Viết Văn Bài Thơ Từ Ấy / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Giáo Án Ngữ Văn 11: Từ Ấy

I. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: – Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kỳ diệu của lí tưởng cộng sản với cuộc đời nhà thơ. – Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ. II. Phương tiện thực hiện – SGK Ngữ văn 11 tập 2 – Thiết kế giáo án III. Cách thức tiến hành 1. Phát vấn – đối thoại 2. Diễn dịch IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Giới thiệu bài mới Từ ấy – Tố Hữu Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1. GV dẫn dắt vào bài Hoạt động 2. Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm – Trình bày những hiểu biết của em về tập thơ “Từ ấy”? – Bài thơ “Từ ấy” được ra đời trong hoàn cảnh nào? – Đọc diễn cảm bài thơ, xác định mạch cảm xúc của bài thơ, ý các khổ thơ? Hoạt động 3: Đọc – hiểu chi tiết – GV dẫn dắt -“Từ ấy” là từ khi nào? – Vì sao tác giả không dùng các từ khác như: “Từ đó; từ khi ấy”? – Những từ ngữ nào diễn tả cảm xúc của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cộng sản? Phân tích ý nghĩa thẩm mĩ của những hình ảnh: “nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim”. – Theo em, cách dùng hình ảnh của nhà thơ trong 2 câu đầu có gì mới lạ, độc đáo? (Biện pháp ẩn dụ và so sánh trực tiếp của Tố Hữu có tác dụng như thế nào?) – Nếu như 2 câu đầu tả niềm vui sướng của nhà thơ khi gặp lí tưởng Đảng, thì 2 câu sau tiếp tục thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ khi tiếp nhận ánh sáng ấy như thế nào? – GV dẫn dắt – Những từ ngữ biểu cảm nào trong khổ thơ diễn tả sự nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu? Những từ ấy có ý nghĩa gì? – GV dẫn dắt – Theo các em, khổ thơ cuối tiếp tục cụ thể hóa ý thơ của khổ 2 như thế nào? – GV giải thích các từ, cụm từ: “kiếp phôi pha, cù bất cù bơ”. – Cách biểu đạt từ ngữ của nhà thơ ở đây có gì đặc biệt? – Kết cấu “tôi đã làcủa”; “là của”; có tác dụng gì? Hoạt động 4: Tổng kết Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò – Củng cố: + Vì sao bài thơ “Từ ấy” có thể xem là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của Tố Hữu? + Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? + Mạch vận động của tâm trạng trữ tình trong bài thơ diễn ra như thế nào? – Dặn dò: + Làm các bài tập 1, 2 ở mục Luyện tập I. Tiểu dẫn 1. Tác giả – Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh Nguyễn Kim Thành – Quê: Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, ThừaThiên Huế – Thuở nhỏ: học ở Trường Quốc học Huế – Năm 1937, Tố Hữu được kết nạp vào ĐCS. Từ đó sự nghiệp thơ ca gắn liền và song hành với các chặng đường của Cách mạng Việt Nam. 2. Bài thơ “Từ ấy” a. Tập thơ “Từ ấy” – Là tập thơ đầu tay của Tố Hữu, sáng tác từ 1937 – 1946, là tiếng hát trong trẻo, phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản. – Gồm 71 bài thơ, chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích (viết trong thời gian nhà thơ bị tù đày 1939-1942); Giải phóng. b. Bài thơ “Từ ấy” – Xuất xứ: “Từ ấy” là bài thơ mở đầu cho phần thơ “Máu lửa” trong tập thơ “Từ ấy”. – Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời khi Tố Hữu tìm đến với lí tưởng của