Viết Một Bài Thơ Ngắn Về Thầy Cô / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Viết Một Bài Văn Về Thầy Cô Giáo

Ngày xửa ngày xưa, trái đất tưới thắm hót ca chào mừng một cô giáo tương lai ra đời…Thiên sứ đã giao nhiệm vụ cho cô giáo ấy phải đưa những cô, cậu bé lần lượt lên đò sang bờ bên kia của kiến thức và đỉnh cao của thành đạt…. Đều đặn hằng năm cô giáo ấy lại đón rồi đưa, lại chắp thêm đôi cánh cho mấy đứa nhóc tẹo vừa ngoan vừa dễ thương và hãy còn ngây ngô khờ khạo bay vào trời xanh…

Thế đấy các bạn ạ…Thầy cô của chúng ta hàng năm đều thầm lặng đưa đò, đưa chúng ta đến đỉnh cao của thành đạt…nhưng có bao giờ khi thành đạt xong chúng ta đã quay lại thăm hỏi thầy cô chưa? Phần lưu bút ở trên là của cô giáo lớp 5 viết cho mình…bạn sẽ không biết được niềm vui của những người thầy, người cô khi thấy học trò mình thành đạt…và bạn sẽ càng không thể biết được cảm giác hạnh phúc của thầy cô khi thấy những chuyến đò đã qua sông rồi nhưng vẫn luôn nhớ đến chuyến đò năm cũ…

Vượt gió, vượt mây

Vượt ngàn đại dương

Con đến bên Người……những chuyến đò thầm lặng….

“Nhất tự vi sư… bán tự vi sư…”

Quay tới quay lui, lại một mùa 20/11 nữa về.

Từ giảng đường thênh thang bâng khuâng nhìn lại mái trường xưa… Cuộc đời em là mười hai mùa 20/11, 12 mùa mưa nắng, 12 mùa buồn vui.. còn thầy chỉ là cả đời đưa đò thầm lặng..

Em biết khóc, biết cười trước những cảnh đời biết đứng lên khi té ngã.. biết nhặt lấy cây gai trên đường để bảo vệ bàn chân những người đi sau.

Em biết thế nào là hy sinh, thế nào là cuộc sống…biết yêu gia đình và yêu quê hương…

Thầy dạy em biết quý thời gian, trọng chữ tín, biết giữ lòng trong sạch… để ngẩn cao đầu với bạn bè..

Cuộc đời thầy đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức..

Dòng sông vẫn cứ êm trôi… tóc thầy bạc đi, mắt thầy nheo lại nhưng vẫn luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ… bao nhiêu người khách đã sang sông ? bao nhiêu khát vọng đã vào bờ ? bao nhiêu ước mơ thành sự thực… ? Có mấy ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại thầy ơi..

Xin dành riêng nơi đây để chúng em nhìn lại dòng sông xưa, nhìn lại thầy, nhìn lại chính bản thân mình. Và gởi tới thầy cô lời biết ơn trân trọng nhất.

Viết Về Thầy Cô Và Mái Trường

chúng tôi gửi đến các bạn độc giả những bài dự thi viết về thầy cô và mái trường của các bạn học sinh trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành – Hà Nội

Viết về thầy cô và mái trường – Bài 1

Nhắm mắt lại và hồi tưởng về những ngày tháng học trò yêu thương dưới mái trường nhỏ nhắn xinh xắn nằm nép mình dưới những hàng cây, em cũng như bao thế hệ học trò khác của NTT dù đang ở nơi đâu cũng có trong tim mình một vị trí đặc biệt dành cho mái trường Nguyễn Tất Thành. Và đặc biệt, đối với em và 47 thành viên còn lại của tập thể 12D4 (2011-2014), tình yêu dành cho mái trường thân yêu từ lâu đã gắn với thầy Lê Văn Cường – người thầy đáng kính, người ‘bạn lớn’ thân thiết.

