Xác Định Giọng Điệu Bài Thơ Mèo Đi Câu Cá / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Nội Dung Thơ Mèo Đi Câu Cá

Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Nội dung : Thơ ” Mèo đi câu cá”

– Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả.

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ.

– Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ.

– Trẻ biết trả lời các câu hỏi rõ ràng mạch lạc.

– Giáo dục trẻ chăm chỉ, không lười biếng, ỉ lại vào người khác .

Máy chiếu, hình ảnh các con vật nuôi trong gia đình

Nhạc bài hát ” Gà trống, mèo con và cún con”

– Trẻ: Quần áo sạch sẽ và tâm thế thoải mái,mũ mèo, mũ gà trống, mũ lợn con.

– Các con ơi! Nghe tin lớp mình chăm ngoan và học giỏi nên hôm nay có rất nhiều các cô đến xem chúng mình học đấy, chúng mình hãy chào đón các cô bằng một tràng pháo tay nào!

– Các con ạ! Để đáp lại tình cảm của các cô giờ chúng sẽ cùng nhau hát tặng các cô bài hát ” gà trống, mèo con và cún con” nào!

– Chúng mình vừa hát xong bài hát gì?

– Trong bài hát nói về những con vật nào?

– Nhà các con có những con vật này không?

– Ngoài những con vật này ra nhà các con còn có những con vật nào nữa?

– Trong bài hát nói về một chú mèo rất đáng yêu, chúng mình có biết chú mèo làm công việc gì?

– Cô có một bài thơ nói về những chú mèo rất đáng yêu các con có muốn cùng cô học bài thơ không!

Vậy chúng mình cùng nhau về chỗ ngồi học bài nào!

– Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì các con?

– Bài thơ ” Mèo đi câu cá” của tác giả nào?

– Cô đọc lần 2 qua trình chiếu powerpoint

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ ” Mèo đi câu cá” của nhà thơ Thái Hoàng Linh rồi

– Bạn nào giỏi cho cô biết trong bài thơ có những nhân vật nào?

– Hai anh em mèo trắng đã rủ nhau đi đâu?

– Chúng mình thấy mèo anh có câu cá không? Vì sao?

Đã có em rôi!

– Thế mèo em có câu được cá không? Vì sao?

– Cuối cùng hai anh em mèo trắng có câu được con cá nào không?

Cùng khóc meo meo!

– Các con ạ trong bài thơ có những từ khó như:

+ Từ: ” Hớn hở” tức là thể hiện sự vui mừng thoải mái. Vì mèo em nghĩ đã có mèo anh câu cá rồi nên mèo em rất vui mừng và thoải mái đi chơi cùng thỏ bạn đấy!

– Cho cả lớp đọc từ ” Hớn hở”

+ Ngoài ra còn từ ” hối hả” Các con ạ! ” hối hả” thể hiện sự gấp gáp, vội vàng nhanh chóng.

– Cho cả lớp đọc từ ” hối hả”

– Cho cả lớp đọc 2 -3 lần

– Cô lắng nghe, động viên và sửa sai cho trẻ

– Cô thấy chúng mình rất ngoan và học giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi có tên ” Tiếng con vật gì”

– Cô giáo sẽ mở máy tính tiếng kêu của các con vật, cả lớp sẽ đoán tiếng kêu đó của con vật nào!

Nghe tiếng kêu nói đúng tên con vật

– Cho cả lớp cùng chơi 2 lần

* Kết thúc cô cho trẻ ra chơi

– Gà trống, mèo con và cún con

– Hai anh em mèo trắng và con thỏ

– Mèo không câu cá, vì buồn ngủ

– Mèo em không câu cá vì muốn đi chơi

– Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo

– Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo

– Trẻ lắng nghe cô giáo phổ biến cách chơi và luật chơi

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Nhận Xét Về Âm Hưởng, Giọng Điệu Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Đề bài: Nhan xet ve am huong, giong dieu trong bai tho Doan thuyen danh ca. Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả thay lời ai. Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

