Giáo Án Bài Thơ Em Yêu Nhà Em

Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú

– Hát và vận động theo bài hát ” Nhà của tôi”

+ Các con vừa hát bài gì ?

+ Cho trẻ kể về ngôi nhà của mình đang sống?

+ Vì sao khi đi xa mình luôn nhớ về gia đình của mình?

+ Cũng xuất phát từ tình cảm đó Cô Đoàn Thị Lam Luyến cũng đã cho ra đời một bài thơ rất hay. Bài thơ như một lời tâm sự của một em bé khi kể về ngôi nhà của mình, em rất tự hào và yêu mến ngôi nhà của mình và điều đó thể hiện rất rõ trong bài thơ ” Em yêu nhà em” mà cô Hoa sẽ giới thiệu cho các con hôm nay đấy.

– Lần 1 : Cô đọc kết hợp cử chỉ điệu bộ.

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

Do ai sáng tác?

– Lần 2 : Cô đọc diễn cảm kết hợp cho trẻ xem trên màn hình.

Hoạt động 3: Trích dẫn đàm thoại, giải thích từ khó.

* Cô trích:” Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong”

– Trong khổ thơ này em bé đã kể vể ngô nhà của mình như thế nào?

+ Có những con vật gì trong nhà của bé?

+ Các con đã nghe tiếng gà kêu khi vừa đẻ xong chưa?

( Cho cả lớp đồng thanh làm tiếng gà kêu ” Cục ta, cục tác”).

*Cô trích: ” Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ

Có ao muống với cá cờ

Em là chị Tấm đợi chờ bống lên”.

– Vừa rồi em bé còn cho các con biết có những cảnh vật nào trong nhà của mình?

+ Hình ảnh ” Bà chuối, ông ngô bắp, râu hồng” Các con tưởng tượng ra điều gì?

+ Tại sao ở đoạn thơ này em bé lại tưởng tượng mình là cô Tấm.

* Cô trích: ” Có đầm ngào ngạt hoa sen

Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ”

– Các con hiểu ” ngào ngạt” có nghĩa là thế nào?

( Hương thơm tỏa ra rất nhiều)

– Bây giờ các con thử nhắm mắt lại xem và tưởng tượng mình đang đứng trước một đầm sen ngào ngạt hương thơm các con sẽ cảm thấy như thế nào?

– Với quang cảnh thật là thích đó thì bạn ếch và bạn dế mèn đang làm gì?

* Cô đọc 2 câu cuối

“Dù đi xa thật là xa

Chẳng đâu vui được như nhà của em”

– Các con thấy tình cảm của em bé như thế nào đối với ngôi nhà của mình?

* Giáo dục: Tự hào, yêu mến, bảo vệ ngôi nhà của mình.

Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ

– Cô đọc lại bài thơ cho trẻ nghe một lần.

– Cô đọc từng câu, trẻ đọc theo cô

– Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ

– Cho trẻ đọc 3-4 lần

– Tổ chức cho trẻ thi đua

+Thi đua giữa 3 tổ

+Thi đua giữa các nhóm

+Cá nhân trẻ đọc

– Cô quan sát trẻ đọc thơ và chú ý sửa cho trẻ đọc diễn cảm

– Cho cả lớp đọc lại kết hợp minh họa.

Hoạt động 5: Trò chơi ” Giải mã ô số”

– Cách chơi: Trên màn hình xuất hiện nhiều ô số, tương ứng với một ô số là một hình ảnh có trong bài thơ. Lật được hình ảnh nào thì bạn phải đọc được câu thơ có hình ảnh đó.

– Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được lật một ô số. Trả lời đúng được nhận phần quà của cô.

– Cho trẻ chơi 1 – 2 lần

* Kết thúc

– Cho trẻ đọc lại bài thơ ” Em yêu nhà em” Kết thúc hoạt động.

-Trẻ hát và vận động.