Trong suốt quãng thời gian cấp 3 vỏn vẹn chỉ 3 năm học, chúng em – 48 thành viên 12D4 – đã một niềm may mắn vô cùng đặc biệt mà không phải tập thể lớp ban D nào cũng có được. Đó là được sự dìu dắt quan tâm ân cần của ‘ người mẹ ‘ hiền Phạm Hương trong suốt năm học lớp 10 và sự tận tình cùng lòng nhiệt huyết của ‘người cha thông minh’ Lê Văn Cường trong chặng đường 2 năm cuối cấp. Đó là những cái tên đáng yêu mà những học trò tinh nghịch của 12D4 đã dành tặng cho 2 giáo viên chủ nhiệm của lớp với tình yêu cùng lòng kính trọng vô bờ.

Tiếp nhận phân công công tác chủ nhiệm, Thầy đã đồng hành cùng chúng em trong suốt 2 năm học – một khoảng thời gian không quá ngắn cũng không quá dài nhưng đủ để thầy trò gắn bó với nhau như một đại gia đình lớn mà ở đó Thầy là người cha thầm lặng, luôn lo lắng sát sao từng công việc. Đó là khoảng thời gian đầy vất vả không ít những lần mệt mỏi cùng biết bao lo toan nhưng cũng chứa đựng biết bao kỉ niệm vui vẻ cảm động đáng nhớ của thầy trò mình, Thầy nhỉ?

Em nhớ từng cơn gió lạnh như cắt da cắt thịt của mùa đông năm ấy nhưng chắc rằng trong lòng mỗi thành viên 12D4 đều không thấy lạnh bởi chúng em luôn được sưởi ấm từ ngọn lửa nhiệt huyết tận tâm từ người Thầy đáng kính . Thầy- người lái đò thầm lặng vẫn luôn bên cạnh chúng em , cùng chúng em đương đầu với mọi thử thách, cùng nhau vượt qua những khó khăn trên con đường học tập!

Em nhớ từng cơn gió mang không khí mát mẻ dịu dàng khi mùa thu – mùa tựu trường cuối cùng – đến. Đó là khi em cảm thấy vui biết mấy khi khoác trên vai bộ đồng phục của trường, vẫn được dự khai giảng với tư cách là một học sinh.

Em nhớ ánh nắng chói chang của mùa hè nơi Vĩnh Yên khi Thầy trò chúng ta cùng đốt lửa trại ban đêm hòa cùng lời ca tiếng hát… và Thầy đã trở thành người bạn lớn của chúng em như thế!

Em nhớ những ngày tháng tươi đẹp của mùa xuân cùng cái không khí của những ngày Tết đến gần bao trùm mọi nơi, và những hình ảnh rộn ràng của tập thể lớp 12D4. Biết được nỗi vất vả và tâm trạng lo âu của học sinh lớp 12 chúng em, Thầy lì xì đầu năm cho cả lớp cùng lời chúc may mắn với biết bao yêu thương gửi gắm: “Năm nay thi đỗ ĐH này” , “Nhớ thầy nhớ cô nhớ trường thì sau này về thăm chứ không được học lại thầy thêm năm nữa” … Thầy nói và cười… Nhớ biết mấy nụ cười hiền lành ấm áp của Thầy!

Và em nhớ những ngày nắng oi ả của mùa hè cuối. Thầy đến lớp với tấm lưng áo ướt đẫm mồ hôi. Thầy cùng tập thể 12D4 trải qua những mùa hè tưởng như khó khăn và gian nan nhất trong cuộc đời học sinh khi ngày thi ĐH đang đến gần. Không chỉ truyền đạt kiến thức, Thầy còn là người truyền lửa – ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, khát khao để chúng em có thể chinh phục những mục tiêu lớn cho cuộc đời…

Tất cả đã trở thành quá khứ nhưng trong em, những kỉ niệm thì vẫn vẹn nguyên và yêu thương vẫn đong đầy.

Viết về thầy cô và mái trường – Bài 2

Từ trước đến nay, tôi luôn nhận định Toán là một môn học siêu khó và cực kì quan trọng. Vì vậy, tuy học không quá xuất sắc nhưng tôi cũng có được kết quả khá tốt để dâng tặng các thầy cô giáo yêu quý của mình. Và một trong những giáo viên mà tôi quý mến nhất là thầy giáo dạy môn Toán – thầy Lê Văn Cường.

