Xem Bài Thơ Mèo Đi Câu Cá / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Nội Dung Thơ Mèo Đi Câu Cá

Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Nội dung : Thơ ” Mèo đi câu cá”

– Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả.

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ.

– Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ.

– Trẻ biết trả lời các câu hỏi rõ ràng mạch lạc.

– Giáo dục trẻ chăm chỉ, không lười biếng, ỉ lại vào người khác .

Máy chiếu, hình ảnh các con vật nuôi trong gia đình

Nhạc bài hát ” Gà trống, mèo con và cún con”

– Trẻ: Quần áo sạch sẽ và tâm thế thoải mái,mũ mèo, mũ gà trống, mũ lợn con.

– Các con ơi! Nghe tin lớp mình chăm ngoan và học giỏi nên hôm nay có rất nhiều các cô đến xem chúng mình học đấy, chúng mình hãy chào đón các cô bằng một tràng pháo tay nào!

– Các con ạ! Để đáp lại tình cảm của các cô giờ chúng sẽ cùng nhau hát tặng các cô bài hát ” gà trống, mèo con và cún con” nào!

– Chúng mình vừa hát xong bài hát gì?

– Trong bài hát nói về những con vật nào?

– Nhà các con có những con vật này không?

– Ngoài những con vật này ra nhà các con còn có những con vật nào nữa?

– Trong bài hát nói về một chú mèo rất đáng yêu, chúng mình có biết chú mèo làm công việc gì?

– Cô có một bài thơ nói về những chú mèo rất đáng yêu các con có muốn cùng cô học bài thơ không!

Vậy chúng mình cùng nhau về chỗ ngồi học bài nào!

– Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì các con?

– Bài thơ ” Mèo đi câu cá” của tác giả nào?

– Cô đọc lần 2 qua trình chiếu powerpoint

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ ” Mèo đi câu cá” của nhà thơ Thái Hoàng Linh rồi

– Bạn nào giỏi cho cô biết trong bài thơ có những nhân vật nào?

– Hai anh em mèo trắng đã rủ nhau đi đâu?

– Chúng mình thấy mèo anh có câu cá không? Vì sao?

Đã có em rôi!

– Thế mèo em có câu được cá không? Vì sao?

– Cuối cùng hai anh em mèo trắng có câu được con cá nào không?

Cùng khóc meo meo!

– Các con ạ trong bài thơ có những từ khó như:

+ Từ: ” Hớn hở” tức là thể hiện sự vui mừng thoải mái. Vì mèo em nghĩ đã có mèo anh câu cá rồi nên mèo em rất vui mừng và thoải mái đi chơi cùng thỏ bạn đấy!

– Cho cả lớp đọc từ ” Hớn hở”

+ Ngoài ra còn từ ” hối hả” Các con ạ! ” hối hả” thể hiện sự gấp gáp, vội vàng nhanh chóng.

– Cho cả lớp đọc từ ” hối hả”

– Cho cả lớp đọc 2 -3 lần

– Cô lắng nghe, động viên và sửa sai cho trẻ

– Cô thấy chúng mình rất ngoan và học giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi có tên ” Tiếng con vật gì”

– Cô giáo sẽ mở máy tính tiếng kêu của các con vật, cả lớp sẽ đoán tiếng kêu đó của con vật nào!

Nghe tiếng kêu nói đúng tên con vật

– Cho cả lớp cùng chơi 2 lần

* Kết thúc cô cho trẻ ra chơi

– Gà trống, mèo con và cún con

– Hai anh em mèo trắng và con thỏ

– Mèo không câu cá, vì buồn ngủ

– Mèo em không câu cá vì muốn đi chơi

– Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo

– Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo

– Trẻ lắng nghe cô giáo phổ biến cách chơi và luật chơi

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Đọc Truyện Cổ Tích Chú Mèo Đi Hia

Mời các bạn và các em cùng đọc truyện cổ tích Chú mèo đi hia, một câu chuyện rất nổi tiếng của anh em nhà Grim!

NGHE AUDIO TRUYỆN CHÚ MÈO ĐI HIA CHÚ MÈO ĐI HIA

Một bác thợ xay có ba người con trai, gia tài của bác cũng có ba thứ: một cối xay gió, một con lừa và một con mèo. Các con bác xay bột, lừa đi lấy ngũ cốc về xay và chở bột đi, còn mèo thì bắt chuột.

Khi bác thợ xay qua đời, ba người con chia nhau gia tài: người anh Cả lấy cối xay gió, người anh thứ Hai lấy con lừa, người em Út đành phải lấy con mèo, vì gia tài còn lại chỉ có thế.

Người em Út buồn rầu, lẩm bẩm một mình.

– Mình nhận được phần tồi tệ nhất. Anh Cả mình có thể xay bột, anh Hai mình còn được cỡi lừa, còn mình, mình làm ăn gì với con Mèo khốn khổ kia? Họa chăng lột da nó làm được đôi găng tay lông là hết sạch cả gia tài.

Nghe được hết đầu đuôi câu chuyện của chủ mình, Mèo nói:

– Cậu ơi, hãy nghe tôi nói, cậu chẳng cần giết tôi, lấy da làm một đôi găng tay loại tồi làm gì. Cậu cứ thuê thợ làm cho tôi một đôi hia để tôi có thể đi phố được, lúc đó mọi người sẽ lưu ý tới tôi, rồi chắc cậu cũng mở mày mở mặt, ăn nên làm ra.

Người con trai bác thợ xay rất đỗi ngạc nhiên khi nghe Mèo nói vậy. Ngay lúc đó, nhân tiện có thợ giày đi qua, anh vẫy gọi vào thuê làm cho Mèo đôi hia. Khi hia làm xong, Mèo xỏ chân vào, lấy một cái bao, đổ đầy lúa mạch rồi buộc miệng bao lại cho lúa mạch khỏi vãi ra ngoài. Đoạn Mèo quẩy bao lên vai, bước ra cửa, đi bằng hai chân như người.

Vua trị vì hồi đó là một người thích ăn chim đa đa. Nhưng thịt chim đa đa trở nên hiếm quí, vì hầu như không ai săn bắt được con nào cả. Khắp rừng, đâu cũng có chim đa đa, nhưng chim nhát quá, hễ hơi thấy động là bay nên không thợ săn nào tới gần được để săn bắn. Mèo biết được chuyện đó, bèn nghĩ cách để săn bắt chim đa đa.

Vào rừng, Mèo cởi nút thắt bao, rắc lúa mạch ra xung quanh, giấu dây bẫy lẫn trong cỏ, Mèo ẩn núp trong một bụi cây gần đó, nằm rình. Được một lát, chim đa đa bay sà xuống ăn lúa mạch. Ăn hết ở xung quanh, chim lần vào ăn trong bao. Khi số chim vào bao ăn khá đông, Mèo liền vác bao chim lên vai, cứ thẳng đường phía cung vua mà đi.

Lính canh hô: – Đứng lại! Đi đâu?

Mèo đáp ngắn gọn: – Vào gặp nhà vua.

– Mày có điên không đấy? Có đời thuở nhà ai lại có mèo vào gặp nhà vua?

Một tên lính khác nói xen vào:

– Cứ để cho nó vào. Nhà vua cũng hay buồn, biết đâu những trò gừ gừ và nhảy nhót nhố nhăng của nó lại làm cho hoàng thượng thấy khuây khỏa?

Đến trước nhà vua, Mèo dừng lại, Mèo đứng hai chân sau, gập người cúi chào nhà vua rồi nói:

– Tâu bệ hạ, chủ tôi là bá tước… – Mèo bịa ra một cái tên quí phái thật dài – xin trân trọng kính gửi hoàng thượng lời chúc sức khỏe và xin kính dâng hoàng thượng số chim đa đa vừa mới bẫy được.

Những con chim đa đa béo ngon làm vua rất hài lòng. Quá đỗi vui mừng về chuyện đó, nhà vua truyền lệnh cho phép Mèo vào kho, muốn lấy bao nhiêu vàng cho vào bao cũng được. Vua phán:

Trong lúc đó, người con Út khốn khó của bác thợ xay ngồi rầu rĩ bên cửa sổ, hai tay ôm đầu suy nghĩ: có bao nhiêu tiền của thì đã đổ hết vào việc sắm hia cho Mèo, chẳng biết nó có làm nên trò trống gì không? Đúng lúc chủ đang buồn rầu thì Mèo bước vào, đặt bao lên nền nhà, cởi nút thắt, trút vàng trong bao ra ngay trước mặt chủ và nói:

– Thưa cậu chủ, đây gọi là chút ít bù đắp lại tiền sắm đôi hia. Nhà vua còn gửi lời hỏi thăm và đa tạ cậu chủ.

– Giờ thì cậu chủ đã có đủ tiền rồi, nhưng không phải chỉ có vậy thôi đâu. Sáng mai tôi lại xỏ hia vào, cậu chủ còn giàu có hơn bây giờ. Tôi cũng đã tâu với vua rằng cậu chủ là một vị bá tước.

Ngày hôm sau, đúng như lời Mèo nói, Mèo xỏ hia vào, rồi đi săn, và mang tới biếu vua một bao đầy chim đa đa.

Mọi việc cứ trôi chảy đều đều như vậy, ngày nào Mèo cũng có chim dâng vua, ngày nào Mèo cũng mang vàng về nhà, Mèo được vua yêu quí như cận thần tin cẩn, ra vào cung vua không bị hỏi xét, tha hồ tung tăng trong cung điện.

Một hôm, Mèo đang sưởi ấm trong bếp nhà vua thì thấy người đánh xe vừa đi vừa nguyền rủa:

– Mình mong vua cùng công chúa bị đao phủ giết chết đi cho rồi! Mình đang khoái ra quán nhậu và chơi bài cho thỏa chí thì lại phải đánh xe cho họ ra bờ hồ dạo cảnh.

Sau khi nghe hết câu chuyện, Mèo rón rén lẻn về nhà và nói với chủ:

– Nếu cậu chủ muốn thật sự trở thành bá tước và trở nên giàu có cậu hãy đi với tôi ra hồ rồi nhảy xuống hồ tắm.

Người con Út bác thợ xay không hiểu sự tình sẽ ra sao, chẳng nói chẳng rằng, lẳng lặng theo Mèo ra hồ, cởi quần áo rồi nhảy ùm xuống nước. Mèo cầm quần áo của chủ mang giấu đi một chỗ. Vừa mới giấu xong thì nhà vua tới. Mèo liền lên tiếng la lối nghe thật là thảm thiết:

– Trời ơi là trời! Muôn tâu bệ hạ, bá tước chủ tôi đang tắm ở hồ thì có một tên trộm đến lấy cắp tất cả quần áo để trên bờ. Giờ thì chủ tôi làm sao mà lên được? Ở lâu dưới nước chắc sẽ bị cảm lạnh mà chết mất thôi!

Nghe vậy vua cho dừng xe lại, phán bảo một cận thần quay ngay trở về lấy một bộ quần áo của nhà vua đem tới.

“Bá Tước” mặc bộ quần áo lộng lẫy vào. Nhà vua tưởng chính bá tước là người bẫy và dâng biếu mình chim đa đa nên rất biệt đãi bá tước, mời bá tước lên ngồi cùng xe. Còn công chúa thì cũng chẳng có lý do gì để khó chịu, vì bá tước vừa trẻ, lại đẹp trai, thậm chí công chúa còn cảm thấy bá tước là một con người dễ thương là đằng khác.

Truyện Cổ Tích Thế Giới Chọn Lọc: Chú Mèo Đi Hia

Truyện Cổ Tích Thế Giới Chọn Lọc: Chú Mèo Đi Hia

Thế Giới có kho tàng truyện cổ tích vô cùng đa dạng và phong phú. Những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi người qua lời kể của ông bà, cha mẹ. Truyện cổ tích không chỉ mang giá trị giải trí mà còn chứa đựng những bài học đạo đức quý giá có tính giáo dục cao.

Cuốn sách Truyện Cổ Tích Thế Giới Chọn Lọc: Chú Mèo Đi Hia tập hợp những truyện cổ tích Thế Giới hay nhất:

1. Chú mèo đi hia

2. Ba bà kéo sợi

3. Ba cái nút dây

4. Ba con chim nhỏ

5. Ba con chó

6. Ba cô công chúa

7. Em bé bán diêm

8. Dũng sĩ Chì

Soạn Bài: Câu Cá Mùa Thu (Thu Điếu)

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Nguyễn Khuyến (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 1).

2. Tác phẩm

Bài thơ Câu cá mùa thu nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến (gồm 3 bài: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh). Vẻ đẹp của cảnh thu trong bài thơ là vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bài thơ cũng đồng thời thể hiện tâm trạng ưu thời mẫn thế, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có điểm đặc sắc:

Câu 2:

* Những từ ngữ, hình ảnh gợi lên nét riêng của cảnh sắc mùa thu:

Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ và thanh sơ của cảnh vật:

Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt

Đường nét: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.

Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc.

* Đó là cảnh thu ở làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bài thơ không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn là cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa, dân dã nhưng vẫn đầy sức sống. Cái hồn đó được gợi lên từ ao thu, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.

Câu 3:

* Không gian trong bài thơ: tĩnh lặng, phảng phất chút buồn (Vắng teo, trong veo, khẽ đưa vèo, hơi gợn tí, mây lơ lửng).

Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: nước “trong veo”, vắng người, ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Màu sắc trong sáng, tươi mát và vô cùng sinh động: sóng biếc, là vàng, mây lơ lửng, trời xanh ngắt,…

Các chuyển động cũng rất nhẹ, rất khẽ, không đủ để tạo ra âm thanh.

Cá đâu đớp động dưới chân bèo: đây là tiếng động duy nhất nhưng nó không hề phá vỡ sự tĩnh lặng, mà ngược lại càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật (thủ pháp lấy động tả tĩnh).

* Tâm trạng của nhà thơ:

Tâm hồn yên tĩnh, vắng lặng

Cái lạnh, cái buồn của không gian như thấm sâu vào tâm hồn nhà thơ

Cảnh thu đẹp, trong sáng và yên bình, mang vẻ đẹp của đồng quê dân dã, cho ta thấy tâm hồn gắn bó tha thiết với quê hương, đất nước của tác giả.

Câu 4:

* Cách gieo vần trong bài thơ có điểm đặc biệt: vần “eo” là một vần rất khó luyến láy, rất khó để gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng lại được nhà thơ sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần “eo” ở đây góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với , phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của thi nhân.

Câu 5:

Qua bài thơ Câu cá mùa thu, cho ta thấy tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước: Bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của nhà thơ. Trong suốt từ đầu đến cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu. Nhưng thực ra không phải thế, đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên và chìm đắm.