Xem Bài Thơ Núi Đôi / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Cô Gái Trong Bài Thơ “Núi Đôi”

Ông Trịnh Khanh và vợ, bà Phan Thị Khuyến trong ngày mừng thọ 70 tuổi.

Năm ấy, Ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 238 (Quân khu Việt Bắc) tổ chức buổi gặp mặt gia đình 81 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong thời kỳ chống Pháp tại Núi Đôi, xã Phù Linh (Sóc Sơn, Hà Nội)). Một cụ già gần 90 tuổi, râu tóc bạc phơ, nắm tay một ông lão hơn 70 tuổi, giơ lên cao, rồi dõng dạc tuyên bố: Đây là đồng chí Trịnh Khanh, chồng của nữ liệt sĩ Trần Thị Bắc và cũng là chàng trai nguyên mẫu trong bài thơ “Núi Đôi” nổi tiếng của Vũ Cao…

Năm ấy, Ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 238 (Quân khu Việt Bắc) tổ chức buổi gặp mặt gia đình 81 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong thời kỳ chống Pháp tại Núi Đôi, xã Phù Linh (Sóc Sơn, Hà Nội)). Một cụ già gần 90 tuổi, râu tóc bạc phơ, nắm tay một ông lão hơn 70 tuổi, giơ lên cao, rồi dõng dạc tuyên bố: Đây là đồng chí Trịnh Khanh, chồng của nữ liệt sĩ Trần Thị Bắc và cũng là chàng trai nguyên mẫu trong bài thơ “Núi Đôi” nổi tiếng của Vũ Cao…

…Năm 1947, vừa tròn 17 tuổi, Trịnh Khanh xung phong vào bộ đội, trở thành chiến sĩ đại đội Trần Quốc Tuấn, đóng quân tại xã Bắc Sơn (Sóc Sơn). Một hôm, chiến sĩ Trần Nhu (biệt danh là Nhu bẻm mép), quê ở Hà Tây, nét mặt hớn hở đến gặp Khanh, bảo:

– Cậu có một cô gái đồng hương tên là Bắc rất xinh, hiện đang theo học tại lớp y tá. Nếu muốn “cưa” thì bọn mình sẽ giúp.

Nói vui thế nhưng phải đến gần hai năm sau, Khanh mới gặp lại Bắc khi cô tiếp tục theo học lớp y tá của tỉnh Vĩnh Phúc. Họ hẹn ước khi nào thắng trận ở Bắc Hồng (Đông Anh) sẽ về tổ chức đám cưới. Cuối năm 1953, trước lúc bước vào trận đánh tiêu diệt quân địch càn quét ở xã Bắc Hồng (Đông Anh), chính trị viên Nguyễn Viết Bát ghé sát tai Khanh nói: “Đánh xong trận này, tớ sẽ giải quyết cho cậu nghỉ ba ngày ra vùng tự do để cưới vợ”. Vốn đã từng làm công tác văn thư ở đại đội chuyên “nói có sách, mách có chứng”, Khanh liền rút giấy bút ở trong túi ra và tự tay thảo vội bức “công văn” ngắn gọn: “… Đại đội Trần Quốc Tuấn đồng ý giải quyết cho đồng chí Trịnh Khanh về quê tổ chức lễ cưới với cô Trần Thị Bắc, đề nghị gia đình và chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ đồng chí Khanh hoàn thành nhiệm vụ. Ký tên…”. Thảo xong bức thư, Khanh đưa ngay cho chính trị viên duyệt và được anh cầm bút ký liền. Không ngờ, sau trận đánh ấy, anh Bát đã hy sinh.

Ít lâu sau, Khanh xin phép thăm gia đình. Bắc xem lá thư có chữ ký của chính trị viên Nguyễn Viết Bát, cô im lặng không nói, mà hai hàng nước mắt cứ trào ra… Họ quyết định xin phép gia đình làm đám cưới. Nhưng khi bàn công việc cụ thể thì cả hai đứa đều khóc, vì hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, chẳng có điều kiện để mua kẹo bánh, thuốc, nước mời bạn bè. Bắc đành trở lại vùng địch hậu gặp mẹ và thật bất ngờ, ngay hôm sau mẹ Bắc đã quẩy đôi quang gánh nặng, một bên là cậu em út, một bên là bánh kẹo lên vùng tự do Hồng Kỳ để làm lễ cưới cho con. Đêm tân hôn, vợ chồng Khanh được mọi người chuẩn bị cho một ổ rơm lót đệm lá chuối khô trong một túp lều nhỏ trên sườn đồi. Hai ngày sau, hai người lại phải chia tay nhau. Ngờ đâu đó là cuộc chia ly vĩnh viễn…