-Nhà của tôi

-Trẻ kể

– Có ba mẹ, người thân, là nơi thân thuộc của bé.

– Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe

– ” Em yêu nhà em”

-ST: Đoàn Thị Lam Luyến.

-Trẻ xem màn hình và lắng nghe cô đọc thơ.

-Trẻ lắng nghe

-Chim sẻ, gà mái.

– Vui, chào đón bình minh.

Trẻ làm theo cô

-Trẻ lắng nghe

-Bà chuối mật, ông ngô bắp, ao muống, cá cờ,..

– Như bà tiên, ông bụt,..

– Em rất thích yêu quý cô tấm, thích cô tấm,..

-Trẻ trả lời theo sự hiểu biết.

-Trẻ nhắm mắt và tưởng tượng.

-Bạn ếch học nhạc, bạn dế mèn ngâm thơ.

-Trẻ lắng nghe

– Yêu mến, và tự hào về ngôi nhà của mình.

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ đọc theo cô

-Tổ, nhóm, cá nhân đọc

-Trẻ đọc kết hợp minh họa

-Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách cho và luật chơi

-Trẻ chơi

– Trẻ đọc thơ và đi ra sân uống nước

Giáo Án Thơ Em Yêu Nhà Em

– Tranh thơ bằng giáo án điện tử

– Câu hỏi đàm thoại

– Các mảnh ghép hình ngôi nhà

* HĐ1: Cho trẻ hát bài: quê hương tươi đẹp

– Các con vừa hát bài nói về gì ? ( quê hương)

* HĐ2: Cô nói: Các con à! Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên và mỗi chúng mình ai ai cũng có 1 ngôi nhà để ở và cô cũng có một bài thơ rất hay nói về ngôi nhà đó là bài thơ: Em yêu nhà em. Hôm nay cô sẽ dạy cháu các cháu có thích không ?

– Đọc thơ mẫu (1lần ) diễn cảm

– Đọc thơ lần 2 xem tranh

– Đọc thơ lần 3 Xem tranh giảng nội dung trích dẫn ,đọc từ khó

+ Đoạn 1: Chẳng có nơi đâu vui như nhà của em đang ở vì nơi đó có rất nhiều cảnh đẹp như đàn chim sẻ bên thềm hót líu lo có chị gà mái hoa mơ cục ta cục tác khi vừa đẻ trứng

– Ngôi nhà em có các loại cây rất đẹp như cây chuối, có cây bắp, có ao rau muống

+ Đoạn 2: Ngôi nhà em có các con vật rất dễ thương như Chim sẻ, Gà mái hoa mơ, cá cờ, chú ếch con , chú dế mèn.

+ Đoạn 3: Dù có đi thật là xa nhưng chẳng có nơi đâu vui như nhà của em vì ngôi nhà của em

có rất nhiều cảnh đẹp có những con vật và các loại cây rất dễ thương

– Cô vừa dạy cháu bài thơ gì ? của ai sáng tác ?

– Trong bài thơ có những con vật gì ?

– Trong bài thơ có những cây gì ?

– Cháu có yêu quý ngôi nhà của mình đang ở không?

– Cháu làm gì để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ ?

– Cho trẻ đọc cả lớp, đọc thơ theo tổ, đọc luân phiên nhau

– Đọc thơ cá nhân ( cô sửa sai )

Luật chơi: Cô có các mảnh ghép cháu dùng các mảnh ghép để xếp thành ngôi nhà ,sau đó trang trí thêm cho ngôi nhà thêm đẹp ,đội nào xếp đẹp và sáng tạo là thắng cuộc

– Cho trẻ đọc thơ : Em yêu nhà em ( 1 lần)

– Giáo dục trẻ giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.

– Tuyên dương chuyển hoạt động khác

Phân Tích Bài Thơ Em Yêu Nhà Em

Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong

Có bà chuối mật lưng cong.