Mở bài: Nhận xét về âm hưởng, giọng điệu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận, từ “hát” đươc điệp đi điệp lại bốn lần trong bảy khổ thơ khiến cho bài thơ không chỉ là bức tranh lao động đầy khỏe khoắn của những người ngư dân mà còn như một khúc ca lao động đầy hào sảng. Đây là khúc ca mà tác giả Huy Cận hát thay chơ những người lao động nghèo ven biển, họ sống bằng nghề đánh bắt cá trên biển, công việc tuy vất vả, nặng nhọc nhưng lại có niềm vui, sự hăng say bởi con người say mê công việc, biết làm chủ công việc của mình. Bút pháp khoa trương cường điệu kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ làm cho tiếng hát mạnh mẽ khác thường- sức mạnh căng buồm đẩy thuyền lướt tới, ra khơi. Tiếng hát xao động bầu trời.Tiếng hát âm vang mặt sóng. Tiếng hát khỏe khoắn phát ra từ những lồng ngực khỏe khoắn. Tiếng hát trở thành biểu tượng của sức mạnh.

Thân bài: Nhận xét về âm hưởng, giọng điệu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Về âm điệu: Bài thơ đoàn thuyền đánh cá có âm hưởng vừa khỏe khoắn, sôi nổi, vừa bay bổng, lãng mạn với lời thơ hào sảng, dõng dạc; âm điệu thơ như khúc hát say mê cùng với điệp ngữ từ “hát” khiến cho bài thơ như một khúc ca- bài ca của tình yêu lao động.

Bài thơ đoàn thuyền đánh cá đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước cuộc sống và đất nước.

Kết bài: Nhận xét về âm hưởng, giọng điệu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo, có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ HUY CẬN DOAN THUYEN DANH CA BÀI THƠ ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Theo chúng tôi

Từ khóa tìm kiếm:

nhận xét chung về giọng điệu âm hương bài thơ đoàn thuyền đanh cá

Giáo Án Tập Đọc 1: Mèo Con Đi Học

1. Kiến thức : đọc đúng , nhanh cả bài : Mèo con đi học. Đọc đúng : buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.

2. Kỹ năng : Tìm được các tiếng có vần ưu, ươu có trong bài, ngoài bài. Nói được câu có chứa vần ưu, ươu.

2. Học sinh : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động ( 1) Hát

Đọc bài : Chuyện ở lớp

Đoạn 1 : Em bé kể cho mẹ nghe những chuyện gì?

Đoạn 2 : Mẹ muốn bé kể cho mẹ nghe chuyện gì?

