Xác Định Câu Phủ Định Trong Bài Thơ Ngắm Trăng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Trong Bài Thơ Ngắm Trăng Của Hồ Chí Minh Có Một Thế Giới Trăng Đầy Lãng Mạn. Hãy Làm Rõ Nhận Định Trên

Trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh có một thế giới trăng đầy lãng mạn. Hãy làm rõ nhận định trên

Bài thơ Ngắm trăng nằm trước chùm thơ “Trung thu” của Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1942, đó là bài số 21 trong “Nhật kí trong tù” của Bác.

Bài thơ viết về cảnh ngấm trăng nhưng không phải ngắm trăng một cách bình thường mà nhìn ánh trăng từ trong ngục. Từ tư thế ngắm trăng ấy đã toát lên một vẻ đẹp thanh cao trong tâm hồn Bác, một phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng trước cảnh đẹp thiên nhiên.

Mở đầu bài thơ là cảnh ngộ của nhà thơ:

Trong tù không rượu củng không hoa.

Bị giam cầm trong nhà lao của bọn Tưởng Giới Thạch, sự thiếu thốn trăm bề là điều tất nhiên. Điều này không nói ra thì có lẽ chúng ta cũng hình dung được. Nhưng sự thiếu thốn ấy không ngăn nổi tâm hồn thơ của Bác, không làm cho Bác buồn lòng:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Ánh trăng, rượu, hoa là những thứ đi liền với tâm hồn thi sĩ. Rất nhiều bài thơ lấy cảm hứng từ những thú vui này. Đối với Bác, chung quanh chỉ có ánh trăng soi từ bên ngoài qua song sắt. Trướccảnh đẹp nhưng lại thiếu rượu và hoa, điều này đã làm mất đi một phần thi hứng của nhà thơ. Hai câu thơ đầu chưa đề cập đến ánh trăng nhưng đọc lên như đã hiện hữu một ánh trăng. Ánh trăng đó chính là ánh sáng trong tâm hồn Bác, soi vào một đêm tối tăm của đất nước. Hai câu thơ sau ánh trăng mới thật sự xuất hiện và bao trùm không gian chốn ngục thất, ánh trăng trở thành “nhân vật” chính của đêm nay:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Điểm nhấn của bài thơ chính là ở hai câu thơ cuối. Không chỉ có một hình ảnh mà là hai hình ảnh hòa quyện vào nhau. Sự hòa quyện đến mức đồng điệu và tưởng chừng như chỉ có một. Trong các câu thơ chữ Hán thường có hai hình ảnh gắn liền với nhau, chẳng hạn như nhân – nguyệt hoặc nguyệt – thi gia. Trong bài thơ của Bác Hồ cũng thế. Câu thứ ba Bác vẫn còn xưng Người nhưng câu cuối đã thành nhà thơ. Câu thơ mang ý nghĩa thẩm mĩ đặc sắc. Từ trong ngục tối, nơi chỉ có bốn bức tường giam, không có bất kì thú vui nào, người tù nhìn ánh trăng soi từ cửa sổ. Đó là hình ảnh rất bình thường nhưng đối với Bác nó trở thành một niềm vui, một dịp may hiếm có. Từ “ngắm” thể hiện vẻ say sưa và một sự thưởng thức, thưởng thức cái đẹp, cái tao nhã của thiên nhiên. Không chỉ diễn ra một chiều ngắm. Ánh trăng đã được nhân hóa để nhòm lại nhà thơ. Vầng trăng bây giờ không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã có tâm hồn, một tâm hồn đồng điệu với tâm hồn Bác. Bác và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ với mối tình tri âm, tri kỉ. Hai câu thơ đối nhau, ngôn ngữ và hình ảnh cân xứng, hài hòa. Trăng và nhà thơ dù bị song sắt ngục tù chia cách nhưng vẫn rất gần gũi và ân tình. Đọc hai câu thơ chúng ta thấy ánh trăng như tràn ngập, như bừng sáng cả không gian bao la; khung cảnh không còn là ngục thất mà là một thế giới bao la với ánh trăng chiếu sang và tâm hồn thi sĩ bay bổng. Có thể nói đây là hai câu thơ hay nhất và đẹp nhất vềánh trăng trong thơ Bác. Tư thế ngắm trăng của Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của Bác, đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan của Người dù ở vào hoàn cảnh khó khăn nhất. Chúng ta còn bắt gặp nhiều bài thơ khác thể hiện được ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan của Bácnhưng đây là bài thơ để lại nhiều ấn tượng nhất. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên, vừa biểu lộ một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, vừa thể hiện khát vọng tự do. Nó là hình ảnh tượng trưng cho một tâm thế sẵn sàng.Như Bác đã nói: “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao”.

