Vũ Hầu Là Ai Trong Bài Thơ Tỏ Lòng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần. Tuy xuất thân từ tầng lớp bình dân song chí lớn tài cao nên ông nhanh chóng trở thành tùy tướng số một bên cạnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược, Phạm Ngũ Lão cùng những tên tuổi lớn khác của triều đình đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần quan trọng tạo nên hào khí Đông A của thời đại đó:

Ông sáng tác không nhiều nhưng Thuật hoài là một bài thơ nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi vì nó bày tỏ khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ trong xã hội phong kiến đương thời: làm trai phải trả cho xong món nợ công danh, có nghĩa là phải thực hiện đến cùng lí tưởng trung quân, ái quốc.

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

Dịch thơ tiếng Việt:

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh đặc biệt có một không hai của lịch sử nước nhà. Triều đại nhà Trần (1226 – 14001) là một triều đại lẫy lừng với bao nhiêu chiến công vinh quang, mấy lần quét sạch quân xâm lược Mông – Nguyên hung tàn ra khỏi bờ cõi, giữ vững sơn hà xã tắc, nêu cao truyền thống bất khuất của dân tộc Việt.

Phạm Ngũ Lão sinh ra và lớn lên trong thời đại ấy nên ông sớm thấm nhuần lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc và nhất là lí tưởng sống của đạo Nho là trung quân, ái quốc. Ông ý thức rất rõ ràng về trách nhiệm công dân trước vận mệnh của đất nước: Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.

Bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) được làm bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt luật Đường, niêm luật chặt chẽ, ý tứ hàm súc, hình tượng kì vĩ, âm điệu hào hùng, sảng khoái. Hai câu thơ đầu khắc họa vẻ đẹp gân guốc, lẫm liệt, tràn đầy sức sống của những trang nam nhi – chiến binh quả cảm đang xả thân vì nước, qua đó thể hiện hào khí Đông A ngút trời của quân đội nhà Trần thời ấy.

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu (Dịch nghĩa: cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu); dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu. So với nguyên văn chữ Hán thì câu thơ dịch chưa lột tả được hết chất oai phong, kiêu hùng trong tư thế của người lính đang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hoành sóc là cầm ngang ngọn giáo, luôn ở tư thế tấn công dũng mãnh, áp đảo quân thù. Tư thế của những người chính nghĩa lồng lộng in hình trong không gian rộng lớn là giang sơn đất nước trong suốt, một thời gian dài (giang sơn kháp kỉ thu). Có thể nói đây là hình tượng chủ đạo, tượng trưng cho dân tộc Việt quật cường, không một kẻ thù nào khuất phục được. Từ hình tượng ấy, ánh hào quang của chủ nghĩa yêu nước ngời tỏa sáng.

Câu thơ thứ hai: Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu. (Dịch nghĩa: khí thế của ba quân mạnh như hổ báo, át cả sao Ngưu trên trời). Dịch thơ: Ba quân hùng khí át sao Ngưu, đặc tả khí thế chiến đấu và chiến thắng không gì ngăn cản nổi của quân dân ta. Tam quân tì hổ là một ẩn dụ so sánh nghệ thuật nêu bật sức mạnh vô địch của quân ta. Khí thôn Ngưu là cách nói thậm xưng để tạo nên một hình tượng thơ kì vĩ mang tầm vũ trụ.

Hai câu tứ tuyệt chỉ mười bốn chữ ngắn gọn, cô đúc nhưng đã tạc vào thời gian một bức tượng đài tuyệt đẹp về người lính quả cảm trong đạo quân Sát Thát nổi tiếng đời Trần.

Là một thành viên của đạo quân anh hùng ấy, Phạm Ngũ Lão từ một chiến binh dày dạn đã trở thành một danh tướng khi tuổi còn rất trẻ. Trong con người ông luôn sôi sục khát vọng công danh của đấng nam nhi thời loạn. Mặt tích cực của khát vọng công danh áy chính là ý muốn được chiến đấu, cống hiến đời mình cho vua, cho nước. Như bao kẻ sĩ cùng thời, Phạm Ngũ Lão tôn thờ lí tưởng trung quân, ái quốc và quan niệm: Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông (Chí làm trai – Nguyễn Công Trứ). Bởi thế cho nên khi chưa trả hết nợ công danh thì tự lấy làm hổ thẹn:

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu).