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ

Có ao muống với cá cờ

Em là chị Tấm đợi chờ bống lên

Có đầm ngào ngạt hoa sen

Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ

Dù đi xa thật là xa

Chẳng đâu vui được như nhà của em.

Đoàn Thị Lam Luyến

“Em yêu nhà em” là một trong số nhiều bài thơ hay của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Qua việc miêu tả những sự vật gần gũi, những con vật, cây trái thân thuộc, tác giả khẳng định tình cảm gia đình thật thiêng liêng và cao quý đối với mỗi con người.

Bằng thể thơ lục bát quen thuộc, dễ đi vào lòng người, bài thơ diễn tả theo lối kể chuyện nhà em có những con vật, cảnh vật vô cùng gần gũi, thân thiết. Mở đầu là câu thơ: “Chẳng đâu bằng chính nhà em”. Đây là một sự nhận xét đánh giá rõ ràng: chẳng có nơi đâu bằng nhà mình cả.

Nơi ấy mỗi người đã được sinh ra và lớn lên, từng gắn bó cùng người thân nhiều năm tháng. Hoá thân vào nhân vật em nhỏ thơ ngây, tác giả thể hiện tình yêu sâu sắc đối với “nhà em”. Những câu thơ tiếp chủ thể trữ tình liệt kê sự “giàu có” của nhà. Đó là lý do chính để em yêu nhà mình: 

“Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong

Có bà chuối mật lưng cong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ”.

Đoạn thơ trên và cả bài, điệp từ “có” (6 lần) liên tiếp xuất hiện ở đầu các câu thơ như tỏ rõ niềm tự hào của “em” về sự phong phú các con vật và cây trái trong vườn nhà thân thuộc. Đáng chú ý là nghệ thuật nhân hoá được sử dụng đắt giá khiến cho những sự vật, con vật quanh nhà em như có hồn, tất cả làm nên một “gia đình” đông đúc có nhiều thế hệ thật đông vui.

Nghệ thuật miêu tả của nhà thơ  thật  sống động còn nhờ những từ láy tượng thanh phù hợp: đàn chim sẻ líu lo, nàng gà mái cục ta cục tác rộn ràng. Hồn nhiên và ngộ nghĩnh hơn nữa là hai hình ảnh đăng đối giữa:“bà chuối mật lưng cong” và “ông ngô bắp râu hồng như tơ”. Cây chuối mật và ngô trồng trổ bắp đơm râu óng mượt như sợi cước màu hồng nhạt là những hình ảnh quen thuộc  trong khu vườn quanh nhà ở nhiều gia đình nông thôn. Chưa hết, nhà em còn:

“Có ao muống với cá cờ

Em là chị Tấm đợi chờ bống lên”.

Với tình yêu truyện cổ tích Việt Nam và trí tưởng tượng phong phú, em nhỏ mong muốn mình như  là chị Tấm hay lam hay làm và giàu lòng nhân ái. Em yêu nhà em hơn nữa bởi vì nơi đây: 

“Có đầm ngào ngạt hoa sen

Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ”.

Cảnh vật quanh nhà được chủ thể trữ tình cảm nhận không chỉ bằng thị giác, thính giác và cả khứu giác nữa. Các loài rau, hoa quả và  con vật xuất hiện ở đây thật gần gũi, thân thiết như những người bạn học cùng em nhỏ. Vậy nên ếch con mới biết học nhạc, dế mèn biết ngâm thơ.

Nếu không yêu đầm sen có hoa màu hồng phấn tỏa hương thơm ngát cả một vùng rộng lớn, không yêu những thanh âm tiếng ếch kêu rộn ràng, tiếng dế kêu rả rích sau các trận mưa rào, em nhỏ hẳn không thể có sự cảm nhận đáng yêu như thế. Bài thơ khép lại bằng hai câu khẳng định một lần nữa: 

“Dù đi xa thật là xa

Chẳng đâu vui được như nhà của em”.

