Xem Giáo Án Điện Tử Bài Thơ Yêu Mẹ / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Giáo Án Điện Tử Mầm Non

Giáo án văn học thơ hoa kết trái

phát triển thể chất.

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

– Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả bài thơ.

– Trẻ cảm nhận được âm điệu êm dịu của bài thơ.

– Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên qua bài thơ.

– Trẻ thuộc bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ.

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

– Trẻ biết yêu quí thiên nhiên, một số loài hoa.

– Có ý thức tích cực trong hoạt động.

– Nhạc bài: màu hoa.

+Bài hát nói về những màu hoa gì?

– Có một bài thơ nói về vẻ đẹp của các loài hoa kết thành quả, đó là bài thơ: hoa kết trái của tác giả Thu Hà .

– Cô đọc lần 1: đọc diễn cảm.

– Khi nghe tên bài thơ” hoa kết trái” các con liên tưởng đến điều gì?

– Bài thơ hoa kết trải nói về mọt số loại hoa kết thành quả, Miền Nam gọi là trái , miền Bác gọi là quả nên tác giả Thu Hà đặt tên bài thơ là hoa kết trái.

– Cô cho trẻ nhắc lại tên các loại hoa đồng thờ cho trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu.

-Hoa cà sẽ kết thành quả gì?

– Cô đưa quả cà ra cho trẻ quan sát.

– Con thấy quả cà như thế nào?

– Hoa gì trong bài thơ có màu vàng?

– Tác giả Thu Hà đã dùng từ vàng vàng để nói lên vẻ đẹp dịu dàng của hoa mướp.Hoa mướp sẽ phát triển thành quả gì?

– Hoa lựu chói chang được nhà thơ ví với gì?

– Hoa lựu cũng phát triển thành quả lựu, ăn rất ngon.

– Còn những loại hoa nào nữa.

– Cô giảng giải: Hoa mận rung rinh trước gió là sự chuyển động nhẹ nhàng của hoa mậm trong gió.

– Bài thơ hoa kết trái nói về các màu hoa khác nhau, các loài hoa đều kết thành quả. Mỗi loại hoa có một hương sắc khác chúng tôi không những đẹp mà còn cho ta những quả ăn ngon và bổ. Vì vậy ở hai câu cuối của bài thơ tác giả đã khuyên các bạn nhỏ điều gì?

– Giáo dục trẻ: không hái hoa , bẻ cành…

– Cô dạy trẻ đọc bài thơ, nhắc trẻ đọc thể hiện đúng tình cảm của bài thơ và ngắt nghỉ đúng:

– Cô cho cả lớp đọc đồng thanh 2 – 3 lần.

– Cho trẻ đọc theo tiết tấu to nhỏ, nhanh chậm: Khi cô đánh tay cao trẻ đọc nhanh, khi cô đánh tay thấp trẻ đọc nhỏ, khi cô đánh tay ngang người trẻ đọc giọng điệu bình thường .

– Cô cho các tổ thi đua nhau đọc: cô đánh tay về phía tổ nào thì tổ đó đọc, khi cô đánh cả hai tay thì cả lớp cùng đọc.

– Cho các nhóm đọc bài thơ.

– Cô cho một vài cá nhân trẻ đọc bài thơ

– Cô nhận xét về cách đọc bài thơ của trẻ.

– Giáo dục trẻ thông nội dung bài thơ.

– Củng cố nội dung bài học.

Giáo án mầm non lớp 3 tuổi

Giáo Án Điện Tử Mầm Non Chủ Đề Thơ Tình Bạn

Trẻ thuộc thơ, đọc diển cảm. Qua bài thơ trẻ cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm của các bạn với nhau.

Rèn trả lời và bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách chân thực tự nhiên.

Phát triển khả năng chú ý, cảm xúc, tưởng tượng.

Giáo dục cháu biết quan tâm giúp đỡ bạn, nhất là khi bạn bị ốm.

– Cô thuộc và đọc tốt bài thơ.

* Ổn định: Hát “Con kiến vàng”.

– Cháu vừa hát bài hát nói về điều gì?

– Kiến đã làm gì mỗi khi gặp bạn bè?

– Làm thế nào để có một tình bạn thân thiết, gắn bó như vậy?

– Giáo dục cháu khi chơi với bạn phải đoàn kết, chân thành, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè,…

*Hoạt động 1: Cô đọc thơ: “Tình bạn”

– Cô đọc mẫu một lần bài thơ thật diễn cảm.

– Tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình bạn giữa: Thỏ nâu với Hươu, Gấu, Mèo, Nai. Khi thấy bạn thỏ nâu bị ốm các bạn đã rủ nhau đi thăm bạn, mỗi bạn mua một thứ vừa mát lại bổ mong muốn bạn mau lành bệnh để còn đi học. Vậy còn các con thì sao? Khi chơi với bạn phải thế nào? Khi bạn bị ốm các con phải làm gì?

– Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem slide.

– Lần 3 cô trích dẫn làm rõ ý, giải thích từ khó: ngọt lại thanh, đánh đường, kết đoàn.

– Cô vừa đọc bài thơ gì? Của ai?