Đọc toàn bài

Viết B : vuốt tóc, đứng dậy

Thứ ngày tháng năm TẬP ĐỌC MÈO CON ĐI HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : đọc đúng , nhanh cả bài : Mèo con đi học. Đọc đúng : buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. 2. Kỹ năng : Tìm được các tiếng có vần ưu, ươu có trong bài, ngoài bài. Nói được câu có chứa vần ưu, ươu. II. CHUẨN BỊ 2. Học sinh : SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động ( 1') Hát 2. Bài cũ : (5') Đọc bài : Chuyện ở lớp Đoạn 1 : Em bé kể cho mẹ nghe những chuyện gì? Đoạn 2 : Mẹ muốn bé kể cho mẹ nghe chuyện gì? Đọc toàn bài Viết B : vuốt tóc, đứng dậy Nhận xét 3Bài mới : (1') Hôm nay chúng ta học bài : Mèo con đi học Hoạt động thầy Hoạt động trò Hoạt động 1 : Luyện đọc (10') PP : Trực quan, đàm thoại, thực hành GV đọc mẫu lần 1 Yêu cầu HS đọc thầm và tìm tiếng khó Ghi B : buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Phân tích tiếng khó Ghép B cài * Giải thích : - Buồn bực : Buồn và cảm thấy khó chịu - Kiếm cớ : Tìm lí do - Be toáng : Kêu ầm ĩ Luyện đọc câu Cho HS nhận ra số câu Cho HS đọc từng câu - nối tiếp Thi đọc trọn cả bài : (sắm vai ) Nhận xét Nghỉ giải lao (3') Hoạt động 2 : Ôn lại các vần ươu, ưu(10') PP: Động não, trực quan, đàm thoại Yêu cầu HS tìm tiếng có vần ưu, ươu trong bài Tìm tiếng có vần ưu, ươu ngoài bài Gv ghi B : con cừu, về hưu, cưu mang, cái bướu, bươu đầu, con hươu Nhận xét Gv giới thiệu tranh + câu mẫu Thi đua nói theo câu mẫu có vần ưu, ươu Nhận xét TIẾT 2 Hoạt động1 : Tìm hiểu bài (10') Gv đọc mẫu lần 2 - Mèo kiếm cớ gì để trốn? Đọc cả bài Cho HS sắm vai GV treo B phụ + xóa B dần dần Nhận xét NGHỈ GIẢI LAO (3') Hoạt động 2 : Luyện nói(12') PP : Đàm thoại, động não, thực hành Chủ đề : Vì sao bạn thích đi học - Vì sao em thích đi học ? Nhận xét - Tuyên dương Hoạt động 3 : Củng cố (4') Đọc lại cả bài - Nhận xét HS lắng nghe HS nêu : buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. CN - ĐT B - uôn - buôn - huyền - buồn C - ưu - huyền - cừu CN theo dãy bàn, tổ CN - ĐT HS 1 : Người dẫn truyện HS 2 : Mèo HS 3 : Cừu Hs nhận xét HS nêu : cừu HS thi đua theo tổ HS đọc bài Đọc 4 dòng đầu - Mèo kêu rằng đuôi ốm Đọc 6 câu cuối bài: - Cắt cái đuôi ốm đi Hs đọc lần lượt học thuộc từng câu HS trình bày ý kiền của mình. 2 - 3 Hs đọc 5. Tổng kết - Dặn dò: (1') Chuẩn bị : Người bạn tốt Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

tap doc meo con di chúng tôi

Phân Tích Bài Thơ “Câu Cá Mùa Thu” Của Nguyễn Khuyến

Nhắc đến mùa thu, thường gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp dịu dàng, êm ả mà bàng bạc một nỗi sầu khắc khoải, mà man mác một nỗi niềm tha thiết. Bởi vậy, thu đi vào những trang thơ của người nghệ sĩ vừa đẹp cảnh lại vừa đẹp tình. Trong kho tàng văn thơ trung đại Việt Nam, đã nhắc đến mùa thu thì không thể không kể đến chùm thơ thu của “ông hoàng mùa thu” – Nguyễn Khuyến. Qua bức tranh “Thu điếu” (Câu cá mùa thu) , cùng đến với cái tình của Nguyễn- một bầu tâm sự nói mấy cũng không vơi, nhìn vào đâu cũng thấy thơ, cũng có thể bắt vào thơ.

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn khơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”

Chỉ bằng một vài đường nét, một vài sắc màu điểm tô, ta thấy được qua bức tranh “câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến chan chứa mênh mang những cái tình của thi nhân. Mà có lẽ trước hết, “tình” ở đây chính là cái tình gắn bó, cái tình quyện hòa, cái tình tha thiết với thiên nhiên non nước. Đọc “Thu điếu”, ta như được đắm mình vào một không gian thu rất riêng của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

Nếu qua “Thu hứng”, Đỗ Phủ vẽ ra một bức tranh mùa thu đặc trưng của miền Bắc Trung Quốc, kết hợp giữa cái xác xơ, tiêu điều với cái dữ dội , chao đảo; nếu qua “Thu vịnh”, mùa thu được Nguyễn Khuyến đón nhận từ không gian thoáng đãng mênh mông với cặp mắt hướng thượng, khám phá dần các tầng cao của không gian, thì đến “thu điếu” – mùa thu được tạo nên bằng tất cả những thi liệu “đượm chất thu” và hết mực cổ điển. Hình ảnh “thu thủy”- làn nước mùa thu sóng đôi với “thu thiên”- bầu trời thu, kết hợp cùng “thu diệp” – lá thu và hình ảnh “ngư ông” – người câu cá. Ao thu – vốn là một không gian chẳng còn xa lạ của vùng quê Bắc Bộ. Trung tâm của bức tranh thu là một chiếc thuyền câu “bé tẻo teo”. Từ chính chiếc thuyền con giữa lòng ao nhỏ ấy, ánh mắt của thi nhân bao quát ra xung quanh và cảm nhận mặt nước ao thu lạnh lẽo và trong veo đến hết độ. Rồi mùa thu hiện lên với nào sóng biếc “gợn tí”, xa hơn một chút là hình ảnh lá vàng “khẽ đưa vèo” trong gió, cao hơn là khoảng không gian vời vợi của bầu trời “xanh ngắt”, men theo lối đi của chiếc ao nhỏ là ngõ trúc “quanh co” uốn lượn… và đến cuối cùng, tầm mắt của thi nhân lại quay về với chiếc thuyền câu bởi âm thanh của tiếng cá “đớp động” dưới chân bèo. Khung cảnh hiện lên đẹp tựa tiên cảnh, nhưng lại là vẻ đẹp vô cùng giản dị thân thuộc, gắn liền với đồng đất quê hương.

Xuân Diệu từng nhận xét: “…Thu điếu (Câu cá mùa thu) là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Mùa thu của thi nhân không chỉ gây ấn tượng ở màu sắc, không những đẹp trong từng nét họa mà còn vang động những thanh âm rất riêng. Ao thu hiện ra qua hai tính từ: “lạnh lẽo” và “trong veo” – ao lạnh, nước yên và trong đến tận đáy. Ở đây, cái trong đã song hành cùng cái tĩnh: càng trong lại càng tĩnh, càng tĩnh lại càng trong. Còn bầu trời, Nguyễn lựa chọn điểm tô màu “xanh ngắt” – là sợi chỉ xuyên suốt kết nối chùm thơ thu ba bài của thi nhân, cũng bởi vậy mà trở thành gam màu đặc trưng cho hồn thơ thu Nguyễn Khuyến. “Xanh ngắt” là xanh trong tuyệt đối không chút pha trộn, không chút gợn tạp. Nguyễn Khuyến đã mở lòng để đón nhận cái thần thái rất riêng của bầu trời thu như thế. Còn với “gió thu” tác giả không miêu tả trực tiếp mà sử dụng bút pháp cổ điển “vẽ mây nảy trăng”. Tả sóng nước “gợn tí”, tả lá vàng “khẽ đưa vèo” chính là nhà thơ đang họa nên gió. Với hình ảnh “ngõ trúc quanh co – vắng teo” không một bóng người qua gợi nên một không gian thu yên tĩnh đến êm ả. Câu thơ cuối đã được tác giả khéo léo lồng vào bút pháp thi ca cổ điển “lấy động đánh tĩnh”. Phải là một không gian tĩnh lặng tuyệt đối thì cả con người với thiên nhiên mới có thể giật mình trước âm thanh rất nhỏ – “cá đớp động”. Cái động của tiếng cá đớp càng làm nổi bật cái tĩnh chung của cảnh. Bức tranh thu hiện lên với vẻ đẹp thanh vắng, quạnh hiu, chỉ có duy nhất thi nhân đang trong vai của một ngư ông đối diện với thiên nhiên mà như đang chìm vào cõi suy tư trầm ngâm. Không gian tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng, cảnh hẹp và thu nhỏ trong khuôn ao làng xóm.