Nhà văn Hoài Thanh đã nhận xét rằng “Thơ Bác đầy trăng” quả thật không sai vì trong Nhật kí trong tù có đến 7 bài thơ nhắc đến trăng.

Đề 1. Giới thiệu về tập thơ Nhật kỷ trong tù của Hồ Chí Minh.

Đề 2. Tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh thể hiện như thế nào quabài thơ Ngắm trăng?

Đề 3. Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đề 4. Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng trong Nhật kí trong tù của Bác Hồ.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Báo Nam Định Điện Tử

Bạn đọc viết

Đến với bài thơ hay

Nhân đọc Báo Nam Định số Tết Dương lịch (ra ngày 1-1-2020), trong đó có bài thơ “Vẫn nguyên hương lúa” của tác giả Nguyễn Thế Khanh, tôi nghĩ tác giả không chỉ viết cho riêng mình.

Câu cuối “Đón xuân Canh Tý đang về”, người đọc hình dung chắc tác giả đang ở xa nguyên quán, rất có thể đang sống ở thành phố, tết đến về thăm quê. Người đã xa quê mà về thăm quê trong dịp tết nên mới “Bâng khuâng trong dạ… đâu quên ngày nào”.

Cái “ngày nào” ấy không phải chỉ là một ngày nào đó cụ thể, mà là cả những năm tháng, những thời kỳ: tác giả đã sinh ra, khôn lớn, học tập và trưởng thành.

Tôi nghĩ, tác giả không chỉ là người thành đạt trong công tác mà còn là người sống có tâm, có lòng yêu quê hương, đất nước, gia đình. Tình yêu ấy từ những điều đơn giản và sâu lắng.

Hình ảnh làng quê “Đồng làng lúa chín… xôn xao mùa về”, “Lũy tre chim hót… tiếng nghe vọng trời”, làng quê đón nắng ban mai, nắng chiều và nhất là lúc hoàng hôn, ánh nắng chiếu xuống trông như “rót mật triền đê”. Làng quê sao mà đẹp quá, thân thương quá!

Xa quê, về thăm quê trong dịp tết nên mới hoài niệm “Tôi là tôi của ngày xưa” để muốn mọi người hiểu rằng: Những hình ảnh đó, việc đó là cảnh thật, việc thật của ngày xưa.

Những người thân trong gia đình, tác giả nhớ đầu tiên là người mẹ “Nâu sờn tấm áo… mấy thời nắng mưa” (!). Đó cũng là hình ảnh người mẹ nông dân Việt Nam chịu khó, chịu đựng.

Còn người cha – người nông dân thuở ấy đều là “bước thấp, bước cao, ôm từng gồi lúa xếp vào bờ Đông” – một dáng dấp lo toan, vất vả.

Đó là những hình ảnh của “cái đận” ngày xưa, nhưng tôi thấy tác giả muốn chú trọng một điều: Trong những lam lũ, khó khăn, vất vả, thiếu thốn của “ngày xưa” ấy vẫn nổi trội lên là tình cảm gia đình, cha mẹ, anh em thật là đầm ấm “Sum vầy có mẹ, có cha/Bên là em gái, bên là em trai”. Và chính từ nếp sống trong gia đình, xã hội thời xưa ấy, tác giả càng thấy nỗi nhớ thương “Bây giờ… còn mất, vắng ai?!”.

Không chỉ là hoài niệm tình cảm gia đình, tác giả còn gợi lại phong tục đẹp đẽ ở vùng quê: được mùa mọi người vui hơn, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ, “Dâng lên tổ tiên bát cơm đầu mùa”, mà có được mâm cao cỗ đầy như bây giờ đâu. Chỉ có “Ngát thơm cơm tám… rau dưa” nhưng vẫn đậm đà ấm cúng.

Gần câu cuối, tôi cứ băn khoăn tại sao tác giả lại viết: “Vẫn nguyên hương lúa… thơm ngoài đồng quê”. Chắc có lẽ tác giả cho rằng: Mọi sự là hoài niệm, giờ chỉ còn hương lúa thơm ngoài đồng là không thay đổi. Bởi rằng: Nhiều làng quê hiện nay đâu còn nhiều cảnh lũy tre làng chim đậu hót, lũ trẻ ít còn cảnh “Vờn theo cánh bướm, bẫy sâu cào cào”, mà thay bằng tường rào bê tông, nhà cao tầng, môi trường bị hủy hoại, làm gì còn cào cào, châu chấu nhiều như ngày xưa. Phong tục tập quán đẹp đẽ cũng bị lệch lạc đi nhiều.