Đảng, ánh sáng của Cách mạng và thực sự được đứng vào hàng ngũ của Đảng (năm 1937, lúc đó nhà thơ mới 18 tuổi). c. Bố cục bài thơ: gồm 3 phần – Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng – Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống – Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ II. Đọc – hiểu chi tiết Nếu các nhà thơ mới đương thời mơ ước có được một niềm vui bằng những hình ảnh trừu tượng: “Tôi muốn hóa 1 con chim để cùng gió/ Bay lên cao mơn trớn sợi mây hồng/ Muốn uống vào trong buồng phổi vô cùng/ Tất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng lộng” thì Tố Hữu lại diễn tả niềm vui đến với lí tưởng bằng những hình ảnh thực, cụ thể: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ rộn tiếng chim”. 1. Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng a. Hai câu đầu: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” – Từ ấy là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời làm cách mạng của Tố Hữu, đó là từ khi Tố Hữu được giác ngộ cách mạng, giác ngộ lí tưởng cộng sản và được kết nạp vào Đảng đánh dấu một bước ngoặt đầu tiên và quan trọng nhất của nhà thơ. – Vì các cụm từ trên hoặc dài, hoặc nôm na hơn. Dùng “Từ ấy” vừa ngắn gọn, vừa giản dị mà tao nhã. – Cảm xúc của nhà thơ khi găp lí tưởng của Đảng: + Trong tôi bừng nắng hạ + Mặt trời chân lí chói qua tim – Ý nghĩa thẩm mĩ: + “Nắng hạ”: thứ ánh sáng rực rỡ, khác hẳn với 3 mùa còn lại trong năm lại kết hợp với từ “bừng” (phát ra đột ngột) từ vầng “mặt trời chân lí”. + “Mặt trời chân lí”: là hình ảnh ẩn dụ mới lạ, hấp dẫn. Đây là chân lí của Đảng, của Cách mạng, của chủ nghĩa Mác – Lê nin soi chiếu, nó ấm áp, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí. + “Chói”: chiếu sáng mạnh mẽ, hấp dẫn và không thể cưỡng nổi. – Nét độc đáo trong nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ trong 2 câu đầu: b. Hai câu sau: “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” – Ở hai câu sau, nhà thơ tiếp tục bày tỏ niềm vui sướng vô hạn của mình trong buổi đầu đến với cách mạng bằng một loạt các hình ảnh ẩn dụ và so sánh trực tiếp: + Hồn tôi – vườn hoa lá + Đậm hương, rộn tiếng chim – Tố Hữu đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón nhận ánh sáng mặt trời: + Cỏ cây xanh tươi nhờ ánh nắng mặt trời + Nhà thơ thêm yêu đời và thấy cuộc đời có ý nghĩa là nhờ ánh sáng của lí tưởng Đảng. 2. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống “Tôi buộc lòng tôi với mọi người . Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” – Lẽ sống mới ở đây chính là sự nhận thức được mối quan hệ giữa cá nhân, cái “tôi” của nhà thơ với mọi người, với nhân dân, với quần chúng, đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ. Đó là quan hệ đoàn kết gắn bó thân thiết, chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng. – Ý nghĩa của những từ ngữ biểu cảm diễn tả nhận thức của Tố Hữu: + Động từ “buộc” không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà nó thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và lòng quyết tâm cao độ của nhà thơ. + “Trang trải”: sự trải rộng tâm hồn của nhà thơ với mọi người ở muôn nơi. + Hồn tôi – bao hồn khổ: thể hiện sự đồng cảm sâu xa + “Khối đời”: hình ảnh ẩn dụ trừu tượng hóa sức mạnh của tập thể nhân dân đoàn kết chặt chẽ (gợi nhớ hình ảnh “khối căm hờn” trong “Nhớ rừng” của Thế Lữ gần giống về biện pháp nghệ thuật nhưng khác hẳn nhau về ý nghĩa tư tưởng). Nếu các nhà thơ lãng mạn đương thời quay lưng lại với cuộc đời như Xuân Diệu: “Tôi là con nai bị chiều giăng lưới/ Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối”, hay thu hẹp mình trong cái tôi cá nhân giống CLViên: “Với tôi tất cả như vô nghĩa/ Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau” thì với Tố Hữu, ông lại tìm đến với đông đảo quần chúng NDLĐ. Đó “là vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em bé cù bất cù bơ”. Sự chuyển biến trong tình cảm đó của nhà thơ được bắt đầu từ khi Tố Hữu được giác ngộ cách mạng, được thay đổi trong nhận thức. Để hiểu rõ hơn về sự chuyển biến trong tình cảm ấy, ta hãy đi vào phân tích khổ 3 của bài thơ. 3. Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ “Tôi là con của vạn nhà . Không áo cơm cù bất cù bơ” – Tiếp tục ghi nhận những chuyển biến nhận thức và hành động của nhà thơ về lẽ sống thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng nhân dân lao động. – “Kiếp phôi pha”: kiếp nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, phai tàn. – “Vạn nhà”: tập thể, lớn lao, rộng rãi – “Cù bất cù bơ” (thành ngữ): lang thang, bơ vơ, không chốn nương thân giống như: em Phước trong bài “Đi đi em” hay em bé mồ côi trong bài “Mồ côi, Tiếng hát sông Hương” – Những điệp từ “là” cùng với các từ “con, em, anh” và số từ ước lệ “vạn” vừa: + Nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết + Vừa biểu hiện sự đồng cảm, tấm lòng xót thương chân thành của nhà thơ với những kiếp người nghèo khổ – Cách nói trực tiếp, trần trụi, xác định rõ ràng vị thế trong gia đình lớn “đã là con, là em, là anh của vạn”. có tác dụng khẳng định ý thức tự giác chắc chắn, vững vàng của tác giả. Đó là ý thức giác ngộ lẽ sống mang tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc sống vận động tuyên truyền và đấu tranh cách mạng. III. Tổng kết – Nội dung: + “Từ ấy” là bài thơ thể hiện tình cảm chân thành niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của người thanh niên yêu nước lần đầu tiên được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Ánh sáng của lí tưởng cộng sản đã làm thay đổi trong nhận thức của Tố Hữu. Nhà thơ đã tìm được niềm vui và sức mạnh ở trong nhân dân, tự nguyện hòa nhập cái tôi cá nhân của mình với cái tôi của cộng đồng, của dân tộc, đặc biệt là những người lao động nghèo khổ, để từ đó cùng nhân dân tranh đấu cho lí tưởng, cho tự do. + “Từ ấy” được coi như tuyên ngôn của nhà thơ cách mạng – Nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thất ngôn với giọng điệu cảm xúc nhiệt tình, cách ngắt nhịp linh hoạt, sự phối âm có sức ngân vang. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, sử dụng điệp từ, điệp ngữ giàu sức gợi kết hợp với những hình ảnh tươi sáng đã góp phần thể hiện thành công tứ thơ. – Củng cố: + Bài thơ là lời tuyên bố trang trọng và chân thành về niềm vui giác ngộ lí tưởng và lẽ sống của nhà thơ + Giọng điệu cảm xúc nhiệt tình, cách dùng hình ảnh ẩn dụ, so sánh trực tiếp; điệp từ, điệp ngữ giàu sức gợi

