Xác Định Điệp Ngữ Trong Bài Thơ Cảnh Khuya / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Tâm Trạng Của Bác Trong Bài Thơ Cảnh Khuya

Đề bài: Bài thơ Cảnh Khuya thể hiện rõ tâm trạng của Bác. Em hãy viết bài văn miêu tả tâm trạng của bác trong bài thơ Cảnh khuya

Mở bài Tâm trạng của Bác trong bài thơ Cảnh khuya

Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Chí Minh đã rất nhiều lần viết về trăng, hình ảnh mặt trăng, ánh trăng xuất hiện trong nhiều trang thơ của người nhằm thể hiện những nội dung tư tưởng khác nhau. Bài thơ Cảnh khuya là một bài thơ như thế, viết về trăng Hồ Chí Minh thể hiện được xúc cảm trước thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời qua đó thể hiện được tâm trạng của người thi sĩ, người chiến sĩ trong đêm trăng.

Thân bài Miêu tả Tâm trạng của Bác trong bài thơ Cảnh khuya

Bài thơ Cảnh khuya được Hồ Chí Minh sáng tác năm 1948- đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam.Lúc này thì Hồ Chí Minh đang ở căn cứ địa Việt Bắc để chỉ huy trực tiếp cho kháng chiến. Trong một đêm trăng đẹp, người đã viết lên bài thơ Cảnh khuya:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Ở trong hai câu thơ đầu, Bác đã mở ra một khung cảnh tuyệt sắc của núi rừng Việt Bắc tại thời khắc đêm khuya. Bức tranh được vẽ ra với đầy đủ màu sắc, âm thanh và đường nét. Tiếng suối được Hồ Chí Minh so sánh với âm thanh của tiếng hát xa, trong không gian mênh mông, hùng vĩ của núi rừng vang lên âm thanh suối chảy mà trong cảm nhận của người thì nó du dương, truyền cảm như tiếng hát xa của người nghệ sĩ vọng lại.

Ta có thể thấy đây là sự liên tưởng vô cùng độc đáo, Bác đã tạo được sự liên kết giữa âm thanh thiên nhiên với âm thanh của con người. Trong thơ ca Trung đại ta cũng từng bắt gặp một sự so sánh tương tự trong bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, có khác đó là Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Hình ảnh cũng hiện lên vô cùng sống động với hình ảnh của ánh trăng khuya soi sáng xuống tán cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ in bóng lên những khóm hoa “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, cách liên tưởng độc đáo của người cũng làm cho hình ảnh bỗng sống động, gợi ra những liên tưởng chân thực cho người đọc.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đến đây, bức tranh tâm trạng được mở ra với những lo lắng, suy tư của một vị lãnh tụ, một người chiến sĩ cách mạng. nếu trong hai câu thơ trên ta thấy được một người thi sĩ rung động trước cảnh sắc tuyệt mĩ của thiên nhiên thì đến đây ta lại thấy được những nét suy tư, lo lắng của con người dành hết tâm huyết, dành hết cuộc đời cho dân, cho nước, đó chính là người chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Kết luận bài văn Tâm trạng của Bác trong bài thơ Cảnh khuya

Như vậy, bài thơ Cảnh khuya được đan lồng hài hòa hai bức tranh thơ, đó là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong đêm khuya và bức tranh tâm trạng của chính Hồ Chí Minh, tuy hai mà một, những bức tranh ấy đều làm nổi bật lên vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh, một vẻ đẹp đáng trân trọng

TỪ KHÓA TÌM KIẾM CẢNH KHUYA CANH KHUYA BÀI THƠ CẢNH KHUYA HỒ CHÍ MINH Theo chúng tôi

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya

Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya

Đề bài: Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Mở bài Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh đã có khoảng thời gian dài làm cách mạng tại Pác Pó, Bác đã sáng tác bài “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Người, Người cũng chính là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, để lại cho nền văn học Việt Nam.