Nhân ngày tết cổ truyền, qua bài thơ này tôi nghĩ: tác giả muốn gửi tới một thông điệp: Về tình yêu quê hương, đất nước, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ tài nguyên môi trường và đặc biệt là tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm. Đây là một bài thơ hay, đơn giản mà sâu sắc.

Đọc bài thơ để nghĩ: Mỗi mùa xuân đến, tết về, mọi người đều hân hoan chào đón, chúc nhau vui vẻ, an khang thịnh vượng để hòa cùng cuộc sống thanh bình của mùa xuân tươi đẹp ở mỗi miền quê, đất nước./.

Phạm Mạnh Hùng (Xuân Trường)

Chùm Thơ Hay Viết Về Nam Định, Thơ Ca Ngợi Nam Định Quê Hương Tôi

(iini.net) Tuyển chọn những bài thơ viết về Nam Định quê hương hay nhất từ các thi hữu. Thơ ca ngợi vẻ đẹp của Nam Định với những địa điểm du lịch nổi tiếng, những nét văn hóa rất riêng của Nam Định, và tình yêu Nam Định thật sâu lắng, lãng mạn.

Thơ Hay Viết Về Nam Định #01

NAM ĐỊNH QUÊ HƯƠNG TÔI

Thơ: Nguyễn Quốc Luận

Đất Nam Định đô thành loại nhất Trai Thành Nam yêu thật hết mình Gái thì tuyệt đối chung tình Yêu ai trọn vẹn bóng hình thủy chung

Cuộc đời lắm bão bùng mưa gió Gái cùng trai vượt khó đi lên Người dân Nam Định rất hiền Tính tình chất phác mọi miền mến yêu

Trong cuộc sống biết điều lắm đấy Mọi người dân ai nấy một lòng Sống sao gạn đục lắng trong Kính trên nhường dưới mà lòng đẹp tươi

Ôi tình cảm con người Nam Định Rất chân thành thật tính biết bao Yêu thương qúy mến đồng bào Thiêng liêng cao qúy tự hào Thành Nam.

Thơ Ca Ngợi Nam Định Hay #02

TỰ HÀO NAM ĐỊNH MÌNH ƠI

Thơ: Long Đặng

Nam định mình ơi mãi rạng ngời “Hiền tài nguyên khí” khắp nơi nơi “Đất lành chim đậu” muôn hoa nở Truyền thống Cha ông tiếp lửa đời

Nam định mình ơi vang khúc ca Đò quan bắc nhịp nối đôi ta Sông Đào uốn lượn quanh co chảy Lộng gió Vị xuyên ngắm dáng tà

Nam định mình ơi sáng tinh mơ Hiên ngang sừng sững bóng Cột cờ Tượng đài kiêu hãnh trung tâm tạc Tín ngưỡng dân gian khói phụng thờ

Nam định mình ơi đẹp lắm thay “Trai thanh gái lịch” nắm bàn tay Bên nhau tô thắm trời xuân sắc Rực rỡ long lanh mảnh đất này

Nam định mình ơi mãi khắc sâu “Cù lao chín chữ” nhớ từng câu “Công Cha nghĩa Mẹ” con xin nguyện Đền đáp đức sinh đạo hiếu đầu

Nam định mình ơi bao mến thương Nhỏ xinh thơ mộng đất quê hương Khi xa lắng đọng hồn ta cảm Hình bóng cội nguồn trọn kiếp vương.

Thơ Hay Viết Về Nam Định #03

QUÊ TÔI NAM ĐỊNH

Thơ: Mạnh Nguyễn

Con Tằm Nam Định quê ta Gom bao mây nắng nhả ra tơ vàng Dệt nên áo lụa mơ màng Tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng Việt Nam

Bánh Nhãn đặc sản tặng chàng Bao nhiêu khéo léo đảm đang kết thành Nhớ em sáng học chiều hành Tối ngoan nhào bột làm thành bánh kia

Ngon ôi nem nắm uống bia Ta về Nam Định là chia nhau lùng Nhớ dáng bác cả ung dung Chia ra bao thức để dùng nắm nên

Trải bao sương gió sấm rền Hạt gạo Nam Định thơm bền dẻo ngon Nhớ dáng mẹ cấy lom khom Dầm mưa dãi nắng cho con học hành

Quê tôi bao chị bao anh Lam lũ vất vả để dành nuôi em Cha ông lao động thành quen Xây làng dựng xã đẹp lên từng ngày

Hôm nay tôi lại về đây Làng quê Nam Định chuyển xây đẹp giầu Nhưng không lạc mất đi đâu Cần cù chịu khó một mầu quê ta.