– Bài thơ nói về tình bạn giữa ai với ai vậy?

– Thỏ nâu có tất cả mấy người bạn?

– Bạn nào đã phát hiện ra Thỏ nâu bị ốm?

– Bạn Gấu đã nói gì với các bạn?

– Còn Mèo? Hươu? Nai thì mua gì nào?

– Các bạn đều mong muốn cho Thỏ điều gì?

– Khi chơi với bạn các con phải như thế nào? Khi bạn bị ốm các con phải làm sao?

* Giáo dục cháu khi chơi với bạn không được tranh dành đồ chơi của bạn, biết nhường nhịn bạn, rủ bạn cùng chơi, biết thăm hỏi khi bạn bị ốm,…

– Cho cả lớp đọc 2 lần bài thơ với tranh chữ to.

– Cho từng tổ đọc, nhóm, cá nhân, cô chú ý để sửa sai cho các cháu

Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Gạch chân các chữ cái đã học”.

– Cho trẻ đọc thơ: “Tình bạn” lên xếp 2 hàng thi đua nhau lên tìm, gạch chân chữ cái o, ô, ơ có trong bài thơ, cô theo dõi để động viên cháu tìm nhanh, đúng. Đội nào tìm nhanh, đúng, đội đó sẽ được khen.

Giáo Án Bài Thơ Yêu Mẹ

1. Ổn định, gây hứng thú

* Cô và trẻ chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”

– “Xúm xít”, “Xúm xít”

– Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?

+ Bạn thắng được ăn cơm vua, bạn thua thì được làm gì?

2. Bài mới:* Cô đọc diễn cảm:– Cô đọc thơ lần 1: Đọc diễn cảm

+ Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì?

+ Bài thơ do chú nào sáng tác?

– Đúng rồi, cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ “Yêu mẹ” do nhà thơ “Nguyễn Bao” sáng tác đấy.

+ Bài thơ nói về ai?

+ Mẹ đã làm những công việc gì từ sáng sớm?

À đúng rồi đấy ác con ạ:

“Mẹ đi làm

Từ sáng sớm

Dậy thổi cơm

Mua thịt cá”

· Giải thích từ khó “Thổi cơm”

– Thổi cơm có nghĩa là nấu cơm đấy các con ạ.

+ Em bé đã yêu mẹ như thế nào?

” Em kề má

Được mẹ yêu

Ơi mẹ ơi

Yêu mẹ lắm”

· Giải thích từ khó “Kề má”

– Từ “kề má” có nghĩa là em bé đang yêu mẹ, thơm má mẹ và thể hiện tình cảm của mình với mẹ đấy.

+ Các con thấy bạn nhỏ trong bài thơ đã ngoan chưa?

– Vì sao?

* Cô đọc lần 3: Sử dụng giáo án điện tử.

– Hôm nay cô có một món quà muốn tặng cho lớp mình đấy. Chúng mình có muốn biết đó là món quà gì không?

– Vừa rồi các con đã được nghe cô đọc bài thơ gì?

* Giáo dục: Trong mỗi chúng ta ai cũng có mẹ, mẹ là người luôn yêu thương quan tâm chăm sóc cho chúng ta vì thế muốn mẹ vui lòng thì các con phải ngoan ngoãn nghe lời ông bà, bố mẹ và người lớn các con có đồng ý với cô không?

* Dạy trẻ đọc thơ:

– Các con ơi, các con có yêu quý mẹ của chúng mình không?

– Chúng mình có muốn học thuộc bài thơ này để về tặng mẹ của chúng mình không?

– Cả lớp đọc thơ.

– Nhóm đọc thơ.

– Cá nhân đọc thơ.

( Cô đọc cùng trẻ, chú ý sửa sai cho trẻ)

* Củng cố:

– Vừa rồi các con đã đọc bài thơ gì?

– Do ai sáng tác nhỉ?

– Vậy bạn nào giỏi lên đọc cho cô và các bạn cùng nghe bài thơ này 1 lần nữa nào.

* Giáo dục trẻ: Ngoan ngoãn, biết vâng lời ông bà, bố mẹ, khi làm sai phải biết xin lỗi như vậy mới là con ngoan, trò giỏi, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ.

– Cô và trẻ hát: “Cả nhà thương nhau” kết hợp ra ngoài.

Báo Ấp Bắc Điện Tử

Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Trường Sơn:

Đêm ấy, trăng vằng vặc sáng rực cả đại ngàn. Thốt nghĩ cảnh Trường Sơn lúc này y hệt cảnh rừng Việt Bắc năm nào hồi kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya… thế là tôi liền rút cây bút, dưới ánh trăng viết lên lòng bàn tay mấy câu thơ đầu tiên – nhà thơ Nguyễn Trung Thu kể lại.

 

Nhà thơ Nguyễn Trung Thu sinh ở làng Kim Liên, Hà Nội nơi có nghề cắt tóc và nhuộm vải Đồng Lầm. Nhà có năm anh chị em, bố mẹ mất sớm, anh là con thứ tư, cô em út mất khi còn nhỏ. Gia đình tản cư vào Thanh Hoá, do thất lạc giấy tờ, để cho em kịp đi học các chị gái khai em Thu sinh ngày 15/8/1940. Khi hoà bình lập lại, mấy chị em kéo nhau về nhà cũ, ông lý trưởng mang lại cho cái giấy khai sinh có cả chữ ký của bố thì Nguyễn Trung Thu sinh ngày 26/9/1938.

Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, bạn học cùng lớp với Nguyễn Trung Thu nhớ lại: “Trung Thu là một trong những học sinh giỏi của lớp, đặc biệt là các môn xã hội, những bài tập làm văn của Thu thường được đọc trước lớp”. Năm 1964, anh tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp, được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy.

Chương trình “Một thời hoa lửa” của Đài Truyền hình Việt Nam nhân dịp 35 năm đợt tổng động viên hơn ngàn sinh viên và 60 giảng viên các trường đại học ngày 6/9/1971 từ sân Trường Đại học Tổng hợp vào Nam chiến đấu. Chúng ta biết dịp đó thầy giáo Nguyễn Trung Thu đã lên đường nhập ngũ.

Ở đơn vị thông tin anh trực tiếp chiến đấu tại chiến trường ác liệt Quảng Trị năm 1972. Được sống bên cạnh các chiến sĩ đang cầm súng, anh đã ghi vào trong sổ tay nhiều bài thơ sáng tác trong khói lửa chiến trường, trong đó có bài thơ nổi tiếng  “Đêm Trường Sơn nhớ Bác”.

“Tôi viết bài thơ Đêm Trường Sơn nhớ Bác lúc tôi đang là anh binh nhì tham gia chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Đêm 6/6/1972, đã rất khuya, cảm thấy khó ngủ trong lán hầm ngột ngạt, tôi ôm võng ra mắc nằm bên suối. Đêm ấy, trăng vằng vặc sáng rực cả đại ngàn. Thốt nghĩ cảnh Trường Sơn lúc này y hệt cảnh rừng Việt Bắc năm nào hồi kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya… thế là tôi liền rút cây bút, dưới ánh trăng viết lên lòng bàn tay mấy câu thơ đầu tiên. Chỉ trong sáng hôm sau, bài thơ được hoàn thành không mấy chật vật và sau đó ít lâu, bài thơ được in trên Báo Nhân Dân.” (Nhà thơ Nguyễn Trung Thu).

Năm 1974, khi nhạc sĩ Trần Chung đọc bài thơ này in trên Báo Nhân Dân đã phổ nhạc mà sau đó nhạc sĩ có kể lại: “Chất nhạc của bài thơ đã gợi ý cho giai điệu của bài hát…”. Khi bài hát được phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam đã chiếm được cảm tình nồng nhiệt và lâu dài của thính giả cho đến tận bây giờ.

Năm 1999, nhân 40 năm ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, Đài Tiếng nói Việt Nam và binh đoàn Trường Sơn đã tổ chức cuộc bình chọn ca khúc hay về đề tài Trường Sơn và bài hát “Đêm Trường Sơn nhớ bác” đã được chọn là bài hát hay nhất trong 10 bài hát hay về Trường Sơn.

Sau đó, anh binh nhì Nguyễn Trung Thu được điều lên làm báo ở trung đoàn, rồi được lệnh ra Hà Nội chuyển về Tạp chí Quân đội Nhân dân . 

Năm 1984, được biết mình trong danh sách phong quân hàm thiếu tá, nhưng khi Ban Văn hoá tư tưởng có công văn xin đích danh, anh vui vẻ chấp hành và làm việc ở đó cho đến năm 2001 thì nghỉ hưu. 

Dù bận bịu công tác, nhưng Nguyễn Trung Thu chưa bao giờ ngừng làm thơ. Anh đã xuất bản 6 tập thơ: Đêm Trường Sơn nhớ Bác, Em hoặc không ai cả, Kỷ niệm về lời ru buồn, Đôi mắt xa xăm, Tím biển biếc trời, Thao thiết tiếng khuya.

 Năm 2007, khi đã ở vào tuổi 70  được kết nạp vào Hội nhà văn, anh tự trào nhận mình là… “lều thơ”: (gia tài có túp lều thơ)… Anh dành nhiều bài viết về người thân, về nỗi nhớ nhung các con cháu như trong bài “Nhà chật”: Đàn con cháu về thăm/nhà chật bước chân/ngổn ngang ghế bàn/bộn bề tầu hoả, ô tô, búp bê/ sách vở/ Đàn con cháu  xa/ nhà rộng/ chật nỗi nhớ/ ngổn ngang bộn bề niềm thương. 

Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét: Thơ Nguyễn Trung Thu tác động đến xã hội là tác động theo một giọng thầm… Đọc anh thấy cuộc đời thật đẹp, đáng chia chút, nâng niu và chỉ khi biết nâng niu chia chút thì cuộc đời mới đẹp. Người đọc yêu giọng thơ khiếm tốn, yêu cách thể hiện trực tiếp, không mượn tài thơ bù đắp cho chỗ thiếu hụt của tình, của ý. 

(Theo vietnamnet)