4 Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Từ Ấy Của Tố Hữu

4 bài văn mẫu Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tố Hữu là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Với ông, con đường cách mạng cũng là con đường thơ, Năm 1938,, mới 18 tuổi, nhà thơ được vinh dự trở thành người chiến sĩ cộng sản của Đảng. Bài thơ “Từ ấy” vang lên như một tiếng reo vui thể hiện niềm vui sướng tự hào của một thanh niên học sinh yêu nước bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác- Lênin.Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn ca ngợi lí tưởng cách mạng và nói lên tình yêu giai cấp của người chiến sĩ trẻ.

Tố Hữu đã sáng tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và nhạc điệu để ca ngợi lí tưởng cách mạng và tình yêu giai cấp, tình yêu nhân dân. Tình cảm cao đẹp ấy được thể hiện một cách chân thành và say mê. “Từ ấy” là tiếng lòng của một hồn thơ đẹp, trẻ trung đã trở thành tiếng hát của hàng triệu con người hướng về Đảng và cách mạng. Đọc “Từ ấy” ta càng cảm thấy một cách sâu sắc lời tâm sự của Tố Hữu: “Lòng tôi vui sướng vô cùng khi cảm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê nin soi rọi vào tâm hồn tươi trẻ của mình”.

Tố Hữu ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Tiếng thơ của ông mang đậm chất trữ tình, chính trị. Cả đời thơ Tố Hữu dường như chỉ ca ngợi Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam. Đọc thơ ông ta thấy từng sự kiện lịch sử được hiện lên, trong đó một mốc son quan trọng đánh dấu cuộc đời cách mạng nhà thơ là khi ông chính thức được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Bài thơ “Từ ấy” đã chân thành ghi lại cảm xúc vui tươi, sung sướng và lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lí tưởng cách mạng.

“Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông thường chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng”. “Từ ấy” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, là tuyên ngôn về lí tưởng cách mạng, là tiếng hát trong trẻo của người thanh niên ở năm những năm mười tám đôi mươi sung sướng, hạnh phúc khi được giác ngộ bởi ánh sáng của Đảng cùng với những nhận thức và sự vận động mới mẻ trong tình cảm của người chiến sĩ cộng sản.

Tố Hữu gương mặt quen thuộc của thơ ca cách mạng Việt Nam. Đối với ông thơ không chỉ dùng để bày tỏ tình cảm, mà nó còn dùng để cổ vũ, tuyên truyền cho chiến đấu. Tố Hữu để lại sự nhiệp phong phú, đồ sộ, ngay từ tập thơ đầu tay – Từ ấy đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bài thơ Từ ấy là cảm xúc hân hoan, vui sướng của người thanh niên trẻ tuổi khi được đứng vào hàng ngũ cách mạng của Đảng.

Từ ấy là một bài thơ hay, đặc sắc trong đời thơ Tố Hữu. Tác phẩm là niềm say mê, vui sướng mãnh liệt trong ngày đầu bắt gặp lí tưởng cách mạng. Đó là mốc son chói lọi, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc đời mới, đây cũng là mốc đánh dấu sự khởi đầu của một hồn thơ. Kết hợp với các biện pháp nghệ thuật, giọng điệu linh hoạt đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Mẫu Văn Phân Tích Bài Thơ Từ Ấy Của Tố Hữu Xúc Tích

Bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu được xem như một bản tuyên ngôn về lý tưởng cách mạng cho tầng lớp thanh niên trẻ. Nhưng không phải vì thế mà bài thơ khô cứng mà ngược lại rất mượt mà, tình cảm và đầy tính nghệ thuật.

Trong bài thơ, người thanh niên trẻ đã có một cuộc giác ngộ đầy tự hào, đầy say mê và mãnh liệt với lý tưởng cách mạng.

Bài 1. Bài văn của em Phạm Hoài Thương đã phân tích bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu:

Trong nền văn học Việt Nam, Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã trở thành một chiến sĩ cộng sản. Thơ Tố Hữu gắn với cuộc sông cách mạng và chính trị, thời sự đất nước. Từ ấy (1937 – 1946) là chặng đường đầu của thơ Tố Hữu. Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu và cũng có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ cũng là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ gợi cảm và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

Hai câu thơ mở đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim

Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu. Khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong Đoàn Thanh niện Cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim, Tô Hữu khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phài là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, mặt trời chân lí

Một sự liên kết sáng tạo giữ hình ảnh và ngữ nghĩa. Mặt trời của thiên nhiên đem lại cho nhân gian ánh sáng, hơi ấm, sự sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tương đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm nữa, những động từ bừng (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột.), chói (ánh sáng có sức xuyên mạnh) càng nhấn mạnh ánh sáng cùa lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mờ ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới cùa nhận thức, tư tưởng, tình cảm.

Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn, cùng với hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thế niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đấu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một thế giới tràn đầy sức sông với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cáy lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót. Đối với khu vườn hoa lá ấy, còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đôi với tâm hồn người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, còn gì quý giá hơn khi có một lí tưởng như có cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu dời làm cho cuộc sông của con người có ý nghĩa hơn. Tố Hữu là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà đã khơi dậy sức sông, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.

Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó hài hòa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người. Với động từ buộc , câu một là một cách nói quá thế hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người (trăm nơi là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi). Với từ trang trải ở câu 2, có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.

Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người cùa Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Câu 3 khẳng định trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Ớ câu 4, khối đời là một ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi cái tôi chan hòa trong cái ta, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh cúa mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội.

Tóm lại, Tố Hữu đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chì bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

Trước khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản đế có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó còn là tình thân yêu ruột thịt. Những điệp từ là cùng với từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thản thiết, cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân minh là một thành viên cùa đại gia đình quần chúng lao khổ. Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biếu hiện thật xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp phôi pha (những người đau khổ bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên dãi dầu mưa nắng để kiếm sống) những em nhỏ không áo cơm cù bất, cù bơ (những em bé không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng, nay đây mai đó). Qua những lời thơ ấy, người đọc thấy được lòng căm hận của nhà thơ trước bao bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp phôi pha, những em nhò cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu hăng say hoạt động cách mạng, và họ cũng trở thành đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ (cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương; chú bé đi ở trong Đi đi em; ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ; em bé bán bánh trong Một tiếng rao đêm,…).

Đến đây có thế thấy, về quan điểm nhận thức và sáng tác, bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung. Cần nói rõ: đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắc về mổĩ quan hệ giừa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao.

Từ ấy là lời tâm nguyện của thanh niên yêu nước giác ngộ và say mê lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc diệu. Từ ấy đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu và trong sự nghiệp thơ ca của óng. Bài thơ không ngừng hấp dẫn độc giả các thế hệ.

Bài 2. Bài văn của em Trần Thanh Nhã đã phân tích bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu:

1. Tố Hữu (1920 – 2002) là một nhà thơ lớn của dân tộc, là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời thi sĩ và chiến sĩ của Tố Hữu luôn song hành với nhau. Trên hành trình vừa làm chiến sĩ vừa làm thi sĩ, Tố Hữu đã có nhiều cột móc quan trọng nhưng cột móc đáng chú ý nhất là cột móc khi giác ngộ lý tưởng Đảng vào 1937. Ở thời điểm này, Tố Hữu đã có một bài thơ ghi lại ấn tượng của buổi đầu ấy, bài thơ có tên “Từ ấy”. Bài thơ “Từ ấy” được in trong tập thơ cùng tên, là một trong những bài thơ đặc sắc của Tố Hữu. Bài thơ là tiếng reo vui của người thanh niên trai trẻ Tố Hữu khi được giác ngộ lý tưởng Đảng và nhận thức mới của người thanh niên ấy khi đi với cách mạng. Tiếng reo vui của buổi đầu đi với cách mạng được Tố Hữu thể hiện một cách rất hình ảnh và sinh động.

“Từ ấy” là thời điểm người thanh niên Tố Hữu đến với cách mạng, được giác ngộ lý tưởng Đảng. Thời điểm ấy trong tâm hồn nhà thơ có một sự nồng ấm nồng nhiệt của một nhiệt huyết cách mạng mà nhà thơ đã cảm giác như một thứ nắng hạ chói chan. Cảm giác ấy là vì lý tưởng Đảng, ánh sáng cách mạng như là “mặt trời chân lý” bừng sáng “chói qua tim”. Tim là nơi hội tụ của tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, ánh sáng chân lí chói qua tim là một sự sáng bừng sáng tỏ trong tình cảm, trong nhận thức của người thanh niên cách mạng.

Sau khi được ánh sáng Đảng, lý tưởng cách mạng như mặt trời chân lý rọi vào sáng tỏ thì nhà thơ cảm thấy tâm hồn mình như được hồi sinh.

“Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

Như ta đã biết trong bài thơ “Một nhành xuân” 1980, Tố Hữu đã tự thuật lại quãng đời trước kh gặp lý tưởng Đảng rằng:

Một tâm hồn kho héo như thế nay bỗng nhiên trỗi dậy hồi sinh. Nhà thơ cảm thấy trong tâm hồn mình xanh tươi như “một vườn hoa lá” có hương sắc hương thơm và cả “rộn tiếng chim”. Cũng có nghĩa là tâm hồn như được sống lại, rạo rực mê say, có đủ âm thanh màu sắc. Thật khó có hình ảnh nào ví về sự hồi sinh tâm hồn hình ảnh hơn thế, sinh động hơn thế. Bốn câu thơ mở đầu với những hình ảnh thơ mới lạ sáng tạo, nhà thơ vừa thể hiện được cảm giác reo vui khi lý tưởng Đảng soi rọi vào tâm hồn mình, khi tâm hồn mình được hồi sinh dưới ánh sáng chân lý Đảng.

b. Sau khi tiếp nhận lý tưởng Đảng và hồi sinh tâm hồn, người thanh niên cộng sản Tố Hữu đã có một sự thay đổi về nhận thức, đó là phải gắn bó yêu thương những người lao khổ để xiết chặt đội ngũ chiến đấu, tác giả viết:

Nếu như các nhà thơ lãng mạn cùng thời chưa có một nhân sinh quan sống đúng, họ sống chán nản hoặc tách biệt với nhân dân. Chẳng hạn như Xuân Diệu viết:

“Ta là một là riêng là thứ nhất Không có ai bè bạn nổi cùng ta”. Hay như Chế Lan Viên thì nói: “Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng biết Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng”.

Thì Tố Hữu lại có một nhận thức mới mẻ đúng đắn đó là:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi”.

Buộc là một cách nói ngoa dụ nhưng nhằm nhấn mạnh sự gắn bó đoàn kết với mọi người với nhân dân. Và Tố Hữu xác định gắn bó đoàn kết chưa đủ mà phải trang trải tình cảm, chia sẽ yêu thương với trăm nơi với mọi nhà. Hai chữ “buộc” và “trang trải” tình cảm với mọi người với trăm nơi đã thể hiện cái nhận thức khá toàn diện về một quan niệm sống mới, tức là một nhân sinh quan mới.

Sau nhận thức buộc và trang trải tình cảm nhà thơ còn thể hiện một nhận thức mới cụ thể hơn, đó là buộc và trang trải tình cảm với bao hồn khổ là với những con người lao khổ, để không ngoài mục đích là cho “mạnh khối đời” cho mạnh đội ngũ chiến đấu. Như vậy quan niệm về gắn bó và chia sẽ tình cảm của Tố Hữu có địa chỉ cụ thể và có mục đích cụ thể. Khổ thơ thứ hai nhà thơ đã phản ánh kết quả của lý tưởng Đảng được soi chiếu vào tâm hồn nhà thơ ở khổ thơ thứ nhất. Đó là sự hình thành một nhân sinh quan mới, đó là quan niệm sống vì mọi người vì cách mạng.

c. Sau khi diễn tả quá trình tiếp nhận ánh sáng Đảng, sự thay đổi nhận thức cuộc sống, nhà thơ đi đến nêu lên trách nhiệm của mình đối với cuộc đời đối với cách mạng. Trách nhiệm đó được nhà thơ thể hiện rất cụ thể:

Với vạn nhà thì làm con, với những kiếp phôi pha là quá khứ cha ông thì làm em, còn với những em nhỏ cù bất cù bơ thì làm anh. Con của mọi nhà thì phải trung hiếu với mọi nhà, em của kiếp phôi pha thì phải noi gương tiếp bước cha ông trong quá khứ, còn làm anh của đàn em nhỏ thì phải nâng đỡ che chở cứu rỗi cho họ. Nhà thơ nêu lên trách nhiệm của mình nhưng không phải chung chung mà rất cụ thể, rất đúng với vai trò của người thanh niên trong thời điểm thời bấy giờ. Đặc biệt ở khổ thơ này tác giả có đề cập đến hình ảnh làm anh những đàn em nhỏ cù bất cù bơ, đó cũng chính là một trách nhiệm đối với những hồn lao khổ mà tác giả đã nói ở phần thơ trên.