Thơ Hay Viết Về Nam Định #04

QUẤT LÂM MÙA DU LỊCH

Thơ: Hồ Như

Tôi về Nam Định nơi đây Đón không khí biển ngất ngây cõi lòng Nén thương, gửi nhớ vào trong Thả hồn theo sóng những mong vui nhiều

Ngắm cô gái biển lãng phiêu Đầu mùa du lịch bao điều mở ra Biển cho chát mặn đậm đà Nhưng lòng khao khát lời ca vượt tầm

Biển xanh bờ cát Quất Lâm Khai trương mùa mới tình thâm bạn bầu Dù đi muôn dặm những đâu Nhưng lòng vẫn nhớ sắc mầu Quất Lâm…

Thơ Hay Viết Về Nam Định #05

ANH CÓ VỀ NAM ĐỊNH THĂM EM

Thơ: Liên Vũ

Xuân năm nay anh có về thăm Đất Thành Nam với ngàn năm văn hiến Nơi cánh cò cứ chiều về chao liệng Khúc Chầu văn xao xuyến bước anh tài !

Bến Đò quan câu hát chẳng nhạt phai Hưng Đạo Vương uy nghi và lẫm liệt Hồ Vị Xuyên nên thơ mà xao xuyến Mắt em cười lúng liếng tuổi xuân thì !

Anh có về ,chúng ta sẽ cùng đi Thăm Đền Trần uy nghi và cổ kính Hội Phủ Dầy ,nơi quê hương Nguyễn Bính Di tích đã xếp hạng mấy ngàn năm !

Thành nam ơi như một mảnh trăng rằm Nơi hội tụ bao nhân tài Đất Việt Thành phố nghèo nhưng tình người da diết Đất địa linh nhân kiệt vốn oai hùng !

Mùa xuân nay em nhớ đến vô cùng Bao kỉ niệm cùng chung tay gìn giữ Anh có về Thành nam bao tình tứ Khi xa rồi, mãi nhớ đến khôn nguôi !!!

Thơ Hay Viết Về Nam Định #06NAM ĐỊNH QUÊ TÔI Thơ: Lê Thanh Hải

Ai về Nam Định quê ta Sông Hồng rẽ sóng chuyến phà thân thương Bến Đò Quan vấn vương miền đất Nơi tình người chân thật biết bao

Ngắm Trăng tản mạn sông Đào Cánh đồng lúa chín dạt dào câu ca Kia Đền Trần, Đông A huyền thoại Dệt Thành Nam thắm mãi lòng dân

Vị Xuyên một phút du Xuân Trong ta lắng đọng tần ngần không thôi Còn đôi chút than đời ông Tú (Tú Xương) Tài đâu hèn ủ rũ thơ ca

Phố phường đỏ rực cờ hoa Con Dân phấn khởi thật là xiết bao Nay Hạ về khát khao nỗi nhớ Khí đất thiêng mãi nở hoa tươi

Nơi đây đằm thắm tiếng cười Thủy chung sau trước của người Thành Nam Tự hào thay Ai làm trang sử Đất Anh hùng gìn giữ mai sau.

Thơ Ca Ngợi Nam Định Hay #07

CHỢ VIỀNG NAM ĐỊNH

Thơ: Nguyễn Bích Liên

Chợ Viềng mùng tám tháng giêng Mỗi năm chỉ mở một phiên ấy mà. Xin mời các bạn gần xa Về thăm Nam Định trước là cầu may.

Sau rồi sang đến Phủ Giầy Thắp huơng chúa Liễu xin đầy lộc may. Chợ đêm trong tiết mưa bay, Cầu cho bán rủi, mua may được liền.

Bạn trẻ đi lễ cầu duyên Mưu cầu hạnh phúc trên liền ban ngay. Du xuân bạn nhớ một ngày, Chợ Viềng Nam Định chớ hoài bỏ qua!

Thơ Ca Ngợi Nam Định Hay #08NAM ĐỊNH QUÊ HƯƠNG Thơ: AXeng Nguyễn

Em về Nam Định hôm nay Ngắm nhìn thành phố đổi thay lạ thường Từng góc phố đến con đường Xuân Trường hò hẹn người thương em về

Dọc con đường nhỏ thôn quê Lúa,Dâu xanh mướt triền đê mượt mà Nam Định nổi tiếng gần xa Phủ Dầy mở hội tháng ba rộn ràng

Chợ phiên họp ở đường làng Chậu hoa cây cảnh ngập tràn khắp nơi Mời bạn hãy ghé về chơi Đất hùng trang sử ngàn đời lưu danh.