Vũ Hầu tức Khổng Minh, một quân sư tài ba của Lưu Bị thời Tam Quốc. Nhờ mưu trí cao, Khổng Minh đã lập được công lớn, nhiều phen làm cho đôi phương khốn đốn; vì thế ông rất được Lưu Bị tin yêu.

Lấy gương sáng trong lịch sử cổ kim soi mình vào đó mà so sánh, phấn đấu vươn lên cho bằng người, đó là lòng tự ái, lòng tự trọng đáng quý cần phải có ở một đấng nam nhi. Là một tùy tướng thân cận của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão luôn sát cánh bên cạnh chủ tướng, chấp nhận xông pha nơi làn tên mũi đạn, làm gương cho ba quân tướng sĩ, dồn hết tài năng, tâm huyết để tìm ra cách đánh thần kì nhất nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Suy nghĩ của Phạm Ngũ Lão rất cụ thể và thiết thực; một ngày còn bóng quân thù là nợ công danh của tuổi trẻ với giang sơn xã tắc vẫn còn vương, chưa trả hết. Mà như vậy là phận sự với vua, với nước chưa tròn, khát vọng công danh chưa thỏa. Cách nghĩ, cách sống của Phạm Ngũ Lão rất tích cực, tiến bộ. ông muốn sống xứng đáng với thời đại anh hùng.

Hai câu thơ sau âm hưởng khác hẳn hai câu thơ trước. Cảm xúc hào sảng ban đầu dần chuyển sang trữ tình, sâu lắng, như lời mình nói với mình cho nên âm hưởng trở nên thâm trầm, da diết.

Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba nhưng lại có một trái tim nhạy cảm của một thi nhân. Thuật hoài là bài thơ trữ tình bày tỏ được hùng tâm tráng trí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời. Bài thơ có tác dụng giáo dục rất sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại Thuật hoài đã làm vinh danh vị tướng trẻ văn võ song toàn Phạm Ngũ Lão.

Từ ngàn xưa, nhân dân ta đã có truyền thống yêu nước nồng nàn, luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước mỗi khi đất nước cần. Lòng yêu nước dược thể hiện qua nhiều lĩnh vực những có lẽ nổi bật nhất vẫn là ở lĩnh vực văn học. Trong các bài thơ của ông, có một tác phẩm rất đặc biệt “Tỏ lòng” đây chính là tác phẩm đã làm toát lên rất rõ về vẻ đẹp, khí thế của con người nhà Trần. Phạm Ngũ Lão là danh tướng thời Trần, có công rất lớn trong công cuộc chống Nguyên- Mông. “Tỏ lòng” được ông sáng tác khi cuộc chiến lần thứ hai Nguyên-Mông đang đến rất gần, nhằm khơi dậy sức mạnh toàn dân. Lúc đó, tác giả cùng một số vị tướng khác được cử lên biên ải Bắc trấn giữ nước.

Nói đến hào khí Đông A là nói đến hào khí đời Trần. Thời này là 1 mốc son chói lọi trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tôc, quân và dân thời Trần đã kiên cường anh dũng lập nên 3 kì tích: 3 lần đại thắng quân Nguyên- Mông, để có được thắng lợi đó, quân dân thời Trần đã phải vượt qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ, căm thù giặc sôi sục cùng lòng quyết tâm chiến thắng. Hào khí dân tộc thể hiện ở sự hòa quyện giữa hình ảnh người anh hung với hình ảnh ” Ba quân” đã tạo nên một bức tranh tượng đài nghệ thuật sừng sững đang hiện ra.

“Hoành sóc giang sơn khắp kỉ thu

Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu ”

