Web Truyện Cổ Tích Việt Nam / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Truyện Cổ Tích Việt Nam

Ngày xưa có một ông vua đi săn ở một khu rừng lớn, vì vua đuổi theo một con thú hăng quá nên quân hầu không ai theo kịp. Tối đến, vua đứng lặng nhìn quanh, thấy mình đã bị lạc đường, không tìm được lối ra. Bỗng vua thấy có một mụ già, đầu lắc lư đi tới: đó là một mụ phù thủy. Vua bảo mụ:

– Này cụ, cụ có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng được không?

Mụ đáp:

– Tâu bệ hạ, được chứ. Cái đó già làm được, nhưng với một điều kiện mà nếu bệ hạ không chấp nhận thì bệ hạ không bao giờ ra được khỏi rừng này và sẽ chết đói ở đây.

Vua hỏi:

– Điều kiện gì hở cụ?

– Già có một đứa con gái đẹp nhất đời. Bệ hạ chưa từng thấy ai đẹp đến thế đâu, thật xứng đáng làm vợ vua. Nếu bệ hạ đồng ý lấy nó làm hoàng hậu thì già sẽ chỉ đường cho bệ hạ ra khỏi rừng.

Trong lúc hoảng sợ, vua bằng lòng ngay. Mụ già dẫn vua đến ngôi nhà nhỏ của mụ. Con gái mụ ngồi bên lửa. Cô đứng dậy ra đón vua ngay, như đã sẵn sàng chờ vua đến. Vua thấy cô tuyệt đẹp nhưng không thích, nhìn cô, vua cảm thấy rờn rợn. Sau khi vua đặt cô lên mình ngựa thì mụ chỉ đường cho vua. Vua về đến cung điện làm lễ cưới.

Nguyên vua đã lấy vợ một lần và hoàng hậu sinh được bảy con, sáu trai một gái, vua yêu quí vô cùng. Sợ người dì ghẻ đối với con mình không tốt mà còn có thể làm khổ chúng nữa vua đưa chúng đến ở một tòa lâu đài hiu quạnh giữa rừng sâu. Lâu đài rất kín, đường đi đến khó mà tìm được, chính vua cũng không tìm ra đường nếu không được một bà lão cho một cuộn chỉ có phép lạ. Khi vua ném cuộn chỉ về phía trước, nó sẽ tự gỡ ra và chỉ đường cho vua.

Nhà vua luôn luôn đi thăm các con yêu dấu, nên hoàng hậu để ý đến sự vắng mặt của vua. Mụ dì ghẻ tò mò muốn biết vua đi vào rừng một mình làm gì. Mụ bèn cho thị vệ của vua nhiều tiền, chúng nói lộ bí mật cho mụ biết và nói cả đến cuộn chỉ biết đưa đường. Mụ bứt rứt không yên tâm, mãi cho đến lúc mụ tìm ra được chỗ vua để cuộn chỉ. Mụ bèn may một số áo lót bằng lụa trắng và khâu bùa vào vì mụ học được ít phép của mẹ.

Một hôm, vua ruổi ngựa đi săn vắng, mụ mang áo đi theo cuộn chỉ dẫn đường vào rừng. Bọn trẻ thấy từ xa có bóng người đến tưởng là cha yêu dấu, vội vui mừng chạy lại đón. Mụ bèn tung trùm lên mỗi đứa một cái áo, áo vừa đụng vào người thì chúng biến ra thiên nga bay vượt qua rừng biến mất. Mụ hớn hở về nhà, tưởng là đã trừ được lũ con chồng. Nhưng mụ không ngờ là còn cô con gái không chạy ra đón cha cùng các anh.

Một hôm, vua đến thăm các con thì chỉ thấy con gái thôi. Vua hỏi:

– Các anh con đâu?

Cô đáp:

– Trời ơi, cha yêu dấu! Các anh con đi mất rồi, bỏ lại mình con.

