Xem Đọc Truyện Cổ Tích / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Xem Truyện, Đọc Truyên, Nghe Kể Truyện

Truyện cười

Xứ Sở Nụ Cười

Sau chuyến tham quan 33 ngày ở các nước có ngành du lịch phát triển, thị trưởng thành phố Hoa Biển quả quyết: “Ăn nhau ở con người, thành phố chúng ta sống nhờ vào du lịch, cần phát động phong trào toàn dân làm du lịch”.

Sau chuyến tham quan 33 ngày ở các nước có ngành du lịch phát triển, thị trưởng thành phố Hoa Biển quả quyết: “Ăn nhau ở con người, thành phố chúng ta sống nhờ vào du lịch, cần phát động phong trào toàn dân làm du lịch”.

Lệnh được ban ra, một cuộc họp quy tụ các chuyên gia của đủ thứ lĩnh vực từ du lịch đến văn hóa, văn nghệ, môi trường, đạo đức, kinh tế… được triển khai. Sau nhiều tranh căi nảy lửa, người ta đi đến kết luận: “Trong những thứ có thể thu hút khách du lịch thì con người là quan trọng nhất, và điều quan trọng nhất của cái quan trọng nhất đó chính là nụ cười”. Một nghị quyết nhanh chóng được đưa ra: biến thành phố Hoa Biển thành “thành phố nụ cười”.

Ngay ngày hôm sau, trên các đường phố xuất hiện nhiều băngrôn với các ḍng chữ: “Cười là yêu thành phố”, “Mỗi nụ cười là một viên gạch xây dựng thành phố giàu đẹp”, “Nụ cười, nền tảng của ngành công nghiệp không khói”…

Sau ba tháng phát động và treo băngrôn, ngành du lịch thống kê được rằng số khách du lịch tăng hơn một người so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy là có triển vọng. Hội nghị các chuyên gia lại được mở ra để đánh giá Tình hình.

Tất cả các nhân vật ưu tú nhất thành phố trong nhiều lĩnh vực đều thống nhất rằng các biện pháp tuyên truyền cần phải bình dân hơn một chút cho mọi người dễ hiểu. Các công việc cần thiết được triển khai ngay. Ngành truyền hình thuê hẳn mấy nhóm tấu hài cấp tốc dựng lên chương trình “Gặp nhau cuối ngày” với những tiểu phẩm hài hước dễ hiểu và dễ cười nhất.

Ví dụ như nhóm “Cù nhầy” với tiểu phẩm về một cô nàng bị chồng bỏ vìcái tội quá mê hát karaoke, nhờ hay cười với du khách đã được một ông Tây cưới làm vợ vìmê nụ cười rộng mở của nàng.

Nhóm “Lăng xẹt” lại có tiểu phẩm “Lọ Lem tân kỳ” kể về một cô bé nghèo khổ nhờ luôn nở nụ cười mà được một nhóm khách du lịch đang nhậu tặng một lon bia. Dưới nắp lon bia may mắn ấy là một giải thưởng trị giá cả tỷ đồng, thế là cô bé trở nên giàu có và cưới được một chàng hoàng tử đẹp trai như anh Long Vũ…

Ngành thông tin tuyên truyền cũng có những thay đổi đáng kể. Các băngrôn cũ được hạ xuống và thay bằng các khẩu hiệu khác hình tượng hơn như: “Hãy cười với những người đến từ phương xa”, “Hãy cười thân thiện với những người mũi cao, đeo balô, mặc quần soọc và áo thun ba lỗ”…

Ba tháng nữa trôi qua trong sự hồi hộp chờ đợi của những người có trách nhiệm. Kết quả là số khách nước ngoài tăng hơn hai người so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành truyền hình cho biết lượng người xem tivi tăng vọt. Đặc biệt khoa cấp cứu bệnh viện tỉnh đã đón được số bệnh nhân nhiều gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái, đa số là tai nạn giao thông do mải đọc các khẩu hiệu.

