Xem Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta

Bài thơ Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa

Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa miêu tả những khó khăn, vất vả của người nông dân và tấm lòng của hậu phương hướng ra tiền tuyến thời chống Mỹ.

Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…

Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông…

Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất…

Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta…

Tác giả: Trần Đăng Khoa Năm sáng tác: 1969

Đây là bài thơ rất hay được viết khi tác giả mới chỉ là cậu bé 11 tuổi, in trong Tập thơ Góc sân và khoảng trời. Ngay sau đó, bài thơ đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa nhiều năm liền ở nhiều cấp học khác nhau cho tới tận bây giờ. Chính vì thế, những vần thơ này trở nên gắn với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ bạn nhỏ.

Bài hát hạt gạo làng ta

Bài thơ Hạt gạo làng của Trần Đăng Khoa ta đã khơi nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc thành ca khúc cùng tên năm 1971. Với giai điệu hết sức trữ tình, thiết tha, sâu lắng, bài hát mau chóng được nhiều người yêu thích, đón nhận. Điều này khiến cho cả bài thơ lẫn tên tuổi của tác giả càng trở lên phổ biến và nổi tiếng.

Trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giai điệu của bài hát liên tục được phát trên đài phát thanh, động viên, khích lệ tinh thần của nhân dân lao động. Để làm ra được hạt gạo lúc ấy vô cùng khó khăn, vất vả. Bom đạn giặc Mỹ có thể cày nát từng mảnh ruộng bất cứ lúc nào. Nhưng những bà mẹ, những người cô, và các chị thanh niên khi ấy vẫn kiên gan bám trụ trên đồng ruộng để sản xuất, để làm hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn.

Việc làm ra những hạt gạo khó khăn bao nhiêu, thì công việc vận chuyển ra tiền tuyến còn khó khăn hơn gấp bội. Nguy hiểm ngày ngày rình rập ở khắp mọi nơi. Những chiếc xe thồ huyền thoại vận chuyển lúa gạo của dân tộc Việt Nam đã làm nên điều kì diệu, góp phần rất lớn vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc, làm chấn động cả thế giới.

Đã có rất nhiều các ca sĩ, nghệ sĩ thể hiện thành công ca khúc này, nhưng ghi dấu ấn nhiều hơn cả, có lẽ là giọng ca của Minh Trang hát cùng đội Vàng Anh (Nam Định), được thu thanh tại phòng thu Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1971. Việc thu thanh giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, các kỹ thuật sử dụng đơn giản, lạc hậu. Nhưng chính sự đơn giản ấy lại làm nên cái chất rất riêng và lạ của những bản thu cũ.

Tháng 7/2010, bài hát Hạt gạo làng ta đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tôn vinh là một trong những tác phẩm hay nhất viết về nông thôn, nông dân kể từ năm 1946 đến nay.

Ca Khúc “Hạt Gạo Làng Ta”

Bài thơ “Hạt gạo làng ta” của “thần đồng nhí” Trần Đăng Khoa thủa ấy đã tạo cảm xúc cho nhạc sỹ Trần Viết Bính để viết nên giai điệu âm nhạc chắp cánh cho thơ. Xin chia sẻ với các bạn ca khúc đã đi cùng năm tháng của tuổi thơ bao thế hệ.

Nhạc sĩ Trần Viết Bính tâm sự : “Bài hát này tôi viết khi 37 – 38 tuổi (năm 1971), khi ấy đất nước ta đang có chiến tranh. Để làm ra được hạt gạo, lúc đó khó lắm, vất vả lắm, nguy hiểm lắm, vì ở ngoài đồng ruộng miền Bắc thời gian đó ngày nào cũng phải hứng chịu bom đạn của máy bay Mỹ. Vất vả ngoài ruộng đồng và bom đạn Mỹ có thể dội xuống bất cứ lúc nào, nhưng những bà mẹ, những cô, những chị thanh niên vẫn kiên gan bám trụ đồng ruộng để sản xuất, để làm hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn. Trần Đăng Khoa dù rất nhỏ tuổi nhưng đã có cái nhìn rất đúng về sự vất vả để làm ra hạt gạo khi đó”.

Bởi vậy, lúc đọc được bài thơ của Trần Đăng Khoa, nhạc sĩ Trần Viết Bính đã bị “hút hồn” ngay bởi cái nhìn tinh tế của “thi sĩ tí hon” này. Ngay sau khi đọc xong bài thơ, ông đạp xe đạp về một xã công tác và trên quãng đường mấy chục cây số ấy âm nhạc của bài thơ đã ra đời. Sự ra đời của nó thật dễ dàng, thật giản dị. Có lẽ sự suy nghĩ thường ngày về hạt gạo đã làm cho ông sáng tác dễ dàng thế. Điều tuyệt vời là, không thêm bớt một từ nào, bài hát vẫn giữ nguyên vẹn được nội dung của bài thơ, chỉ là đem phần nhạc làm cho những câu thơ ấy lấp lánh hơn, thăng hoa hơn. Hơn thế nữa, cả thơ và bài hát đều rất dễ nhớ, dễ thuộc nên thơ và nhạc đã hòa quyện vào nhau, để mỗi khi cất lên, bằng hình thức nào thì Hạt gạo làng ta vẫn làm xao xuyến trái tim người nghe bởi độ trong trẻo, hồn nhiên, giòn giã như tiếng đồng dao của mình.

Chính bởi vậy, ngay sau khi ra đời, bài hát đã được phổ biến trên các làn sóng phát thanh, được nhiều thế hệ khán giả nghe và nhớ ngay.Bài hát “Hạt gạo làng ta” là một trong các bài hát được nhạc sỹ mang đi dạy cho các em. Cũng từ công việc mới này, ông có một kỷ niệm sâu sắc không bao giờ quên trong đời một người nhạc sĩ. Ông kể: “Lớp học của các em vì để tránh bom máy bay nên không bao giờ tập trung ở một chỗ mà phân tán ra nhiều điểm ở trong làng. Có một buổi trưa, đang dạy hát trong một cái miếu giữa cánh đồng làng, tôi thấy có các bà các chị nghỉ tay làm đồng đứng xem. Khi các em học sinh hát đến những câu: Khi ông phổ nhạc bài thơ, chú bé thần đồng Trần Đăng Khoa mới có trên 10 tuổi. Sau khi bài hát ra đời, ông có ý tìm chú bé làm thơ, nhưng lúc đó Khoa còn ở một làng xa xôi nào đó ở tỉnh Hải Dương. Thời kỳ đó từ Nam Định đi Hải Dương xa gần trăm cây số, máy bay, bom đạn quần nát trên các cung đường, các cầu phà, trong khi phương tiện đi lại của ông lúc đó chỉ có một xe đạp gọi là xe đạp thiếu nhi con vịt (loại xe đạp nhỏ của Liên Xô). Yêu và muốn gặp Khoa lắm song chẳng làm thế nào đi tìm được. Sau này khi cậu bé ấy đã trưởng thành, đi bộ đội, thì ông lại đi Văn công, cũng chẳng có dịp nào tìm gặp được nhau. Mãi cho đến năm 1989-1990, lúc này ông đã chuyển vào Nam công tác, có dịp được đi tập huấn nghiệp vụ ở Liên Xô. Lúc ở Matxcơva, Trần Viết Bính nghe anh em kể Trần Đăng Khoa đang học ở Học viện Văn học M. Goóc-ki. Mừng quá, trong một buổi chiều đầy băng tuyết của nước Nga, ông hỏi thăm mãi mới tìm được đến trường Khoa đang học, nhưng cậu Khoa lại… đi vắng.“Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng bẩy/ Có mưa tháng ba/ Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng Sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…”, tôi thấy các bà, các chị bật tiếng khóc. Cả đời tôi không bao giờ quên được hình ảnh những “khán giả” nông dân, chân tay lấm bùn, vừa nghe hát vừa đưa tay quệt những giọt nước mắt”. “Đấy, hai chúng tôi cứ lẩn quẩn đi tìm nhau” – nhạc sĩ Trần Viết Bính hóm hỉnh. Rồi ông kể tiếp: “Đúng 30 năm sau khi bài hát ra đời (năm 2000) tôi và Trần Đăng Khoa mới gặp nhau lần đầu ở Hà Nội. Lúc này Trần Đăng Khoa đã có vợ. Hai vợ chồng đón tôi về nhà ăn cơm rất vui”. Tháng 7/2010, nhạc sĩ Trần Viết Bính được mời ra Hà Nội để cùng nhà thơ Trần Đăng Khoa lên sân khấu nhận phần thưởng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao cho bài hát Hạt gạo làng ta – một trong những tác phẩm hay nhất viết về nông thôn, nông dân kể từ năm 1946 đến nay. Đôi mắt người nhạc sĩ già lấp lánh niềm vui khi kể về một “đoạn kết có hậu” về cuộc tìm kiếm, tri ngộ của mình và nhà thơ Trần Đăng Khoa mà không quên bày tỏ nỗi sung sướng khi bài hát vẫn được nhiều thế hệ thiếu nhi cũng như người lớn thuộc lòng và yêu thích, được công nhận là 1 trong 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX.

(Theo Ngọc Hân – Bài ca đi cùng năm tháng)

Minh Trang và Đội Vàng Anh Nam Định thể hiện ca khúc này năm 1971. Những cô bé thiếu nhi này ấy, bây giờ vẫn gặp nhau trong ngày Hội Truyền thống Đội Vàng Anh, Nhà Văn hoá thiếu nhi Nam Định. Mời các bạn nghe giọng hát của Minh Trang và Đội Vàng Anh từ thời năm 1971:

BigSchool: Nhạc sỹ Trần Viết Bính sinh ngày 7 tháng 12 năm 1934, quê ở thị xã Thái Bình. Ông n guyên là cán bộ Sở Văn hóa – Thông tin Đồng Nai. Đã nghỉ hưu tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

Ông bắt đầu hoạt động từ 1954 tại Nam Định, đến năm 1981 chuyển vào Đồng Nai công tác. Ông là người gắn bó với phong trào văn hóa, văn nghệ địa phương, từng xây dựng các nhóm hoạt động âm nhạc (như nhóm văn nghệ Thanh thiếu nhi thành phố Nam Định, Đội ca Vàng Anh), tham gia đào tạo các diễn viên văn công tại Trường Văn hóa – Nghệ thuật của tỉnh… Ông sáng tác nhiều ca khúc, nhạc múa, nhạc nền cho kịch và ca cảnh (opérette). Ông cũng là nhạc sĩ gắn bó với thiếu nhi.Được kết nạp vào Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1974, sau nhiều năm tự học hỏi và có những sáng tác được ghi nhận, tên tuổi nhạc sĩ gắn liền với hoạt động ca, múa, nhạc của các địa phương nơi ông sinh sống và hoạt động. Ham mê âm nhạc từ nhỏ trong một gia đình kinh doanh nhạc cụ, 10 tuổi ông đã làm quen với cây đàn banjo, sau đó tập ghi ta qua sự hướng dẫn của thầy Phạm Ngữ … Từ năm 1955 ông được tham gia các lớp tập huấn hòa thanh, tác khúc của Hội Nhạc sĩ thông qua cơ quan Văn hóa tỉnh giới thiệu. Tác phẩm Dòng sông là bài hát đầu tiên của ông được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1957 đã nổi tiếng và được thu đĩa than thời bấy giờ. Sau 21 năm công tác tại Đoàn Văn công Ca Múa Kịch tỉnh Nam Định, năm 1981 ông chuyển vào công tác tại tỉnh Đồng Nai làm quản lý với cương vị Quyền Gám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao tỉnh, chuyên môn chủ yếu vẫn là âm nhạc, ông viết ca khúc, dàn dựng các chương trình nghệ thuật, nghiên cứu sưu tầm dân ca các dân tộc ít người.Hơn 70 năm (1946-2017) sáng tác ca khúc, tổng số trên 300 bài, với hơn chục tác phẩm khí nhạc múa, một ca kịch và gần 200 bài dân ca sưu tầm là sự nghiệp hoạt động âm nhạc của nhạc sĩ Trần Viết Bính.Nhạc sĩ nói: Cuộc đời ông như bị ma ám, từ một cậu bé hơn 10 tuổi mầy mò đánh đàn banjo đến nay là một ông già ngoài 80 tuổi, cái nghiệp đàn ca cứ đeo đẳng làm ông say mê suốt đời, 80 năm ấy ngoài mấy năm bán đàn (1954-1960) ông chưa làm một nghề gì ngoài âm nhạc, không tốt nghiệp một nhạc viện nào nhưng cứ lăn lộn “nghề dạy nghề”.

Ông đã được tặng nhiều giải thưởng về âm nhạc: – Giải thưởng của Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương, Bằng khen của Bộ Văn hóa – Thông tin, 1976. – Giải A của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam ca khúc – Bằng khen của Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương với hợp xướng “Người bạn thiếu niên Việt Nam anh hùng”. – Giải Nhất âm nhạc 10 năm tỉnh Đồng Nai, Giải Ba ca khúc cuộc thi sáng tác Sài Gòn 300 năm (1998), Giải C Hội nhạc sĩ Việt Nam 1998. – Giải Ba Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1999), Giải A Hội Nông dân Việt Nam và Hội nhạc sĩ Việt Nam ca khúc “Nông dân Việt Nam”(2000) – Giải A của Ủy ban toàn quốc các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam với “Sưu tầm dân ca Châu Ro” (2001). – Giải Nhất giải thưởng Trịnh Hoài Đức lần thứ Nhất (1995 – 2000), Giải nhất giải thưởng Trịnh Hoài Đức lần thứ Hai (2000 – 2005). – Ca khúc “Đồng Nai mùa sầu riêng” được bình chọn là một trong mười bài hát hay nhất viết về Đồng Nai dịp kỷ niệm 310 năm Biên Hũa – Đồng Nai và được tặng thưởng Sao vàng Đồng Nai (2008). – Giải B (không có giải A) Hội nhạc sĩ Việt Nam 2011 sưu tầm “Dân ca Mạ Châu Ro, S’Tiêng, Kơ Ho ở Đồng Nai” (đồng tác giả với Nguyễn Thị Tuyết Hồng). – Ca khúc “Hạt gạo làng ta” (thơ Trần Đăng Khoa) được bình chọn là một trong năm mươi bài hát thiếu niên hay nhất thế kỷ XX với bằng chứng nhận của bốn cơ quan: Hội nhạc sĩ Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong, Đài truyền hỡnh Việt Nam, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bỡnh chọn là một trong hai mươi bài hát hay nhất viết về nông thôn, nông nghiệp, nông dân Việt Nam từ 1945 đến nay.

Phát Triển Ngôn Ngữ Thơ: Hạt Gạo Làng Ta

– Chào mừng các bạn tham gia chư­ơng trình

“Câu lạc bộ yêu thơ” ngày hôm nay.

– Đến tham gia chư­ơng trình “Câu lạc bộ yêu thơ” hôm nay xin giới thiệu có các đội:

Đội số 1 (Đại diện nghề nông).

Đội số 2 (Đại diện nghề Thợ mộc).

Đội số 3 (Đại diện nghề Thợ may).

– Cô giáo sẽ là ng­ười đồng hành cùng các bạn trong chư­ơng trình hôm nay.

– Ch­ương trình của “Câu lạc bộ yêu thơ” ngày hôm nay chúng mình phải trải qua 3 phần:

– Để chư­ơng trình thêm phần sôi nổi mời các đội cùng hát vang bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”

– Chào mừng các bạn bư­ớc vào phần đầu tiên của chương trình. Trong phần đầu này mời các đội cùng lắng nghe bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa” qua giọng đọc của cô Kiều Diễm.

– Lần 1: Đọc điễn cảm, nói tên bài thơ tên tác giả.

– Lần 2: Đọc kết hợp với tranh.

– Các đội vừa nghe bài thơ gì?

– Hạt gạo trong bài thơ làm ra bằng những hương vị gì?

– Để thành đư­ợc những hạt gao thì cây lúa và nguời nông dân cần phải trải qua những gì?

– Để có hạt lúa, hạt gạo “Mẹ em” đã phải làm những gì?

– Để làm ra đư­ợc hạt lúa hạt gạo các cô bác nông dân phải làm việc như­ thế nào?

– Các bạn thấy trong gia đình bố mẹ chúng mình làm gì?

– Bố mẹ chúng mình làm việc như­ thế nào?

– Hỏi lại tên bài thơ, tên tác giả.

– Phần 3 này chúng mình cùng nhau trổ tài của mình qua bài thơ ” Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

– Mời các đội cùng tham gia trổ tài của mình nào.

– Để biết đư­ợc đội nào thể hiện bài thơ này giỏi sau đây BTC mời đội số 1,2,3 đọc nào .

– Tiếp theo chư­ơng trình cũng vẫn bài thơ này xin mời đai diện các đội lên thể hiện nào? (Yêu cầu trẻ đếm số trẻ lên đọc)

– Bạn nào giỏi lên đọc bài thơ này cho các bạn cùng nghe nào?

(Trong khi trẻ đọc cô chú ý lắng nghe sửa sai cho trẻ)

– Cô động viên trẻ kịp thời.

Các đội vừa tìm hiểu bài thơ gì? bài thơ của nhà thơ nào?

– Các đội ạ bài thơ này rất là hay còn đư­ợc nhạc sĩ Nguyễn Viết Bình phổ thành lời bài hát nữa đấy. Cô hát cho trẻ nghe 1 lần .

– Qua chương trình BTC muốn nhắn gửi tới các bạn phải yêu các cô, các bác nông dân lao động, biết quí trọng những hạt gạo do chính tay bố mẹ làm ra. Ăn hết xuất cơm của mình, không làm rơi vãi cơm khi ăn. Các bạn nhớ chưa nào?

– Ngay sau đây BTC có món quà gửi tới các gia đình sau đây xin mời đại diện các gia đình lên nhận quà của chư­ơng trình

– Cuối cùng xin chúc các bác luôn mạnh khỏe, làm tốt công việc của mình.

– Cho trẻ hát bài ” Cháu yêu cô chú công nhân”

Đề Đọc Hiểu Có Đáp Án: Hạt Gạo Làng Ta

Đề 1 : Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy… ( Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 4. Đoạn thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ, tình cảm gì đối với những người làm ra hạt gạo?   ( Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) Đáp án “:   1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 2.Thể thơ tự do 3. So sánh, Phóng đại -Khẳng định, nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân trong quá trình tạo ra hạt gạo. 4. Đoạn văn chặt chẽ. -Thể hiện suy nghĩ, tình cảm tích cực: thấu hiểu nỗi vất vả của người dân, trân trọng sản phẩm lao động của họ,… Đề 2 : Cũng đoạn thơ trên Câu 5. Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. (0,25 điểm) Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”? (0,25 điểm) Câu 7. Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ. (0,5 điểm) Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Đáp án: Câu 5. Hình ảnh đối lập: Cua ngoi lên bờ – Mẹ em xuống cấy   Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.   Câu 7.  Phép tu từ so sánh: Nước như ai nấu. Hiệu quả: làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng của nước – mức độ khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân. – Điểm 0,5: Nêu đầy đủ phép tu từ và phân tích hiệu quả biểu đạt – Điểm 0,25: Chỉ nêu được phép tu từ, không phân tích được hiệu quả biểu đạt (hoặc phân tích sai) Câu 8. HS có thể có những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần bày tỏ được thái độ tích cực: nâng niu, trân trọng những sản phẩm lao động; biết ơn và quý trọng những người đã làm ra những sản phẩm ấy. Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12