Xem Bài Thơ Nàng Tiên Ốc / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Bài Thơ Nàng Tiên Ốc

Bài thơ Nàng tiên Ốc [Phan Thị Thanh Nhàn]

Bài thơ Nàng tiên Ốc là truyện cổ tích nói về một nàng tiên chăm chỉ bước ra từ vỏ ốc, được nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn kể lại bằng những vần thơ hấp dẫn.

Xưa có bà già nghèo Chuyên mò cua bắt ốc Một hôm bà bắt được Một con ốc xinh xinh Vỏ nó biêng biếc xanh Không giống như ốc khác Bà thương không muốn bán. Bèn thả vào trong chum.

Rồi bà lại đi làm. Đến khi về thấy lạ: Sân nhà sao sạch quá Đàn lợn đã được ăn Cơm nước nấu tinh tươm Vườn rau tươi sạch cỏ.

Bà già thấy chuyện lạ Bèn cố ý rình xem Thì thấy một Bước ra từ chum nước. Bà già liền bí mật. Đập vỡ vỏ ốc xanh Rồi ôm lấy nàng tiên Không cho chui vào nữa Hai mẹ con từ đó Rất là yêu thương nhau…

Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn

Nội dung bài thơ

Bài thơ này đã được rất nhiều trường mầm non đưa vào trong chương trình giảng dạy cho các bé, và được in trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1.

Nội dung bài thơ Nàng tiên Ốc kể về một bà già nghèo khó, tốt bụng, chuyên mò cua bắt ốc để sống qua ngày. Trong lúc làm việc thì bà vô tình mò được một con ốc có màu xanh biếc. Thấy đẹp nên bà thả vào trong chum nước nhà mình. Khi bà đi làm thì con ốc xanh biến thành một nàng tiên. Nàng tiên Ốc đã giúp bà những điều kỳ diệu. Bà già bí mật đập vở vỏ ốc và giữ nàng tiên ở lại với mình.

Bài thơ được nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn kể lại dựa trên một câu chuyện cổ tích dân gian Việt Nam, được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích. Câu chuyện cho chúng ta một bài học hết sức ý nghĩa về tình người. Những người nhân hậu, ở hiền gặp lành, chăm làm, tốt bụng luôn được mọi người yêu mến, và được sống hạnh phúc. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng yêu thương nhau và quý mến nhau.

Câu hỏi thử thách trong bài thơ Nàng tiên Ốc

Bà già bắt được con ốc như thế nào?

Từ khi có con ốc, nhà bà có chuyện gì lạ?

Ai đã giúp bà già?

Bà đã làm gì để Nàng tiên Ốc ở lại với mình?

Hai mẹ con đã sống với nhau như thế nào?

Truyện Cổ Tích Việt Nam: Nàng Tiên Ốc

Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nhỏ có một bà lão tuổi cũng đã cao và vô cùng nghèo khó. Trông bà rất gầy gò, ốm yếu, nét mặt bà nhăn nhúm và đượm một vẻ buồn phiền. Bà sống một mình trong một chiếc lều nhỏ rách nát chỉ đủ che mưa che nắng chứ không che được những cơn gió rét của mùa đông. Bà không có con, không có cháu bên cạnh mình để đỡ đần và chăm sóc những lúc ốm đau.

Ngày qua ngày, bà phải ra ngoài đồng mò từng con cua, bắt từng con ốc nhỏ để đổi lấy tiền mua gạo sinh sống qua ngày.

Rồi một hôm, trong lúc đang bắt ốc, bà bắt được một con ốc rất đẹp. Con ốc có chiếc vỏ màu xanh ngọc bích, nó to hơn ngón cái bà một chút và tỏa ra những ánh sáng lấp lánh rất đẹp dưới ánh mặt trời. Bà vui mừng, nâng niu con ốc trên đôi bàn tay gầy guộc nhăn nheo và đầy vết chai sạm của mình. Bà thấy rất thương ốc nên bà không bán mà đem nó về nuôi trong một chiếc chum nước dựng ở sân nhà.

Hôm sau, bà vẫn ra đồng như thường lệ, nhưng lần này giữa buổi bà quay trở về nhà. Về tới cổng, bà rón rén bước tới nép sau cánh cửa để xem ai giúp bà hôm qua. Bà thấy từ trong chiếc chum nước bước ra là một cô gái xinh đẹp, làn da cô trắng hồng, đôi mắt to đen như mắt bồ câu ẩn dưới hai hàng mi cong vút. Mái tóc cô đen một màu đen ánh và dài óng ả. Cô khoác trên mình một chiếc áo màu ngọc bích, dáng đi nhẹ nhàng uyển chuyển nhưng cô vẫn làm việc nhà một cách nhanh thoăn thoắt. Cô dọn dẹp nhà cửa, quét sân, nhổ cỏ sau vườn. Khi công việc vườn tược xong xuôi, cô lại đong gạo nấu cơm cho bà lão.