Rồi cô kể cho vua nghe cô đứng ở cửa sổ nhìn thấy những gì, các anh cô hóa thiên nga bay qua rừng thế nào, và đưa cho vua xem những lông chim cô nhặt được ở ngoài sân. Vua rất buồn bã nhưng không ngờ là hoàng hậu làm việc độc ác ấy. Vua sợ cô gái cũng bị mất nốt nên định mang cô đi cùng. Nhưng cô sợ dì ghẻ nên xin vua hãy để cô ở lại tòa lâu đài trong rừng đêm ấy nữa. Cô gái đáng thương nghĩ bụng:

– Mình không thể ở đây lâu được nữa, mình phải tìm các anh mới được.

Truyện cổ tích Việt Nam – Sáu con Thiên Nga

Nhưng tới lúc mặt trời sắp lặn cô nghe có tiếng lào xào và thấy sáu con thiên nga bay qua cửa sổ chui vào. Chúng ngồi xuống đất, thổi lẫn cho nhau, cho bay hết lông; bộ lông thiên nga trút ra như một chiếc áo lót. Cô gái nhận ra các anh mình, mừng lắm, chui ở gầm giường ra. Các anh trông thấy em cũng mừng rỡ chẳng kém. Nhưng vui chẳng được bao lâu, các anh bảo em:

– Em không ở đây được đâu. Đây là sào huyệt của bọn cướp, chúng về thấy em sẽ giết em mất.

Em hỏi:

– Thế các anh có cách nào che chở em không?

Các anh nói:

– Không, vì mỗi tối, các anh chỉ có thể trút bộ lông thiên nga, hiện nguyên hình người trong một khắc đồng hồ, sau đó lại phải biến thành thiên nga.

Em khóc hỏi:

– Thế không có cách nào giải thoát các anh à?

Các anh đáp:

– Không được đâu! Khó lắm. Trong sáu năm, em không được nói được cười. Trong thời gian ấy, em phải may cho các anh sáu chiếc áo lót nhỏ bằng hoa thúy cúc. Nếu em nói nửa lời là công toi hết.

Các anh vừa nói xong thì một khắc đồng hồ đã qua, các anh lại biến thành thiên nga bay qua cửa sổ mất. Cô gái nhất định giải thoát cho các anh, dù có phải hy sinh tính mạng. Cô rời bỏ chiếc lều hoang, vào giữa rừng, leo lên cây ngủ đêm. Sáng hôm sau, cô đi hái hoa thúy cúc và bắt đầu khâu áo. Cô chẳng nói năng được với ai mà cũng chẳng buồn hé miệng cười. Cô chỉ ngồi một chỗ chăm chú làm.

Một thời gian đã qua. Vua xứ ấy cùng thợ săn vào rừng tìm thú, đến cây cô ngồi. Họ gọi cô:

– Cô hãy xuống đây với chúng tôi, chúng tôi không hại gì cô đâu.

Cô chỉ lắc đầu. Họ hỏi dồn mãi, cô liền ném xuống cho họ chiếc dây chuyền đeo cổ bằng vàng, tưởng làm như thế cho họ yên đi. Nhưng họ vẫn không chịu thôi, cô liền vứt chiếc thắt lưng của cô xuống. Thấy vẫn chưa ổn cô vứt thêm nịt bít tất, rồi dần dần vứt tất cả các thứ mặc trên người có thể vứt được, đến nỗi cô chỉ còn chiếc áo lót. Những người thợ săn không vì thế mà chịu lùi. Họ trèo lên cây, bế cô xuống đưa đến trước mặt vua. Vua hỏi:

– Nàng là ai? Nàng ngồi trên cây làm gì?

Cô không đáp. Vua dùng đủ các thứ tiếng vua biết mà cô vẫn câm như hến. Nhưng cô đẹp quá khiến lòng vua rung động. Vua yêu cô tha thiết. Vua khoác áo ngực cho cô, đặt cô lên kiệu ngồi trước mình đưa về cung điện. Vua cho cô mặc quần áo sang trọng, cô đẹp lộng lẫy như một ngày nắng đẹp, nhưng cô vẫn không nói nửa lời. Vua đưa cô lại ngồi ở bàn ăn, cho ngồi bên mình. Dáng điệu nhu mì và e lệ của cô khiến vua rất hài lòng. Vua nói:

– Ta thiết tha muốn lấy cô này, ta không lấy một ai khác trong thiên hạ đâu.