Ba tháng sau ngày cưới, Khanh nhận được ba lá thư của vợ nhắn đã gửi cho anh chiếc đồng hồ và chiếc áo len. Niềm vui vừa thoảng qua thì anh lại nhận thư của gia đình báo tin vợ đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ đưa đoàn cán bộ từ vùng địch hậu Lương Châu ra “vành đai trắng” Phù Linh. Cô đi trước để thăm dò, vừa đến chân Núi Đôi, không may rơi vào ổ phục kích của địch. Chúng bắt và bịt miệng cô lại với mưu đồ sẽ phục để “cất vó” toàn bộ số cán bộ đi sau. “Quyết không để cán bộ của ta sa vào tay giặc” – nghĩ vậy, Bắc đã chống cự quyết liệt, bất thình lình, cô lao vào tên quan Pháp, dùng hết sức bình sinh đạp vào chỗ hiểm của hắn. Bị đòn đau bất ngờ, tên quan Pháp kêu rống lên như con bò bị chọc tiết. Tên lính đứng cạnh đó vội dùng súng xả trọn một băng vào ngực cô. Thấy động, đoàn cán bộ của ta đã rút lui an toàn…

Một chiều đông năm 1955, một anh bộ đội về bên gò cầu Cồn. Người em họ của liệt sĩ Trần Thị Bắc nhận ra anh rể của mình đã òa lên khóc: “Chị Bắc nát ngực, máu đọng khô, nhiều viên đạn còn nằm trong đó”.

Sau này, mặc dù chỉ được nghe kể về tình yêu đôi lứa của anh bộ đội với nữ liệt sĩ Núi Đôi, nhà thơ Vũ Cao đã viết nên bài thơ “Núi Đôi” nổi tiếng.

Còn một chi tiết cảm động nữa, đó là vào cuối năm 1957, cả ba người mẹ là mẹ đẻ của nữ liệt sĩ Trần Thị Bắc, mẹ đẻ và mẹ nuôi của Trịnh Khanh đã đến thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung (Đông Anh) để hỏi vợ cho ông là bà Phan Thị Khuyến. Sau này, dù ở xa nhưng hằng năm, cứ đến ngày giỗ, tết, bà Khuyến lại cùng các con về thắp hương cho người nữ liệt sĩ Núi Đôi…

Bài và ảnh: NGÔ VĂN HỌC

Chuyện Tình Của Nữ Du Kích Trong Bài Thơ “Núi Đôi”

(Phunutoday) – Khi từ mộ người nữ du kích ấy trở về, Vũ Cao đã sáng tác bài “Núi Đôi”, sau này trở thành một trong những bài thơ được yêu mến nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cũng nhờ sự ra đời của bài thơ này mà ngay sau đó nữ du kích Trần Thị Bắc đã được công nhận là liệt sỹ.[links()] Năm 1975, có một người đàn ông đến xin gặp Đại tá, nhà báo, nhà thơ quân đội Vũ Cao để cảm ơn nhà thơ về bài thơ “Núi Đôi” mà ông đã viết cách đó gần 20 năm trước. Người đàn ông ấy nói, ông chính là chồng của cô du kích Trần Thị Bắc – nguyên mẫu ngoài đời thực của cô du kích trong bài thơ “Núi Đôi”.

Phải đến lúc đó, nhà thơ Vũ Cao mới biết rằng câu chuyện mà ông biết về người đã tạo cảm hứng cho ông viết bài thơ “Núi Đôi” nổi tiếng hóa ra mới chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ câu chuyện về cuộc đời ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ và hiên ngang của nữ du kích trẻ ở vùng quê Sóc Sơn này.

Bài thơ “Núi Đôi” và câu chuyện về nữ du kích trẻ tuổi gan dạ

Sinh thời, nhà thơ Vũ Cao vẫn thường kể cho nhiều người yêu thơ và đặc biệt là những người yêu thích bài thơ “Núi Đôi”- một trong những bài thơ thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông về hoàn cảnh khiến ông sáng tác bài thơ.

Liệt sĩ Trần Thị Bắc (sinh năm 1932 – mất ngày 21/3/1954)

Trần Thị Bắc đã chấp nhận hi sinh trong một trận càn của địch, để đánh động cho cơ sở của cách mạng. Nhờ đó, nhiều cán bộ cách mạng trong vùng hôm đó mới không bị rơi vào tay giặc. Gia đình và dân làng đã đưa cô về chôn ở giữa xóm Chùa.