Có lẽ trong những khóa học sinh được học thầy, lớp tôi có những kí ức đặc biệt hơn cả. Có thể là buổi thầy đọc một bài thơ ca ngợi bó hoa chẳng tàn – công thức toán học cho chúng tôi nghe. Có thể là buổi thầy giảng nhầm Đại số thành … Vật lý hay bị chúng tôi “lừa” nói tiếng Anh hết cả tiết học. Nhưng cũng có những kỉ niệm không vui khi học trò của thầy không làm bài tập, hay quên những gì thầy đã nhấn mạnh,… Đối với tôi, giây phút vui sướng nhưng có phần hơi sợ hãi là khi thầy đọc đúng tên mình lên bảng để chữa bài. Đó là do thầy sợ tôi nhút nhát ấy mà! Được thầy gọi nhiều, tôi cũng thấy mình khá hơn, và có những tư duy nhất định để tiến bước trên con đường học tập của mình.

Thầy ơi, ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 sắp đến rồi! Bài viết này, con xin gửi tặng thầy với tất cả tình cảm kính yêu của con. Măc dù thời gian chúng con được học với thầy chưa lâu, nhưng con vẫn luôn coi thầy là người cha, một thần tượng, một người bạn thân thiết của mình, thầy ạ! Con cảm ơn thầy đã, và đang dạy dỗ tập thể 7A5 đến với bến bờ tri thức. Chúng con – những học sinh đang được thầy dẫn dắt sẽ luôn luôn yêu mến thầy!

Viết về thầy cô và mái trường – Bài 3

Tôi bước chân vào ngôi trường mang tên Bác 6 năm về trước và cũng sắp chạm tới cái ngưỡng cuối cùng là 7 năm cho ít nhiều học sinh đang theo học. 6 năm nghe dài mà trôi qua nhanh như chớp mắt, ngoảnh đi ngoảnh lại đã hết đời học sinh. 6 năm, Nguyễn Tất Thành và tôi như đôi bạn tri kỉ, chứng kiến bao thay đổi và trưởng thành cùng nhau.

Tôi chính thức trở thành NTTer khi còn là một cô nhóc trẻ con 10 tuổi. Đi qua cả nửa tuổi thơ của mình, tôi giờ đã là một cô gái 16. Năm ấy, trường tôi còn bé lắm, chưa có dãy nhà mới, chưa có cổng trường hiện đại như bây giờ. Tôi nhớ mình còn hay đứng ở góc hành lang tầng 4, ngắm sắc vàng của cây bạch đàn kim từng mùa trổ hoa.

Tôi bước qua cái thời ngây ngô vụng dại của mình với những kì thi, bài kiểm tra, với những mối quan hệ bạn bè, thầy cô, bao vui buồn, bao khám phá. Nguyễn Tất Thành cũng từng ngày thay đổi. Có những giáo viên cống hiến một đời giờ đã về hưu, các câu lạc bộ được mở ra, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp và đại học hàng năm ngày càng đứng ở thứ hạng cao trong Thành phố Hà Nội cũng như trong cả nước. Học sinh trường Nguyễn Tất Thành vừa giỏi văn hóa, vừa tài năng ở các môn thể thao và nghệ thuật, vừa tích cực trong các hoạt động tập thể, vừa tự tin và chủ động tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ phong phú của nhà trường, tham gia các cuộc thi trong và ngoài nước, tham gia trao đổi học sinh với các trường trung học nước ngoài thành công và tốt đẹp, được trao tặng nhiều giải thưởng danh dự và quí giá…