Mấy hôm sau, vua lấy nàng. Vua có một bà mẹ ghẻ độc ác, không bằng lòng với đám cưới này, và nói xấu hoàng hậu trẻ tuổi. Bà bảo:

– Không biết cái con này ở đâu ra mà nó không nói năng gì được. Nó không xứng đáng làm vợ vua.

Hơn một năm sau, khi hoàng hậu sinh con đầu lòng. Mụ bắt trộm đi và lừa khi nàng ngủ bôi máu vào mồm nàng. Rồi mụ tâu vua là nàng ăn thịt người. Vua không tin, không để ai làm hại nàng. Lúc nào nàng cũng ngồi khâu áo lót, ngoài ra không để ý đến cái gì khác. Lần sau, nàng lại sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Mẹ ghẻ quỉ quyệt lại lừa vua như lần trước. Vua vẫn nhất định không tin lời mụ. Vua bảo:

– Nàng trong sạch và tốt bụng, không thể làm việc ấy đâu. Nếu nàng nói được và có thể tự bênh vực được thì sẽ minh oan được. Nhưng đến lần thứ ba, mụ già lại ăn trộm đứa bé mới đẻ và lại tố cáo hoàng hậu. Nàng vẫn không nói nửa lời để minh oan. Vua không làm khác được phải đưa nàng ra tòa xử. Nàng bị kết tội chết thiêu.

Đã đến ngày hành hình, cũng là ngày cuối cùng của thời gian sáu năm không được nói, cười, ngày nàng sẽ giải thoát được các anh khỏi yêu thuật. Sáu chiếc áo lót đã khâu xong chỉ còn thiếu cánh tay áo chiếc cuối cùng. Khi nàng bị dẫn đến đống củi, ở dưới sắp châm lửa, nàng nhìn quanh thì thấy sáu con thiên nga bay trên không lại. Nàng cảm thấy mình sắp được cứu thoát, lòng mừng khôn xiết.

Thiên nga bay rào rào tới chỗ nàng, sà xuống thấp để nàng có thể ném áo lót lên tới được. Áo vừa đụng chim thì lông thiên nga rơi xuống liền, các anh nàng hiện lên hình người đứng trước nàng, vui vẻ, đẹp đẽ. Chỉ có người em cuối cùng là chiếc áo còn thiếu cánh tay trái vì vậy ở lưng còn có một cánh thiên nga. Anh em ôm nhau hôn trìu mến; hoàng hậu đến tìm vua, vua rất đỗi ngạc nhiên. Nàng nói:

– Tâu bệ hạ, giờ thiếp mới được phép nói và bộc lộ là thiếp đã bị oan.

Nàng kể lại âm mưu mụ già đã lấy trộm ba đứa con đem giấu đi. Vua tìm được con mừng rỡ lắm, còn mụ dì ghẻ cay nghiệt kia phải đền tội. Mụ bị trói trên đống lửa và bị thiêu ra tro. Vua và hoàng hậu cùng sáu anh hưởng hạnh phúc dài lâu.

Truyện Cổ Tích Việt Nam Đặc Sắc

Truyện Cổ Tích Việt Nam Đặc Sắc Thuở thơ ấu của mỗi chúng ta, không ai là không có những giây phút đắm mình trong những câu chuyện “Ngày xửa ngày xưa “. Truyện cổ tích Việt Nam được người dân Việt…

Giao hàng toàn quốc

Được kiểm tra hàng

Thanh toán khi nhận hàng

Chất lượng, Uy tín

7 ngày đổi trả dễ dàng

Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Truyện Cổ Tích Việt Nam Đặc Sắc – Công Chúa Liễu Hạnh