Các chuyên gia lại có dịp ngồi lại để trổ tài hùng biện. Có vị cho rằng các biện pháp tuyên truyền vẫn chưa cụ tahể, thiết thực. Có vị lại kể rằng dân Tình đã cười nhiều hơn nhưng họ chỉ cười khi xem các tiểu phẩm hài hoặc khi đọc các câu khẩu hiệu giăng đầy trên đường, còn khi gặp du khách thì họ lại chìa ra cái mặt như đưa đám. Vị này lắc đầu, chán nản bảo rằng trình độ dân trí của tỉnh ta còn thấp lắm, chịu thua thôi. Tốt nhất là đưa chương trình “Nụ cười cho du lịch” vào chương trình giáo dục ngay từ lớp mẫu giáo. Cuối cùng ư kiến của chuyên gia ngành kinh tế được mọi người đồng Tình nhất, vị này cho rằng tốt nhất là đưa ra chương trình “Nụ cười có thưởng”.

Chương trình “Nụ cười có thưởng” được thực hiện ngay lập tức. Mỗi người dân thành phố được phát một cuốn sổ. Đại khái là: Ngày… cười với ông S., người Anh, kư nhận. Ngày… cười với bà M., người Pháp, xác nhận… Đến cuối tháng đem sổ tới lĩnh thưởng. Quy định là mỗi nụ cười đổi được 10 kg cà phê hoặc một tạ muối, hay 6 kg đường hoặc một con cá ba sa 2,1 kg.

Chương trình này có hiệu quả ngay lập tức. Một đồn mười, mười đồn trăm, người tứ xứ đổ về ào ạt. Dân Tình khấm khá hẳn lên nhờ trúng thưởng. Riêng các ông chủ nhà hàng và khách sạn thì cười suốt ngày nên phần thưởng xài không hết liền đem góp ngay cho các quỹ từ thiện. Chỉ một rắc rối nho nhỏ là bệnh viện phải mở thêm khoa đặc biệt chuyên chữa sái quai hàm và ngộp thở do cười quá nhiều.

Bây giờ nếu giở cuốn sách hướng dẫn du lịch (in bằng tám thứ tiếng) ra xem thì các bạn sẽ thấy sáu ngôi sao to tướng (nghĩa là “nơi không thể không đến”) ở trang giới thiệu về thành phố Hoa Biển.

…Xem Tiếp »

Đọc Truyện Cổ Tích Cậu Bé Tích Chu

Mời các bạn và các em cùng đọc câu chuyện cổ tích Việt Nam Cậu bé Tích Chu. Tích Chu vì ham chơi không chăm sóc bà nên bà của cậu đã biến thành chim, cậu vô cùng ân hận đã đi tìm nước suối Tiên để cứu bà. Từ đó, Tích Chu đã trở thành một cậu bé rất hiếu thảo.

> Nghe Audio Truyện Cậu Bé Tích Chu < TRUYỆN CẬU BÉ TÍCH CHU

Ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật để kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức ăn gì ngon bà cũng nhường cho Tich Chu. Ban đêm khi Tích Chu ngủ thì bà thức để quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người nói với bà:

– Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên thể nào Tích Chu cũng không bao giờ quên ơn bà đâu.

Thế nhưng Tích Chu lớn lên lại chẳng thương bà. Bà thì làm việc vất vả, còn Tích Chu thì suốt ngày rong chơi với bạn bè. Vì làm việc mệt nhọc, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. vì Tích Chu còn mải rong chơi với bạn bè. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:

– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước nào. Bà khát khô cả cổ rồi!

Bà gọi một lần… hai lần… rồi ba lần… nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Khi Tích Chu về nhà thì thấy bà đã hóa thành con chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:

– Bà ơi, bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà. Bà ơi!

– Cúc… cu… cu! Cúc… chúng tôi Chậm mất rồi cháu ạ. Bà khát quá, không thể chụi nổi, phải hóa thành con chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây! Bà không về với cháu nữa đâu!

Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu vội chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:

– Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà. Cháu sẽ giúp đỡ bà. Cháu sẽ không làm cho bà buồn nữa đâu!

– Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!