Bức tranh thu của Nguyễn Khuyến còn là sự hòa quyện tinh tế giữa muôn vàn cung bậc của các “điệu xanh” (Xuân Diệu): xanh ao, xanh sóng, xanh bèo, xanh bờ, xanh trời và xanh trúc. Rồi điểm xuyết giữa những sắc xanh ấy, người ta thấy nổi bật một màu “lá vàng” đã tạo nên sự hòa sắc nhẹ nhàng cho cả bức tranh. “Lá vàng” thường gợi sự tàn phai, tiêu điều, vốn là biểu tượng cho mùa thu phương Bắc. Nguyễn Khuyến gợi chứ không tả, chỉ với ba từ “khẽ đưa vèo” mà gợi được cả cái thanh sơ nơi màu vàng của chiếc lá trên nền trời xanh đang chao nghiêng, trên sóng biếc gợn nhẹ. Đây chính là khoảnh khắc bất ngờ mà đầy chất thơ của tạo vật cho thấy đôi mắt với ánh nhìn chủ động của người nghệ sĩ. Tác giả như đang nghiêng lòng mình, lắng nghe mọi tàn phai trong sự chuyển động khẽ khàng của cảnh. Cả bức tranh thu là sự hòa điệu về đường nét chuyển động mảnh mai, nhẹ nhàng đến tinh tế thông qua chuỗi các động từ: “khơi gợn tí”, “lơ lửng”, “khẽ đưa vèo”… Ao thu nhỏ nên thuyền câu bé, trời xanh ngắt nên nước thêm trong, khách vắng teo nên người ngồi câu cũng trầm ngâm, yên lặng. Bức tranh thiên nhiên được hòa sắc vào nét, bỗng trở nên hài hòa xứng hợp, xinh xắn đến lạ kì.

Như vậy, để làm sống dậy hồn của cảnh trên trang viết, Nguyễn Khuyến đã sử dụng một hệ thống ngôn từ vô cùng tài hoa – thứ ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu và được biến hoa qua nhiều sắc thái bất ngờ. Trước hết là hệ thống các từ láy vừa gợi hình, vừa gợi cảm, những tính từ chỉ mức độ được kết hợp hết sức tinh tế: “lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, gợn tí, vèo, lơ lửng, xanh ngắt, quanh co, vắng teo”. Việc lựa chọn vần “eo” – vốn được coi là vần chết trong thi ca, dưới ngòi bút tài tình của tác giả đã thành công bất ngờ, gợi cho ta cảm giác không gian mỗi lúc một thu hẹp, bức tranh càng gợi cảm giác xinh xắn, bé nhỏ rất phù hợp với quan điểm thẩm mĩ truyền thống của người Việt xưa. Cảnh thanh đạm, đơn xơ, không lộng lẫy nhưng vẫn hết sức gợi cảm; cảnh đẹp nhưng lại đượm buồn.

Nguyễn Du đã từng đúc kết một qui luật: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu”, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến cũng vậy, cũng mang nặng những nỗi niềm tâm sự u hoài của tác giả trước thời cuộc đổi thay. Bài thơ, có thể nói, đã được hình thành từ sự cộng hưởng giữa nỗi sầu ủ sẵn trong cảnh và niềm cô đơn ẩn sâu trong lòng người. Với nhan đề: “Câu cá mùa thu” nhưng nhân vật trữ tình lại chẳng mấy bận tâm đến chuyện câu cá, mà nói “câu cá” thực ra là để đón nhận cảnh thu vào lòng mà gửi gắm tâm sự. Bức tranh thu tĩnh lặng hay chính là một cõi lòng tĩnh lặng tuyệt đối. Cái se lạnh của cảnh thu đang thấm vào tâm hồn của nhà thơ hay cái lạnh của lòng thi nhân đang tỏa lan ra cảnh vật? Ở Nguyễn, ta thấy một nỗi buồn u hoài thăm thẳm cô đơn của một nhà nho lánh đời thoát tục, nhưng trong lòng vẫn canh cánh nỗi niềm dân nước. Cũng giống như Nguyễn Trãi năm xưa về Côn Sơn ở ẩn, Nguyễn Khuyến nhàn thân nhưng không nhàn tâm. Khi ông đạt đến đỉnh cao sự nghiệp thì cũng là lúc dân tộc bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương. Chế độ phong kiến bấy giờ trở thành một gánh nặng của lịch sử, không còn đủ khả năng để đưa đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm và nô dịch. Hệ tư tưởng Nho giáo mà nhà thơ từng tôn thờ đã trở nên lạc hậu, lỗi thời. Nguyễn Khuyến ý thức sâu sắc sự bất lực của bản thân. Ông luôn cảm thấy băn khoăn, bứt rứt vì không thể làm gì hơn cho đất nước, cho nhân dân. Điều duy nhất ông có thể làm là bất hợp tác với kẻ thù, lui về quê ở ẩn, giữ gìn tiết tháo nhân cách, quên đi những dằn vặt sự đời nhưng muốn quên mà chẳng thể quên được. Tại nơi thôn quê thanh sơ, Nguyễn vẫn đau đáu một nỗi quan hoài thường trực – ông là một con người nặng tình với đất nước, với quê hương.

Hai câu thơ cuối kết lại mạch cảm xúc, gợi ra lòng người thanh thản với tư thế thu mình ngồi đến lặng lẽ của một ngư ông “lánh đục về trong”:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

Nhà thơ chăm chú dõi nhìn cảnh sắc mùa thu, cho đến khi nghe tiếng cá đớp động dưới chân bèo mới giật mình sực tỉnh. Vừa trở về với thực tại, nhà thơ đã đưa mình vào trạng thái lửng lơ… Một chữ “đâu” mà không thể phân biệt được đâu là hư, đâu mới là thực. “Đâu” là đâu có hay “đâu” là đâu đó? Bức tranh thu liệu thực có tiếng cá đợp động hay không? Người đọc không biết, thi nhân cũng không tài nào lí giải nổi. Người ngồi câu mà như hóa thạch giữa không gian, thời gian, đi câu mà cái chí lại không đặt ở việc đi câu.

Mỗi thi sĩ làm thơ, trước hết là phải thổi được cái hồn mình vào đó, phải biết biến hóa những con chữ thô cứng ngập tràn thi vị và “nhảy múa” trong cảm xúc. “Đọc một câu thơ hay tức là ta gặp gỡ một tâm hồn con người” (A-tô-ni Phơ-răng). Qua “Thu điếu”, ta thấy được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, một tấm lòng yêu nước thuần hậu, thầm kín. Đó phải là cái nhìn đầy tinh tế của bậc thầy thơ Nôm trung đại mới có thể họa nên bức tranh đẹp nhường ấy. Nỗi buồn trong cảnh không bị đẩy tới mức độ u uất mà lan tỏa nhẹ nhàng ra xung quanh, vừa đủ để tạo ra một khoảng lặng trong tâm hồn. Chính nỗi u hoài ấy của tác giả mới làm nên lưu luyến trong tâm trí người đọc, làm nên nỗi day dứt với đời và tạo thành giá trị trường tồn, sức sống lâu bền cho tác phẩm. Với “Thu điếu” – Nguyễn Khuyến đã tạo nên cho mình một chỗ đứng quan trọng trong nền thơ ca trung đại Việt Nam nói chung và trong những thi phẩm lựa chọn đề tài mùa thu nói riêng. Đong đầy trong từng vần thơ con chữ, ta thấy được mênh mang cái tình của thi nhân. Nguyễn Khuyến, hơn một nhà họa sĩ là một nhà thi sĩ. Thơ ông hơn một bức tranh tả cảnh là những ngôn từ gợi tình.