Câu thơ đầu khắc họa một hình ảnh người anh hùng đang trong tư thế hiên ngang, vững chai, “Hoàng sóc” là việc cầm ngang ngọn giáo, với sứ mệnh trấn giữ giang sơn, giữ yên bờ cõi ròng rã đã mấy năm rồi mà không biết mệt mỏi. Con người đó được đặt trong một không gian kì vĩ: núi sông, đất nước khiến con người trở nên vĩ đại sánh ngang với tầm vóc vụ trụ. Hình ảnh còn mang ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần xông pha sẵn sàng chiến đấu, một tư thế hiên ngang làm chủ chiến trường. Tiếc thay,khi ta chuyển dịch thành “múa giáo” thì phần nào đã làm hai chữ “hoành sóc” giảm đi tính biểu tượng và tư thế oai phong lẫm liệt của hình tượng vĩ đại này. Ngày xưa, quân lính chia làm ba tiểu đội: tiền quân, trung quân và hậu quân. Tuy nhiên, khi nói đến ” ba quân” thì sức mạnh của cả quân đội nhà Trần, sức mạnh của toàn dân tộc đang sục sôi biết bao. Câu thơ thứ hai sử dụng thủ pháp so sánh để làm toát lên khí thế, “Tam quân tỳ hổ” chính là ví sức mạnh của tam quân giống như hổ như báo, nó vững mạnh và oai hùng. Nhờ đó, các tác giả đã bày tỏ niềm tự hào về sự trưởng thành, và lớn mạnh của bậc quân đội. Không chỉ thế, câu thơ còn sử dụng thủ pháp phóng đại ” Khí thôn ngưu”- khí thế quân đội mạnh mẽ lấn án cả sao ngưu hay là khí thế hào hình nuốt trôi trâu. Như vậy, hai câu thơ đầu khắc họa vẻ đẹp người anh hung hòa trong vẻ đẹp của thời đại hào hùng tạo nên những con người anh hùng. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan giữa hiện thực và lãng mạn. Qua đó, tác giả bộc lộ niềm tự hào về sức mạnh của nhà Trần nói riêng cũng như là của toàn dân tộc nói chung.

” Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu “

Qua hai câu thơ trên, lí tưởng của người anh hùng đang được thể hiện rõ qua hai cặp từ “nam nhi và công danh”. Nhắc đến trí là nhắc đến trí làm trai, lập công là để lại công danh, sự nghiệp để lại danh tiếng cho muôn đời, công danh được coi là món nợ phải trả của kẻ làm trai. Một danh tướng có nỗi trăn trở, canh cánh trong lòng là chưa trả xong nợ công danh mặc dù con người ấy đã lập lên bao nhiêu chiến công rồi. Đó chính là khát vọng, lí tưởng lớn lao muốn được phò vui giúp nước, trong không khí sục sôi của thời đại bấy giờ, trí làm trai có tác dụng cỗ vũ cho con người sẵn sàng chiến đấu giành lại hòa bình cho đất nước

Ở câu cuối của bài thơ, nói lên cái tâm của người anh hùng, điều đáng quý bên cạnh Trí là còn có cái tâm. “Thẹn vỡi Vũ Hầu” – Vũ Hầu chính là Gia Cát Lượng, một tài năng, một nhân cách, một người có tâm, tác giả thẹn vì chưa có tài mưu lược như Gia Cát Lượng chăng? Mặc dù tác giả là người lập nhiều công cho đất nước nhưng vẫn thấy thẹn. Qua nỗi thẹn ấy, người đọc nhận ra thái độ khiêm nhường, 1 ý nguyện cháy bỏng được giết giặc, lập công đóng góp cho sự nghiệp chung

Qua bài thơ, hiện lên hình ảnh của đấng nam nhi thời đại Bình Nguyên, với khát vọng có thể phá được cường địch để báo đáp hoàng ân, để non sông được vững vàng. Vẻ đẹp của người anh hùng lồng trong vể đẹp của thời đại làm nên hào khí của thời đại nhà Trần, hào khí Đông Á. Bài thơ cũng là nỗi lòng riêng của Phạm Ngũ Lão về khát vọng lí tưởng, về nhân cách của con người phải được giữ gìn.

Phạm Ngũ Lão là một tướng giỏi thời nhà Trần và cũng chính là người có tài nhìn xa trông rộng, có lí tưởng và được triều đình trọng dụng. Không chỉ là một quan võ, ông còn là người có tâm hồn thi sĩ, đóng góp không ít về kho tàng văn học và những bài thơ mang lại giá trị giáo dục sâu sắc. Thuật hoài là một trong số những bài thơ bày tỏ nỗi lòng và suy nghĩ của nhà thơ về lí tưởng của trai trẻ của những khát khao và lí tưởng, dám dấn thân mình cho đất nước và đấu tranh.

Bài thơ toát lên vẻ đẹp về sức mạnh và khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ trong xã hội, dám đứng lên để trở thành đội quân tiên phong bảo vệ cho sự an nguy của nước nhà. Đồng thời bài thơ cũng nói lên suy nghĩ và tấm lòng của một trung thần đối với triều đình và những mong mỏi của ông để xã tắc đất nước ngày một giàu đẹp và thịnh vượng. Lí tưởng chính xuyên suốt toàn bài thơ chính là trung quân ái quốc.

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hâu.

(Bùi Văn Nguyên dịch)

Bài thơ đươc sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt,với niêm luật chặt chẽ nhưng chữ nghĩa và thể thơ lại vô cùng hàm súc và dễ hiểu, mang tính khái quát cao. Thuật hoài chính là cách dẫn dắt người khác đi vào câu chuyện của mình, lắng nghe bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình về một vấn đề gì đó. Thông qua bài thơ tác giả đã lột tả vẻ đẹp đầy lẫm liệt của những chiến sĩ, binh lính nhà trần, Tay cầm gươm giáo, khí thế ngút trời chưa một lần chịu quy hàng dưới sức mạnh và khí thế của kẻ thù mạnh số một lúc bấy giờ.

Ngay ở câu thơ đầu tiên, tác giả đã diễn tả khí thế ngút trời của quân và binh lính nhà trần, dù trải qua vạn kiếp hay bao năm thì vẫn cầm ngang ngọn giáo ung dung, không dễ dàng bị khuất phục bởi sức mạnh và sự đánh chiếm của quân ngoại xâm. Mấy thu ở đây để chỉ những cột mốc thời gian dài, không những thế còn chỉ sự trường tồn kháng chiến, một lòng chiến đấu để bảo vệ từng gang tấc đất của nước nhà. Câu thơ hàm súc lại mang tính biểu tượng cao đã khiến cho người đọc càng thêm bị thuyết phục bởi hình ảnh lẫm liệt của quân đội nhà Trần

Hoành sóc là cầm ngang ngọn giáo, khí thế bừng bừng thông qua cách cầm giáo và vũ khí, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ từng gang tấc của đất nước. không gian mở rộng, hình ảnh những binh lính càng thêm lẫm liệt, hùng dũng. Chủ nghĩa yêu nước lại càng thêm được tô đậm và quật cường khí thế.

Chuyển sang câu thơ thứ hai khí thế của quân dân không bị hao hút mà càng hùng dũng. ” Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu. Hình tượng của môt tượng đài về người lính đầy khí chất và quả cảm sẵn sàng xả thân vì nước hiện lên. Chính vì những hình tượng như thế, tác giả không thể kiềm lòng mà bật ra những câu thơ đầy khí thế và bản lĩnh, sắc cạnh.

Cũng từng là một tướng lĩnh đứng trong hàng ngũ của quân đội, Phạm Ngũ Lão trở thành một binh lính dày dặn kinh nghiệm và khát vọng cũng sục sôi, một lòng phục tùng cho lí tưởng yêu nước. Đấng nam nhi sống trong thơi bình hay loạn lạc thì đều cần phải bồi đắp thêm tư tưởng và nghĩ khí của mình để không hổ thẹn với non sông đất nước. Đó chính là những lí tưởng và tư tưởng cốt lõi xuyên suốt cuộc đời của mình. Ông luôn một lòng cống hiến xả thân vì nước nhà.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hẩu.

(Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.)

Hai câu thơ cuối toát lên khát vongh của Phạm Ngũ Lão khi đứng trong hàng ngũ của triều đình, không bao giờ bị khuất phục bởi những tư tưởng nhỏ nhen ích kỉ và lại càng nung nấu những lí tưởng cao đẹp xả thân vì nước. Bên cạnh đó, trong tâm trí của ông luôn luôn thường trực về nợ công danh, một lòng trung thành với những chính sách và điều lệ mà triều đình đặt ra để dẹp loạn, dẹp nạn ngoại xâm xâm lược. Không những thế khi nói tới công danh, tuy là một người tài giỏi như thế nhưng ông lại vô cùng khiêm tốn. Khi nhắc đến những câu chuyện điển tích điển cố thời xưa lại cảm thấy thẹn vì thấy mình chưa làm được, hoặc chưa vẹn toàn hoàn hảo như lòng mình mong mỏi

Có thể nói bài thơ Tỏ lòng đúng như tên gọi của nó, bằng những suy nghĩ tâm sự và trải nhiệm của mình, tác giả đã làm nổi bật thêm những vấn vương tơ lòng và mối suy nghĩ vì lí tưởng cao đẹp của nước nhà cũng là một lời dặn dò cho giới trẻ.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Phân tích bài thơ tỏ lòng hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Phân tích bài thơ tỏ lòng thật hay và đạt được kết quả cao.

Ai Là Tác Giả Của Bài Thơ “Đôi Dép” ?