Nghe tiếng chim nói, Tích Chu òa lên khóc. Tích Chu thương bà và hối hận lắm. Giữa lúc đó một bà Tiên hiện ra. Bà Tiên bảo Tích Chu:

– Tích Chu ơi! Nếu cháu muốn cho bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?

Cậu bé Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. Tích Chu chạy mãi, chạy mãi vượt qua bao nhiêu rừng núi hiểm trở, cuối cùng Tích Chu cũng đến được suối tiên. Chú vội vàng lấy đầy bình nước mang về cho bà. Về đến nhà Tích Chu gọi to:

– Bà ơi! Bà ơi! Cháu mang nước về cho bà rồi đây. Bà mau uống đi.

Vừa được uống nước bà Tích Chu trở lại thành người. Tích Chu ôm chầm lấy bà vừa khóc vừa nói:

– Bà ơi! Cháu biết lỗi rồi, từ nay trở đi cháu sẽ luôn ở bên và chăm sóc bà.

Từ đấy, cậu bé Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà. Hai bà cháu lại chung sống hạnh phúc bên nhau.

HẾT

Đọc Truyện Cổ Tích Bầy Chim Thiên Nga

Đọc truyện cổ tích Bầy Chim Thiên Nga – Andersen

   Bầy chim thiên nga của Hans Christian Andersen là câu chuyện về cuộc phiêu lưu của nàng công chúa Li Dơ xinh đẹp cùng với 11 người anh trai đã bị phù phép biến thành thiên nga. Dù đọc bao nhiêu lần, người đọc vẫn không khỏi xúc động trước ý chí kiên cường, sự dũng cảm và trái tim ngoan đạo của nàng công chúa nhỏ bé. Mời các bạn và các em cùng đọc truyện Bầy chim Thiên Nga, một truyện thực sự rất hay trong kho tàng truyện cổ tích thế giới dành cho tất cả mọi người.

NGHE AUDIO TRUYỆN CỔ TÍCH BẦY CHIM THIÊN NGA

BẦY CHIM THIÊN NGA

   Ở nơi xa, xa đây lắm, nơi chim nhạn bay đến vào mùa thu, có một nhà vua có mười một con trai và một con gái tên là Li-dơ. Mười một con trai trẻ tuổi ấy đều đeo thánh giá trên ngực và gươm bên mình. Ở trường, họ viết trên những tấm bảng bằng vàng với những con dao nhọn bằng kim cương, họ đọc thông và rất thuộc bài. Họ thật xứng đáng là những hoàng tử. Cô em út, nàng Li-dơ, thường ngồi trên một chiếc ghế bằng thủy tinh, tay cầm một cuốn sách có nhiều tranh vẽ, riêng cuốn sách ấy cũng đáng giá bằng nửa giang sơn của bất cứ một vua chúa nào. Họ sống rất sung sướng, nhưng chẳng được bao lâu.

   Vua cha góa vợ. Ngài tục huyền với một bà hoàng hậu độc ác, bà chẳng yêu những đứa trẻ đáng thương kia chút nào, ngay từ ngày đầu, lũ trẻ đã cảm thấy như vậy.

   Hôm ấy, ở lâu đài mở hội và lũ trẻ được tham dự. Nhưng thay vì bánh ngọt và táo nấu chín mà các hoàng tử và công chúa thường được ăn, hoàng hậu chỉ cho họ ăn cát và bảo rằng đối với họ như vậy là tốt lắm rồi.

   Tuần sau, mụ sai người dẫn cô bé đến ở trong một gia đình nông dân. Chỉ trong một thời gian ngắn, mụ đã tìm cách làm cho vua cha hết thương con và chẳng lưu ý gì đến họ nữa. Mụ ấy chính là một tay phù thủy. Một hôm, mụ nói với mười một hoàng tử:

 - Chúng mày hãy cút khỏi nơi đây, đi khắp thế gian mà kiếm ăn như những con chim đã đủ lông đủ cánh.

   Nhưng mụ không thể làm hại họ như mụ mong ước vì họ đã biến thành một bầy thiên nga lộng lẫy, vừa bay qua vườn thượng uyển và cánh rừng gần đấy vừa cất lên những tiếng kỳ quái.