Thân bài Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya

Bài thơ “Cảnh khuya” được Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947, những năm thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là khoảng thời gian rất khó khăn và vất vả đối với cách mạng nước ta, Bác viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại chiến khu Việt Bắc, qua đó cũng vẻ lên bức tranh thiên nhiên Pác Pó trong đêm khuya rất sống động và hữu tình.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai câu thơ đầu tiên được Người miêu tả một khung cảnh thiên nhiên đầy sinh động, và cũng thật mơ mộng, một sự kết hợp hài hòa, giữa cảnh vật và ánh trăng.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian thanh tĩnh của đêm khuya, tiếng suối chảy róc rách được tác giả ví như tiếng hát rất trong trẻo và bình lặng, sử dụng nghệ thuật so sánh làm tăng thêm sự du dương của tiếng suối, cảnh vật vì thế mà cùng hòa nhịp đung đưa theo tiếng suối. Hình ảnh ánh trăng được xuất hiện trong bài hòa vào với những cây cổ thụ, với những bông hoa. Từ “lồng” biểu thị cho sự đan xen, hòa hợp với nhau, ánh trăng soi xuống những cây cổ thụ, bóng trăng lại hòa quyện cùng hoa tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng. Đưa người đọc đến với những cảm xúc yên tĩnh, đầy ý thơ.

Khung cảnh như vậy làm sao mà tác giả có thể hờ hững được, trong đêm khuya khi Bác vẫn còn đang làm việc, thiên nhiên mộng ảo như vậy khiến Người tạm gác công việc sang một bên để bước ra ngắm cảnh khuya nhiều sức hút như vậy, khung cảnh được Hồ Chí Minh thu trọn trong tầm mắt, vẽ lên cảnh thiên nhiên thật đẹp như tranh vẽ.

Hình ảnh ánh trăng hiện lên kết hợp với cảnh vật cho thấy tâm hồn một tình yêu dành cho thiên nhiên của Bác Hồ, ánh trăng chính là người bạn tri kỉ của Người cứ như nó soi sáng cùng Bác trong đêm khuya, khiến cho cảnh vật dưới ánh trăng cũng có thêm nhịp sống.

Một sáng tác của Bác cũng nói lên được cảnh đẹp của đêm khuya nhưng Bác lại ngắm từ trong một không gian khác đó là bài ngắm trăng có đoạn:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ…

Bên cạnh những phong cảnh thiên nhiên đó chính là một tấm lòng yêu nước sâu sắc của Bác Hồ.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Người miêu tả cảnh khuya như được vẽ ra, nó quá thơ mộng, thiên nhiên trước mắt thật kì diệu khiến Người phải thốt lên, sử dụng phép so sánh như vậy càng tăng thêm sự ma mị của bức tranh thiên nhiên, lúc đó người chưa ngủ được, không ngủ vì Bác còn phải làm việc, lo việc nước việc quân, lúc đó đang diễn ra kháng chiến, Bác là một vị lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh đòi lại quyền tự do, độc lập. Mang trên vai một trọng trách rất lớn và nặng nề, vì vậy Người “chưa ngủ vì lo” lo cho anh em đồng chí đồng đội, lo cho nước nhà bao giờ mới hòa bình, Bác trằn trọc cả đêm làm sao ngủ được.

Trong cảnh đêm khuya cùng với ánh trăng và tiếng suối văng vẳng cùng tâm trạng đầy lo âu, phiền muội khiến. Tất cả mọi thứ kết hợp với nhau một cách rất tự nhiên và khăng khít. Thể hiện một tình cảm với thiên nhiên, một tâm hồn nhạy cảm và sâu lắng, lòng yêu nước sâu lặng, một tâm trạng mênh mông đều được tác giả khắc họa một cách rõ nét trong bài thơ.

Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, có thể nói bài thơ “cảnh khuya” là một trong những bài thơ viết về ánh trăng cực hay trong cuộc đời sáng tác nghệ thuật của Bác.

Kết luận Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya

Bằng sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại Hồ Chí Minh tạo nên một cảnh khuya rất sống động nhưng cũng đầy thơ mộng, đồng thời cũng thể hiện nỗi lòng của một người chiến sỹ, một vị lãnh đạo lo cho việc nước nhà, cảnh trăng đêm khuya thật đẹp và đầy sáng tạo trong hoạt động sáng tác của Người.

Theo chúng tôi

Suy Nghĩ Của Em Về Bài Thơ Cảnh Khuya

Trong chương trình phổ thông, một trong số bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy đó là bài thơ “Cảnh khuya”. Bài thơ không chỉ là xúc cảm của tác giả trước cảnh sắc thiên nhiên mà đó còn là nỗi lòng của Bác trước cảnh đất nước vẫn trong cơn loạn lạc.