Truyện Cổ Tích Việt Nam Đặc Sắc Thuở thơ ấu của mỗi chúng ta, không ai là không có những giây phút đắm mình trong những câu chuyện “Ngày xửa ngày xưa “. Truyện cổ tích Việt Nam được người dân Việt Nam gìn giữ qua nhiều thế hệ, chứa đựng những nét bản sắc riêng của dân tộc, đưa trẻ vào thế giới cổ tích diệu kỳ, đồng hành cùng sự phát triển của trẻ qua biết bao thế hệ. Trong “Truyện Cổ Tích Việt Nam Đặc Sắc” các em sẽ được làm quen với nhiều nhân vật với những tính cách khác nhau. Nào là nguy hiểm tìm thuốc quý cứu cha; hay nàng Út tuy thân hình chỉ bé nhỏ như ngón tay út nhưng lại rất khéo léo, có tài biến hóa; cũng có thể là mối tình thủy chung, son sắc của đôi trai gái đã vượt qua sự ngăn cấm để đến được với nhau. Họ đều đại diện cho phái thiện, luôn nỗ lực tự bảo vệ mình, cứu giúp đồng loại trước kẻ ác. Những câu chuyện thể hiện sự nhân đạo, công bằng, cái thiện luôn chiến thắng cái ác, giúp các em khám phá niềm vui của cuộc sống và học được các đạo lý đơn giản mà sâu sắc.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Thông tin chi tiết

Công ty phát hành

Văn Lang

Tác giả

Minh Phong

Ngày xuất bản

01-2015

Kích thước

15 x 21 cm

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Hồng Đức

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

16

SKU

3752775490605

Liên kết: Bộ dưỡng nâng cơ trẻ hóa da Yehwadam Myeonghan Miindo Ultimate Cream Special Gift Set

Truyện Cổ Tích Việt Nam: Lấy Chồng Dê

Xưa ở một miền gần biển, có đôi vợ chồng tuổi cũng đã khá cao mà vẫn mãi chưa có một mụn con. Nghĩ tới cảnh hiu quạnh lúc về già, hai vợ chồng ngày ngày đều khấn trời, cầu phật ao ước một đứa con để dựa dẫm lúc tuổi già.

Thế rồi, người vợ bỗng nhiên có mang, trải qua 9 tháng 10 ngày mang thai người vợ đã không sinh ra một đứa con mà lại sinh ra một cái bọc, mở bọc ra thì trong bọc là một con dê đực. Người chồng thấy vậy nên rất thất vọng vì tưởng chừng như chắc chắn đã có một đứa con mà bấy lâu ao ước nhưng cuối cùng lại thất vọng, ông bảo người vợ đem ném con dê vừa mới sinh ra xuống sông cho khuất mắt. Người vợ không nỡ tâm nên khuyên nhủ chồng là cứ giữ lại để nuôi.

Vì quá phiền não buồn lòng nên người chồng đã ngã bệnh nặng và qua đời. Đứa con dê thì mau ăn và rất nhanh lớn, rất giỏi chăn lợn, trông gà, giúp đỡ làm những việc vặt trong gia đình giúp mẹ nên người mẹ phần não cũng khuây khỏa hơn.

– Mẹ à!, con thấy phú ông ở làng bên có ba cô con gái rất xinh đẹp, mẹ đi dạm hỏi cho con một cô !

Người mẹ nghe con mình nói vậy cười to và bảo:

– Mày đúng là đứa không biết thân biết phận. Con gái phú ông thì xinh đẹp, nhà thì lại giàu có, ai đời ông ấy lại gả con gái mình cho một đứa con trai giống dê như mày cơ chứ!

Nhưng dê nằng nặc nhất quyết bắt mẹ đem trầu cau sang nhà phú ông để hỏi vợ cho bằng được. Người mẹ thấy đứa con nài nỉ quá nên đành lòng chiều con liều đi một chuyến đến nhà phú ông xem sao. Gặp phú ông, bà chần chừ ngần ngại mãi, về sau bà mới dám ngỏ lời hỏi xin cưới một cô con gái cho đứa con dê của mình. Vừa nghe bà nói vậy thì phú ông đã nổi giận lôi đình, quát mắng và đuổi bà đi:

– Con mụ này có câm ngay không! Mụ trông thế mà dám láo! Dám vác cái mặt mo sang đây để dặm hỏi đứa con gái cành vàng lá ngọc của ta cho đứa con người chả giống người mà lại giống dê của mụ à? Mụ hãy xéo ngay khỏi nhà ta!