Thậm chí, Nguyễn quang trung – Nam – 21 tuổi – Từ Hà Nam còn đăng một phiên bản khác của bài Đôi dép để dẫn chứng lời mình nói: “Post thêm một phiên bản của bài thơ này nữa_ ai cũng nhận của mình, chả biết đâu mà lần…tuy nhiên đọc đều rất hay…:

Bài thơ đầu anh viết tặng em. Là bài thơ anh kể về đôi dép. Khi nỗi nhớ nhung trong lòng da diết. Những vật tầm thường cũng hoá thành thơ. Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ. Có yêu đâu mà chẳng rời nửa bước. Cùng chung sức những nẻo đường xuôi ngược. Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau. Cùng bước cùng mòn chẳng kẻ thấp người cao. Cùng gánh vác sức người chà đạp. Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác. Số phận chiếc này như phụ thuộc chiếc kia. Nếu một ngày một chiếc dép mất đi. Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng. Giống nhau lắm nhưng mọi người sẽ biết. Hai chiếc này không phải một đôi chân. Như chúng mình mỗi lúc vắng nhau. Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía. Dẫu bên cạnh đã có người thay thế. Sao trong lòng nỗi nhớ cửa chênh vênh. Đôi dép vô tri khăng khít bước song hành. Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái. Tôi yêu em ở những điều ngược lại. Gắn bó cuộc đời bởi một lối đi chung. Hai mảnh đời thầm nặng bước song song. Chỉ dừng lại khi chỉ còn một chiếc. Chỉ một chiếc là không còn gì hết. Đến khi nào mới tìm được chiếc thứ hai kia!”

Để minh chứng đây là bài của tác giả Nguyễn Trung Kiên, PHUC VINH – Nam – 40 tuổi – Từ Tp.Hồ Chí Minh kể lại nguồn gốc ra đời bài thơ: “Tôi là 1 một người may mắn được chính tác giả Nguyễn Trung Kiên viết tặng bài thơ này. Đó là 1 buổi tối uống cafe ở Thanh Đa, cách đây hơn 20 năm rồi. Hôm đó Kiên đọc 2 bài thơ để tặng cho mọi người, tôi rất thích cả 2 bài thơ nên Kiên đã tặng cho tôi bài “Chuyện Tình Thủy Tinh” được đánh máy sẵn, còn bài “Đôi dép” Kiên chép lại cho tôi.

Tôi rất thích cả 2 bài này nên đã giữ rất kỹ, hôm nay tình cờ đọc lại bài thơ Đôi dép lòng tôi lại trào dâng những cảm xúc y như lần đầu tiên được chính tác giả Kiên đọc Nhân đây, tôi cũng xin mạn phép Trung Kiên gởi đến các đọc giả yêu thơ bài “Chuyện Tình Thủy Tinh”, bài thơ này gây ấn tượng với mình ở sự cảm thông của Kiên đối với Thủy Tinh – 1 ý lạ nhưng rất thú vị

“Mỵ nương hỡi ngàn năm em có biết? Còn một người mãi tha thiết yêu em? Vì bất công mà lỡ mảnh oan duyên Phải ôm hận dưới đại dương sóng nộ. Em có nhớ buổi cầu hôn hôm đó Trước sân rồng tôi đã trổ oai linh Sức anh hùng đâu thua kém Sơn Tinh So văn võ ngang tài thần núi Tản Khó phân định nên Vua cha ra hạn : Sáng hôm sau dâng Lễ vật cầu hôn Thật bất công khi núi Tản gần hơn Mà em lại thuộc về người tới trước Giữa đại dương làm sao tôi tìm được “Voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao” Những thứ này chỉ có ở núi cao Mà tôi lại là thần coi dưới biển Đám trung thần, vì tôi, xin tình nguyện Hóa thân thành lễ vật để dâng cha Nhưng tới nơi thì em đã đi xa Thua oan ức, Mỵ Nương ơi, có thấu! Đám bạch tuộc, ba ba, cá sấu Lũ tôm cua, cá mập, thuồng luồng Cãi lời tôi, cố theo đuổi Mỵ Nương Để bày tỏ công bằng và lẽ phải Nhưng Sơn Tinh đã ra tay sát hại Giết thủy dân xác ngập, máu tràn Một cuộc tình để trăm mạng thác oan Tôi là kẻ ngàn đời mang tiếng nhục Tôi có thể dùng cuồng phong, bạo lực Tung sóng triều dâng ngập núi Tản Viên Nhưng chỉ vì sợ làm hại đến em Và không muốn máu thường dân phải đổ Em có thấy đại dương cuồng sóng nộ Là mỗi lần tôi thương nhớ đến em Mãi ngàn đời sóng không thể lặng yên Vì thần biển chưa quên tình tuyệt vọng.