Bài thơ được viết năm 1947, bằng thể thơ tứ tuyệt, lấy thi hứng từ những những cảnh sắc thiên nhiên, qua khe cửa sổ thi sĩ vừa ngắm trăng vừa ngâm thơ mà lại đau đáu cảnh nước nhà. Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc, Bác đã sáng sác bài thơ với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đẹp tuyệt trần mà người thưởng thức lại như đau đáu nỗi niềm riêng trong lòng, cảnh đất nước bắt đầu những năm kháng chiến chống thực dân Pháp cam go. Bài thơ được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông với thể thơ tứ tuyệt, một thể thơ mới và phát triển. Bài thơ được mở đầu bằng câu thơ:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Hai câu thơ mở đầu mở ra khung cảnh thiên nhiên đất trờ i Việt Bắc. Cảnh trời hùng vĩ, sắc màu trong lành, thanh mát như muốn cùng con người với những bàn hoa, với những bữa tiệc dưới ánh trăng thanh mát.

Câu thơ: “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” gợi ra một khung cảnh êm đềm, trăng là biểu trưng cho hòa bình, tự do đang chiếu rọi. Ánh trăng, bóng trăng như gần gũi, hiền hòa với con người, trăng soi sáng chiếu cây cổ thụ, tỏa bóng dưới nhân gian, câu thơ vừa ngắn gọn, súc tích mà vừa gợi mở không gian yên ắng, tĩnh lặng. Con người dường như cũng là một trong những yếu tố được soi rọi trong buổi trăng ấy.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Hai câu thơ tiếp là sự tiếp nối ý thơ của hai câu thơ đầu, con người hiện lên giữa thiên nhiên đất trời một cách ung dung, khác thường. Con người giữa thiên nhiên ấy ung dung, tự tại nhưng mang một cảm xúc riêng biệt, khác thường.

Câu thơ: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” là câu thơ khắc họa bức chân dung về con người trong bài thơ, đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc ta, Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc, Bác đánh đổi những giây phút riêng tư của chính bản thân mình cho đất nước, cho dân tộc những ngày sống ấm no, hạnh phúc. Bác đánh đổi những giấc ngủ để cho các chú bộ đội ngủ, Bác thức để cho cả dân tộc ta ngủ. Giữa đêm khuya, thời gian như khắc khứa vào con người những nỗi đau đáu về cảnh nước nhà, Bác như cô độc nhưng lại mang nỗi suy tư cảnh nước nhà, đất nước ta trước mắt đang đứng trước cuộc kháng chiến chống Pháp cam go, khốc liệt, thực dân Pháp được trang bị những vũ khí tối tân, hiện đại nhất. Trong khi đất nước ta mới giành được độc lập, về căn bản lại chưa được các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ công nhận, cuộc kháng chiến của chúng ta lại gặp phải nhiều khó khăn, không cân bằng lực lượng. Trong những ngày khó khăn nhất ấy, thực dân Pháp lại tiến hành chiến tranh theo chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” khiến cả dân tộc ta gồng mình lên. Chính những điều ấy là nguyên nhân khiến Bác phải suy nghĩ. Dù trời có đẹp, cảnh sắc có hòa bình, êm đẹp nhưng sâu thẳm trong ấy Bác cũng vẫn đang đau đáu trong tâm nỗi nước nhà, cảnh sắc ấy, hình ảnh ánh trăng như hình ảnh của Bác – vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc.

Bằng bố câu thơ tứ tuyệt, bài thơ “Cảnh khuya” đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, rộng mở, con người với nỗi niềm đau đáu trong lòng hiện lên trong bức tranh thiên nhiên ấy. Một hồn thơ với bao tâm sự, suốt đời vì nước vì dân.

Hà Vũ Hường

Bài Văn Mẫu Biểu Cảm Về Bài Thơ Cảnh Khuya

Trong những bài thơ Bác Hồ làm ở chiến khu Việt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp, “Cảnh khuya” là bài thơ gây cho em sự xúc động và ngưỡng mộ. Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước. “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”

Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau.

Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa. “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ” Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ, Bác không ngủ được vì cảnh đẹp.

Nguồn: https://tophaynhat.com/top-10-bai-van-mau-phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-canh-khuya.html#ixzz6iJZU5meq