Trước khi đi thì dê cũng đã dặn kĩ mẹ rằng:

– Con biết chắc khi mẹ ngỏ lời thì phú ông sẽ nổi giận và quát tháo, nhưng mẹ hãy cứ bình tĩnh nhẫn nhục mà ngồi lại cho con.

Đúng như theo lời của dê dặn từ trước, người mẹ đã cố gắng ngồi lại mặc dù phú ông rất nổi giận. Cuối cùng phú ông bất đắc dĩ bảo:

– Thôi được rồi, nếu mụ đã xin như vậy thì ta cũng cho con trai mụ có một cơ hội. Giờ ta sẽ gọi tất cả ba đứa con gái của ta ra để hỏi xem có đứa nào đồng ý lấy con trai mụ làm chồng không, nếu đứa nào bằng lòng ta sẽ gả đứa đấy.

Sau đó, phú ông gọi cả 3 cô con gái lên và hỏi. Ông hỏi cô con gái lớn:

– Con gái, giờ con trai mụ này muốn sang hỏi một trong 3 con làm vợ, vậy con có đồng lòng lấy con trai của mụ làm chồng không?

Cô con gái lớn nguýt mẹ dê một cái rồi quay đầu đi vào phòng, vừa đi cô ta vừa nói:

– Úi dào, chả ai điên đi lấy một con dê làm chồng!

Phú ông cười có vẻ rất khoái trí. Tiếp đến ông hỏi cô con gái thứ hai:

– Còn con, có muốn được lấy dê không ?

Cô con gái thứ hai cười nhếch mép nói:

– Bà nghĩ sao, tôi xinh đẹp thế này mà phải đi lấy một thằng người chả ra người, dê chả ra dê

Phú ông tiếp tục cười rất thích thú, ông ta được đà hỏi tiếp cô con gái thứ 3 với vẻ mặt rất hớn hởn vui sướng như đang chơi một trò chơi thú vị:

– Nào con gái, con là người cuối cùng đấy, con có đồng ý lấy con trai mụ này làm chồng không?

Ông ta không ngờ rằng, cô con gái thứ 3 ông nép cúi đầu thưa:

– Thưa cha, con đồng ý ạ!

Phú ông há hốc mồm, ông ta ngạc nhiên khi con gái ông ta chấp nhận lấy một con dê. Nhưng vì đã chót hứa với bà mẹ dê nên hắn ta đành phải đồng ý. Nhưng hắn không thể để con gái mình lấy dê được, hắn nghĩ một hồi rồi nói:

– Thôi được, con gái ta đồng ý thì ta cũng chấp thuận. Nhưng để có thể lấy con gái ta về làm dâu, nhà mụ phải sắm đủ sính lễ gồm 100 con trâu, 100 con lợn, một mâm vàng, một mâm bạc. Nếu không đủ sính lễ, ta sẽ không gả con gái ta cho nhà mụ.

Nghe phú ông nói vậy, bà mẹ lật đật chạy về nhà kể lại cho con trai mình nghe và nói:

– Con trai, hãy tử bỏ ý định hỏi cưới con gái phú ông thôi con. Mặc dù ông ý đồng ý nhưng lễ thách lại rất cao, họa may có vua chúa mới sắm đủ.

Dê nói với mẹ:

– Mẹ đừng lo, con sẽ lo đủ

Đêm hôm đó, trong khi mẹ dê đang ngủ say, dê bước ra sân, hóa thành một chàng trai trẻ khôi ngô tuấn tú, chàng hô:

– Lấy cho ta tất cả mọi thứ đầy đủ để ta làm sính lễ cưới vợ

Ngay lập tức, các gia nô xuất hiện, họ mang đầy đủ lễ vật gồm vàng bạc, trâu bò rồi biến mất. Chàng trai lại chui vào lốt dê trở lại hình hài dê như cũ và gọi mẹ dậy kiểm tra đầy đủ lễ vật để ngày mai sang nhà phú ông hỏi vợ.

