường như không còn nữa. Ít lâu sau, phò mã muốn vượt biển về thăm quê cha. Sau khi thuyền rời bến ra khơi, công chúa phải lòng tên lái, chẳng còn nghĩ gì tới người chồng chung thủy đã hết lòng cứu mình sống lại. Đợi cho lúc phò mã ngủ say, nàng vẫy gọi tên lái vào, nàng khiêng đầu, hắn tóm chân và quẳng phò mã xuống biển. Làm xong việc bỉ ổi, nàng bảo hắn: – Giờ ta quay về, và nói phò mã đã chết dọc đường. Ta sẽ năn nỉ vua cha và ca tụng ngươi để Người thuận cho ta và ngươi lấy nhau, và ngươi sẽ là người nối ngôi báu. Kẻ hầu trung thành của phò mã chính mắt chứng kiến mọi sự việc, liền lẻn xuống chiếc thuyền con, chèo thuyền đi tìm chủ, vớt chủ lên. Anh lấy ba chiếc lá rắn đắp lên hai mắt và mồm chủ. May quá, anh đã cứu được chủ sống lại. Hai chủ tớ ra sức chèo, bất kể ngày đêm, con thuyền nhỏ lao vun vút, vượt xa chiếc thuyền lớn, về tới hoàng cung trước. Thấy chỉ có hai người về, nhà vua hết sức ngạc nhiên, dò hỏi họ chuyện gì đã xảy ra. Nghe kể, vua biết được sự độc ác của con gái mình và phán: – Ta không thể tin là con gái ta đã làm điều xấu xa ấy, nhưng sự thật rồi sẽ ra ánh sáng. Vua truyền cho hai người tạm lánh vào một căn phòng kín, không được cho ai biết chuyện này. Ít lâu sau thuyền lớn cũng về tới nơi. Mụ đàn bà bất nghĩa ra mắt nhà vua với vẻ mặt buồn rười rượi. Nhà vua hỏi: – Sao con trở về có một mình? Chồng con đâu? Mụ tâu: – Trời ơi, cha kính yêu, con quay trở về với nỗi bất hạnh lớn. Giữa đường chồng con lâm bệnh và đã qua đời. Nếu không có người lái tốt bụng này giúp đỡ thì có lẽ con khó lòng mà về được tới đây. Lúc chồng con qua đời anh ta cũng có mặt, anh ta sẽ kể tất cả mọi chuyện để vua cha hay biết. Vua phán: – Ta muốn cải tử hoàn sinh cho người quá cố. Vừa dứt lời thì cửa phòng mở, hai người kia bước ra. Thấy bóng dáng chồng, mụ đàn bà kia chẳng khác gì bị sét đánh ngang tai, mụ sụp quỳ xuống xin tha tội. Vua phán: – Tha mày sao được. Người ta tình nguyện chết theo mày, rồi lại cứu sống mày, thế mà mày còn nỡ tâm rình lúc nó ngủ say mà hãm hại. Mày phải đền tội. Vua sai giải mụ cùng tên tòng phạm xuống chiếc thuyền đã khoan thủng đáy, cho đẩy thuyền ra biển khơi, chẳng mấy chốc thuyền đã bị nhận chìm trong sóng biển.