Thơ Ca Ngợi Nam Định Hay #09

MIỀN QUÊ VĂN HIẾN

Thơ: Trần Văn Nghệ

Nam Định ai đã từng qua Là yêu mến mãi,chẳng xa nơi này. Một lần đến sẽ thấy say Mênh mông lúa chín cò bay trắng đồng.

Lúa vàng trĩu hạt sai bông Tám Xoan Hải Hậu nắng hồng quê em. Ai từng ăn món nắm nem Giao Thủy đặc sản muốn đem làm quà.

Ý Yên là đất quê cha Đúc đồng Tống Xá tinh hoa làng nghề. Đến đây hoa mắt, say mê Tân kỳ,giả cổ đất lề ngàn năm.

Xin mời tiện ghé sang thăm La Xuyên đồ gỗ hàng trăm mặt hàng. Từ bình dân đến cực sang Trang trí nội thất là hàng tinh khôi.

Đã từng xuất khẩu bao nơi Mỹ, Trung, Hàn, Nhật sang trời Âu châu. Còn ai say điệu hát chầu (văn) Tạt sang Vụ Bản theo hầu một xênh.

Đây khu quần thể thênh thênh Khuôn vàng, thước ngọc, chùa đền nguy nga. Nơi này thờ phụng chúa Bà Có công giúp nước ngợi ca nữ hùng.

Nam Định nhiều lắm người Trung Triều Trần vang vọng lẫy lừng chiến công. Bạch Đằng thắm đỏ máu hồng Nguyên Mông ba trận thua không đường về.

Nam Điền cây cảnh sum xuê Ai đã từng đến đều mê mẩn lòng. Tưởng rằng lạc chốn hư không Bồng lai tiên cảnh giữa đồng làng quê.

Đến rồi ai cũng phải mê Bến Đò Quan đó, não nề lời ca. Vẳng nghe câu hát vang xa Tiếng thoi đưa nhịp, dệt ra lụa màu.

Còi tầm vang vọng canh thâu Nhắc thời chống Pháp đi đầu đấu tranh. Đền Trần, Bảo Lộc vang danh Là nơi phát tích trở thành đất thiêng.

Đầu xuân thăm thú chợ Viềng Mua cày,sắm cuốc với kiềng ba chân… Về đây ai chẳng tần ngần Miền quê Văn Hiến thơ ngân đêm hè.

Rì raò trăng sáng ngọn tre Thanh bình êm ả con đê sông Đào. Nam Định ơi! Rất tự hào Địa linh Nhân Kiệt xiết bao anh hùng.

Thơ Ca Ngợi Nam Định Hay #10

VỀ THÀNH NAM

Thơ: Trần Quang Hải

Anh về bên bến “Sông Đào” “Đò Quan” sóng nước đi vào thơ ca Bến xưa những chuyến đò qua Sông Hồng, Sông Đáy giao hòa hợp lưu

Phù sa sông vẫn chắt chiu Nuôi bao nhân kiệt danh lưu đất này Nam Định sông nước trời mây Rừng cây nước mặn nơi đây một vùng

“Vua Đinh” nuôi chí anh hùng “Đền Trần” sử sách lẫy lừng bốn phương “Vị Xuyên” mặt nước mờ sương Nhà thờ Chánh Sứ soi gương nơi này

Hồn thơ Nguyễn Bính còn đây “Tú Xương” tọa lạc ngắm mây họa vần “Phủ Dày” xa mấy cũng gần “Chợ Viềng” mới đến một lần đã mê

Ai nhớ Nam Định thì về Ngã ba sông ấy tình quê dạt dào Người đi nhớ món “phở xào” Muốn ăn “Búm Đũa” mời vào Thành Nam

“Thịnh Long”, biển tắm nắng vàng “Quất Lâm”, Xuân Thuỷ xốn xang chiều hè Tháng chín, khăn xếp áo the Đến chùa “Cổ Lễ” đêm nghe trống chèo

“Dù cho cha đánh mẹ treo Em không bỏ được hội Keo hôm rằm” Thẫn thờ con mắt lá răm Nay về Nam Định duyên đằm tình ta.

Thơ Ca Ngợi Nam Định Hay #11AI VỀ NAM ĐỊNH Thơ: Cậu Út Vũ Gia

Ai về Nam Định tháng giêng Ghé thăm Vụ Bản, chợ Viềng nghỉ chân Lại thêm khai ấn đền Trần Non Côi – Sông Vị cũng gần kế bên

Nhớ ghé dày phủ cầu hên Người ơn thánh mẫu dựng nên đền thờ Đi qua Giao Thủy mộng mơ Cồn Lu – Cồn Ngạn nên thơ trữ tình

Đến thêm cao tháp Phổ Minh Nơi nhiều di tích hòa bình -chiến tranh Nổi tiếng chuối Ngự ngon lành Tám xoan, nếp cái, bánh xanh thơm lừng

Gái Nam xinh đẹp thủy chung Trai Nam chí khí, hào hùng nổi danh!