3. Bài thơ “Từ ấy” đã ghi lại một cột móc trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Đọc bài thơ này, người đọc cảm nhận được một Tố Hữu trong buổi đầu đến với cách mạng đã rất nồng nhiệt tiếp nhận ánh sáng lý tưởng Đảng và có một sự thay đổi khá toàn diện về nhận thức về nhân sinh quan và thế giới quan. Tuy viết về một thời khắc lịch sử, một thời điểm lịch sử hoạt động cách mạng của mình nhưng Tố Hữu không diễn đạt một cách khô khan mang tính khẩu hiệu, mà trái lại được diễn đạt một cách sinh động qua những hình ảnh rất gợi hình gợi cảm. Vì thế một bài thơ cách mạng những vẫn xanh tươi trong lòng người đọc.

Bài 3. Bài văn của em Trần Khánh Ly đã phân tích bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu:

Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của ông. Có thể nói ” Từ ấy” là tiếng hát của người thanh niên yêu nước Việt Nam giác ngộ lí tưởng Mác Lê Nin trong ngày hội lớn của cách mạng.

Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lí chói qua tim.”

Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu” bừng nắng hạ” đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm chúng tôi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí.

“Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng Ta đi tới chỉ một đường cách mạng”

Và đó mới là bản chất của lí tưởng cộng sản đã làm người thanh niên 18 tuổi ấy say mê, ngây ngất trước một điều kì diệu:

Mặt trời chân lí chói qua tim

Mặt trời chân lí là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng,của cách mạng , mặt trời của chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào. Lý tưởng Cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại :”hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót.Ở đây hiện thưc và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ.

Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó vớI mọi người:

“Buộc” và “trang trải”là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. “Buộc” là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam. Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, Tố Hữu còn biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân.Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.Nhà thơ muốn được như Mác: “Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống – Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng”., mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng.Từ đó Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh:

Tố Hữu nguyện sẽ đứng vào hàng ngũ những người “than bụi, lầy bùn”là lực lượng tiếp nối của “vạn kiếp phôi pha”, là lực lượng ngày mai lớn mạnh của “vạn đầu em nhỏ”,để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng.Điệp từ “là” được nhắc đi nhắc lại, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng đọng trong tâm hồn ta một niềm cảm phục, quý mến người trai trẻ yêu đời, yêu người này. Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng, “Từ ấy” đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.

Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng – tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản.

Viết Đoạn Văn Từ Dfrac 2

Đề bài

Lời giải

Gia sư QANDA – Lananh

Nếu Thế Lữ được coi là người mở đường thành công cho Thơ mới thì bài thơ “Nhớ rừng” của ông chính là tác phẩm giành cho Thơ mới sự thắng lợi hoàn toàn. Đọc “Nhớ rừng” của Thế Lữ, có ý kiến cho rằng: “Đằng sau sự hồi tưởng về một quá khứ huy hoàng của con hổ ta còn thấy tâm trạng nuối tiếc đầy bất lực cùng một khát vọng tự do tha thiết. Và tất cả những điều đó đã được thể hiện bằng một ngòi bút thật tài hoa”. Đoạn thơ sau trong bài thơ đã thể hiện rõ điều ấy: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? “Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” (Nhớ rừng – Thế Lữ) “Nhớ rừng” ra đời trong những năm tháng nước nhà bị tù túng trong cảnh xiềng xích nô lệ. Mỗi người dân Việt Nam chân chính đều không khỏi cảm thấy ngột ngạt, bức bối… Một buổi trưa hè, khi Thế Lữ đang chậm chạp nện gót trên đường về, ông đi qua vườn bách thú bất chợt nhìn thấy vị chúa sơn lâm – con hổ đang ngồi trong lồng. Nhà thơ chạnh lòng nghĩ đến thân phận người dân nô lệ. Cảm xúc ấy đã khiến ông viết nên bài thơ tuyệt bút này. Khổ thơ trên là khổ thơ thứ ba trong bài, tái hiện những ngày tháng oai hùng của hổ giữa chốn rừng xanh dữ dội, hùng vĩ. Đó đồng thời là một bức tranh tứ bình tuyệt bút. “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”