Lúc còn sống, nữ du kích Trần Thị Bắc có yêu một người lính bộ đội cụ Hồ đi chiến đấu ở xa. Đến ngày hòa bình, khi người lính ấy trở về thì người yêu đã không còn. Và người lính ấy đã ngồi lặng lẽ bên mộ người con gái mình yêu, để hoài niệm về những kỉ niệm đẹp đã mãi mãi không thể trở lại.

Câu chuyện này đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho Vũ Cao. Ông đã đến xóm Chùa thăm mộ nữ du kích Trần Thị Bắc, thắp hương cho người con gái đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ.

Khi từ mộ người nữ du kích ấy trở về, Vũ Cao đã sáng tác bài “Núi Đôi”, sau này trở thành một trong những bài thơ được yêu mến nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cũng nhờ sự ra đời của bài thơ này mà ngay sau đó nữ du kích Trần Thị Bắc đã được công nhận là liệt sỹ.

Trong bài thơ “Núi Đôi” có câu thơ: “Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo/ Em còn trẻ lắm, nhất làng trong/ Mấy năm cô ấy làm du kích/ Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng”. Khi viết bài thơ “Núi Đôi”, tác giả đã đinh ninh nguyên mẫu của mình là một cô gái chưa chồng.

Phải đến 20 năm sau, khi có một người đàn ông đến xin gặp nhà thơ để gửi lời cảm ơn nhà thơ và tự nhận mình chính là chồng của cô du kích Trần Thị Bắc, thì nhà thơ Vũ Cao mới biết được sự thật đầy đủ và chi tiết về mối tình đẹp nhưng có một cái kết buồn của cô du kích Trần Thì Bắc.

Liệt sĩ Trần Thị Bắc (sinh năm 1932 – mất ngày 21/3/1954) tại xóm Chùa, thôn Xuân Dục Đoài, xã Phù Linh (xã Lạc Long cũ), huyện Sóc Sơn – Hà Nội. Là con gái đầu lòng của một gia đình cách mạng, bố và các bác, các chú đều tham gia cách mạng, có những người là liệt sỹ nên khi mới ngoài 10 tuổi, Trần Thị Bắc đã thấm nhuần tinh thần cách mạng.

Ở tuổi 16 – 17, cô thiếu nữ xóm Chùa Trần Thị Bắc đã tham gia vào du kích và được đánh giá cao về tinh thần quyết liệt cũng như sự gan dạ, mưu trí. Ngày đó, vùng Sóc Sơn là nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Đây được coi như nơi tiếp nối giữa vùng tự do và vùng địch hậu.

Giặc Pháp tranh chấp vùng đất này rất quyết liệt với hi vọng sẽ tạo ra những “vùng trắng”, bao vây các cán bộ cách mạng đang cài lại trong vùng địch hậu, đồng thời ngăn cản cán bộ từ vùng tự do xâm nhập vào.

Phong trào du kích của Sóc Sơn những năm ấy phát triển mạnh và chính những du kích như cô thiếu nữ Trần Thị Bắc là những người có công lớn trong việc đảm bảo thông tin liên lạc cũng như đảm bảo cho sự an toàn của các cán bộ cách mạng ra và vào vùng tạm chiếm.

Những người già ở Phù Linh kể rằng khi còn sống, cô du kích Trần Thị Bắc nổi tiếng là một cô gái vừa xinh đẹp, hát hay, lại khéo ăn khéo nói và thông minh, nhanh trí.

Thế nên không phải ngẫu nhiên mà khi chưa đầy 20 tuổi, Trần Thị Bắc đã là một nữ du kích được cấp trên tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng cùng một lúc: vừa làm công tác quân báo, liên lạc, đưa đón cán bộ cách mạng vào vùng địch hậu và ra vùng tự do; cũng như làm công tác binh vận với quân địch và những đối tượng thân địch.

Người ta luôn thấy cô làm việc luôn chân luôn tay, hết mình với cách mạng. Khi thì cô đi chợ bán hàng, trò chuyện với bà con ở chợ để tuyên truyền ý thức cách mạng cho bà con, khi thì cô giúp đỡ cán bộ cách mạng trong vùng địch và đảm bảo sự an toàn cho họ trước sự nhòm ngó của địch.

Cô còn liều lĩnh đến mức thường xuyên cắt cỏ quanh đồn bốt địch, làm quen với những tên giặc và dần dà thu phục tình cảm của chúng.