Thơ Ca Ngợi Nam Định Hay #12

CÓ AI VỀ NAM ĐỊNH VỚI EM KHÔNG

Thơ: Hương Vang

Có ai về Nam Định với em không Nơi mảnh đất ghi vào dòng lịch sử Mẫu Liễu Hạnh đã về nơi đây ngự Có vua Trần trấn giữ mảnh đất thiêng

Có ai về để nghe tiếng trống ,chiêng Đầu xuân mới chợ Viềng dân rước Mẫu Ngày mùng tám nơi cửa Cô ,đền Cậu Cầu lộc tài ….và đỗ đậu công danh

Có ai về Mỹ Lộc lúc sang canh Đêm mười bốn thường niên thành tục lệ Hội khai ấn chúng tôi mà đông đến thế Tứ xứ về không kể rét hay mưa

Đất Thành Nam luôn xinh đẹp bốn mùa Hồ Vị xuyên liễu đung đưa trong gió Tiếng chuông thờ ngân vang con phố nhỏ Có Sông Hồng vẫn nặng chở phù xa

Có ai về mảnh đất bốn mùa hoa Nơi đây có những thi ca nổi tiếng Cụ Nguyễn Bính câu thơ tình chao liệng Khắp đất trời nước Việt thủa ngày xưa

Có ai về ,,,Nam Định buổi ban trưa Ngồi ngắm cảnh và vừa nghe biển hát Bãi Thịnh Long biển trong xanh gió mát Sóng rì rào như khúc nhạc du dương

Buổi hoàng hôn dạo bước dưới con đường Rợp bóng mát mang tên Trần Hưng Đạo Thả .hồn mình vi vu theo tiếng sáo Ai thả diều bay dạo phía ven sông

Có ai về Nam Định với em không ?

Thơ Viết Về Nam Định Hay #13

HỘI ĐỀN BẢO LỘC

Thơ: Chung Mai

Hãy về Nam Định quê tôi Hai Mươi Tháng Tám đến rồi hôm nay Hội Đền Bảo Lộc nơi đây Giỗ Trần Hưng Đạo sum vầy cháu con

Thời gian chẳng xoá dấu son Trung quân ái quốc tựa non cao vời Ba quân tướng lĩnh muôn nơi Khắc ghi SÁT THÁT chí ngời quyết tâm

Ống đồng trốn thoát âm thầm Quân Nguyên hồn lạc ngàn năm hãi hùng Chi Lăng oanh liệt đã từng Bạch Đằng bãi cọc lẫy lừng chiến công…

Bao đời xương máu cha ông Đắp xây bờ cõi núi sông đất này Hương trầm khói toả trời mây Kính dâng đức thánh tỏ bày biết ơn

Nguyện thề giữ trọn giang sơn Ngoại xâm nhòm ngó không sờn gian nguy Dân ta mãi mãi khắc ghi Chiến công tráng lệ hùng bi nghẹn ngào.

Thơ Viết Về Nam Định Hay #14

TRỰC NINH QUÊ NHÀ

Thơ: Phúc An

Trực Ninh Nam Định quê ta Sông Ninh uốn khúc, phù sa đổ về Màu xanh ngoài bãi trong đê Nông dân đồng ruộng, làng nghề xen canh

Quê hương trải một màu xanh Sáo diều ai thả – bức tranh hoạ đồ Sắn khoai tươi tốt, nương ngô Lúa xanh mơn mởn – điểm tô bao lần

Quê hương cùng với người dân Ngày nay đổi mới nhiều lần khác xưa Đường quê trải nhựa, sớm trưa Nông thôn cơ giới nắng mưa trên đồng

Xa quê lòng dạ mặn nồng Quê hương là gốc – Mẹ bồng Cha nuôi!

Thơ Viết Về Nam Định Hay #15

THƠ VUI TRAI NAM ĐỊNH

Thơ: Quốc Luận

CẦM tất cả chơi vào con số VÀNG cũng bay tới chỗ người ta CÒN chi ngoài nước mắt nhoà SỢ người người cũng bỏ ta mất rồi

VÀNG dẫu mất ta thời kiếm lại RƠI tình yêu sẽ phải đau thương YÊU ai chỉ muốn chung đường TRAI xinh gái đẹp vấn vương cõi lòng

NAM Thành đó người không dối trá ĐỊNH là làm vất vả chẳng buông ĐỜI này nguyện một chữ thương ĐỜI luôn chỉ muốn chung đường vì yêu