BIÊN HÒA THÁNG 8 – TRUNG KIÊN”

Trong khi đó,Nguyễn Việt Hoài – Nữ – 20 tuổi – Từ Hà Nội khẳng định “chắc như đinh đóng cột”: “Bài thơ này vốn là của nhà thơ Puskin nên tôi nghĩ việc sử dụng từ “tác giả” ở đây không thực sự phù hợp. Vì được dịch từ một bài thơ Nga nên có nhiều bản dịch khác nhau cũng là chuyện rất đương nhiên. Bản thân tôi cũng rất thích bản dịch thơ của Nguyễn Trung Kiên. Nó rất hay và giàu cảm xúc, không làm mất giá trị của bài thơ gốc. Tôi biết bài thơ từ khi còn là học sinh cấp 3. Tôi có thể dám chắc bất cứ ai khi đọc bài thơ cũng có những suy nghĩ rất riêng về nó. Việc giữ lại nguyên vẹn được ý nghĩa của bài thơ gốc không phải là dễ. Đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng theo tôi nghĩ bài viết nên có dẫn chứng nguồn cụ thể về tác giả gốc của bài thơ để tránh gây hiểu nhầm và nhầm lẫn”.

Quang trung – Nam – 21 tuổi – Từ Hà Nội mong đợi: “Ôi bài này mình đọc ít nhất là 3 hay 4 phiên bản gì đó, chả biết chính xác mới chính là tác giả Đôi dép luôn… Rất mong được biết tác giả để độc giả chúng tôi còn biết ngưỡng mộ đúng người”.

Tương tự, Võ Văn Mạnh – Nam – 31 tuổi – Từ Tp.Hồ Chí Minh hy vọng: “Cách đây 5 năm mình đọc bài này thấy có một số chỗ khác biệt, chẳng hạn câu “khi nỗi nhớ trong lòng da diết” thì bài trước đó là “khi nỗi nhớ trở nên da diết”…Và một số câu nữa cũng khác. Sở dĩ mình rất nhớ từng câu từng chữ bài thơ này vì nó rất hay, một lối rất đơn giản, nhẹ nhàng…Vần thơ quen thuộc nhưng lại cảm giác rất mới… Hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ được biết bối cảnh ra đời của bài thơ này”

Ngược lại, Thumap – Nam – 27 tuổi – Từ Hà Nội cho rằng một bài thơ hay là quá đủ không nhất thiết phải “vạch vòi”: “Theo tôi được biết, thì ai là tác giả bài thơ này còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người nói là của Nguyễn Trung Kiên, một số lại cho rằng đây là của tác giả Thuận Hóa. Về bài thơ với những câu chữ như trên, thì tác giả được ghi là Nguyễn Trung Kiên. Còn bài thơ Đôi dép ghi tác giả là Thuận Hóa thì có khác đi một số từ. Tuy nhiên, tôi trân trọng nội dung bài thơ, thấy cái hay của nó vượt lên trên tầm những tranh cãi vụn vặt về quyền tác giả. Một bài thơ tuyệt vời!”.

Một lần nữa, Bui Hong Nhung – Nữ – 22 tuổi – Từ Hà Nội bày tỏ nguyện vọng không chỉ của riêng mình: “Mình cũng thích bài thơ này từ rất lâu rồi. Nó rất ý nghĩa. Tuy nhiên, rất nhiều bản truyền khác nhau, mình cũng không biết tác giả thực sự của bài thơ này. Theo mình, bài thơ tuyệt vời này thì mình cũng như mọi người đều rất yêu thích và trân trọng nội dung của nó. Chính vì vậy, mình nghĩ, tác giả thật sự của bài thơ nên có tiếng nói, để mọi người không những được biết đến, được trân trọng người đó mà quan trọng là có thể giữ được nguyên bản của bài thơ. Mình trân trọng và yêu nó bởi chính cái nội dung giản dị nhưng đi vào lòng người. Một lần nữa mình cảm ơn và rất muốn biết tên tác giả của bài thơ!”

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão.