Quân giặc đóng ở những đồn bốt quanh vùng quý cô đến nỗi dần dần có những người bị cô cảm hóa, trở thành nguồn tin quan trọng cung cấp tin cho cô để cô báo ra cho cơ sở ở vùng tự do về những âm mưu và kế hoạch hoạt động của địch.

Người lính bộ đội cụ Hồ mà nữ du kích Trần Thị Bắc đem lòng yêu ở ngoài đợi thực chính là ông Trịnh Khanh, nay đã 80 tuổi. Ông Trịnh Khanh hiện sống ở thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Ngày đó ông Trịnh Khanh là bộ đội, đóng quân ở đại đội Trần Quốc Tuấn. Khi nữ du kích Trần Thị Bắc được cử đi học lớp y tá trên huyện đội Sóc Sơn, một người bạn cùng đơn vị với ông Trịnh Khanh đã kể về Trần Thị Bắc cho ông Trịnh Khanh nghe.

Tò mò về một cô du kích cùng quê, vừa xinh đẹp lại vừa có tiếng gan dạ, dũng cảm, ông Trịnh Khanh đã đến gặp gỡ, làm quen. Sau nhiều lần trò chuyện, cả hai đã dần cảm mến nhau. Nhưng phải 2 năm sau đó, vào năm 1952, người lính cụ Hồ và nữ du kích Trần Thị Bắc mới ngỏ lời yêu nhau.

“Núi vẫn đôi mà anh mất em”

Yêu nhau nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, ông Trịnh Khanh làm nhiệm vụ của một người lính ở đơn vị, nữ du kích Trần Thị Bắc thì tham gia lực lượng du kích kiêm cứu thương ở quê nhà, nên phải đến cuối năm 1953, nhờ đơn vị tạo điều kiện, đám cưới của Trần Thị Bắc và Trịnh Khanh mới diễn ra ở vùng tự do, ngay tại nơi đóng quân của đơn vị.

Đám cưới của họ diễn ra trong hoàn cảnh chiến tranh khó khăn nên vô cùng thiếu thốn, đến bánh kẹo, chè thuốc mời bạn bè, anh em cũng không có.

Thương cô con gái đầu lòng, mẹ của nữ du kích Trần Thị Bắc đã lặn lội đi từ trong vùng địch hậu ra vùng tự do để mang cho con gái ít chè thuốc, kẹo bánh làm đám cưới.

Chiếc giường cưới đêm tân hôn của họ cũng chỉ là một cái ổ rơm trong một căn lán nhỏ được đồng đội dựng lên giữa rừng để tạo điều kiện cho đôi vợ chồng trẻ. Trần Thị Bắc và Trịnh Khanh chính thức nên duyên vợ chồng từ năm 1953.

Ngay sau đêm tân hôn, vợ chồng nữ du kích Trần Thị Bắc lại phải hai người đôi ngả. Đó cũng là lần cuối cùng họ gặp lại nhau.

Không chỉ nhà thơ Vũ Cao mà ngay cả nhiều người dân trong vùng khi đó cũng không hề biết về đám cưới của nữ du kích Trần Thị Bắc nên họ luôn đinh ninh đến lúc chết, cô vẫn là một cô gái chưa chồng.

Nhiều thế hệ độc giả sau này cũng đinh ninh như thế. Chỉ đến khi ông Trịnh Khanh xuất hiện trước mặt nhà thơ Vũ Cao và kể về mối tình của ông với liệt sỹ Trần Thị Bắc, câu chuyện mới được sáng tỏ.

Sở dĩ đám cưới của liệt sỹ – nữ du kích Trần Thị Bắc ít người biết đến ngoài gia đình, người thân là vì khi đó quê của cả liệt sỹ Trần Thị Bắc và ông Trịnh Khanh đều nằm trong vùng tạm chiếm.

Đám cưới của họ diễn ra ở vùng tự do, lại phần vì cả hai vợ chồng liệt sỹ Trần Thị Bắc đều hoạt động cách mạng nên chuyện đám cưới không được phổ biến rộng rãi, vì lo ngại sự chú ý bất lợi của địch.

Tháng 3/1954, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đi vào giai đoạn cuối, giặc điên cuồng càn quét vùng tạm chiếm với mục đích bắt bớ, chém giết những cán bộ cách mạng.

Đêm ngày 21/3, khi đang làm nhiệm vụ đi tiền trạm cho một đoàn cán bộ đi công tác, nữ du kích Trần Thị Bắc đã rơi vào ổ phục kích của địch. Để đánh động cho các đồng chí của mình, nữ du kích Trần Thị Bắc đã kháng cự quyết liệt với bọn địch, khiến chúng điên cuồng bắn chết cô. Cô hi sinh khi mới 22 tuổi.

3 tháng sau ngày cưới, vào một buổi chiều ở đơn vị, ông Trịnh Khanh nhận được cùng một lúc 2 bức thư, một bức thư của người vợ mới cưới kèm theo một chiếc áo len làm quà tặng cho chồng và một bức thư của gia đình gửi báo tin vợ đã hi sinh.

Bàng hoàng khi nhận được món quà cuối cùng của vợ cũng là lúc biết người vợ yêu thương của mình đã ra đi mãi mãi, nhưng phải đến cuối năm 1954, người lính Trịnh Khanh mới được về quê thăm mộ vợ.

Ngày trở về với chiếc ba lô trên vai, ông Trịnh Khanh đã ngồi lặng lẽ suốt một buổi chiều trước mộ người vợ mới cưới. Khi đó tâm trạng của ông đúng như những gì nhà thơ Vũ Cao đã kể viết trong bài “Núi Đôi”:

“Anh ngước nhìn lên 2 dốc núi/ Hàng cây bờ cỏ con đường quen/ Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói/ Núi vẫn đôi mà anh mất em”. Mối tình đẹp của người lính cụ Hồ với cô du kích Sóc Sơn đã có một cái kết không thể buồn hơn.

Sau nhiều năm tháng trôi qua, nỗi đau mất đi người vợ hiền mới cưới chưa lâu dần lắng xuống, ông Trịnh Khanh mới nên duyên cùng bà Lê Thị Khuyến (người thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh).

Tuy duyên phận của ông với liệt sỹ Trần Thị Bắc rất ngắn ngủi, nhưng với cha mẹ cũng như những người em của liệt sỹ Trần Thị Bắc, ông Khanh đã trở thành người ruột thịt trong nhà.

Mẹ vợ ông Khanh, cũng là mẹ ruột của liệt sỹ Trần Thị Bắc chính là người đã cùng với mẹ đẻ của ông giúp ông đi hỏi cưới người vợ sau này.

Tuy đã có gia đình mới, có vợ con và cuộc sống yên ấm nhưng sau này vợ chồng ông Trịnh Khanh và những người em của liệt sỹ Trần Thị Bắc vẫn luôn yêu quý, trân trọng nhau.

Họ vẫn thường gặp gỡ nhau vào những ngày lễ tết, ngày giỗ của liệt sỹ Trần Thị Bắc và cùng nhau kể lại câu chuyện về người vợ, người chị của họ – nữ du kích trong bài “Núi Đôi” năm nào.

Vẻ Đẹp Bài Thơ ” Núi Đôi” Của Vũ Cao.

Đối với bạn đọc, Vũ Cao chưa hẳn là một nhà thơ quen thuộc như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu… Nhưng ai đã đọc ” Núi đôi” của Vũ Cao thì không thể quên những lời thơ, những suy nghĩ rất thành thật của ông qua bài thơ.Vũ Cao viết “Núi đôi” trong những ngày chống Pháp. Nỗi đau của sự mất mát to lớn kết tinh, lắng đọng trong thơ ông, nhưng nỗi đau không làm người chiến sĩ ngã gục mà từ đó họ vững vàng hơn trong cuộc chiến đấu mới. “Núi đôi” là một hiện thực tồn tại của thiên nhiên, cũng là tồn tại của niềm hạnh phúc trong mối tình Xuân Dục – Đoài Đông. “Núi đôi” mang phong vị của một bài ca dao. Câu chuyện trong thơ mang màu sắc dân gian. Hai người yêu nhau. Tình yêu của họ gắn với tình yêu đất nước, quê hương. Cuối một mùa chiêm quân giặc đến, người con trai ra trận. Ngày ngừng bắn anh trở về thăm quê hương thì được tin người con gái đã ngã xuống bên mảnh đất này. Cái chết không đến với người chiến sĩ mà đến với người du kích ở lại. Vũ Cao viết “Núi đôi” hình như cũng chỉ để dành riêng cho người đã ngã xuống với tất cả tấm lòng yêu thương, nhung nhớ. Suốt bài thơ, người con trai gọi “em” xưng “anh” như đang nói với người con gái ở quê hương ” Bảy năm về trước em mười bảy Anh mới đôi mươi trẻ nhất làngXuân Dục – Đoài Đông hai cánh lúaBữa thì em tới bữa anh sang”Tình yêu của họ không biết bắt đầu từ bao giờ, nhưng nó gắn bó với cánh đồng, với đồi núi của làng quê Xuân Dục – Đoài Đông. Có những lần, khi đùa người con gái đã nghĩ đến hạnh phúc trăm năm. “Lối ta đi giữa hai sườn núiĐôi ngọn nên làng gọi núi đôiEm vẫn đùa anh sao khéo thếNúi Chồng, núi Vợ đứng song đôi”Những âm tiết cuối của dòng thơ ” núi, đôi, đôi…” tượng trưng cho sự vững chắc, rắn chắc. Hai từ ” núi đôi” , ” sánh đôi” có lẽ tượng trưng cho niềm hạnh phúc và sự đau xót lắng đọng cùng một lúc trong một con người. Núi đôi không phải chỉ có những lời ca ngợi tình yêu, ca ngợi những kỉ niệm êm đềm nơi đồng quê Xuân Dục, Đoài Đông mà còn là hình ảnh đau thương của quê hương ” Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau” . Và ngày ngừng bắn khi hành quân qua huyện, anh ghé ” thăm nhà, thăm núi đôi” nhưng : ” Mới đến đầu ao tin sét đánh Giặc giết em rồi dưới gốc thông”Giặc giết người yêu, giết cả ước mơ, giết chết hạnh phúc lứa đôi của anh. Biết bao đau đớn bàng hoàng đến vào lúc anh đang ” náo nức” hy vọng nhất. Giang Nam trong “Quê hương” đã nói lên nỗi lòng người con trai lúc ấy:

” Không tin được dù đó là sự thật. Giặc giết em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích em ơi Đau xé lòng anh chết nửa con người”Cùng chung với nỗi đau ấy, Vũ Cao viết ” tin sét đánh” nói lên được sự thảng thốt, bàng hoàng của người chiến sĩ khi nghe tin người yêu mất. Nhưng người chiến sĩ trong ” Núi đôi” không gục ngã, cái chết anh dũng ” dưới gốc thông” của người yêu có làm anh đau đớn tột độ nhưng với những suy nghĩ chân thành tha thiết, anh tự hào ” Em sống trung thành, chết thuỷ chung”Chính cuộc kháng chiến anh dũng này, chính cuộc đời ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ, trong sáng vô ngần của người yêu đã đem lại cho anh trong nỗi nghẹn ngào có niềm kính phục ngưỡng mộ, tôn vinh. Nghĩ đến người yêu, anh nghĩ đến kỉ niệm “Anh ngước nhìn lên hai dốc núiHàng thông, bờ cỏ con đường quenNắng bụi bỗng dưng mờ bóng khóiNúi vẫn đôi mà anh mất em”Một hình ảnh tưởng như vô tình mà mang nhiều ý nghĩa ” anh ngước nhìn” . Trước nỗi đau anh không cúi mặt, câu thơ diễn tả nỗi niềm mất mát, tâm trạng xúc động tê tái: ” Núi vẫn đôi mà anh mất em”Từ tấm lòng nặng ân tình và những suy nghĩ đẹp đẽ ấy, Vũ Cao đã tìm một lời kết đẹp cho bài thơ: “Anh đi bộ đội sao trên mũMãi mãi là sao sáng dẫn đườngEm sẽ là hoa trên đỉnh núiBốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm”Câu thơ được viết ra từ một tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ. Hình ảnh quen thuộc ” Sao trên mũ” đã gắn bó với người lính trong thời gian “chiến đấu quên mình năm lại năm”. “Sao trên mũ” là hình ảnh tượng trưng cho lý tưởng, niềm tự hào chính đáng, là hướng đi của người lính cũng là người bạn chia sẻ cùng anh nỗi buồn, giúp anh đứng vững trong tư thế người chiến sỹ. Lý tưởng đẹp ấy là lý tưởng anh đã chiến đấu suốt bao năm dài, là lý tưởng mà người yêu anh đã ngã xuống vì nó. Người yêu là người liệt sĩ của Tổ Quốc. Hình ảnh của cô gái Đoài Đông là một bông hoa tuyệt đẹp trong suy nghĩ của anh, toả cho cuộc sống hương vị trong lành. “Em sẽ là hoa trên đỉnh núi.Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm”Là một bông hoa thơm tuyệt đẹp như tâm hồn người chiến sĩ, như cuộc đời người du kích. Tất cả những gì ở câu thơ toả ra là một “ngôi sao” ; không phải chỉ ở trên mũ mà ở ngay trong trái tim anh. Ánh sáng của ngôi sao, qua câu thơ truyền đến mỗi trái tim người đọc, làm ấm lòng người. Hình như Vũ Cao không có ý định viết cho chúng ta, ông viết để tặng riêng cho người du kích. Bài thơ từ đầu đến cuối vẫn giữ nguyên một giọng điệu, một giọng thơ, giọng những lời tâm sự âu yếm với người yêu. Lúc reo vui khi nhắc đến kỉ niệm, lúc nghẹn ngào khi nói đến nỗi đau của sự mất mát, lúc đinh ninh như một lời thề thuỷ chung. Dẫu nhà thơ không có ý định viết cho chúng ta thì những tình cảm chân thành của ông, hình ảnh rất đẹp của mối tình, cái chết của người con gái và lời kết cuối bài thơ luôn làm chúng ta suy nghĩ. Mình phải sống như thế nào trong cuộc sống hôm nay.

Đặng Thị Xuân Hương ổ trưởng Tổ Văn, trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên (tạpchivan.com)

Vẻ Đẹp Núi Đôi Quản Bạ: Non Sông Hùng Vĩ Và Đậm Chất Thơ

Thung lũng Quản Bạ – “Miền đất hứa” thơ mộng của tỉnh Hà Giang

Thung lũng Quản Bạ là một phần nhỏ bé thuộc cao nguyên đá Đồng Văn. Nơi đây có nhiều sông suối xen kẽ với vùng đồng bằng và được ôm trọn bởi những dãy núi sừng sững xanh mướt quanh năm. Những con đèo quanh co, những con dốc cheo leo hiểm trở không cản bước được những người du khách đội mây mà đến. Bởi lẽ thung lũng Quản Bạ ẩn chứa những nét đẹp nguyên sơ bí ẩn luôn thôi thúc con người ta tìm tòi, khám phá.

Nhắc đến Quản Bạ, không một ai có thể bỏ qua địa danh núi đôi Quản Bạ nổi tiếng. Cái tên này được người dân nơi đây đặt cho hai ngọn núi cao và thoải tương đương nhau. Chúng được tạo hóa đặt ngay sát nhau tạo thành những hình dung về bộ ngực của người phụ nữ. Cây cối xanh tốt phủ kín ngọn núi này quanh năm. Điều này lại càng gợi lên những ý niệm về sự ngọt lành trong dòng sữa mẹ, đúng như cái tên mà người dân nơi đây dành tặng cho núi đôi Quản Bạ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cấu trúc dạng nón của ngọn núi này là do quá trình phong hóa đá dolomite. Đây có loại đá phổ biến trong cao nguyên đá Đồng Văn. Đá bị vỡ thành những mảnh nhỏ và di chuyển dọc theo sườn núi dưới tác động của trọng lực và dòng chảy của nước mưa. là một hoạt động thu hút rất nhiều khách du lịch bởi dáng vẻ độc lạ và câu chuyện ẩn chứa đằng sau nó. Và núi đôi Quản Bạ là một trong Khám phá núi đôi Quản Bạ những địa điểm du lịch Hà Giang không thể bỏ lỡ khi đến đây.

Truyền thuyết ngàn đời của núi đôi Quản Bạ

Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh vẻ đẹp núi đôi Quản Bạ. Nổi tiếng nhất vẫn là câu chuyện cảm động về tình yêu đôi lứa và tình mẫu tử cao đẹp của một nàng tiên trót say mê tiếng đàn dưới trần.

Chuyện kể rằng có một chàng trai người H’mông nọ, chàng có tài thổi đàn môi rất hay. Khi tiếng đàn của chàng cất lên, vạn vật đều im lặng để thưởng thức tiếng đàn ấy. Tiếng đàn khi thì thanh thoát như tiếng suối chảy róc rách, khi lại chất chứa ưu tư như những tiếng vang vọng xa xăm của núi rừng.

Tiếng đàn vương mãi trong không gian, kéo theo cả những mối tương tư của một nàng tiên nữ xinh đẹp trên thiên đình. Nàng vì quá say mê âm thanh diệu kỳ ấy mà đã xuống trần để tìm chàng. Nguyệt lão đã se duyên cho đôi trai tài gái sắc ấy và nàng quyết định sẽ ở lại hạ giới, ở lại bên cạnh chàng. Tình yêu của họ kết trái thành một bé trai bụ bẫm kháu khỉnh.

Tuy nhiên niềm hạnh phúc nhỏ bé đó không tồn tại được lâu. Nàng bị Thiên đế bắt ép trở về thiên đình cho dù đã ra sức khóc lóc van xin. Vì quá thương chồng và đứa con thơ nàng dứt ruột đẻ ra vẫn đang ngày đêm khóc ngằn ngặt vì đói sữa mẹ, nàng đã bỏ lại gò bồng đào căng sữa của mình lại hạ giới để nuôi con. Lâu dần, đôi nhũ hoa ấy biến thành hình dáng ngọn núi đôi Quản Bạ ngày nay. Hai ngọn núi tròn đầy và cân đối giống như bầu ngực người mẹ đến kỳ lạ.

Vẻ đẹp núi đôi Quản Bạ vào các mùa trong năm

Mùa xuân – Cái chạm tay của đất và trời

Mùa xuân là mùa cây cối nảy lộc, vạn vật tái sinh. Khoảnh khắc giao nhau giữa năm mới và năm cũ, giữa đất và trời để lại cho ngọn núi này vẻ đẹp bừng sáng của muôn vàn loài hoa đua nở. Những cành hoa mận trắng muốt, hoa đào thắm hồng lấp ló giữa những chồi cây xanh non trên đỉnh núi là một tuyệt tác nghệ thuật của thiên nhiên ban tặng cho con người.

Ngọn núi lúc này mang vẻ đẹp đằm thắm, e lệ của một người thiếu nữ đương độ xuân thì. Vẻ đẹp diễm lệ đó khiến người ta khao khát chỉ muốn giữ cho riêng mình. Những màn sương mỏng se lạnh trong không khí lại càng tô điểm thêm cho khung cảnh kỳ ảo của núi đôi Quản Bạ và vùng thung lũng dưới chân núi.

Mùa hạ – Cánh đồng lúa xanh thẳm trải dài vô tận

Khi vào hạ, núi đôi Quản Bạ mang vẻ đẹp hùng vĩ và phóng khoáng hơn bao giờ hết. Khắp đất trời nơi đây được bao phủ bởi một sắc xanh mát lành đến từ cây cối và những ruộng lúa xa tít tắp. Những dải lụa xanh non khổng lồ uốn lượn dưới chân núi là vẻ đẹp đặc trưng của vùng núi cao Quản Bạ. Từng vạt nắng mới xuyên qua mây, vờn nhẹ trên sườn núi mang lại cảm giác bình yên và tự do chưa từng có.

Khoảnh khắc kỳ diệu nhất của mùa hè ở Quản Bạ là khi hoàng hôn thủng thẳng buông xuống nhuộm đỏ một góc trời. Non sông hùng vĩ trở nên tĩnh lặng và gần gũi hơn trong thứ ánh nắng kỳ diệu màu đỏ cam Hình ảnh ấn tượng khi mặt trời chìm dần sau núi đôi đã níu giữ được biết bao nhiêu bước chân của những người du khách đến đây để tìm lại sự thanh thản trong tâm hồn.

Mùa thu – Cái đẹp nao lòng của những ruộng lúa chín vàng ươm

Sang thu, cổng trời Quản Bạ tràn ngập mùi thơm ngai ngái của những cánh đồng lúa chín bạt ngàn. Ngọn núi xanh mướt phía trên đối lập với màu vàng ruộm của những ruộng lúa đang vào kỳ thu hoạch phía dưới. Thêm vào đó là bức nền xanh thẳm cao vút của bầu trời mùa thu sẽ thỏa mãn tất cả các giác quan của du khách.

Mùa đông – Đỉnh núi lảng bảng khói sương mịt mờ

Vẻ đẹp núi đôi Quản Bạ rất khác khi mùa đông buông xuống. Cái rét của nơi núi rừng này gay gắt hơn ở vùng đồng bằng rất nhiều. Những cơn gió buốt da thịt trút xuống khiến ta chỉ muốn rúc thật sâu vào lớp áo ấm và hít hà mùi khói bếp thoang thoảng xung quanh. Nhưng cũng vì lẽ đó mà nhiều người muốn trải nghiệm cái rét buốt đúng chất mùa đông ấy.

Mùa đông đến mang theo sương khói lảng bảng khắp những con ngõ nhỏ, có khi còn nuốt trọn cả đỉnh núi đôi Quản Bạ. Lúc ấy ngọt núi đứng sừng sững với một vẻ đẹp trầm lắng và đơn độc. Nhưng khi mặt trời lên trên đỉnh núi, ánh nắng hiu hắt ấy sẽ xua tan bớt sự mịt mờ và trả lại khung cảnh đẹp đến không thật cho cảnh sắc nơi đây. Mùa đông cũng là mùa của tiếng lép bép trong bếp củi và những món ăn nghi ngút khói khiến du khách khó lòng quên được.