Đến lúc này thì bà lão đã nhận ra tất cả, bà nhẹ nhàng bước tới chiếc chum, lấy chiếc vỏ ốc rồi đập vỡ. Nghe thấy tiếng động, cô gái vội vàng quay lại chiếc chum để chui vào chiếc vỏ ốc nhưng đã quá muộn. Bà lão chạy tới ôm lấy cô và nói:

– Con gái! Hãy ở lại đây với mẹ!

Từ đó trở đi, bà lão và cô gái sống với nhau rất vui vẻ và hạnh phúc.

Phát Triển Ngôn Ngữ Nàng Tiên Ốc

* Hoạt động 1:

– Cho chu ht bi “C vng b

ơi”

+ Con vừa ht bi ht nĩi về con gì? C sống ở đâu? Ngoài cá ra con cịn biết con vật no sống dưới nước nữa.

+ Con vừa ht bi ht nĩi về con gì? C sống ở đâu? Ngoài cá ra con cịn biết con vật no sống dưới nước nữa.

– Cô đọc câu đố:

Nhà tôi thường ở bờ ao

Nhà tôi thường ở bờ ao

Chỉ có 1 cửa ra vào mà thôi

Chỉ có 1 cửa ra vào mà thôi

Mang nhà đi khắp mọi nơi

Mang nhà đi khắp mọi nơi

Không đi đóng cửa nghỉ ngơi 1 mình.

Không đi đóng cửa nghỉ ngơi 1 mình.

– Con xem đây có phải con ốc không?

+ Ốc sống ở đâu?

+ Ốc sống ở đâu?

+ Ốc có thân như thế nào?

+ Ốc có thân như thế nào?

– Muốn di chuyển để tìm thức ăn ốc phải làm gì?

– ốc đẻ con hay đẻ trứng?

– ốc có chất dinh dưỡng gì?

+ Con biết không trong thơ chuyện có 1 con ốc rất lạ nó có phép màu. Vậy biết nó lạ như thế nào các con hãy nghe cô đọc Nội dung

:

Bài thơ nói về việc bà cụ đi bắt ốc gặp 1 con ốc đẹp bà đem về nhà nuôi và chuyện lạ đã xảy ra. Con ốc ấy là 1 nàng tiên, khi bà đi làm thì thì nàng tiên ốc ở nhà giúp bà như nấu cơm, cho lợn ăn, quét sân, làm cỏ. 2 người sống hạnh phúc bên nhau.

– Cô đọc lần 2 + xem tranh. Cô chỉ từ và đọc theo từ.

      

* Giải từ khó

Chuyên mò cua bắt ốc: là công việc bà làm hằng ngày

– Xinh xinh: nhỏ nhắn, xinh đẹp

– Chum: vại nước, lu nước

– Tinh tươm: gọn gàng, sạch sẽ

– Bí mật: kín đáo không để ai nhìn thấy

*

Trị chơi chung s

ức

Cơ chia l

ớp làm 2 đội thi đua trả lời câu hỏi

– Cô vừa đọc con nghe bài thơ gì? do ai sáng tác?

– Bà cụ nghèo bắt được con gì? có màu gì?

– Bà nuôi ốc ở đâu? tại sao bà không nuôi ở nơi không có nước?

– Khi bà đi vắng thì chuyện gì đã xảy ra?

– Nàng tiên ốc đã giúp bà làm những công việc gì?

– Bà cụ đã làm gì để nàng tiên ốc ở lại với bà?

-Câu thơ nào nói lên 2 người sống với nhau rất hạnh phúc?

– Qua bi thơ giúp con hiểu điều gì?

Hoạt động 2:

Cho lớp đọc theo cơ 2-3 lần

Cho lớp đọc theo cơ 2-3 lần

– Gọi luân phiên nhóm tổ đọc nối tiếp.Cô chú ý sửa sai cho trẻ về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ.

– Cô khuyến khích cháu ra điệu bộ minh hoạ.

– Gọi cá nhân đọc nối tiếp nhau.

* Hoạt động 3:

Dn + ghp từ con ốc

– Cô chia lớp làm 3 đội thi đua

– Cô nhận xét khen trẻ

*

Đóng vai

– Cho cháu thể hiện lại vai nhân vật, cô dựng cảnh khuyến khích cháu diễn đạt mạch lạc, tròn câu.

Cô tóm ý: các con thấy ở hiền thì gặp lành vì vậy các con phải biết giup đỡ ông bà, cha mẹ, giúp đỡ người già lớn tuổi, người tàn tật với những việc làm vừa sức của mình Trò chơi

“Con thỏ”.

– L

ớp ht

– chu trả lời

– Chu trả lời

– Chu trả lời

– Lớp nghe

– Trẻ nghe cô đọc

– trẻ nghe

– trẻ nghe và đọc lại

– Trẻ tham gia trả lời

– trẻ trả lời

– Lớp đọc

– Nhóm, tổ đọc luân phiên

– 3, 4 trẻ đọc

– 3 tổ trẻ thực hiện

– Trẻ tham gia đĩng vai

– trẻ chơi

Dựa Vào Bài Thơ Nàng Tiên Ốc Hãy Kể Lại Bằng Lời Của Em Và Nêu Ý Nghĩa Của Câu Chuyện

Thuở ấy có một bà già nghèo sống độc thân. Bà tự mình ngày ngày ra đồng mò cua bắt ốc để kiếm sống qua ngày. Một hôm, bà bắt được một con ốc, vỏ nó phủ một màu xanh biếc trông rất lạ, rất xinh. Vì vậy, bà đem thả vào một chum nước.

Không hiểu sao từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy một điều lạ lắm. Dường như có một bàn tay nội trợ khéo léo nào đó đã giúp bà làm hết mọi chuyện trong nhà. Từ quét dọn nhà cửa, vun xới vườn tược, cho lợn gà ăn uống đầy đủ no say đến mâm cơm cũng được dọn sẵn lên bàn, tươm tất đâu vào đấy. Bà quyết định tìm ra nguyên nhân sự lạ ấy. Một hôm bà giả vờ đi làm như mọi ngày, đến nửa đường bà bèn quay lại, tìm chỗ kín, ngồi rình xem chuyện gì đã xảy ra ở nhà mình. Bỗng nhiên, bà thấy một người con gái từ trong chum nước bước ra. Nàng đẹp như một cô tiên giáng trần, tuổi độ mười tám đôi mươi. Nàng mặc một bộ đồ màu xanh xinh xắn như một tố nữ trong tranh. Nước da trắng ngần, đôi môi hồng thắm chúm chím như đóa sen hồng sắp nở. Nàng bước vào nhà dọn dẹp… Bà nhẹ nhàng đến bên chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra từng mảnh. Nghe động, người con gái vội vàng trở lại chum nước để chui vào vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Bà nhìn cô gái rồi nói:

– Con gái ơi! Hãy ở lại đây với mẹ!

Từ đó cô trở thành đứa con yêu của bà. Hai mẹ con họ sống thật đầm ấm hạnh phúc.

Bài làm (2)

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có một bà cụ nghèo không chồng, không con, bà sống trong một túp lều tranh tuềnh toàng. Hàng ngày, từ sáng sớm tinh mơ bà đã thức dậy ra đồng mò cua bắt ốc để kiếm sống. Bà cụ có dáng người nhỏ bé, thân hình gầy còm bước đi chậm chạp, da mặt cụ đen và nhăn nheo, trông thật tội nghiệp. Nhưng đôi mắt của bà tinh tường và nhân hậu ai nhìn cũng thể hiện sự thông cảm, và gần gũi. Vì thế mọi người trong làng đều yêu thương và quý mến bà.

Cũng như mọi hôm bà cũng dậy sớm và ra đồng mò cua, bắt ốc. Tình cờ bà nhặt được một con ốc lạ, , nó xinh xắn và rất khác với những con ốc bình thường. Vỏ nó màu hồng trông rất dễ thương. Vì thế bà không bán mà bà mang về thả ốc trong một cái chum để nuôi.

Một điều kì lạ, từ khi bà thả con ốc vào chum, mỗi lần bà đi làm về thì bao giờ nhà cửa cũng được quét dọn sạch sẽ từ trong ra ngoài ngăn nắp, cơm nước đã được dọn sẵn. Dường như có một người nào đó đang âm thầm giúp bà. Bà cụ quyết định phải tìm cho ra lẽ. Rồi một buổi sáng, bà giả vờ đi làm như mọi khi. Đến nửa đường bà quay trở lại, tìm một góc khuất núp kín, quan sát. Bỗng nhiên từ trong chum bà thả con ốc, một nàng tiên xinh đẹp hiện lên, rồi nhẹ nhàng bước vào nhà làm việc. Nhân lúc nàng tiên đang cắm cúi làm việc, bà rón rén đến bên chum nhặt chiếc vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra. Thấy động nàng tiên quay lại chum nước định chui vào vỏ ốc nhưng đã muộn. Bà cụ bước lại ôm nàng tiên, xúc động nói: con hãy ở lại đây với ta.

Từ đó về sau hai mẹ con sống với nhau đầm ấm, hạnh phúc.