Tôi nhớ những thầy cô đã ở bên dìu dắt, dạy dỗ tôi nên người. Không chỉ là những kiến thức trong sách vở, các thầy cô còn dạy tôi những bài học vô giá về tình yêu thương, về cách sống sao cho đẹp, cho văn minh, sống sao để hướng tới tương lai mà không quên đi quá khứ, biết trân trọng cả một thời vàng son của dân tộc. Các thầy cô dạy tôi cách làm một người con tốt, một học sinh tốt và một công dân tốt. Bóng hình của các thầy cô giáo mãi mãi vẫn còn in đậm trong trí nhớ của tôi. Đó là thầy giáo Lê Đình Cương với tiếng giảng bài lịch sử hào hùng, ấm áp. Đó là cô giáo Thành Vinh với giọng nói dịu dàng, trìu mến. Đó là dáng hình và cách truyền đạt mạnh mẽ của cô Nguyễn Thị Hợp. Đó là sự hài hước và thấu hiểu của cô giáo Nguyễn Thị Thu Anh. Đó là cách giảng bài sinh động, hấp dẫn của cô giáo Võ Thị Hải. Đó là những bóng dáng lặng thầm cống hiến của các thầy cô tổ giáo vụ, hành chính, các bác bảo vệ, các bác lao công… Bao ngày tháng qua đi, đọc lại những dòng lưu bút mà cô giáo chủ nhiệm viết cho chúng tôi vào năm cuối cấp mà trong tôi vẫn nguyên vẹn niềm xúc động nghẹn ngào: “… Ngày mai, các con như những chú chim đã mọc đủ lông đủ cánh bay đi khắp mọi miền của đất nước, các con sẽ trưởng thành, thành đạt, và có những bạn sẽ trở thành “ông” nọ hay “bà” kia nhưng A3 luôn là một góc nhỏ trong kí ức của các con. Cô cầu chúc các con thành công trong bước đường đi tìm tri thức của mình. Chúc cho các con trở thành người có ích cho xã hội và gia đình mình. Chúc cho những ước mơ của các con trở thành hiện thực trong nay mai…”.

Bao năm qua đi, ngôi trường Nguyễn Tất Thành vẫn im lìm chứng kiến lớp lớp học sinh trưởng thành. Chỉ còn bảng đen phấn trắng, chỉ còn những thầy cô ở lại, chỉ còn những dãy phòng học, chỉ còn những hành lang lộng gió, lại dang rộng vòng tay đón tiếp những khóa học sinh mới vào, mang trong mình trọng trách cao cả là nghiên cứu và áp dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến vào giảng dạy và học tập. Gần hai thập kỉ trôi qua, Nguyễn Tất Thành hiện đại hơn nhưng vẫn giữ trong mình nét truyền thống, luôn phấn đấu, đi theo lời răn dạy của Bác, là một ngôi trường “mô phạm của cả nước”.

Ở nơi đây, tôi dần trưởng thành, mạnh mẽ, tự tin với những kiến thức, kĩ năng và yêu thương mình đã nhận. Dù mai này có cách xa, tôi tin ngôi trường Nguyễn Tất Thành vẫn mãi là một góc nhỏ an lành trong trái tim, để nhớ, để thương và để tự hào.

Viết về thầy cô và mái trường – Bài 4

Tôi đạp xe trong cái lạnh của một ngày chớm đông. Gió mang theo mưa lạnh làm mọi người như co lại trong chiếc áo bông mềm mại. Trời lạnh và cảnh vật ảm đạm nhưng trong lòng tôi lại cảm thấy ấm áp lạ thường bởi nơi tôi đến luôn đầy ắp tình cảm ấp áp và những nụ cười giòn tan như ánh nắng, xua đi cái giá lạnh của mùa đông.

Quay lại khoảng thời gian cách đây ba tháng, bước chân vào cổng trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, tôi không khỏi bỡ ngỡ và lạc lõng. Nhà tôi không ở trong nội thành Hà Nội như hầu hết các bạn khác nên tôi phải chuyển ra ở cùng chị gái. Tôi phải học cách sống tự lập, không có ai ở bên giúp đỡ, nhắc nhở nên những tuần đầu tiên của lớp 10 trở nên thật khó khăn. Nhưng rồi trải qua tuần lễ quân sự – một tuần lễ tràn đầy kỉ niệm và những trải nghiệm thú vị và tiếp đó là sự chào đón nồng nhiệt của các anh chị khóa trên trong ngày hội Leviosa sôi động, cách cổng Nguyễn Tất Thành đã thực sự mở ra với tôi, tôi cảm thấy mình đã chính thức trở thành một NTTer…

Rồi tôi được làm quen với mô hình “Chương trình nhà trường” mới mẻ. Giờ đây, học không còn chỉ là đọc chép mà nó còn là trải nghiệm thực tế, là thực hành, vận dụng kiến thức vào đời sống. Ở trường Nguyễn Tất Thành, tôi đã được học cách đối nhân xử thế, cách làm người trong tiết Giáo dục công dân của thầy Nguyễn Văn Thiện đáng kính; học những giá trị nhân văn trong tiết Ngữ văn của cô Hà Song Hải Liên; học bằng trải nghiệm thực tế tại Bảo tàng Thiên Nhiên cùng cô Phạm Thị My hay được giao lưu và học tập với người nước ngoài trong giờ tiếng Anh của cô Thùy Dương;… Tất cả những điều đó đều thật mới mẻ và bổ ích.

Học ở trường Nguyễn Tất Thành, tôi có cảm giác như mình là con cá bé nhỏ theo dòng suối bơi ra sông lớn. Ở đây tôi được học biết bao điều mới lạ, làm quen với những môn thể thao và nghệ thuật thú vị, được học tập và sinh hoạt trong một môi trường lành mạnh, kỉ cương. Sau ba tháng học tập ở đây, tôi đã bắt đầu quen và yêu mến từng chiếc ghế đá, gốc bàng, yêu hành lang tầng hai và tầng năm lộng gió, yêu cả cái màu áo đồng phục mùa đông mà không thể nhầm lẫn với màu áo của bất kì trường nào khác. Trường Nguyễn Tất Thành đã chiếm một vị trí quan trọng trong tim tôi. Nó không chỉ đơn thuần là nơi học tập, nó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và vun đắp ước mơ của tôi.

Được học tập và sinh hoạt dưới mái trường mang tên Bác – người thanh niên đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc – tôi cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. Mái trường Nguyễn Tất Thành sẽ là nơi tôi gửi gắm ba năm đẹp đẽ nhất của cuộc đời học sinh. Trường Nguyễn Tất Thành – ngôi trường mà mỗi lần nhắc đến, trong tim tôi lại nhen lên một cảm giác yêu thương ấm áp đến lạ thường…

Viết về thầy cô và mái trường – Bài 5

Kính gửi toàn thể các thầy cô giáo kính mến của trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành!

Em là một trong 38 học sinh lớp 11A1 của thầy giáo Vũ Ngọc Toản.

Sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền núi khá xa Hà Nội, đối với em được học dưới mái trường mang tên Bác đã là ước mơ từ rất lâu rồi. Và sau bao nhiêu nỗ lực phấn đấu học tập, em đã đạt được một dấu mốc quan trọng: trở thành học sinh Nguyễn Tất Thành – quả là vinh dự. Dự lễ khai giảng nghiêm trang, em đã tự hứa với mình sẽ tiếp tục cố gắng học tập để hoàn thiện hơn mục đích trước đây và hướng tới mục đích lớn sau này.

Tuy nhiên, để thích nghi với một môi trường hoàn toàn mới quả thật không dễ dàng. Em được xếp vào lớp 10A3 do cô Võ Thị Hải chủ nhiệm. Trong mắt em, mọi thứ đều xa lạ, từ lớp học đến thầy cô, bạn bè, đặc biệt là với một học sinh như em mới chân ướt chân ráo đặt chân đến Thủ đô. Sự bắt đầu rất khó khăn, em chưa thể hòa nhập ngay với các bạn, chưa thể cởi mở phát biểu, chia sẻ với thầy cô. Vậy là xuất hiện vài điểm kém, và em đã cảm thấy khá thất vọng, sợ rằng những thành quả học tập của mình trước đây sẽ vụt tan biến hết, sợ rằng bao hi vọng của bố mẹ đặt vào con sẽ chỉ còn là hư vô – một việc mà bất cứ ai trong chúng ta đều không mong muốn. Nhưng đến bây giờ em đã hiểu rằng đã là học sinh Nguyễn Tất Thành, khi đối mặt với những bất trắc nhỏ như vậy thì đều có thể vượt qua. Nhờ sự nhiệt tình thân thiện không hề có khoảng cách của các anh chị lớp trên trong ngày Leviosa, nhờ tính cách hòa đồng của tất cả các bạn trong lớp và đặc biệt là sự chú ý và chỉ bảo kịp thời của các thầy cô, em đã khắc phục được những khó khăn ban đầu và trở thành một thành viên thực sự của lớp. Đón nhận những tiết học bổ ích và lí thú, tràn đầy nhiệt huyết của các thầy cô, tham gia nhiều giờ sinh hoạt đầy tiếng cười và tình đoàn kết của tập thể lóp, thưởng thức những tiết mục văn nghệ, những phong trào thi đua của trường, em cảm thấy gắn bó và yêu mái trường này biết bao. Đôi khi cảm thấy sao nhãng, chán nản vì một khó khăn nào đó thì sự chỉ dạy tận tình của thầy cô khiến em nhận ra rằng mình đã sai và phải trân trọng từng giờ từng phút hơn nữa, khi học tập tại nơi đây. Đó thực sự là một khởi đầu đáng nhớ- khởi đầu cuối cùng của đời học sinh để sẵn sàng đối mặt với những chông gai lớn trong đời sau này. Cảm ơn thầy cô và mái trường biết bao đã giúp em đi đúng hướng cho sự khởi đầu quan trọng ấy.

Sau hai tháng nghỉ hè lớp 10, em cùng những học sinh khác lại bước vào năm học mới. Thật hào hứng khi sắp được gặp lại thầy cô và bạn bè, sắp được tiếp tục học tập trong phòng học quen thuộc cùng những con người quen thuộc. Nhưng thật bất ngờ khi em cùng bốn bạn khác trong lớp được chuyển lớp.

Lớp 11A1!

Tâm trạng em giờ đây bối rối vô cùng, vui bởi mình sẽ được học cùng các bạn rất giỏi nhưng cũng không khỏi lo lắng, bởi em sẽ lại có một khởi đầu khác khi đã khá quen với A3, sợ rằng mình sẽ không theo kịp các bạn khác… Sự thích nghi giờ đây trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Không lẽ mình sẽ một lần nữa đối mặt với những khó khăn chồng chất như năm ngoái? Trước mắt em giờ đây là thầy cô mới, bạn bè mới và đặc biệt là kiến thức mới thực sự rất khó. Nhưng trái ngược với những lo lắng ấy, các bạn rất thân thiện chào đón chúng em, thầy cô rất nhiệt tình chỉ bảo, không hề có sự phân biệt học sinh mới hay cũ mà luôn coi chúng em như một tập thể đã gắn bó từ lâu. Sự quan tâm hết mực tận tình của thầy Toản cùng các thầy cô giáo bộ môn giúp chúng em nhanh chóng hòa vào nhịp đập của lớp. Khi nghĩ về những lo lắng trước kia, em cảm thấy mình đã thật hồ đồ và thiếu chín chắn, được học trong môi trường học tập mới, quen nhiều bạn bè, thầy cô hơn, vậy mà lại… Giờ đây khi đã có thể an tâm học tập, em càng thêm yêu mái trường – ngôi nhà chung này, yêu những người bạn như anh chị em ruột, yêu thầy cô như cha mẹ thân thương hết lòng vì con cái. Vì vậy em càng phải trân trọng hơn những tri thức được thầy cô truyền thụ mỗi ngày, giữa môi trường học tập lí tưởng này.

Nhân ngày nhà giáo Việt nam 20-11 này, em xin gửi tới các thầy cô những lời tri ân sâu sắc nhất, lời cảm ơn chân thành nhất về tất cả những gì thầy cô đã tận tình cống hiến bằng cả tâm huyết cho bao thế hệ học sinh Nguyễn Tất Thành chúng em. Mong thầy cô luôn giữ sức khỏe thật dồi dào, tâm hồn thật hạnh phúc để tiếp tục chèo lái vững vàng con thuyền tri thức, tiếp tục sự nghiệp trồng người cao cả của cuộc đời.

Viết về thầy cô và mái trường – Bài 6

Ở Hà Nội có một ngôi trường được vinh dự mang tên của Bác Hồ kính yêu. Mang trong mình trọng trách của một trường thực nghiệm những phương pháp tiên tiến trong giáo dục, hơn một thập kỉ qua, trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành đã thực sự tạo ra một chỗ đứng, một bản sắc riêng của mình.