Đề bài: Em hãy viết bài văn để cảm nghĩ về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão để thấy được cảm xúc chủ đạo trong bài thơ.

Phạm Ngũ Lão là nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó nổi bật lên là bài thơ Tỏ Lòng, với những cảm xúc đan xen và tấm lòng yêu nước của tác giả được thể hiện vô cùng sâu sắc trong tác phẩm.

Trong tác phẩm hàng loạt những ý chí quyết tâm được dựng xây nhằm thể hiện một ý chí kiên cường và sự anh dũng đối với tất cả mọi người, sự quyết tâm để dành được độc lập tự do cho dân tộc, trải qua mấy nghìn thu, vẫn luôn múa giáo và tung hoành khắc giang sơn để có thể tìm ra một lối thoát cho chính dân tộc của mình. Đây đều là những ý chí và lòng quyết tâm sâu sắc nhất mà họ mong muốn dành cho dân tộc:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

(Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.)

Với một ý chí quyết tâm cao, lòng chiến đấu anh dũng đã được đẩy mạnh mẽ với những điều tưởng chừng như nhỏ bé nhưng nó lại có một sức mạnh vô cùng to lớn khắc khoải trong trái tim của mỗi con người, đoàn kết sức mạnh, 3 quân đoàn kết với nhau để có thể đánh thắng được kẻ thù. Kẻ thù được ví như trâu, trâu biểu tượng cho sức mạnh và sự hung dữ, nhưng khi ba quân đã kiên cường và đoàn kết, thì điều đó trở nên vô cùng nhẹ nhàng và nó có ý nghĩa to lớn là đánh thắng được những kẻ thù. Sức mạnh của ba ba quân đó là sức mạnh của sự đoàn kết, luôn chiến đấu và sẵn sàng nuốt trôi đi kẻ thù, dù cho kẻ thù có nặng và nguy hiểm tới mức độ như thế nào.

Mấy mùa thu đi qua, múa giáo trên giang hồ, và cầm bút chiến đấu cũng luôn cố gắng hết sức mình, đó là sức mạnh của những ý chí, lòng quyết tâm, và sự quyết tâm cao độ, trong khoảng không gian đó, sức mạnh của mỗi người đều được nâng cao, và nó trở thành một động lực để chiến đấu. Những chiến công đó đều tạo nên được những công danh cho cuộc đời, và sự nghiệp của đất nước, mỗi chúng ta đều có thể thấy được ý chí và tính kiên cường của những bậc nam nhi trong thiên hạ. Tư thế hiên ngang anh dũng, nó thể hiện một ý chí kiên cường, quyết tâm để đem lại chiến công cho dân tộc, ở đây tư thế của những đấng nam nhi, nâng cao được tài năng và ý chí kiến cường của những người chiến sĩ cách mạng.

Những bậc nam nhi trong thiên hạ đều được giao trọng trách và trách nhiệm bảo vệ đất nước, chính những điều đó mà trên người những người quân tử luôn mang những vấn vương, và công nợ đối với đất nước. Trong hai câu thơ đầu dường như tác giả đang thể hiện khí phách của những anh hùng dân tộc, đó là sức mạnh của sự kiên cường, lòng quyết tâm và còn thể hiện được ý chí anh dũng thực hiện được những trọng trách và mang lại nhiều tác dụng lớn trong cuộc đời của tác giả, những điều đó đã tạo nên được cho chúng ta thấy một con người có tinh thần và trách nhiệm cao đối với đất nước và đối với những người dân nghèo của dân tộc:

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

(Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.)

Công danh của những đấng nam nhi, phải xuất phát từ một tấm lòng yêu nước, thương dân, công danh và sự nghiệp đó họ phải đánh đổi bằng xương máu của chính mình, nhưng dù khó khăn, gian nan và vất vả, nhưng họ vẫn không nản chí, mà luôn vượt qua để đạt được những công danh và sự nghiệp bất ngờ đối với chính dân tộc của mình. Những tình cảm của những đấng nam nhi đều được tạo nên từ những đều đơn giản nhất, đó là sự quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc.

Khí phách anh hùng luôn luôn được đẩy cao và nó đã tạo nên một ý chí và lòng quyết tâm đối với những bậc chính quân trong thiên hạ. Món nợ công danh đó là những chiến công và sự quyết tâm và trách nhiệm đối với dân, với nước. Tấm lòng của những bậc chính nhân anh hùng, đó là những ý chí đối với chính con người và đất nước của dân tộc Việt nam, trong chính những vần thơ trên mà tác giả đã thể hiện được những cảm xúc và những tấm lòng và lòng hẹn ước của dân tộc. Chính tác giả đang thể hiện nỗi lòng của mình, và những tấm lòng đó là mối thẹn thùng với ý chí của tấm lòng của ý chí của một người trai nhân.

