Web Thơ Hay / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Top 7 Trang Web Đọc Truyện Cổ Tích Miễn Phí Hay Nhất

Trang web Cotich.net

chúng tôi là trang web đọc truyện cổ tích miễn phí dành cho mọi lứa tuổi với nhiều câu truyện ở nhiều thể loại như truyện cổ tích dân gian, cổ tích Việt Nam, cổ tích thế giới, truyện ngụ ngôn hay quà tặng cuộc sống,…

Với kho tàng truyện cổ tích khổng lồ, bạn không cần đi đâu xa để tìm mua. Chỉ cần truy cập chúng tôi là có thể tự do chọn lựa truyện theo sở thích, mà không phải mất bất cứ chi phí nào.

Chất lượng hình ảnh sắc nét, đẹp mắt hơn so với đọc truyện tranh ngoài hiệu sách hay thư viện. Đảm bảo đem lại cảm giác thú vị cho người đọc.

Trang web Truyenco.com

Trang web sachhay24h.com

Đây là một trang Web có khá nhiều lượt truy cập của giới trẻ. Và được đón nhận từ các bạn trẻ rất nhiệt tình. Nếu bạn còn chưa biết đến trang web thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn.

Trang web eva.vn

Là trang web tập hợp những chuyện thầm kín, hay chỉ đơn giản là chia sẻ bí quyết đời thường của các chị em phụ nữ. Cánh mày râu cũng có thể tham khảo trang web này để hiểu hơn về người phụ nữ của mình.

Đây như một diễn đàn truyện, ở đó có những câu chuyện với nhiều thể loại khác nhau nói lên tâm tư tình cảm của chính người viết. Hay chỉ đơn giản là chia sẻ kinh nghiệm của các bà mẹ bỉm sữa trong quá trình mang bầu.

Với đa dạng về các chuyên mục từ giải trí đến làm đẹp, thỏa sức cho các bạn lựa chọn. Trang web cập nhật thông tin, cũng như các bài viết hay cho người đọc. Mỗi ngày một chuyên mục, đọc để thư giãn giải tỏa đầu óc. 

Đây là trang web có thể nói thu hút được khá nhiều phái nữ đón đọc. Bởi sự bổ ích của nó đem lại.

Trang web doctruyencotich.vn

Doctruyencotich.vn là một kho tàng truyện với nội dung truyện phong phú, đa dạng thể loại từ cổ tích dân gian đến thần thoại Hy Lạp. Ngoài ra để phục vụ bạn đọc tốt hơn, trang web còn lập trình ứng dụng cho phép cài đặt trên điện thoại. 

Tránh việc trong quá trình đọc mà mình đang bận việc gì đó cắt ngang không thể đọc tiếp. Ứng dụng thông minh sẽ giúp bạn lưu lại phần bạn đang đọc dở, khi bạn rảnh có thể tiếp tục đọc mà không mất thời gian tìm kiếm.

Trang web truyencotich.com.vn

Ngoài ra, để phục vụ quý bạn đọc tốt hơn trang web cập nhật liên tục truyện mới, có hiển thị ngày đăng bên dưới mỗi truyện. Bên cạnh đó là hòm thư góp ý, nếu bạn cảm thấy có thắc mắc gì, có thể đóng góp cho trang web phát triển hơn.

Trang web truyengiaoduc.com

Bạn đang phân vân muốn tìm câu chuyện hay mà lại có tính giáo dục cao để đọc cho con. Đây là một trong các địa chỉ tin cậy mà chúng tôi muốn bạn nên đọc. Bởi tính nhân văn và tiện ích của nó, giúp con bạn phát triển và tư duy tốt hơn. Có sự chuẩn bị trong hành trang vào đời phía trước. Đảm bảo phù hợp với mọi độ tuổi, chiều lòng ngay cả vị độc giả khó tính nhất.

Thơ Hay, Thơ Dở, Cái Hay Của Thơ Dở Và Cái Dở Của Thơ Hay (2)

Thơ hay, thơ dở, cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay (2)

Hiện tượng nhiều bài thơ, thậm chí, cả nguyên một khuynh hướng thơ hay nhưng bị xem là dở không phải chỉ gắn liền với sở thích. Mà là với quan niệm.

Thơ không bao giờ chỉ là thơ. Đằng sau thơ bao giờ cũng có một cái gì khác. Cái khác ấy, xưa, ở Tây phương, từ ảnh hưởng của Plato, người ta xem là thế giới lý tưởng, và từ ảnh hưởng của Aristotle, là tự nhiên; ở Trung Hoa và Việt Nam, là đạo hay chí; sau, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, người ta cho là cảm xúc, và dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, là vô thức; gần đây hơn, người ta cho đó là ngôn ngữ. Chỉ là ngôn ngữ. Rất ít người đề cập đến vai trò của quan niệm. Có thể đó là ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp từ Emmanuel Kant, người gắn liền việc thưởng thức cái đẹp (kể cả cái đẹp trong nghệ thuật, dĩ nhiên) với lạc thú (pleasure). Lạc thú ấy có bốn đặc điểm chính: Một, khác với các loại lạc thú khác, lạc thú do cái đẹp mang lại có tính chất vô tư và vô vị lợi (disinterested); hai, cũng khác với các loại lạc thú khác, nó không dựa trên ý niệm: đó là loại lạc thú phi ý niệm (non-conceptual pleasure); ba, đó cũng là loại lạc thú của tính mục đích vô mục đích (purposiveness without a purpose): ở đó cái đẹp thể hiện một trật tự bên trong thay vì tuân theo bất cứ một mục đích ngoại tại nào khác; và bốn, đó là loại lạc thú cần được chia sẻ và muốn nhận được sự đồng thuận của mọi người. Nó là sự chủ quan mang tính phổ quát hoặc một sự phổ quát chủ quan (subjective universality).

Có điều, chính Kant cũng thấy những phân tích của ông là bất cập nên ông lại chia cái đẹp thành hai loại: một cái đẹp tự do (free beauty) và một cái đẹp lệ thuộc (dependent beauty). Sự khác biệt chính là, trong khi cái đẹp tự do có tính phi ý niệm, cái đẹp lệ thuộc lại gắn liền với một ý niệm nhất định. Hoa là cái đẹp tự do của thiên nhiên. Để thưởng thức cái đẹp của hoa, người ta không cần bất cứ kiến thức nào về thảo mộc. Cũng vậy, để thưởng thức cái đẹp của một số vật trang trí, người ta cũng không cần biết ý nghĩa của chúng, hơn nữa, chúng cũng chẳng có ý nghĩa gì, chúng không biểu hiện cho một cái gì. Chúng chỉ là hình thức. Và chúng tự tại. Nhưng cái đẹp của một con người, một con ngựa hay một tòa nhà (ví dụ nhà thờ, lâu đài, cung điện) thì lại được đặt trên tiền đề về tính cứu cánh và quan niệm về tính hoàn hảo để làm chuẩn mực cho nhận thức và đánh giá. Đó là những cái đẹp lệ thuộc.[1]

Khi áp dụng quan điểm thẩm mỹ của Kant vào thơ, người ta chỉ chăm chăm tập trung vào cái đẹp tự do mà quên đi, với ông, phần lớn nghệ thuật, nhất là các loại hình nghệ thuật ngôn ngữ, trong đó có thơ, nếu không muốn nói, đặc biệt là thơ, vốn, tự bản chất, là những cái đẹp lệ thuộc: Chúng gắn liền với ý niệm. Cái ý niệm ấy không những quy định cách đánh giá thơ hay và thơ dở mà còn, xa và sâu hơn, ảnh hưởng đến cách phân biệt thơ và những gì không phải thơ. Bắt chước cách nói của Jean-Paul Sartre, “đằng sau kỹ thuật của một cuốn tiểu thuyết bao giờ cũng là một siêu hình học của tác giả”, chúng ta có thể nói, đằng sau mỗi bài thơ bao giờ cũng có một mỹ học thơ. Đằng sau thơ Đường là một mỹ học của thơ Đường. Đằng sau Thơ Mới là mỹ học của Thơ Mới, chủ yếu đó là mỹ học của chủ nghĩa lãng mạn. Đằng sau thơ tự do, cũng vậy, cũng có mỹ học của thơ tự do. Kéo nhận định này dài ra thêm, chúng ta cũng có thể nói, ngay cả với thơ phản-thơ, hay thứ thơ sau này được nhóm Mở Miệng mệnh danh là thơ cắt dán, thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa cũng có một mỹ học riêng của nó.

Cũng từ sự phân biệt này, khái niệm sáo hay sáo ngữ càng ngày càng trở thành phổ biến và được sử dụng như một sự đánh giá: sáo là dở, thoát sáo, ngược lại, là hay. Về phương diện chức năng, khi đề cao chức năng tải đạo hay ngôn chí, những bài thơ thiên về tình cảm rất dễ bị xem là “tiếng dâm” và cần bị tước quyền công dân trong thế giới thơ. Ngược lại, thời Thơ Mới, khi người ta nhấn mạnh vào chức năng bộc lộ cảm xúc, đặc biệt những cảm xúc sôi nổi nhưng vu vơ kiểu “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” hay “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, những bài thơ tải đạo và ngôn chí lại bị chê là khô khan, thậm chí, không có chút gì là thơ cả: Khái niệm “chất thơ” được ra đời để chỉ những cái đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng và đầy thơ mộng, không những không gắn liền với đạo lý mà cũng không gắn liền với cả chất văn xuôi sần sùi của đời sống hàng ngày.