Lời thơ có sức khái quát và mở rộng ý thơ hơn nữa. Sau này dù có đi xa đến đâu vẫn chẳng có nơi nào cho em cảm giác yên bình, ấm áp và thân thương như chính ngôi nhà của mình. Ở đó có những người thân yêu ruột thịt, có bạn bè và có những kỷ niệm tuổi thơ đầy hồn nhiên trong trẻo.

Bài thơ  hấp dẫn người đọc không chỉ bởi tính hàm súc, không chỉ vì đã tái hiện nên một bức tranh sống động, nên thơ về ngôi nhà thân thương nơi làng quê mà còn nhen lên trong tâm hồn mỗi người tình yêu thương gia đình, yêu cuộc sống và yêu quê hương đất nước. 

Thái Dũng

Giáo Án Thơ “Em Yêu Nhà Em”

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:

– Xin chào mừng các con đã đến với chương trình “ Bé yêu thơ” của lớp mẫu giáo lớn A2 ngày hôm nay.

– Đến dự với chương trình “ Bé yêu thơ” hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu có cô ……..và cô……… các con hãy nổ 1 tràng pháo tay thật to để chào đón các cô nào ! Và thành phần không thể thiếu được trong chương trình “ Bé yêu thơ” hôm nay là sự góp mặt của các bạn nhỏ lớp MGL A2.

– Xin hãy dành một tr àng pháo tay cho các bé.

Các con vừa hát bài gì ? bài hát nói về gì ?

Có một bài thơ rất hay cũng đã nói về tình cảm của một bạn nhỏ với ngôi nhà của mình, bạn nào cho cô biết đó là bài thơ gì? do ai sáng tác?

2. Phương pháp, hình thức tổ chức :

– Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1. (Không minh họa)

Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả.

– Đàm thoại:

+ Mở đầu bài thơ bạn nhỏ đã nói về ngôi nhà của mình như thế nào?

+ Bên thềm nhà bạn nhỏ có gì ? Câu thơ nào nói lên điều này? Con hiểu từ “líu lo” ở đây có nghĩa là gì?

Ngôi nhà đó có những con gì? (Có chim, gà, ếch, dế mèn)

– Xung quanh ngôi nhà có cây gì? (Cây chuối, ngô, rau muống,hoa sen…)

“Líu lo”: Có nghĩa là những âm thanh cao và trong liên tiếp đan xen vào nhau nghe rất vui

(Cô cho trẻ nhắm mắt lại cùng nghe tiếng chim hót. Hỏi trẻ cảm nhận thấy điều gì?)

+ Bên thềm nhà bạn nhỏ ngoài đàn chim sẻ ra còn có gì nữa ? Nàng gà mái hoa mơ đang làm gì ? Câu thơ nào nói lên điều này?

+Trong vườn nhà bé có trồng những loại cây gì ?

Con hãy đọc câu thơ thể hiện điều đó?

+ Tại sao nhà thơ lại nói là “lưng ong”: Cây chuối nặng quả thân cong xuống như lưng con ong khi hút mật đấy.

+ Ngoài cây chuối và cây ngô ra thì nhà bé còn có gì nữa ?

Bạn nhỏ trong bài thơ ví mình như ai ?

Con hãy đọc câu thơ nói về điều này!

+ Bên cạnh nhà bé còn có gì?

Tại sao lại nói là ngào ngạt? (“Ngào ngạt”: Mùi hương lan tỏa rộng)

Trong một khung cảnh đầm sen với mùi thơm của hương sen ấy có điều gì đặc biệt?

+ Câu thơ nào thể hiện là bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà của mình?

+ Còn tình cảm của con đối với ngôi nhà của mình thì sao ? Con đã làm gì để thể hiện là yêu quý ngôi nhà của mình ?