Buổi đêm là khoảng thời gian con hổ nhắc đến đầu tiên có lẽ bởi đó là thời khắc nó tung hoành chốn sơn lâm “bóng cả cây già”. Gọi đó là “đêm vàng” bởi đêm trong vắt, ánh trăng tràn khắp nơi nơi. Không chỉ vậy, đó còn là ánh trăng chiếu rọi xuống lòng suối, ánh sáng phản chiếu khiến mặt suối bừng lên sắc vàng huy hoàng lộng lẫy. Nổi bật giữa”cảnh tượng kì vĩ ấy là hình ảnh con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan” như một vị vua đang say men chiến thắng. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “uống ánh trăng tan” khiến ánh trăng thêm phần huy hoàng, ánh trăng giống như dòng ánh sáng tuôn xuống rừng đêm kì ảo vậy. Trong nỗi nhớ của hổ có cả: “Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?” Cơn mưa rừng dữ dội tạo nên những âm thanh vang động, ào ạt. Nó khiến muôn loài hoảng loạn trốn tránh, nín thở. Nhưng với hổ thì ngược lại, hổ lấy tư thế của một vị chúa sơn lâm để bình thản “ngắm giang san ta đổi mới”. Từ “lặng ngắm” khiến hình ảnh hổ trở thành nốt nhạc trầm tĩnh trọng bản hoà ca hùng tráng của cơn mưa rừng. Hổ đang lấy cái tĩnh của bản thân để chế ngự cái động dữ dội của đại ngàn. Sau những ngày mưa, bình minh rừng trở nên trong trẻo hơn bao giờ hết: “Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?” Thời khắc bình minh là lúc vạn vật bắt đầu ngày mới nhưng đó cũng là khi hổ bắt đầu giấc ngủ của mình sau bữa ăn đêm dữ dội. Cái xôn xao, rạo rực của vạn vật khi ngày mới bắt đầu, với hổ, đó lại là bản nhạc du dương đưa nó vào giấc ngủ. Hình ảnh của hổ oai hùng nhất, kì vĩ nhất được thể hiện trong ba câu thơ: “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?” Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời khuất dạng phía tây để lại trần gian sắc đỏ gay gắt, rực rỡ. Nhưng với hổ, đó lại là máu của kẻ thù lênh láng nơi bìa rừng sau trận đấu tàn khốc. Quả thực, thời điểm mặt trời khuất rạng cũng là khi hổ bắt đầu ngày lao động của mình. Đêm tối lạ lẫm và đầy sợ hãi kia thuộc hoàn toàn về nó. Và dưới mắt hổ, mặt trời - ông hoàng bất tử của vũ trụ cũng chỉ là kẻ bại trận thê thảm với cái chết thảm khốc “lênh láng máu sau rừng”, “để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”. Nhưng quá khứ vẫn chỉ là quá khứ. Bừng tỉnh khỏi những vinh quang chói lọi của ngày qua, trở về với thực tại tù túng, hổ ai oán thốt lên: – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu! Những điệp từ “nào đâu…”, “đâu…” thể hiện nỗi tiếc nuối khôn nguôi của hổ về quá khứ vinh quang, oai hùng. Đặc biệt, thán từ “than ôi!” cùng lời than “Thời oanh liệt nay còn đâu” còn là nỗi xót xa đau đớn của hổ khi phải đối diện với thực tại tầm thường giả dối nơi vườn bách thú tù túng này.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận khổ 3 bài thơ Nhớ rừng

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn cảm nhận khổ 3 bài thơ Nhớ rừng

Bài làm: