Xem Và Tải Giáo Án Mầm Non Miễn Phí

Xem và tải giáo án thơ tình bạn miễn phí tại:

GIÁO ÁN MẦM NON: GIÁO ÁN THƠ TÌNH BẠN

GIÁO ÁN MẦM NON: THƠ “TÌNH BẠN”

I / Mục đích yêu cầu:

– Trẻ thuộc thơ, đọc diển cảm. Qua bài thơ trẻ cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm của các bạn với nhau.

– Rèn trả lời và bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách chân thực tự nhiên.

– Phát triển khả năng chú ý, cảm xúc, tưởng tượng.

– Giáo dục cháu biết quan tâm giúp đỡ bạn, nhất là khi bạn bị ốm.

II / Chuẩn bị:

– Cô thuộc và đọc tốt bài thơ.

– Giáo án điện tử.

III / Tổ chức hoạt động:

* Ổn định: Hát “Con kiến vàng”.

– Cháu vừa hát bài hát nói về điều gì?

– Kiến đã làm gì mỗi khi gặp bạn bè?

– Làm thế nào để có một tình bạn thân thiết, gắn bó như vậy?

– Giáo dục cháu khi chơi với bạn phải  đoàn kết, chân thành, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè,…

*Hoạt động 1: Cô đọc thơ: “ Tình bạn”

– Cô đọc mẫu một lần bài thơ thật diễn cảm.

– Tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình bạn giữa: Thỏ nâu với Hươu, Gấu, Mèo, Nai. Khi thấy bạn thỏ nâu bị ốm các bạn đã rủ nhau đi thăm bạn, mỗi bạn mua một thứ vừa mát lại bổ mong muốn bạn mau lành bệnh để còn đi học. Vậy còn các con thì sao? Khi chơi với bạn phải thế nào? Khi bạn bị ốm các con phải làm gì?

– Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem slide.

– Lần 3 cô trích dẫn làm rõ ý, giải thích từ khó: ngọt lại thanh, đánh đường, kết đoàn.

* Hoạt động 2: Đàm thoại:

– Cô vừa đọc bài thơ gì? Của ai?

– Bài thơ nói về tình bạn giữa ai với ai vậy?

– Thỏ nâu có tất cả mấy người bạn?

– Bạn nào đã phát hiện ra Thỏ nâu bị ốm?

– Bạn Gấu đã nói gì với các bạn?

– Gấu mua gì đi thăm bạn?

– Còn Mèo? Hươu ? Nai thì mua gì nào?

– Các bạn đều mong muốn cho Thỏ điều gì?

– Khi chơi với bạn các con phải như thế nào? Khi bạn bị ốm các con phải làm sao?

* Giáo dục cháu khi chơi với bạn không được tranh dành đồ chơi của bạn, biết nhường nhịn bạn, rủ bạn cùng chơi, biết thăm hỏi khi bạn bị ốm,…

* Đọc thơ:

– Cho cả lớp đọc 2 lần bài thơ với tranh chữ to.

– Cho từng tổ đọc, nhóm, cá nhân, cô chú ý để sửa sai cho các cháu.

Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Gạch chân các chữ cái đã học”.

– Cho trẻ đọc thơ: “Tình bạn” lên xếp 2 hàng thi đua nhau lên tìm, gạch chân chữ cái o, ô, ơ có trong bài thơ, cô theo dõi để động viên cháu tìm nhanh, đúng. Đội nào tìm nhanh, đúng, đội đó sẽ được khen

                                               ********************

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:

* HĐCMĐ: Tưới nước cho cây

1/ Mục đích, yêu cầu :

– Trẻ biết tưới cây và chăm sóc cây ở góc thiên nhiên luôn xanh tốt.

– Rèn luyện tính chăm chỉ ở trẻ.

– Phát triển tình cảm của trẻ đối với thiên nhiên.

– Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên và yêu môi trường xanh sạch đẹp và không bức lá bẻ cành hái hoa .