* Cho trẻ đọc thơ: Phần bé yêu thơ (lưu ý trẻ đọc nhẹ nhàng, diễn cảm, ngắt nghỉ đúng)

Cho cả

lớp

đọc 2 lần

Cho c

á

c

tổ

thi đua đọc thơ

– Cho trẻ đọc nối tiếp mỗi nhóm một đoạn thơ: Khi cô đ­ưa tay về phía tổ nào thì tổ đó các con đọc đúng đoạn thơ theo yêu cầu của cô. Các con chú ý đọc bài thơ phải nhịp nhàng, âm điệu êm dịu, giọng đọc vừa phải không được nhanh quá.

Mời

nhóm

bạn trai,

nhóm

bạn gái thi đua đọc thơ.

C

á

nh

â

n trẻ đọc thơ

(Khi trẻ đọc cô chú ý sửa ngọng, sửa sai về câu từ, cách đọc diễn cảm cho trẻ).

– Trò chơi” Ai nhanh hơn”

– Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.

+ Cách chơi : Trong cùng một thời gian 2 đội sẽ có nhiệm vụ chuyển thật nhanh từng bức tranh lên cho bạn đội trưởng, bạn đội trưởng sẽ có trách nhiệm gắn tranh lên bảng sao cho đúng với thứ tự của nội dung bài thơ. Đội nào nhanh, gắn đúng thứ tư tranh theo nội dung bài thơ và đọc đúng , diễn cảm bài thơ đó thì sẽ giành chiến thắng.

– Luật chơi: Thời gian giành cho trò chơi là một bản nhạc, nếu hết thời gian đội nào chưa gắn xong sẽ bị thua cuộc và đội thắng cuộc sẽ dành được một phần quà.

– Cho trẻ chơi

– Cô bao quát trẻ

3. Kết thúc: Cho cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau

– Trẻ vỗ tay

– Trẻ vỗ tay

– Trẻ thể hiện bài hát: “Nhà của tôi”

– Bài hát: “Nhà của tôi”’ bài hát nói về ngôi nhà.

– Bài thơ “Em yêu nhà em” của nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến .

– Trẻ lắng nghe cô đọc thơ

Trẻ về ghế ngồi và lắng nghe cô đọc thơ.

– “Chẳng đâu bằng chính nhà em”

– Bên thềm nhà bạn nhỏ có đàn chim sẻ đang hót líu lo.

– Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ. Chim đang hót, có nhiều con chim đang hót.

– Trẻ trả lời theo cảm nhận của trẻ.

– Gà mái hoa mơ đang kêu cục ta cục tác khi vừa đẻ xong.

– cây chuối, cây ngô.

– Có bà…..như tơ

– Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ.

– Có ao rau muống với cá cờ, như Chị Tấm

– Có ao muống..lên

– Có đầm ngào ngạt hương sen.

– Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ

– Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ.

– Dù đi xa thật là xa. Chẳng đâu vui được như nhà của em.

– Trẻ trả lời theo cảm nhận của trẻ.

– Dọn nhà, quét nhà ….

– Trẻ đọc theo sự hướng dẫn của cô.

– Trẻ chú ý lắng nghe.

– Trẻ tham gia chơi hứng thú.

-Trẻ hát cùng cô.

Giáo Án Thơ “Em Yêu Nhà Em”

– Đến dự với chương tr ì nh ” Bé yêu t hơ” hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu có cô ……..và cô……… các con hãy nổ 1 tràng pháo tay thật to để chào đón các cô nào ! Và thành phần không thể thiếu được trong chương trình ” Bé yêu t hơ” hôm nay là sự góp mặt của các bạn nhỏ lớp MGL A2.

Các con vừa hát bài gì ? bài hát nói về gì ?

Có một bài thơ rất hay cũng đã nói về tình cảm của một bạn nhỏ với ngôi nhà của mình, bạn nào cho cô biết đó là bài thơ gì? do ai sáng tác?

2. Phương pháp, hình thức tổ chức :

Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả.

+ Bên thềm nhà bạn nhỏ có gì ? Câu thơ nào nói lên điều này? Con hiểu từ “líu lo” ở đây có nghĩa là gì?