Thơ Viết Về Nam Định Hay #16ANH CÓ VỀ NAM ĐỊNH Thơ: Hương Vang

Anh có về Nam Định với em không Tháng năm đến nắng hồng tươi đến lạ Người Thành Nam chân thành và vồn vã Gái dịu dàng trai lại quá giỏi giang

Quê hương em thành phố rất rộn ràng Nhà máy dệt đêm ngày vang tiếng máy Nền công nghiệp từ xưa kia đã vậy Làm mạnh giàu quê em đấy anh ơi

Về Thành Nam anh thỏa sức rong chơi Cùng dạo bước khi trời chưa tắt nắng Dưới vòm lá nghiêng che con đường phẳng Dốc Lò Châu kéo thẳng đến Đò Quan

Con Sông Hồng cây cầu mới vắt ngang Nối Thành Phố với thôn làng đồng lúa Quê em có làm thêm nghề dệt lụa Bãi bồi nhiều cho vựa thóc vựa ngô

Biển Thịnh Long con sóng vẫn xô bờ Đón nắng hạ mong chờ du khách tới Quất Lâm đẹp đang sẵn sàng chờ đợi Khắp nơi về nghỉ mát với biển khơi

Thơ Viết Về Nam Định Hay #17

THƠ VUI CA NGỢI TRAI GÁI THÀNH NAM

Thơ: Hương Vang

THÀNH phố nhỏ xinh tươi cảnh đẹp NAM hướng là cầu ghép đôi bờ CON sông Hồng thật nên thơ GÁI nơi đây thật không ngờ đáng yêu

DỊU tính nết không kiêu không chảnh DÀNG nụ cười như ánh bình minh TRAI thì rất mực chung tình THÀNH niềm tin cậy gái xinh mọi miền

NAM bản tính vừa hiền chịu khó VỐN dĩ luôn nói nhỏ nhẹ nhàng LÀ người chính trực cao sang TRANG nam tử rất đàng hoàng chẳng sai

ANH đính thực là trai Nam Định TÀI cũng nhiều bản tính giỏi giang THÀNH NAM CON GÁI DỊU DÀNG TRAI THÀNH NAM VỐN LÀ TRANG ANH TÀI

Thơ Viết Về Nam Định Hay #18(đang cập nhật..)

Lý Bạch Đứng Ở Đâu Ngắm Trăng Trong Bài “Tĩnh Dạ Tư?”

LÝ BẠCH ĐỨNG Ở ĐÂU NGẮM TRĂNG TRONG BÀI “TĨNH DẠ TƯ”?

Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Đê đầu tư cố hương.

Đây là bài thơ đã gắn liền với tên tuổi của Lý Bạch, được bao thế hệ độc giả mến mộ. Sử cũ ghi chép, năm 726 (Đường Thái Tông niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 14), theo lịch cũ khoảng vào ngày rằm tháng 9, Lý Bạch mới 26 tuổi đang du ngoạn Dương Châu. Trong một đêm trăng sáng, Lý Bạch ngửa mặt lên ngắm ánh trăng sáng vằng vặc trên bầu trời, bất giác nhớ nhà, tức cảnh sinh tình rồi viết nên bài thơ thiên cổ ngàn năm sáng rọi.

Lý Bạch sinh năm 701 tại Thanh Liên hương, Quảng Hán, Tứ Xuyên. Nơi đây vốn dĩ tên là Thanh Liêm hương, nhưng vì sau này Lý Bạch lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ nên đổi thành Thanh Liên hương. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà mẹ nằm mộng thấy sao Trường Canh. Vì sao này có tên là Thái Bạch nên bà đặt tên con là Bạch, ông mang họ Lý, nên gọi là Lý Bạch.

Lý Bạch ngay từ khi còn nhỏ đã bác học tinh thâm, ngoài kinh điển của Nho giáo, Thích giáo, Đạo giáo, văn ký nổi tiếng cổ đại ra còn học cả thi thư của bách gia, kiếm thuật. Ngay từ khi rất sớm, Lý Bạch đã chuyên tâm tu Đạo, thích ẩn cư nơi sơn cốc cầu Tiên tìm Đạo. Ông vân du sơn thuỷ, khổ cầu thuật đạo tu Tiên. Lý Bạch bản tính phóng khoáng, không thích sự gò bó, câu thúc nên được người ca ngợi gọi là “Thi Tiên”. Đỗ Phủ từng nhận xét về ông như sau: “Bút lạc kinh phong vũ, thơ thành khấp quỷ thần”, ý rằng khi Lý Bạch hạ bút thì kinh động cả mưa gió, cảm động cả quỷ thần khiến tất cả phải rơi lệ. Hạ Tri Chương, một thi nhân nổi tiếng khác thời Đường từng tán thán rằng: “Lý Bạch là bậc Trích Tiên trên trời”, ý rằng nhà thơ là Tiên trên Trời bị giáng xuống cõi phàm trần.