2/ Chuẩn bị :

– Một số cây cảnh ở góc thiên nhiên , nước , dụng cụ để tưới cây .

3/ Tổ chức hoạt động:

-Cô giới thiệu trẻ về góc và trồng các loại cây .

– Để cây được xanh tốt hàng ngày các con phải làm gì . ( Tưới cây )

– Cô hướng dẫn cách chăm sóc cây , muốn được cây xanh tốt  hàng ngày các con phải tưới nước cho cây , những cây có lá to các con dùng khăn lau sạch .Cô tưới cho trẻ xem , lau cây có lá to .

Cô mời vài trẻ tưới và lau lá  nếu  trẻ thực hiện chưa được cô hướng dẫn lại .

-Nếu các con không biết cách chăm sóc  thì cây sẽ bị chết, lá có nhiều  bụi. Hàng ngày các con chơi ở góc thiên nhiên các con phải tưới cây, lau lá ,khi tưới các con phải nhẹ nhàng chú ý không làm gãy cây.

* Chơi TCVĐ:

+ Kéo co.

– Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.

–  Cô tổ chức cho trẻ chơi, trong quá trình trẻ chơi cô chú ý động viên khuyến khích trẻ tham gia chơi tích cực.

***********************

Video bài thơ tình bạn – giáo án mầm non

“Phú Long Blog – Chia sẻ tài liệu và giáo án miễn phí từ Đồ Chơi Phú Long”

Quả Thị Thơm, Cô Tấm Rất Hiền

“Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

Sẽ được nhìn thấy các nàng tiên

Thấy chú bé đi hài bảy dặm

Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”

(Nói với em – Vũ Quần Phương)

Cô Tấm có thật hiền không thì có thể có người còn tranh luận, chứ quả thị thơm thì chắc chắn ai cũng phải công nhận rồi. Cứ vào dịp cuối hè, đầu thu là thứ quả quê vàng tươi thơm tho ấy thấp thoáng ở nhiều góc phố, góc chợ xanh.

Không còn là loại quả được bán rẻ như cho, những năm gần đây, quả thị được nhiều bà nội trợ trân trọng mua về bày trong những chiếc khay đẹp đẽ dâng cúng tổ tiên. Nhưng ngày xưa, thị thường là món đồ chơi thú vị nhất của đám con gái. Được bà hay mẹ mua về cho quả thị, cô bé nào cũng sẽ tỉ mẩn lấy dây tết một chiếc “túi” mắt trám xinh xắn đựng thị và đem theo khắp nơi để hít hà hương thị. Thích nhất là loại thị sáp, tròn dẹt, bé xinh, có thể giấu gọn trong lòng bàn tay, rồi bất ngờ mở ra trước mũi cô bạn gái thân. Thể nào cũng có một tiếng “ồ” lên thích thú.

Bây giờ, khi đã quen nhiều trái lạ với đủ loại hương vị, có lẽ không mấy ai còn ăn thị. Nhưng lũ trẻ chúng tôi ngày trước không có nhiều quà bánh thì thị vẫn… chén ngon. Bạn đừng dùng dao, hãy ăn một quả thị chín như ăn trái vú sữa: Để quả thật chín, nặn đều, nhẹ tay cho đến khi quả mềm, nứt ra thì đưa lên miệng hút.

Theo báo Sức khoẻ và Đời sống, quả thị cùng với một số loại quả đặc hữu ở Việt Nam như trứng gà (lê ki ma), vú sữa, me keo, bồ quân, cóc rừng, vối rừng, bình bát, ổi, chuối hột, cà na, trứng cá, me rừng – chùm ruột núi… đều có hàm lượng flavonoid tương đối cao. Đây là chất có nhiều tác dụng tốt như chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống lão hóa. Nghiên cứu cũng chỉ ra quả thị còn có tác dụng bổ sung vitamin C và đường, bổ máu, kháng khuẩn, kháng nấm và kháng sốt rét. Tuy thế, bạn không nên ăn thị lúc đói hoặc ăn những quả thị chưa chín hẳn, sẽ không tốt cho dạ dày.