Trong bài thơ cảm xúc của tác giả đã thể hiện được khí phách anh hùng của những nam nhi thời hán đường, đó là những con người có ý chí và lòng kiên cường, sự quyết tâm và tấm lòng có phần day dứt của tác giả, khi bản thân vẫn còn mang mối nợ đối với đất nước, dân tộc và đất nước, cảm xúc của tác giả đang thể hiện những tình cảm đặc biệt đối với những anh hùng có cảm xúc mạnh mẽ và tấm lòng của tác giả đối với dân tộc của mình. Trong trái tim của tác giả, vừa thẹn thùng khi mình chưa bằng vũ hầu.

Bài thơ đã mang âm hưởng mạnh mẽ và da diết trong tâm hồn của một đấng nam nhi, khi muốn lo và phục vụ những lợi ích thiết thực đối với chính dân tộc của mình, cảm xúc đó đã tạo âm hưởng sâu xa, và nhịp điệu và hồn phách trong chính tác phẩm này.

Nguồn: Văn mẫu

Từ khóa tìm kiếm:

cảm nhận của em về bài thơ tỏ lòng

đề văn về bài tỏ lòng

Mở Bài Kết Bài Tỏ Lòng Hay Nhất

Mở bài Kết Bài tỏ lòng

Top 4 mở bài tỏ lòng

Mở bài bài thơ tỏ lòng

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng nổi tiếng đời Trần với tài văn võ song toàn, lại mang một ý chí chiến đấu vì dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ông còn sáng tác nhiều bài thơ thể hiện chí nam nhi và lòng yêu nước. Tiếc rằng các tác phẩm của ông đã thất lạc gần hết, chỉ còn lại hai bài thơ là “Thuật hoài” (Tỏ nỗi lòng) và “Vãn Hưng Đạo Đại Vương” (Khóc viếng Hưng Đạo Đại Vương). Trong đó bài “Thuật hoài” là áng thơ thể hiện hùng tâm tráng chí của một bậc đại trượng phu.

Nhắc đến danh thần Phạm Ngũ Lão, nhà sử học Ngô Sĩ Liên từng viết cho rằng: Nếu như học vấn của Hưng Đạo Vương thể hiện qua bài hịch thì học vấn của Phạm Ngũ Lão lại biểu hiện ở lời thơ. ‘Lời thơ’ ở đây mà Ngô Sĩ Liên nhắc đến chính là bài “Thuật hoài” (Tỏ lòng). Quả thật, khúc tráng ca hào hùng ấy không chỉ nói lên sự uyên thâm trong học vấn mà còn phải được viết ra từ một người con mang nặng nỗi lòng dân tộc, tình yêu nước thương dân và khát vọng được cống hiến với sự nghiệp của đất nước.

Mở bài nâng cao Tỏ Lòng

Thời nhà Trần với bao chiến công lẫy lừng đã trở thành cảm hứng sác tác chung của các vị danh thần, tướng sĩ lúc bấy giờ, điều đó được ghi lại trong những áng văn chương kiệt xuất như: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu,… Và sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc tới “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ là một khúc tráng ca hào hùng và mang nặng nỗi niềm yêu nước thương dân của tác giả.

Mở bài tỏ lòng hay

Top 3 kết bài Tỏ lòng

Kết bài trực tiếp tỏ lòng

Quả thật, thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. Phạm Ngũ Lão qua bài thơ “Tỏ lòng” đã cho ta thấy rõ điều đó. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng không hề gãy ý, ngôn ngữ hàm súc, đạt đến độ súc tích cao. Tất cả đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những con người có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao cả, hòa chung với khí thế hào hùng của dân tộc.

Kết bài hay tỏ lòng

Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại và ngòi bút của Phạm Ngũ Lão qua “Tỏ lòng đã làm được điều đó. Những tâm tư, nỗi tiềm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm qua những ngôn từ súc tích, ngắn gọn nhưng sức biểu đạt cao đã làm lay động trái tim bao bạn đọc, vấn vương trong lòng những người con yêu nước trong suốt bao nhiêu năm qua.