Ngày đón dâu, dê bon bon đi trước, cô con gái út của phú ông lẽo đẽo theo sau cùng với 2 người chị gái. Sau khi vào buồng làm lễ động phòng, cô gái bỗng thấy chồng mình cởi bỏ bộ lốt dê trở thành một chàng trai tuấn tú, cô vừa mừng vừa sợ. Sáng dậy, chàng lại chui vào bộ lốt dê như cũ, rồi bước ra nhà ngoài. Hai người chị cố nạn lại để xem em mình sống với chồng dê ra sao, nhưng họ thấy cô em dường như không có gì là hối hận khi có chồng là một con dê cả. Không khỏi cảm thấy ngạc nhiên, họ mon men dò hỏi cô em cho ra sự thật. Cô em thật thà kể lại cho hai người chị nghe việc đêm qua, hai cô chị không tin nên quyết tối nay rình mò tìm hiểu. Đêm đến, hai cô chị lui tới phòng vợ chồng dê để ngó qua khe cửa sổ, đúng như cô em kể, họ không ngờ rằng cô em mình lại lấy được một người chồng khôi ngô đến thế, vượt xa rất nhiều con trai trong thiên hạ.

Ngày hôm sau, hai cô chị khuyên cô em đốt lốt dê đi để cho chồng không thể trở lại hình dạng dê nữa. Quả nhiên, kể từ khi đấy, dê chấm dứt cuộc đời là một chú dê. Còn hai người chị tiếc nuối và ghen tị với cô em gái vì số phận may mắn.

Hơn một năm sau, một hôm chồng trao cho người vợ một con dao và một hòn đá lửa và dặn dò:

– Tôi sắp phải đi xa phải vượt muôn trùng sóng nước, cuộc đi này khá lâu và chưa hẹn ngày về, lần này tôi đi cũng không thể mang nàng theo bên mình. Nàng nhớ, ở nhà phụ giúp mẹ, đừng đi đâu xa. Hai vật này nàng hãy luôn giữ bên mình để làm vật phòng thân, có lúc nàng sẽ dùng tới.

Rồi sáng sớm hôm sau, Dê từ biệt mẹ và vợ rồi dong buồm ra khơi. Vợ Dê ở nhà chăm chỉ làm việc, chăm lo gia đình và hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng. Nhớ lời chồng mình dặn trước khi đi xa, cô luôn luôn mang bên mình con dao và hòn đá.

Một ngày kia, hai người chị đến nhà rủ cô em gái đi chơi hội. Vợ Dê khước từ nhưng vì hai chị rủ mãi nên bèn theo họ đi chơi. Cả 3 người lên một con thuyền đã đậu ở sẵn bến. Thuyền băng băng rẽ sóng, 3 chị em vui vẻ trò chuyện. Sang tới hôm sau, ba chị em lại ra mũi thuyền trông mây ngắm biển. Nhưng vì hai cô chị trước khi đi đã bàn mưu tính kế, chờ lúc cô em vô ý, hai cô chị đẩy cô em ngã xuống biển.

Vợ dê không kịp kêu cứu thì sóng biển đã đánh cô chìm nghỉm, còn hai cô chị sau khi thực hiện thành công mưu đồ thâm độc liền hối hả cho thuyền vào bờ. Khi về còn giả bộ hốt hoảng báo tin là em mình sơ ý sảy chân rơi xuống biển.

Nói đến vợ của Dê, trong lúc vùng vẫy dưới sóng nước thì bỗng thình lình một con cá kình xuất hiện nuốt chửng cô vào bụng. Vì luôn mang bên mình 2 vật mà chồng dặn dò, cô rút dao ra đâm vào bụng con cá tứ tung. Con cá kình bị đâm quẫy cực kì dữ dội. Nhưng vì bị đâm thủng bụng nên nó chỉ sau một hồi nó đã chết, xác nổi lềnh bềnh lên trên mặt biển. Xác con cá trôi dạt vào một hòn đảo, vợ dê rạch bụng cá chui ra ngoài. Đây là một hòn đảo hoang không một bóng người, nàng bèn dùng dao chặt cây, dựng lều ở tạm. Sẵn có hòn đá lửa mang theo bên mình, nàng nhóm củi lên sưởi, xẻ thịt cá kình nướng ăn. Sau đó nàng đi vào rừng hái quả, kiếm rau làm thức ăn thêm. Cứ như vậy, mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng nàng vẫn cố vượt qua.

Một hôm, vợ Dê nhìn ra xa bỗng thấy một con thuyền đi ngang qua đảo, nàng bèn buộc áo vào một cành cây rồi phất lên làm hiệu. Con thuyền thấy người ra hiệu cứu giúp liền rẽ sóng tiến vào đảo. Khi cập bến, nàng vui mừng khôn siết khi người đó lại chính là chồng dê. Hai vợ chồng ôm nhau và khóc vì mừng rỡ. Hai vợ chồng lên thuyền trở về nhà, trên đường về nàng kể hết những chuyện đã sảy ra với mình cho chồng nghe, về chuyện hai cô chị hãm hại mình ra sao.

Khi về đến nhà, Dê dấu vợ ở trong buông không cho một ai biết, chàng sai người dọn một bữa cơm linh đình nói là để cúng vợ. Chàng cho mời mọi người lối xóm và bà con họ hàng, cả gia đình nhà vợ tới dự. Hai người chị nghe thấy tin Dê trở về mừng hấp hởi, vội đến ngay. Cả hai giả làm bộ khóc lóc thảm thiết dựng ra một câu chuyện rất lâm li bi đát cho cô em xấu số. Sau đó, chúng còn dùng chiêu mỹ nhân kế tà lưa đưa tình với người em rể tuấn tú mà chúng vẫn ước ao được chung tình. Dê vẫn giả bộ tin lời rồi thủng thỉnh đi khắp các bàn mời rượu. Đoạn dê bảo hai người chị:

– Em xin được gọi ra một người để hầu hai chị!

Dê vén màn cửa, người vợ trong buồng bước ra trước sự ngạc nhiên của mọi người, còn hai cô chị thì thấy sửng sốt, sợ hãi. Nhân lúc mọi người đang mải ăn uống, chúng lén bước ra ngoài rồi chạy trốn. Nhưng khi đi được một đoạn đường thì bị thần sét đánh một tia chết luôn.

Từ đấy, hai vợ chồng Dê ở với nhau hạnh phúc và sung sướng tới trọn đời.

Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi gồm 05 tập, tác phẩm là công trình nghiên cứu được ông biên soạn từ năm 1957 đến năm 1982 thì hoàn thành.

Thế giới cổ tích Việt Nam theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi có thể được phân thành 3 thể loại là truyện cổ tích lịch sử, cổ tích thế sự và cổ tích thần kỳ.

Thành công của tác phẩm Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

Sự thành công của tác phẩm Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được biết đến khi có rất nhiều nhà sản xuất, nhà xuất bản mua bản quyền và được tái bản rất nhiều cùng số lượng đầu sách rất lớn. Đã từ lâu mong ước của nhiều người là có được trọn bộ cổ tích Việt Nam như một di sản của tâm hồn Việt, là nguồn gốc của lịch sử văn hóa Việt Nam dành cho thế hệ mai sau.

Tác phẩm được tác giả sưu tầm, biên soạn cực kỳ tỉ mỉ dựa trên nguồn tư liệu dân gian phong phú, có kết cấu chặt chẽ nên thu hút được sự quan tâm rộng rãi của độc giả mọi lứa tuổi. Đặc biệt là truyện cổ tích thiếu nhi có giá trị giáo dục, nhân văn nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ em những điều tốt đẹp của cuộc sống.

Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam là những câu truyện cổ tích hấp dẫn, lôi cuốn và ly kỳ, người đọc sẽ cảm nhận được những cảm xúc buồn vui, tuyệt vọng, vỡ òa hạnh phúc cùng các nhân vật chính trong tưng câu truyện. Bộ sách là sự tập hợp và chọn lọc những truyện cổ tích tiêu biểu như: sự tích con muỗi, quả trứng thần kỳ, rắn và hoa, mụ yêu tinh và bầy trẻ, người hóa rắn, sự tích dưa hấu, sự tích cây nêu ngày Tết,… với cách kể truyện hấp dẫn, ngôn từ bình dị quen thuộc và giữ được không khí cổ xưa của loại truyện cổ tích dân gian.