Cảm ơn quả thị xinh xinh đã gợi nhớ thật nhiều điều đẹp đẽ của tuổi thơ. Cảm ơn quả “báo thu” đã giúp những người dân xứ Bắc – đang mệt mỏi rã rời vì nắng nóng gay gắt – có thể hy vọng tiết trời sẽ sớm trở nên dịu dàng hơn.

Đề Tài Kể Chuyện Quả Thị

– Xúm xít! Xúm xít!

– Các con vừa hát bài hát gì?

– Cô còn biết có một loại quả da thật mịn màng, khi chín có màu vàng, thơm thật là thơm nữa đấy! Các con biết đó là quả gì không? Đó chính là quả thị trong câu chuyện “Quả thị” mà hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe.

– Các con cùng ngồi lại đây nghe cô kể chuyện nào.

2/HĐ 2: Kể chuyện cho trẻ nghe :

* Lần 1: Cô kể kết hợp ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt:

– Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

* Lần 2: Cô kể kết hợp phim minh họa trên ti vi.

– Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?

– Trong câu chuyện có những ai?

– Quả thị đang nằm ngủ có màu gì?

Cô kể trích dẫn: “Từ đầu … dưới tán lá”.

– Ai đã cào cào lên thân cây và gọi quả thị?

– Quả thị áo xanh có dậy không?

– Đúng rồi! Quả thị áo xanh vẫn nằm ngủ im lìm.

– Thế rồi, ai lạch bạch đi đến gọi quả thị? Đúng rồi, bạn Vịt lạch bạch đi đến gọi quả thị đấy!

– Các con cùng làm giống bạn Vịt gọi quả thị nào!

– Quả thị có dậy không nhỉ? Lúc này quả thị đã mang chiếc áo màu gì? Cô kể trích dẫn: “Quả thị hé mắt ra nhìn… đi chơi hết cả”.

– Đúng lúc đó, ai đi tới bên cây thị nữa?

– Cô kể trích dẫn: “Đúng lúc đó… chứ bà không ăn”.

– Nghe bà cụ gọi, quả thị áo vàng rơi vào đâu?

Cô kể trích dẫn: “Quả thị nghe vậy… về ở với bà cụ”.

– Các con ạ! Quả thị khi chưa chín sẽ có màu xanh, khi quả thị chín rồi sẽ chuyển màu vàng và có mùi rất thơm đấy!

– Để cho cây mau lớn, ra nhiều quả thì các con phải biết chăm sóc, tưới nước cho cây. Các con nhớ lời cô chưa!

– Các con ạ! Câu chuyện “Quả thị” còn rất hay khi được biểu diễn trên sân khấu rối đấy! Chúng mình có muốn xem trên sân khấu rối cùng cô không?

– Cô kể kết hợp sân khấu rối.

– Nhận xét giờ học.

– Chuyển hoạt động: Cho trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt”.

Giáo Án Âm Nhạc: Hát Vỗ Tay Theo Nhịp Bài “Quả Gì?”

Giáo án âm nhạc: Hát vỗ tay theo nhịp bài “Quả gì?”

– Nghe hát: “Hoa thơm bướm lượn”

– Trẻ hiểu được nội dung bài hát, vận động thành thạo vỗ tay theo nhịp nhịp nhàng theo lời bài hát “Quả gì?”

– Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, trẻ biết được luật chơi cách chơi trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”

– Rèn kỹ năng vận động theo nhạc, nhẹ nhàng đúng giai điệu bài hát, trẻ biết hưởng

ứng cùng cô bài nghe hát ” Hoa thơm bướm lượn”

– Rèn kỹ năng hát đúng kết hợp vỗ đệm theo nhịp bài hát “Quả gì?”.

– Trẻ thích ăn các loại hoa quả, khi ăn biết rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ

– Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

– Xắc xô, phách tre, đàn….

Hình ảnh 1 số loại quả (Khế, mít…)

– Cô và trẻ cùng chơi trò chơi tập tầm vông.

– Cô đưa hình ảnh quả Khế và quả Mít ra cho trẻ quan sát, hỏi tre:

– Cô có bức tranh gì? (Quả khế và quả mít)

– Quả khế và quả mít dùng để làm gì? (ăn)

– Các con có thích ăn những loại quả này không?

– Có 1 bài hát chúng ta đã được làm quen cũng đã nói về 2 loại quả này đấy, các con có đoán ra đó là bài gì không? (Quả gì)

– Cô mở nhạc bài hát ” Quả gì” cả lớp cùng hát và đi về chổ ngồi theo hình chữ U

* Hoạt động 2: Vận động theo nhạc.

– Hỏi trẻ: Cô cháu mình vừa thể hiện xong bài gì? (Quả gì?)

– Do ai sáng tác? ( Nhạc sỹ Xanh Xanh)

– Cô vận động vỗ tay theo nhịp lần 1

– Lần 2 kết hợp giải thích (Cô vừa nhún theo nhạc vừa hát đồng thời vỗ tay 1 cái vào phách mạnh rồi mở ra vào phách nhẹ)

– Cô cho cả lớp vận động theo nhịp

– Mời tổ ” Chim non” ( Hát vận động theo nhịp)

– Bây giờ là phần thể hiện của tổ ” Bướm vàng” ( Hát vận động theo nhịp)

– Tiếp theo xin mờ tổ ” Thỏ trắng” ( Hát vận động theo nhịp)

– các con ơi! Được biết tại trường mầm non Đức Thịnh, hôm nay có tổ chức cuộc thi tiếng hát họa my rất hay, các con có muốn tới đó tham gia không nào?

– Trẻ vui đọc bài thơ: “Quả ” Đi vòng tròn di chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.

* Xin nhiệt liệt chào đón các em nhỏ đã có mặt trong cuộc thi ” Tiếng hát họa my” của lớp Nhỡ B của chúng ta ngày hôm nay.

– Để mở đầu cho chương trình hãy dành 1 tràng pháo tay thật lớn để chào đón các ca sỹ nhí đến từ đội ” Chim non” ( gọi tên 5 bạn – cầm đàn biểu diễn)

– Tiếp theo ( Gọi tên 4 bạn – cầm xắc xô, hát vận động)

– Gọi tên 3 bạn – cầm bộ gõ hát vận động

– Mời 1 bạn lên biểu diễn ( Múa)

– Mời 1 bạn lên biểu diễn( Nhún)

– Bây giờ là phần thể hiện của đoàn nghệ thuật đến từ tập thể lớp Nhỡ B ( Trẻ vui hát ” Quả gì” đi vòng tròn di chuyển về hình chữ U).

– Cô hát cho trẻ nghe lần 1 ( Ngồi hát)

– Hỏi trẻ: Cô vừa thể hiện xong bài gì?( Hoa thơm bướm lượn)

– Dân ca miền nào?

– Cô hát cho trẻ nghe lần 2 ( Đứng dậy biểu diễn và cho trẻ hưởng ứng theo cô)

Các cháu ơi! Đến với ngày hội âm nhạc chúng ta không chỉ được hát, múa..mà chúng ta còn được chơi những trò chơi rất hay nữa đấy. Hôm nay, cô sẽ mang đến cho lớp chúng mình trò chơi mang tên “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” các cháu có thích không?

– Cô nêu luật chơi cách chơi

– Cho trẻ chơi cô quan sát gợi ý động viên trẻ.

Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài ” Quả gì” nhẹ nhàng đi ra ngoài.

– Dặn dò trẻ trước khi ra sân, kiểm tra sức khỏe.

– Cô dẫn trẻ ra sân Cho trẻ ngắm kỹ một số cây xung quanh trường, trò chuyện với trẻ về 1 số loại quả.

– Hôm nay cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều phấn để vẽ về các loại quả đấy! Các con có thích không?

* Giáo dục trẻ biết lợi ích của các loại quả, thích ăn các loại quả, khi ăn phải rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt…biết chăm sóc bảo vệ cây xanh.

– Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần

– Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Trò chuyện với trẻ về một số loại quả

– Phát đất nặn và bảng con cho trẻ

– Cô giới thiệu và nặn một số loại quả cho trẻ xem

– Cô kiểm tra, nhận xét, tuyên dương trẻ

+ Giáo dục trẻ biết lợi ích của các loại quả, thích ăn các loại quả.

* Chơi kết hợp ở các góc:

– Vẫy cháu lại gần, trò chuyện vui vẽ…

– Các cháu ơi! Lúc sáng chúng mình chơi có vui không? Cháu đã làm gì? Chơi ở góc chơi nào?Chơi có thích không? Thích chơi thì phải làm thế nào?

– Giờ xem ở các góc chơi lúc sáng xếp gọn chưa nào? Nếu cô cho các cháu chơi tiếp các cháu có xếp được gọn như thế nữa không? – Mời các cháu về góc chơi

Cô quan sát trẻ chơi ở các góc, động viên, khuyến khích trẻ chơi, chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ.

Giáo Án Hoạt Động: Làm Quen Văn Học; Đề Tài: Thơ “Đèn Giao Thông”; Giáo Viên: Lê Thị Lệ Thủy

Tên đề tài: Thơ: ĐÈN GIAO THÔNG

Độ tuổi: 5-6 tuổi Người thực hiện: Lê Thị Lệ Thủy – Mục đích yêu cầu: + Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên bài thơ và các nhân vật trong bài thơ

– Trẻ đọc thuộc thơ, rõ ràng, hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được tính cách của các nhân vật, nhận xét, đánh giá đúng tính cách của các nhân vật trong bài thơ.

– Trả lời được các câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc.

+ Kỹ năng:

– Kỹ năng chú ý, lắng nghe, quan sát.

– Phát triển vốn từ cho trẻ.

– Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.

+ Giáo dục:

– Thông qua bài thơ giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật giao thông, sang đường đúng luật giao thông theo đèn tín hiệu.

– Cô thuộc thơ

– Xắc xô 3 cái, 3 thẻ tín hiệu đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng để chơi trò chơi.

– Các loại xe – Bài giảng điện tử

– Các bài hát về PTGT

Cô nói xúm xít xúm xít- Trẻ quấn quít bên cô.

Hôm nay trường ta có tổ chức chương trình ngày hội ” Bé yêu thơ”, để kỷ niệm nhân ngày 30/4 ngày Giải phóng Miền Nam sắp đến .

– Cô xin giới thiệu với các con, về dự ngày hội hôm nay có cô giáo đến từ Trường MN … xin một tràn vỗ tay để chào đón cô đi nào? Còn cô là người đồng hành và tham gia trợ giúp cho các con ngày hội hôm nay.

– Lớp chúng ta có thích đi dạo chơi không?

– Cô cho cả lớp vận động bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”

– Các con đi chơi có vui không?

– Khi đi bộ c/c phải đi như thế nào ? Cho trẻ xem hình ảnh về PTGT

Trò chuyện theo hình ảnh trẻ xem…

– Cô có thể nói qua cho trẻ biết luật giao thông như thế nào?

Ngày hội hôm nay, các con phải trải qua 3 phần thi:

– Phần thi thứ nhất: Tìm hiểu về thơ

– Phần thi thứ 2: Ứng xử

– Phần 3: Tài năng

b)Hoạt động nhận thức:

* Giới thiệu: Cô nói có rất nhiều bài thơ, bài hát, câu chuyện nói về luật giao thông trong đó có bài thơ: “Đèn giao thông” được ngày hội hôm nay đề cập đến.

Cung cấp kiến thức:

– Phần thi thứ nhất: Tìm hiểu về thơ.

– Cô đọc lần 1 diễn cảm, giới thiệu tác giả: Mỹ Trang

– Cô đọc lần 2: Cô thể hiện điệu bộ

* Giảng nội dung:

– Trong bài thơ có một loại biển báo ở ngã tư đường phố báo hiệu đèn giao thông.