   Đến sáng, bầy thiên nga bay qua túp lều, nơi công chúa Li-dơ đang ngủ trên chiếc giường xinh xắn. Bầy thiên nga lượn trên mái nhà, vươn cổ ra và vỗ cánh ầm lên, nhưng chẳng ai nhìn thấy và nghe thấy gì cả. Bầy thiên nga tiếp tục bay, bay tít trên cao giữa các tầng mây, mỗi lúc một xa. Cả bầy bay về phía khu rừng âm u dọc bờ biển.

   Cô bé Li-dơ ở lại túp lều tranh. Chẳng có trò chơi gì khác, cô chơi với mấy chiếc lá xanh. Cô lấy kim chọc vào một lá và nhìn qua lỗ lên mặt trời. Cô tưởng tượng thấy những cặp mắt sáng ngời của các anh và mỗi lần ánh nắng rọi vào má, cô tưởng đó là những chiếc hôn nồng cháy của các anh cô.

   Những ngày buồn bã lần lượt trôi qua. Khi gió thổi qua bụi hồng trước nhà, gió hỏi hồng:

 - Còn ai đẹp hơn các bạn nữa không?

   Cả khóm hồng vừa lắc lư vừa nói:

 - Có chứ, có nàng Li-dơ!

   Chủ nhật, khi bà cụ nông dân ngồi đọc kinh trên ngưỡng cửa, gió đến giở các trang sách và hỏi:

 - Còn có ai ngoan đạo hơn sách không?

 - Có chứ, có nàng Li-dơ! – Quyển sách đáp và hoa hồng cũng bảo là đúng như thế.

   Khi lên mười lăm tuổi Li-dơ được trở về cung vua. Nhưng khi hoàng hậu thấy nàng đã trở nên muôn phần xinh đẹp, mụ lại không nén nổi lòng tức giận. Mụ muốn biến nàng thành thiên nga, nhưng mụ không dám, vì đức vua muốn gặp mặt công chúa.

   Sáng sớm hôm sau, hoàng hậu vào phòng tắm làm toàn bằng đá hoa, có nệm êm và thảm rực rỡ phủ khắp phòng. Mụ bắt ba con cóc, hôn chúng và bảo con thứ nhất:

 - Cóc hãy nhảy lên đầu con Li-dơ lúc nó vào tắm làm cho nó cũng sẽ đần độn như cóc.

   Rồi mụ dặn con thứ hai:

 - Cóc hãy bám vào trán nó, làm cho nó xấu xí như cóc để cha nó không nhận ra nó nữa.

   Sau cùng, mụ nói với con thứ ba:

 - Cóc hãy bám vào tim nó, gợi cho nó những ý nghĩ xấu để cho nó và những kẻ khác phải khổ sở.

   Nói rồi, mụ thả ba con cóc vào nước làm nước biến ngay thành màu xanh ngắt, mụ gọi nàng Li-dơ vào, cởi quần áo cho nàng và bắt nàng phải tắm. Khi Li-dơ vừa bước vào bồn nước thì con cóc thứ nhất bám vào tóc nàng, con thứ hai bám vào trán nàng và con thứ ba bám vào ngực nàng.

   Hình như Li-dơ không biết gì cả và khi nàng bước ra khỏi bồn nước thì ba đóa hoa anh túc nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nếu cóc không có nọc độc và mụ phù thủy không ôm hôn chúng thì chúng đã biến thành ba bông hồng. Tuy nhiên, chúng cũng đã biến thành hoa vì chúng đã bám vào đầu và tim nàng Li-dơ. Vì nàng rất ngoan đạo và tâm hồn rất trong trắng nên ma thuật không thể làm gì được nàng.

   Khi mụ hoàng hậu độc ác thấy thế mụ bèn lấy nhựa vỏ trái hồ đào sát vào người Li-dơ làm cho nàng đen thui đi, mụ còn xoa thuốc mỡ thối vào mặt nàng và làm rối bù bộ tóc dài và đẹp của nàng. Không còn có thể nhận ra nàng Li-dơ xinh đẹp nữa.