Cuối cùng là quy ước về thể loại. Các quy ước ấy thay đổi theo từng thời đại và từng trường phái. Ở bình diện rộng lớn, bao quát toàn cảnh văn học, ngày xưa, khi chưa xây dựng được một quy ước chung về tiểu thuyết, tiểu thuyết rất bị rẻ rúng, như những chuyện ngồi lê đôi mách; rẻ rúng đến độ Kim Thánh Thán, bị người đương thời khinh bỉ chỉ vì cái tật mê tiểu thuyết của ông dù trên thực tế, với tật ấy, sau này ông được xem là nhà phê bình lỗi lạc nhất của Trung Quốc thời nhà Minh và nhà Thanh. Giới hạn trong thơ, ngày xưa, cả một thời gian rất dài, hàng ngàn năm, người ta xem thơ thì phải có luật, có niêm, đối, và đặc biệt, có vần nên khi loại thơ mới, và nhất là thơ tự do, ra đời, phản ứng chung là phủ định: người ta không xem đó là thơ.

Nếu thơ bao giờ cũng gắn liền với một mỹ học nào đó về thơ, theo tôi, chính cái mỹ học ấy sẽ trở thành tiêu chí đầu tiên để đánh giá và đặc biệt, để phân loại thơ, từ đó, chúng ta sẽ có những bài thơ hay và những bài thơ dở. Trong thơ hay, có hai cấp chính: hay vừa và hay lớn. Thơ dở cũng có hai loại: dở – dở và dở – hay. Dở – dở là dở thật; còn dở – hay là chỉ dở tạm thời, từ cách nhìn cũ, tuy nhiên, khi thay đổi cách nhìn, từ một hệ mỹ học khác, chúng lại trở thành hay. Lửng lơ giữa hai phạm trù hay và dở ấy là một số bài không thật hay và cũng không thật dở nhưng lại đóng một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy sự vận động của thơ khiến thơ bước sang một thời đại khác với một hệ mỹ học khác. Trước khi phân tích các loại thơ kể trên, xin được nhấn mạnh thêm điều này: Từ mấy chục năm nay, các lý thuyết phê bình trên thế giới đều né tránh việc đánh giá và xếp hạng các tác phẩm văn học cụ thể, kể cả thơ. Họ chỉ tập trung vào việc diễn dịch và phân tích, hết phân tích văn bản đến phân tích các yếu tố liên văn bản cũng như các yếu tố ngoại văn bản, từ tư tưởng của tác giả đến chính trị và văn hóa, nhất là văn hóa, gắn liền với những khung nhận thức như nữ quyền luận hoặc hậu thực dân luận. Tuy nhiên, người ta chỉ né chứ không thể tránh được. Né vì tính chất phức tạp của vấn đề và cũng vì không muốn sa vào cái bẫy của chủ quan và cảm tính. Nhưng không thể tránh được vì phê bình, dù muốn hay không, cũng phải bắt đầu bằng sự chọn lựa: chọn đề cập đến tác phẩm hoặc tác giả này thay vì một tác phẩm hay một tác giả nào khác. Mà chọn lựa tức là so sánh. Khi chúng ta chọn bước vào tiệm ăn này thay vì tiệm ăn khác, chọn quán cà phê này thay vì quán cà phê khác, cũng như chọn loại rượu này thay vì một loại rượu nào khác bày đầy trong một tiệm nào đó, chúng ta đều so sánh với vô số các tiệm ăn khác, các quán cà phê khác và các loại rượu khác. Như vậy, sự so sánh bao hàm sự đánh giá và phân bậc. Chính vì vậy Harold Bloom mới cho câu hỏi “cái gì làm cho bài thơ này hay hơn những bài thơ khác?”[2] bao giờ cũng là một câu hỏi trung tâm của nghệ thuật đọc thơ.

Muốn đánh giá chính xác cần có hai điều kiện tiên khởi: phải có diện so sánh rộng và phải bám chặt vào một tiêu chí nhất định.

Về điểm trên, trong Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp có nói một câu rất hay: “Phải đàn ngàn khúc rồi mới hiểu được âm thanh, phải nhìn một ngàn thanh kiếm rồi mới hiểu được vũ khí. Cho nên muốn thấy sáng được toàn bộ tác phẩm thì, trước hết, phải nhìn rộng. Xem núi lớn rồi mới tả được gò đống, ra biển khơi rồi mới hiểu được ngòi rạch.”

Về điểm thứ hai, trong phạm vi văn học cũng như thơ nói riêng, người ta có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá và phân bậc. Có những tiêu chí văn chương và những tiêu chí ngoài văn chương. Tiêu chí ngoài văn chương bao gồm ba khía cạnh chính: thương mại (ví dụ, bán sách được nhiều hay ít), xã hội (có đông độc giả hay nhiều người ái mộ hay không) và chính trị (mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít, sâu hay cạn). Ngoài văn chương, những tiêu chí ấy, dù thông dụng đến mấy, vẫn không có ý nghĩa gì đáng kể. Chúng ta chỉ cần tập trung vào tiêu chí đầu. Tuy nhiên, cái gọi là tiêu chí văn chương ấy cũng rất phức tạp.

Trong cuốn The Art of Reading Poetry, Harold Bloom cho cái lớn trong thơ tùy thuộc vào hai yếu tố: sự rực rỡ của ngôn ngữ hình tượng và quyền lực nhận thức.[3] Giản dị, nhưng hai tiêu chí do Bloom nêu lên lại làm nảy sinh ra nhiều vấn đề, ví dụ, thế nào là sự rực rỡ (splendour) và tại sao phải là ngôn ngữ hình tượng? Từ giữa thế kỷ 20 đến nay, nhiều nhà thơ thuộc nhiều trường phái khác nhau, từ thơ cụ thể (concrete poetry) đến thơ tạo hình (visual poetry) và thơ ý niệm (conceptual poetry), không những phủ nhận vai trò của hình tượng mà còn giảm thiểu đến tối đa vai trò của ngôn ngữ. Đối với cả sự phủ nhận lẫn sự giảm thiểu ấy, cái gọi là “sự rực rỡ” trở thành một điều hoàn toàn vô nghĩa. Đó là chưa kể đến cái gọi là “quyền lực nhận thức” cũng rất mơ hồ. Quyền lực nhận thức của một nhà thơ có khác quyền lực nhận thức của một triết gia, một nhà tư tưởng hay một nhà tiểu thuyết? Nếu khác, nó khác như thế nào? Bởi vậy, như trên đã trình bày, ở đây, tôi chỉ chọn một tiêu chí: đó là hệ mỹ học đằng sau một bài thơ hoặc một khuynh hướng thơ. Điều này có hai ý nghĩa: thứ nhất, đánh giá một bài thơ, chúng ta phải nhìn từ góc độ mỹ học của bài thơ ấy. Ví dụ, đối với một bài thơ Đường luật, chúng ta không nên sử dụng mỹ học của Thơ Mới vốn dựa trên nền tảng của chủ nghĩa lãng mạn để đòi hỏi ở bài thơ Đường luật ấy những thứ, tự bản chất, chúng không thể có: chẳng hạn, sự phá cách về hình thức và sự dào dạt của cảm xúc. Cũng vậy, để đánh giá một bài thơ tự do, chúng ta cũng không thể sử dụng các tiêu chí của thơ Đường luật với những vần điệu và nhịp điệu khắt khe để làm cơ sở cho việc phân tích hay phán đoán.

Thứ hai, để đánh giá tầm vóc của một bài thơ, chúng ta phải phân tích những đóng góp của nó đối với cái mỹ học mà nó đại diện. Dựa trên đặc điểm thứ hai này, tôi chia thơ thành nhiều cấp độ: lớn, hay, dở, dở – hay, và không dở không hay nhưng có ý nghĩa lịch sử.(Còn tiếp)

Mỗi Bài Thơ Hay Là Một Định Nghĩa Về Thơ Hay

Quả vậy, nhân loại bắt đầu làm thơ từ lúc nào, có người đọc thơ từ lúc nào… thì cũng ngay lập tức câu hỏi này được đặt ra: Thế nào là một bài thơ hay?

Trên đời này có bao nhiêu bài thơ được người đọc thấy là hay thì cũng có bấy nhiêu câu trả lời cho câu hỏi trên và khi ta buộc phải viết hay nói ra những điều này thì ta đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng thừa, thừa mứa các suy nghĩ, các lý lẽ, các dẫn chứng… và ta biết khủng hoảng thừa cũng phiền phức chẳng kém gì khủng hoảng thiếu. Nói ngay như vậy để tự mình khỏi lăn tăn khi trả lời, cứ viết đến đâu… hết giấy thì ta dừng lại.

Vâng, câu trả lời giản dị nhất đời là thế này:

Một bài thơ hay là một bài thơ ít nhất được một người đọc trên đời thích nó theo cách thích một bài thơ. Thế thôi. Và rõ ràng, một bài thơ càng tự chứng tỏ được mình là hay bao nhiêu khi càng có nhiều người thích nó bấy nhiêu – nhưng đừng quên người thích nó là ai, khả năng cảm nhận thơ đến đâu, nên chính sự thích thú này lại phân hóa người đọc ra nhiều đẳng cấp.

Một ví von giản dị nữa: Tiếp nhận một bài thơ hay cũng tương tự như khi ta đối diện với một cô gái đẹp, hay nếm một món ăn ngon. Cả cái sự “đẹp” và “ngon” này vừa có tiêu chí chung, vừa có tiêu chí riêng tức cái “gu” hoặc “khẩu vị”, tức là những lý do bao la như nhân loại vậy.

Vì vậy, chúng ta đành khuôn nó vào những tiêu chí chung, bởi trong hệ thống tiêu chí chung này cũng đã là một biển cả những vấn đề nói mệt nghỉ rồi, vì chúng luôn bao gồm một mớ mâu thuẫn dính vào nhau như vạn sự trên đời đều có mặt phải, mặt trái.

Theo tôi, tạm đi vào vài tiêu chí phổ biến nhất trong các quan niệm xưa nay về thơ nói chung và thơ hay là thế này:

Trước tiên, thơ chỉ thuộc phạm trù cảm xúc hay gồm cả tư tưởng?

Nhà thơ nổi tiếng bậc nhất của thế kỷ 20 là Xuân Diệu từng tuyên bố: “Quy luật của thơ là quy luật của cảm xúc, như đã là nước thì có thể trong, có thể đục, có thể đầy, có thể vơi, nhưng không thể KHÔ”. Còn nhớ có lần được ngồi cạnh ông và nghe ông nhắc lại tuyên bố này cho nghe, tôi đã hỏi… vặn ông: “Vậy tư tưởng thì sao, thưa anh?”. Ông đáp lạnh tanh: “Quy luật là thời gian sẽ thanh toán nó trước tiên!”.

Thế là rõ: Với các nhà thơ lập danh từ thời thơ mới và vô số các nhà thơ Việt Nam và phương Đông nói chung, thơ là tiếng nói của cảm xúc và chỉ có cảm xúc mà thôi.

Vậy, trong trường thơ này, một bài thơ hay dĩ nhiên phải là bài thơ tràn đầy cảm xúc, dồn nén, truyền cảm, ám ảnh… Chúng ta không thể phản bác được các thi sĩ duy cảm này, bởi vì họ nói rất đúng. Một bài thơ mà chỉ toàn lý sự chay, bằng ngôn ngữ khái niệm… thì không có chỗ ở đây. Và bao năm trời, ta từng run rẩy với những kiệt tác “thơ duy cảm” của các nhà thời thơ mới và nhiều nhà thơ sau này nữa… Những bài thơ như “Tiếng thu”, “Tràng giang”, “Ngậm ngùi”, “Đây mùa thu tới”, “Tương tư chiều…”, “Mùa xuân chín”, “Chân quê”… mãi còn khiến ta xúc động, buồn vui theo chúng… Và với khả năng vượt thời gian như vậy – chúng đích thị là những bài thơ hay.

Và cái hay đó thuộc về nguồn mạch quá dào dạt của cảm xúc. Để dẫn chứng cho loại thơ hay do tràn đầy cảm xúc này, có thể nói cả ngày không hết: “Em không nghe rừng thu/Lá thu kêu xào xạc/Con nai vàng ngơ ngác/Đạp trên lá vàng khô”. Một bức tranh chấm phá với một vài âm thanh mơ hồ… là tất cả chất liệu của kiệt tác số 1 của thơ thế kỷ XX của chúng ta! “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa/Lòng quên dợn dợn vời con nước/Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Và: “Cây dài bóng xế ngẩn ngơ/Hồn em đã chín mấy mùa thương đau/Tay anh em hãy tựa đầu/Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi”. Đấy là nỗi buồn thiên cổ của nhà thơ sầu muộn nhất thế kỷ XX Huy Cận. Còn Xuân Diệu ư, chỉ một câu hỏi tuyệt đối vu vơ và duy cảm hoàn toàn đủ vẽ chân dung mình: “Hôm nay trời nhẹ lên cao/Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”… Không một chút lý do, chẳng phân tích, giảng giải…gì hết. Buồn vui đều vu vơ, khóc cười đều vô cớ… thì còn biết cắt nghĩa ra sao???

Chúng ta ngả mũ trước những câu thơ hay, những bài thơ hay duy cảm và chắc chắn không bao giờ phản đối tín điều này của các nhà thơ lớn ấy, vì nó là một phần vô cùng quan trọng làm nên chân lý về thơ.

Nhưng có thật trong chất liệu thơ hay chỉ có rặt duy cảm không thôi hay không?

Bởi vì đây cũng là Xuân Diệu: “Yêu là chết ở trong lòng một ít/Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu/Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu/Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết”. Và đây cũng là Huy Cận: “Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu/Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người”.

Còn với dòng thơ cách mạng thì càng khỏi nói, với một Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Đặc biệt là Tố Hữu: “Khóc là nhục, rên hèn, van – yếu đuối/Và dại khờ là những lũ người câm…”.

Và chẳng hạn, trong bài thơ nổi tiếng của nhà thơ – liệt sĩ thời chống Mỹ Nguyễn Mỹ, bài “Cuộc chia ly màu đỏ”, với những câu thơ một mình làm nên một cuộc tranh cãi, một cách dùng lý sự cố tình như khiêu khích: “Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy/Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy…/Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi/Như không hề có cuộc chia ly”…

Đó vẫn chắc là những câu thơ mà không ít người Việt thế kỷ XX vẫn thuộc nằm lòng, mà ta dễ dàng thấy chúng mang đầy lý tính, thậm chí còn triết lý chay bằng ngôn từ khái niệm như văn xuôi…

Nhiều nhà thơ, trong cuộc tìm kiếm để cách tân thi ca đã cảm thấy không còn vừa lòng với thứ thơ chỉ có duy cảm không thôi. Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu trong số này. Và vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước có một nhà thơ đã tích cực phá tung khuôn khổ của thơ duy cảm và đạt được một số thành tựu đáng kể – đó là nhà thơ Việt Phương với tập thơ “Cửa mở” gây tranh cãi một thời.

Trong lời đề từ của tập thơ này, ông đã nói một cách hình ảnh một vị thế mới của chủ thể con người nhỏ bé trước sự đè nén của thế giới ngoại cảnh từ hàng ngàn năm nay: “Ơi ngôi sao biếc trên trời/Sao long lanh thế vì người cần sao/Mai này ta đủ tầm cao/Sao cần ta lắm nên sao sáng ngời”.

Đó là một thái độ sống và cũng là một thái độ làm nghề của nhà thơ đã mang đầy chất tư tưởng, triết học vào trong thơ, với những câu thơ mang tính phản biện hiếm hoi trong nền thơ cách mạng, tuy một thời bị “lườm nguýt” nhưng nay thì đã hoàn toàn được chấp nhận!

Và đó là thứ thơ đã đặt một chân vào thơ duy lý.

Đây là một câu chuyện viết cả ngày không hết, mà nếu mở rộng ra thứ thơ đã được trang bị thêm đôi cánh của âm nhạc – tôi muốn nói đến kho ca từ vĩ đại của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một người đã đem triết học vào ca từ âm nhạc một cách “dễ như thò tay vào túi lấy đồ vật” … thì là một cuộc trò chuyện lý thú và bất tận luôn.

Nhưng thôi, một bài báo nhỏ không thể tham, xin nói tiếp một ý cũng rất bao la nữa: Thơ là để hiểu hay để cảm?

Thực ra vấn đề này rất gắn bó với điều vừa nói ở trên, nhưng không phải là một. Xưa nay, nhiều người đọc thơ đã quen khi đọc một bài thơ là phải tìm ra nó định nói một hay nhiều điều gì – ta quen dùng từ “thông điệp” để mô tả điều này một cách phổ quát nhất. Vâng, thơ là văn học, là nghệ thuật của ngôn ngữ, vậy thuộc tính của ngôn ngữ là công cụ để con người giao tiếp với nhau, hiểu nhau, thông cảm với nhau… Vậy thơ phải cần được người đọc hiểu nó. Thế thôi!

Những câu thơ xưa thì “dĩ tải đạo”, nay thì tự nguyện làm một thứ “vũ khí trên mặt trận văn nghệ” để tham gia vào công cuộc chiến đấu và xây dựng thì dĩ nhiên phải được người đọc hiểu rõ nội dung, nghệ thuật của chúng, thậm chí chúng càng “đại chúng” bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Ấy thế, mà ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, khi cách mạng còn trứng nước, nhà thơ Nguyễn Đình Thi, một cán bộ cách mạng, một nhà lãnh đạo văn nghệ, lại tung ra thứ thơ… không hoàn toàn dễ hiểu, với một chủ trương mà lúc ấy đã gặp phải nhiều sự bất đồng. Đó là thứ quan niệm thơ vẫn phục vụ cách mạng và cuộc sống, dĩ nhiên, nhưng phải bằng cách của nó – và ở đây, thơ có những quy luật riêng, không thể bị đơn giản hóa thành một thứ văn học tuyên truyền có vần điệu thô sơ.

Từ đó, càng ngày các nhà thơ (chưa nói tới các nhà thơ sống ở vùng chính quyền không thuộc phía cách mạng) dần dần nhận ra rằng thơ là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn văn xuôi (và các loại văn khoa học), và trong thơ, ngôn ngữ không chỉ có tác dụng chở ngữ nghĩa thuần túy, mà nó còn truyền cảm xúc, tư tưởng bằng cái vỏ âm thanh – tức là phần không có nghĩa của nó.

Và với thứ thơ này, người đọc vừa có cả sự hiểu lẫn sự cảm. Ở đây chưa nói đến những người cực đoan cho rằng thơ thuần túy chỉ là để cảm, không cần hiểu – thậm chí có người thần thánh hóa thơ như một thứ tiếng nói của tiềm thức, tức là không cần có ý thức (có nhà thơ lúc ngủ cũng để bút giấy bên cạnh, trong mơ cũng làm thơ, tỉnh giấc phải ghi ngay, kẻo sáng ra… quên mất…).

Thú thực, chính tôi đã viết quá nhiều bài về điều này, giờ nhắc lại thấy mệt và thừa. Chỉ lấy vài ví dụ thôi. Chẳng hạn, những câu thơ: “Tài cao, phận mỏng, chí khí uất/Giang hồ mê chơi quên quê hương” (Tản Đà); “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm/Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi…” (Quang Dũng)

Đọc – đúng hơn là nghe những câu thơ như thế ngay người nước ngoài không biết tiếng Việt dù không hiểu nội dung cụ thể là gì, nhưng vẫn cảm nhận được hồn vía chúng nhất định gợi ta đến những gì… Và đó là cái mà Giáo sư Phan Ngọc gọi là “ngôn ngữ quái đản” của thơ, thứ ngôn ngữ lấy chính nó làm mục đích tự thân.

Tôi không thuộc số cực đoan đến mức chỉ đứng hẳn về một phía mà vẫn công nhận ngôn ngữ thơ vừa mang ngữ nghĩa cần thiết, vừa phải được hỗ trợ tích cực bởi những yếu tố phi ngữ nghĩa mà ta tạm gọi là nhạc tính.

Bài viết đã dài, để kết luận tạm thời xin kể một chi tiết nhỏ:

Nhân lúc viết bài này, vấn đề quá phong phú và thú vị nên tôi đã lăng xê lên cái trang mạng xã hội cá nhân của mình là facebook một cái “test”: Mời mọi người chọn một bài thơ mà mình cho là hay nhất mọi thời đại trong nền thơ Việt Nam. Khó đấy và sẽ rất phân tán. Nhưng nếu mọi người tham gia tích cực vào trò vui nay, ta sẽ phần nào hiểu được nhiều điều về cách hiểu và đọc thơ, yêu thơ của người Việt Nam, dù trong phạm vi bé tý của cái “tờ báo bỏ túi” của tôi.

Và thú thật, với tôi, tại thời điểm này, tôi cũng có một sự lựa chọn, nhưng có lẽ phải giữ bí mật đã, hy vọng có lúc sẽ bật mí tên bài thơ mà tôi chọn là hay nhất mọi thời đại của thơ ca Việt Nam!

Chỉ xin bật mí một tiêu chí để chọn của tôi là: Bài thơ hay nhất là bài thơ mang phẩm chất tinh túy nhất của thơ, nghĩa là nó đúng là thơ nhất. Vậy thôi!

Thơ Hay Về Hoàng Hôn

Hoàng hôn​

Thơ Hoàng Hôn

Hoàng hôn đã đến tự bao giờ Ôm mối tình sầu ta mãi mơ Ai đi về cuối trời xa đó Nhắn gửi giùm ta nắng hạ xưa… Gửi người giọt lệ buồn hiu hắt Hy vọng ngày nào, nay đã tắt Oán trách nhau chi thêm khổ đau Nhủ thầm ta hẹn…:NGHÌN NĂM SAU…

Ngày đi qua, đi qua Một mình ta ở lại Mộng đá vàng giờ đã tàn và bóng nàng khuất dần để mình tái tê bước chân cố lê mà nghe hoàng hôn về não nề!

Những lời ước thề bây giờ cũng phôi pha ngày tháng dài cũng dần qua nhớ nhung mà chi? Người đã đi không quay trở về!

Tình vẫn nồng? Hay tình vẫn hư không? Nàng theo chồng Ta hoài trông để bao chờ mong và nhớ nhung tan theo pháo hồng…

HH

Thơ hay về hoàng hôn

Người- Một mình nhâm nhi ly rượu nhạt

Ta- Một mình lững thững dưới mưa thưa

Rất muốn nói một điều không dám nói

Gom nắng chiều huyền hoặc gửi vào thơ

Mái tóc người phơ phơ sương cùng gió

Ta mơ hồ màu áo học trò xưa

Người trầm mặc ẩn mình trong trang viết

Ta bồn chồn tia nắng quái chiều mưa

Muốn gọi hương chia đôi cho tình cuối

Lại ngại ngùng để lỡ nhịp thoi đưa

Tình đã chiều nắng muộn màng thầm hát

Khúc thánh ca kỳ ảo lạ lùng chưa

Niệm thần chú: hai mảnh đời ghép lại

Vịn vai gầy nương tựa lúc tàn thu.

T.T.Lương

Sầu ngút ngàn Người ngỡ ngàng Tình lỡ làng cuối đường …vấn vương

Hỏi lòng có buồn? Thương đàn phím chùng ngân lời não nùng tiễn người xót xa đầy vơi…

Người hỡi người! Xa rồi phút chung đôi Mộng tan rồi riêng mình tôi bước chân lẻ loi lệ mãi rơi xót xa thương nhớ người

Lời nói nào bây giờ, chỉ thương đau! Gửi cho người ân tình sâu… Hết rồi còn đâu Để mai sau vẫn vương bao mối sầu…

HH

Anh phải về thôi, xa em thôi! Ngoài kia phiên chợ vãn lâu rồi Giọt nắng cuối ngày rơi xuống tóc Mà lời từ biệt chẳng lên môi

Anh phải về thôi, xa em thôi! Xa vườn xưa, đôi chiền chiện tha mồi Hoa khế rụng tím ngầm hầm bí mật Ðể mãi lòng ta xao xuyến bồi hồi….

Anh như cơn gió bay khắp chốn Ðể lại mình em với ruộng, với vườn Mồ hôi đổ giữa ngày mùa bận rộn Nước mắt trào lạnh buốt những đêm sương!

Xa em, anh như tia nắng đi trên cát Thèm một dòng sông, những cánh đồng… Xa em, anh như người hát sau đêm hát Chỉ thấy gió vật vờ qua những tấm phông

Hoàng hôn cũng về, dịu êm và lặng lẽ Một tiếng còi tầu vọng lại phía sông xa Như muốn nhắc thầm anh: Cơn bão sắp đi qua…

(9-1989)

Em có hay mùa Thu nay đã về? Em có thấy lệ nào buông tái tê… Em có nghe tình sầu cơn hấp hối Như nắng tàn khi chiều xuống não nề…

Ta vẫn nơi đây đợi mãi Thu dù em biền biệt cõi xa mù chẳng biết thu này em còn nhớ có người phương cũ bước lãng du…

Người bước lãng du buồn cô đơn Người cuối chân trời có vui hơn??? Thu về, giá buốt luồn trong gió Để kỷ niệm rơi xuống loạn cuồng… HH

Ta đi tìm lại bóng hình xưa Chỉ thấy đường quen cỏ phủ mờ Chuông tháp còn ngân lòi cổ độ Mà sao trống vắng đến xa mơ

Em đã về đâu… yên mộng rồi Ta còn lê mãi bước chân côi Bâng khuâng ta đếm từng ngày tháng Mà thấy thời gian rớt xuống đời

Kỷ niệm ơi! sao chẳng mờ phai Cho ta quên được bóng hình ai Quên bao quá khứ, quên mơ ước Quên cả trong ta kiếp đọa đày… HH

Chia tay hoàng hôn

Anh phải về thôi, xa em thôi Hoàng hôn yên lặng cũng theo về Giọt nắng cuối ngày rơi xuống tóc Mà thôi lời từ biệt chẳng lên môi

Anh phải về thôi xa em thôi Xa hàng cây đêm hò hẹn ta ngồi Hoa khế rụng tím ngần lối nhỏ Để mãi lòng ta xao xuyến bồi hồi

Chia tay em chia tay hoàng hôn Chia tay em chia tay hoàng hôn Anh mang theo về tình yêu và nỗi nhớ Anh mang theo về con tim cô đơn!

Chia tay em chia tay hoàng hôn Chia tay em chia tay hoàng hôn Gửi lại cho em trái tim thắp lửa Gửi lại cho em một nửa vầng trăng

Một con đò sang sông Gió chiều buồn đưa sóng Hoàng Hôn chết trong lòng Chiều ấy…có buồn không?!

Bến tương giang vắng bóng Chỉ mình ta ngẩn ngơ Dõi mắt, trời xa thẳm Gợn trong tim bão động

Thôi! thế đã hết rồi! Người đi về xứ lạ Còn đây một mình tôi Một mảnh tình vỡ đôi

Kỷ niệm ngày nào còn đó Lời thề văng vẳng đâu đây Bóng con đò càng nhỏ Bến giang đầu nhung nhớ…

Đôi ta chỉ còn lại một thời Một thời để nhớ…để dâng lệ Kỷ niệm…còn đây một bóng tôi

Từ đây ta trở thành thi sĩ Khóc cuộc tình ta vỡ mật rồi Kể từ hôm ấy mưa tầm tã Như lệ xót thương kẻ đơn côi

Biệt ly, nhớ nhung từ đây Thu buồn héo hắt trăng gầy Lá vàng rơi trên thềm vắng Cô đơn trùm bọc đêm ngày

Người đi, đi vào tâm tư Tình bay theo đám sương mù Thu mưa mưa tàn phai kỷ niệm Mây trời sao mãi âm u???

Ta muốn quên đi trong đời Nhưng lòng gọi mãi không nguôi Nhớ thương gửi cùng mây gió Bay về phương ấy xa xôi

Người đã quên rồi Lời ước nguyện cùng tôi Để giờ tôi đơn lẻ Xót cho mộng chung đôi

Người ơi! Hỡi người ơi! Sao tim tôi vương vấn bóng hình người? Sao hồn tôi vẫn hướng về trời ấy? Mà nghe thương nhớ mãi không nguôi…