Ngôi nhà đó có những con gì? (Có chim, gà, ếch, dế mèn)

– Xung quanh ngôi nhà có cây gì? (Cây chuối, ngô, rau muống,hoa sen…)

Có nghĩa là những âm thanh cao và trong liên tiếp đan xen vào nhau nghe rất vui

(Cô cho trẻ nhắm mắt lại cùng nghe tiếng chim hót. Hỏi trẻ cảm nhận thấy điều gì?)

+ Bên thềm nhà bạn nhỏ ngoài đàn chim sẻ ra còn có gì nữa ? Nàng gà mái hoa mơ đang làm gì ? Câu thơ nào nói lên điều này?

+Trong vườn nhà bé có trồng những loại cây gì ?

Con hãy đọc câu thơ thể hiện điều đó?

+ Tại sao nhà thơ lại nói là “lưng ong”: Cây chuối nặng quả thân cong xuống như lưng con ong khi hút mật đấy.

+ Ngoài cây chuối và cây ngô ra thì nhà bé còn có gì nữa ?

Bạn nhỏ trong bài thơ ví mình như ai ?

Con hãy đọc câu thơ nói về điều này!

+ Bên cạnh nhà bé còn có gì?

Tại sao lại nói là ngào ngạt? (” Ngào ngạt “: Mùi hương lan tỏa rộng)

Trong một khung cảnh đầm sen với mùi thơm của hương sen ấy có điều gì đặc biệt?

+ Câu thơ nào thể hiện là bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà của mình?

Cho c á c tổ thi đua đọc thơ

– Cho trẻ đọc nối tiếp mỗi nhóm một đoạn thơ: Khi cô đ­ưa tay về phía tổ nào thì tổ đó các con đọc đúng đoạn thơ theo yêu cầu của cô. Các con chú ý đọc bài thơ phải nhịp nhàng, âm điệu êm dịu, giọng đọc vừa phải không được nhanh quá.

(Khi trẻ đọc cô chú ý sửa ngọng, sửa sai về câu từ, cách đọc diễn cảm cho trẻ).

+ Cách chơi : Trong cùng một thời gian 2 đội sẽ có nhiệm vụ chuyển thật nhanh từng bức tranh lên cho bạn đội trưởng, bạn đội trưởng sẽ có trách nhiệm gắn tranh lên bảng sao cho đúng với thứ tự của nội dung bài thơ. Đội nào nhanh, gắn đúng thứ tư tranh theo nội dung bài thơ và đọc đúng , diễn cảm bài thơ đó thì sẽ giành chiến thắng.

– Luật chơi: Thời gian giành cho tr ò chơi là một bản nhạc, nếu hết thời gian đội nào chưa gắn xong sẽ bị thua cuộc và đội thắng cuộc sẽ dành được một phần quà .

– Cho trẻ chơi

– Bài thơ “Em yêu nhà em” của nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến .

Trẻ về ghế ngồi và lắng nghe cô đọc thơ.

– “Chẳng đâu bằng chính nhà em”

– Bên thềm nhà bạn nhỏ có đàn chim sẻ đang hót líu lo.

– Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ. Chim đang hót, có nhiều con chim đang hót.

– Trẻ trả lời theo cảm nhận của trẻ.

– Gà mái hoa mơ đang kêu cục ta cục tác khi vừa đẻ xong.

– cây chuối, cây ngô.

– Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ.

– Có ao rau muống với cá cờ, như Chị Tấm

– Có ao muống..lên

– Có đầm ngào ngạt hương sen.

– Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ

– Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ.

– Dù đi xa thật là xa. Chẳng đâu vui được như nhà của em.

– Trẻ trả lời theo cảm nhận của trẻ.

– Dọn nhà, quét nhà ….

– Trẻ đọc theo sự hướng dẫn của cô.

-Trẻ hát cùng cô.