   Khi vua cha nhìn thấy nàng, ngài khiếp sợ và tuyên bố rằng nàng không phải là con gái mình. Chẳng ai muốn nhận nàng, ngoài con chó giữ nhà và đàn chim nhạn, nhưng chúng chỉ là những con vật khốn nạn, có nói cũng chẳng ai thèm nghe.

   Nàng Li-dơ đáng thương khóc sướt mướt và nghĩ đến các anh nàng. Nàng buồn bã trốn khỏi cung vua, lang thang suốt ngày ngoài đồng và cuối cùng nàng đi tới một khu rừng lớn. Nàng chẳng biết rồi sẽ đi đến đâu nữa. Tuy nhiên, trong lúc buồn nản, nàng vẫn luôn luôn muốn đi tìm các anh nàng, giờ đây chắc hẳn cũng đang lang thang khắp thiên hạ như nàng.

   Nàng vừa đi được vài bước trong rừng thì trời sắp tối. Nàng bị lạc và chẳng còn có thể tìm thấy đường nữa. Nàng nằm xuống đám rêu, cầu kinh xong thì gối đầu lên một rễ cây. Mọi vật im lìm. Không khí êm dịu. Quanh nàng, trong vòm lá, hàng trăm đom đóm lấp lánh nom như những đốm lửa xanh. Khi nàng lắc một cành cây thì trông thật giống như một trận mưa sao rơi xuống.

   Suốt cả đêm nàng mơ tưởng đến các anh. Nàng mơ thấy nàng và các anh nàng đang chơi đùa lúc còn ấu thơ, viết lên những tấm bảng bằng vàng với những con dao nhọn bằng kim cương và xem cuốn sách có nhiều tranh vẽ đáng giá bằng nửa giang sơn của bất kỳ một vị vua chúa nào. Nhưng trên bảng, họ không những chỉ viết những con số không hoặc gạch dưới những nét cổ mà còn viết những thành công của họ và tất cả những gì họ đã trông thấy hoặc đã xảy ra trong quãng đời phiêu bạt của họ.

   Trong cuốn sách tất cả người và vật vẽ trong các tranh đều cử động. Chim ca hát. Người bước ra khỏi tranh để nói chuyện với Li-dơ và các anh nàng. Mỗi lần người xem giở sang trang khác, người và vật trong tranh không bị xáo trộn.

   Khi Li-dơ tỉnh dậy, mặt trời đã lên cao quá chân trời. Nàng không nhìn rõ mặt trời, vì những gốc cây lớn tỏa cành rậm rạp xuống đến tận đầu nàng. Nhưng những tia nắng cũng xuyên kẽ lá và lấp lánh như những đóa hoa bằng vàng.

   Không khí ngát hương thơm. Chim ca hót và bay đến đậu trên vai nàng công chúa. Nàng nghe thấy tiếng nước róc rách, trên các dòng suối và đổ vào một cái đầm, cây lá xanh rờn bao quanh. Quanh đầm toàn là bụi cây rậm, nhưng có một quãng, hươu nai đi lại thành lõng nên Li-dơ có thể theo đấy mà đến tận bờ đầm. Nàng nhìn xuống. Nước trong vắt và từng chiếc lá in hình rất rõ trên mặt nước đến nỗi, nếu gió không làm rung cây, người ta có cảm tưởng như cành lá được họa lên trên đáy ao.

   Chợt nhìn thấy bóng mình trong nước, nàng ghê sợ vì thấy mặt mày đen thui xấu quá đi mất. Nàng lấy bàn thay xinh xắn vốc nước vuốt lên mắt và lên trán, da dẻ nàng trở lại trắng trẻo như cũ. Nàng cởi quần áo lội xuống nước. Chưa bao giờ có một nàng công chúa đẹp đến thế. Sau khi mặc quần áo xong, nàng uống một ngụm nước suối, rồi đi sâu vào rừng thẳm, cũng chả biết là sẽ đi đến đâu cả.

   Nàng tưởng nhớ đến các anh, đến Thượng Đế chí nhân. Chắc chắn là người sẽ không bao giờ bỏ rơi nàng. Người sinh ra những cây táo dại dành cho kẻ đói và nàng đã run rủi tìm được một cây trĩu quả. Nàng dừng lại ăn táo rồi lại lên đường. Cảnh vật im phăng phắc đến nỗi nàng nghe thấy cả bước chân nàng đi và tiếng lá rào rạo dưới chân nàng. Không có lấy một bóng chim. Không có lấy một tia sáng xuyên qua những cành cây to lớn rạm rạp. Nhìn xa những cây cao mọc sít vào nhau, như một hàng rào sắt.

   Chưa bao giờ Li-dơ thấy một cảnh tĩnh mịch như vậy…

Đọc Truyện Cổ Tích Cứu Vật, Vật Trả Ơn

Ngày xưa, có một anh chàng không có tài nghề gì cả, chỉ được cái hiền lành hay thương người. Từ lúc vợ chết, anh ta trở nên túng bấn tợn. Có dạo phải ngửa tay ăn xin. Thấy nghề này hèn hạ lại không nuôi nổi tấm thân, anh chàng mới xoay sang đi làm thuê. Nhưng chỉ làm được một ngày anh đã thấy nhọc mệt và bị chủ la mắng nhục nhã, nên lại dự định làm nghề đi câu là nghề anh cho là thong thả tự do hơn. Chiều hôm đó, người ta trả công cho ba mươi đồng kẽm. Anh chàng bèn lấy số tiền đó làm vốn, mua lưỡi mua dây quyết chí làm ăn bằng nghề nghiệp mới. Sáng hôm sau, anh ra ngồi ở bờ sông câu cá. Nhưng mãi đến trưa chả kiếm được một tý gì. Mồi cứ mất toi. Mãi đến chiều mới thấy phao chìm xuống, anh giật lên thì được một con rắn nước. Lấy làm bực mình, anh chàng gỡ con rắn ra rồi quẳng xuống sông. Lần thứ hai giật lên thì lại chính con rắn nước hồi nãy mắc vào lưỡi.

Anh than thở với rắn:

– Rắn ôi! Tao nghèo lắm, chỉ được ba mươi đồng kẽm thôi. Mày đừng hại tao hết cả mồi, rồi đây biết lấy gì kiếm ăn.

Anh chàng lại quẳng rắn xuống nước. Lần thứ ba cũng lại con rắn đó mắc lưỡi câu. Lần này hắn giận lắm không thả rắn xuống nước nữa mà nắm lấy cổ rắn định mang đi giết. Qua cửa đền bà thần Khai Khẩu, tự nhiên con rắn nước kêu lên:

– Đừng giết tôi. Tôi là con vua Thủy Tề, vì muốn đánh bạn với anh nên mới tự cắn câu nhiều lần như thế. Hãy cho tôi đi theo, tôi sẽ giúp anh vượt qua cảnh nghèo. Anh nghe lời, cho rắn theo mình. Từ đó hắn câu được nhiều cá: thứ ăn, thứ bán, cuộc sống rất dễ chịu. Anh chàng với rắn ngày một tương đắc. Một hôm rắn cho anh biết chỉ ba ngày nữa sẽ có một trận lụt lớn xưa nay chưa từng có. Anh nghe lời rắn đóng một chiếc bè nứa để phòng tai nạn. Anh lại còn loan báo cho mọi người xung quanh biết. Nhưng chả một ai thèm nghe. Ba ngày sau, quả nhiên gió bão nổi lên đùng đùng, mưa to như trút, nước dâng lên như biển cả. Người, vật, đồ đạc và mùa màng, v.v… đều trôi băng băng mất tích. Mãi đến ngày cơn bão tạnh, anh mới dám chống bè tìm về chốn cũ. Thấy một cái tổ kiến đang lênh đênh trên dòng nước, con rắn bảo anh chàng:

– Anh hãy cứu chúng nó một chút. Anh trả lời:

– Vớt làm gì bầy kiến nhỏ mọn ấy để nó bò khắp bè. Nhưng rắn khẩn khoản:

– Không, anh hãy nghe lời tôi đi. Rồi chúng nó sẽ trả ơn anh. Nghe lời rắn, anh chàng vớt cái tổ kiến lên bè của mình. Đi được một đoạn, lại gặp một con chuột đang lội bì bõm sắp chết đuối. Rắn lại giục anh vớt lên.

– Ồ – hắn đáp

– Con chuột thì cho nó chết chứ cứu nó mà làm gì ?

– Không, anh hãy nghe tôi đi. Rồi nó sẽ trả ơn anh.

Nghe lời rắn, anh chàng vớt con chuột lên bè của mình. Đến một chỗ khác họ lại gặp một con trăn đang nằm cuộn tròn trên một ngọn cây giữa dòng nước đợi chết. Rắn cũng giục anh giúp trăn thoát nạn:

– Ồ – hắn lại đáp.

– Con trăn kinh lắm, cứu nó mà làm gì ?

– Không. Anh hãy nghe tôi đi. Rồi nó sẽ trả ơn anh”.

Nghe lời rắn, anh chàng lại giúp cho con trăn lên bè. Sau cùng họ gặp một người đàn ông đang bám vào một cây gỗ nổi bập bềnh giữa dòng nước. Anh không đợi rắn bảo, định vớt lên bè, nhưng con rắn cản lại:

– Anh đừng vớt nó lên làm gì. Nó sẽ làm hại anh đấy. Anh đáp:

– Người ta thường nói cứu một người dương gian bằng một ngàn âm ti. Sao lại chỉ cứu vật mà không cứu người kia chứ. Nói đoạn, mặc kệ lời rắn can ngăn, anh nhất định thực hiện ý nghĩ của mình, vớt người sắp chết đuối đó lên bè, cho sưởi lửa ấm và cho ăn uống tử tế. Sau mấy ngày nước rút đi hết, anh thả tất cả những con vật lên bờ. Còn người nọ vì gia đình phiêu bạt, nhà cửa trôi mất cả nên anh cho ở lại với mình cùng câu cá nuôi nhau và coi như em ruột.

Đến lúc con rắn nước trở về thủy phủ thì nó mời anh cùng đi theo xuống giang sơn của cha mình. Dọc đường, rắn bảo bạn:

– Nếu cha tôi có cho gì thì anh nhớ đừng nhận, mà chỉ xin lấy cây đàn thất huyền. Đàn ấy nếu có giặc, gảy một bài là có thể làm cho giặc phải tan.

Vua Thủy thấy có bạn của con tới chơi lấy làm mừng rỡ, đãi anh chàng rất hậu. Khi vua Thủy sai quân hầu mang vàng bạc châu báu đến biếu, anh nhớ lời rắn cố khước từ, chỉ xin có mỗi một chiếc đàn thất huyền. Vua Thủy nể chàng, thuận cho ngay. Anh trở về cõi đất, quý chiếc đàn vô hạn. Một hôm anh có việc phải đi xa. Trước khi đi, anh giấu chiếc đàn thần dưới cót thóc, dặn người bạn chớ có bén mảng đến chỗ cót thóc đó. Nhưng người kia nghe dặn, đồ rằng dưới ấy tất có vật quý bèn cố tâm kiếm tìm, quả bắt được cây đàn. Hắn đã biết sự mầu nhiệm của chiếc đàn ấy bèn lấy trộm rồi trốn đến kinh đô để lập công danh. Hồi ấy quân đội nhà vua phải đối địch với một nước láng giềng luôn luôn kéo quân sang quấy nhiễu bờ cõi. Hắn vào xin vua đi tiễu trừ giặc dữ. Nhờ có chiếc đàn thần, hắn đã làm cho quân đội của đối phương thua liểng xiểng. Lúc thắng trận trở về, hắn được nhà vua hết lời khen ngợi, phong làm đại tướng, ban lộc rất hậu. Được giàu sang, hắn không còn nghĩ gì đến ân nhân của mình nữa. Nhà vua toan gả công chúa cho đại tướng nhưng vừa hứa hôn thì bỗng dưng công chúa bị câm. Vì thế hôn lễ đành phải hoãn lại chờ lúc công chúa lành bệnh mới cử hành.

Lại nói chuyện anh chàng câu cá khi trở về thấy mất bạn lại mất cả cây đàn thất huyền thì vội bỏ nhà đi tìm. Vào đến kinh đô, một hôm anh gặp người kia bây giờ đang ngồi trên kiệu sơn son thiếp vàng, có quân gia theo hầu đông nghịt. Anh đón kiệu lại, cất tiếng hỏi thăm bạn cũ. Nhưng người kia vừa gặp ân nhân của mình đã vội thét lính bắt trói lại. Thế rồi, để khỏi lộ chuyện, hắn vu cho anh làm giặc, sai nhốt một chỗ kín đáo, không cho ăn, để chờ ngày đưa ra pháp trường. Trong ngục tối, giữa khi anh chàng đang than thân trách phận thì bầy kiến ngày xưa đã tìm được cách lọt vào hỏi thăm:

– Tại sao ông bị giam ở đây ?

Anh chàng ngơ ngác không hiểu tiếng ai hỏi mình, bèn hỏi lại:

– Ai đó? Tại sao tôi chỉ nghe tiếng mà không thấy người ?

– Chúng tôi là bầy kiến mà ông cứu khỏi nạn lụt ngày xưa, hiện đang ở dưới chân ông đây!”. Anh chàng cúi xuống tìm kiến rồi kể chuyện cho kiến nghe nông nỗi của mình. Kiến nói:

– Chúng tôi không thể làm được gì nhưng để chúng tôi đi kiếm con chuột ngày ấy, may chuột có kế gì chăng

Lũ kiến bèn chia nhau mỗi con một phương đi kiếm chuột và báo tin không may của ân nhân cho chuột biết. Chuột bảo:

– Bây giờ chắc ông ấy đói lắm, để tôi mang vào ngục một ít thức ăn đã. Rồi tôi sẽ đi kiếm con trăn xem thử nó có mưu mẹo gì chăng.

Chuột liền đưa khoai và bánh lấy trộm được của một nhà hàng vào ngục cho anh chàng ăn. Anh tỏ lời cám ơn. Rồi cả gia đình nhà chuột lại kéo nhau đi tìm trăn. Lúc sắp đến nhà trăn, cả bầy chuột sợ trăn ăn thịt bèn trèo lên cây cao gọi xuống:

– Bác trăn ơi! Bác trăn ơi!.

Khi trăn ra, một con chuột già đánh bạo xuống kể chuyện cho trăn biết. Trăn nhả ra một viên ngọc bảo chuột đưa về cho ân nhân mà rằng:

– Viên ngọc này mài ra thành bột có thể chữa lành bệnh, ân nhân của chúng ta có thể đem chữa bệnh cho công chúa rồi nhờ đó mà thoát nạn

Khi được ngọc, anh chàng gọi người cai ngục đến nói mình có phép cứu công chúa khỏi câm. Người ta dẫn anh đến trước vua. Quả nhiên sau khi công chúa uống nước ngọc mài bỗng nói được, và câu đầu tiên của nàng là đòi lấy người cứu mình làm chồng. Vua rất 85 86 khen ngợi, hỏi anh ta vì sao có thứ thuốc thần diệu đến thế. Anh chàng kể lại đầu đuôi câu chuyện, từ lúc câu được rắn, cứu được các con vật và người, cho đến lúc bị người phản bội, còn các con vật lại tìm cách trả ơn, trong đó có con trăn cho mình viên ngọc quý. Vua nghe xong tắc lưỡi:

– Thật là bụng dạ con người sâu hiểm hơn cả những con vật nguy hiểm!.

Lập tức vua sai lính bắt giam tên đại tướng bất nghĩa kia để chờ ngày phán xử. Còn anh chàng đi câu được vua cho làm quan và gả công chúa. Anh ta sống một cuộc đời sung sướng hơn trước…