“Tĩnh dạ tư” là một bài thơ nhuốm đầy u hoài. Thuở nhỏ, Lý Bạch thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi, ông lên đường ngao du sông biển, rời xa quê nhà, từ đó cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay chưa từng một lần trở lại. Cứ mỗi lần ngắm mảnh trăng trong treo trên bầu trời, họ Lý lại nhớ quê da diết.

Câu đầu trong bài thơ chính là câu thơ bị hiểu lầm trong suốt hơn ngàn năm.

Sàng tiền minh nguyệt quang, chữ “sàng” đã bị hiểu lầm là giường ngủ. Trong khi đó, theo khảo chứng của nhiều học giả, chữ “床 – Giường” có tới 5 kiểu giải thích:

1. Là nói về “Đài giếng” (井台), tức là mặt bệ thành giếng.

2. Là nói về Thành giếng (井栏). Thời cổ đại thành giếng còn được gọi là “Ngân giường” (银床). Căn cứ theo phát hiện của các nhà khảo cổ học, vào thời Trung Quốc cổ đại, khi đào giếng nước, người ta thường dùng gỗ để ghép lại làm thành giếng. Hơn nữa, thành giếng được làm cao hơn 1 mét, giống như một cái tủ gỗ hình vuông vây quanh miệng giếng, đề phòng không may có người ngã xuống. Ngoài ra về cách thiết kế thành giếng này cũng có phần giống với giường ngủ đương thời. Chính vì vậy mà nó còn được gọi là “Ngân giường”.

3. Là một cách gọi thông thường để chỉ “Cửa sổ” (窗).

4. Là cách gọi của “Chõng tre” (坐卧).

5. Là cách gọi của “Hồ sàng” (胡床), một loại ghế ngồi có thể gấp lại thời xưa. Nó còn một tên gọi khác nữa là “Giao sàng” (交床) hay “Giao kỷ” (交椅). Cho đến tận thời nhà Đường chữ “床 – Giường” vẫn được mọi người hiểu là “Hồ sàng” (胡床).

Do vậy, đa số các học giả đều nhận định chữ “床 – Giường” trong thơ Lý Bạch nên hiểu là “Mặt thành giếng”. Vậy nên, ý nghĩa chính xác của câu thơ này là trong một đêm trăng thu sáng tỏ, thi nhân đứng bên giếng nước ngẩng đầu ngắm ánh trăng, tức cảnh sinh tình viết ý thơ.

Trong thơ Lý Bạch, hình ảnh ánh trăng xuất hiện dày đặc, đến nỗi người đời sau cứ mỗi khi nhắc đến Lý thì lại nhớ đến trăng, mỗi khi nhìn thấy trăng thì nhớ ra Lý. Viết về trăng hay nhất chính là Lý Bạch vậy. “Tĩnh dạ tư” ngập tràn một màu hoài niệm, ngập tràn ánh trăng. Trăng soi tỏ khắp cả bài thơ, trên trời, dưới đất, trăng soi cả vào lòng thi nhân, chiếu lên nỗi niềm tha hương của người khách tang hải nhớ quê mà chẳng thể trở về.

“Ngẩng đầu ngắm trăng sáng

Hai hành động chắc chỉ cách nhau một khoảnh khắc nhưng lại là hai trạng thái hoàn toàn khác biệt. Ngẩng đầu ngắm trăng là vui, là say cảnh đẹp. Cúi đầu nhớ quê là buồn, là u hoài, là thương tiếc. Ngẩng đầu – cúi đầu thoạt nhìn có vẻ chỉ là vài cử động giản đơn nhưng bên trong chất chứa tình ý sâu xa, là quan hệ nhân quả: Vì ngẩng đầu ngắm trăng mà chợt nhớ quê nhà.

Mà cái chợt nhớ ấy cũng không phải vô duyên vô cớ, bất thình lình. Chỉ khi trong lòng lúc nào cũng chất đầy một nỗi niềm nhớ thương đến thế thì khi bất ngờ gặp cảnh mới lại sinh tình làm vậy. Trong lòng người có tình, trăng chỉ là cái cớ, là chất xúc tác để thi hứng vút bay mà thôi. Thơ Lý Bạch tinh tế đến thế, thanh thoát đến thế, trong cảnh có tình, trong thơ có họa, thực làm người ta nghìn năm đọc hoài chẳng chán.

(Theo Minh Vũ – Văn Nhược/ ĐKN)