– Lần 3: Xem tranh-Giải thích từ khó – kết hợp trích dẫn

– Cô giải thích từ “Tín hiệu” báo hiệu một điều sắp sẽ xảy ra sau đó.

– “Thông đường” Có nghĩa là trên đường phố đã cho phép các loại phương tiện giao thông và người đi bộ được phép đi.

“Tông nhau”: Có nghĩa là các phương tiện tham gia giao thông va vào nhau bị ngã.

* Trích dẫn:

Cô đọc bài thơ “Đèn giao thông”

Cô đọc trích dẫn ” Từ đầu ……Tông nhau ” Chú ý các loại đèn và đi cho đúng luật.

Đoạn còn lại: Nhắc nhở các cháu phải biết luật giao thông.

– Các con vừa trải qua phần thi tìm hiểu về thơ

* Phần thi thứ 2: Ứng xử

Tổ chức cho trẻ đàm thoại dưới nhiều hình thức, cô đọc câu hỏi các đội lắng nghe, sau thời gian hội ý 5 giây và lắc xắc xô, đội nào có tín hiệu trước giành quyền trả lời, trả lời đúng được tặng 1 chiếc xe.

Câu hỏi dự kiến

– Các con vừa nghe cô đọc bài thơ có tên là gì?

– Bài thơ của tác giả nào?

– Ba đèn tín hiệu giao thông có những đèn gì?

– Khi đi đường nếu gặp đèn đỏ phải như thế nào?

– Đèn xanh thì ntn?

– Đèn vàng đi ntn?

– Bài thơ dặn bé đi đường ntn?

+ Nếu ai không chấp hành luật giao thông sẽ bị công an phạt.

* Trò chuyện:

– Qua bài thơ các con học được những gì?

– Ước mơ của con sau này lớn lên sẽ làm gì?

+ Giáo dục: Các con yêu quí các chú cảnh sát giao thông. Biết luật lệ giao thông. Do vậy các con còn nhỏ phải biết vâng lời cô, ngoan ngoãn siêng năng học tập nhất là không được nói chuyện trong lớp ….

Phần thi thứ 3: Tài năng + Trẻ đọc thơ: Tổ chức cho trẻ đọc thơ bằng nhiều hình thức

– Lớp đọc thơ thể hiện điệu bộ.

– Tổ đọc thơ( cô chú ý sửa sai).

– Đọc nối tiếp theo cô.

– Nam, nữ đọc thơ.

– Nhóm đọc thơ.

– Cá nhân đọc thơ.

– Cho trẻ đọc thơ với nhiều hình thức.

Vừa rồi cô thấy các con tham gia chơi các trò chơi thật xuất sắc, cho một tràn vỗ tay dành cho lớp mình nào?

* Trò chơi luyện tập:

*Trò chơi 1: Đèn xanh đèn đỏ

Luật chơi: Trẻ biết về luật giao thông, chạy và dừng lại theo đúng tín hiệu, ai sai phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi: – Cô nói: “Ô tô xuất phát”, trẻ làm động tác lái ô tô, miệng kêu “Bim bim …” và chạy chậm. Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.

– Cô nói tiếp: “Máy bay cất cánh”, trẻ dang 2 tay sang 2 bên, nghiêng ngừoi làm máy bay bay, miệng kêu “Ù ù…” và chạy nhanh. Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay. Cô chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ chậm lại. Cô nói “Máy bay hạ cánh”, đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại. – Cô nói tiếp: “Thuyền ra khơi”, trẻ ngồi nhanh xuống, hai tay làm động tác chèo thuyền. Cô nói “Thuyền về bến”, đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại và đứng dậy. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục đi và chèo thuyền. Cô thay đổi liên tục tín hiệu đèn, trẻ phải chú ý quan sát để thực hiện cho đúng.

Cô cho trẻ chơi.

Trẻ làm đoàn tàu và đi ra ngoài.

Giáo dục trẻ đi đúng luật giao thông