Nguyễn Tất Thành không phải là ngôi trường chuyên hướng học sinh tới mục đích học tập mang tính hàn lâm. Nó cũng không giống như bao nhiêu ngôi trường khác, chỉ biết chạy theo thành tích. Nơi này là điểm hội tụ của biết bao nhiêu tính cách và hoài bão khác nhau, nhưng đều hướng đến một mục đích cao quý. Ngôi trường trẻ trung này, một sản phẩm của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, đã thực hiện theo đúng lời dạy của Bác Hồ 50 năm về trước:

“… Làm thế nào để nhà trường này chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước…”

Nói cách khác, đây là một lò lửa để rèn luyện học sinh thành những công dân toàn diện về kiến thức, kĩ năng và nhân phẩm- những “Con Người” như Các Mác đã viết hoa.

Cách mà mỗi thầy cô dẫn dắt học sinh tiếp cận kiến thức rất đa dạng. Dường như mỗi giáo viên đều đã đạt đến sự thuần thục của một nghệ sĩ trong từng bài giảng của mình để mài giũa những magnum opus – học sinh/di sản của mình. Với cách dạy rất nhanh, gọn, hiệu quả của thầy Nghiêm, thầy Toản; sự giải thích cặn kẽ và gắn chặt với cuộc sống của thầy Thiện; hay một tiết học đầy tính gợi hình của cô Võ Hải; mỗi học sinh có thể tìm thấy những phương pháp tiếp cận kiến thức phù hợp với mình. Điều đó cũng là một biểu hiện của phương châm “phát triển năng lực” của nhà trường.

Nhưng cái riêng của ngôi trường còn bao gồm một điều nữa, đó là những kỉ niệm riêng mà mỗi học sinh thu nhặt được. Hãy lấy tôi, một học sinh năm cuối, làm ví dụ:

Ba năm trước, tôi lần đầu tiên bước qua ngưỡng cửa ngôi trường này. Đó là một chiều đầu thu đẹp lắm: lá bàng chưa rụng, nhưng cái nắng gắt thì đã qua và gió đã thổi. Bước chân tràn đầy hào hứng của sự đổi mới, chen lẫn với một chút choáng ngợp trước một cái gì to lớn. Một thằng học sinh như tôi – sức học, tài năng, ngoại hình, gia cảnh đều bình bình – được nhận vào một ngôi trường có tiếng ở Hà Nội, nên sự choáng ngợp là không thể tránh khỏi. Tuy thế, tôi vẫn tin rằng sẽ có nhiều điều tốt đẹp sẽ đến…

Trong ba năm qua, tôi đã hoà mình vào học tập, hoạt động ngoại khoá và các quan hệ bạn bè. Tất cả mọi chuyện thật đẹp làm sao! Tuy không phải là hoàn toàn thành công, nhưng tôi cảm thấy cái mình của ngày hôm nay tiến bộ so với ngày xưa nhiều lắm. Được giáo dục trong một môi trường luôn luôn đổi mới, chính tôi cũng phải tự lột xác khỏi lớp vỏ cũ. Các thầy cô dạy dỗ tôi với một phương châm dân chủ và khuyến khích sự sáng tạo, và điều đó đã thúc đẩy tôi biết dũng cảm cố gắng đứng lên để tự chứng tỏ.

Quên làm sao được phong thái đặc trưng của từng thầy cô. Thầy Thiện với dáng đứng hơi ưỡn ra sau, hai tay chắp lại đầy nghiêm nghị; thầy Nghiêm lưng thẳng, đầu ngẩng cao với một chút tự kiêu,… Chất giọng nam cao của thầy Toản cùng với tiếng giảng bài sang sảng của cô Nhung vẫn còn văng vẳng bên tai tôi. Rồi sau những trò đùa với đám bạn, cuộc vui đi qua, tôi còn nhớ đến khuôn mặt phiền lòng của cô Huệ – cô giáo chủ nhiệm đầy tâm lí, chu đáo và có tấm lòng nhân hậu của một người mẹ. Ôi, cô ơi, chúng em thật là có lỗi biết bao!

Tôi tự hào khi được làm học sinh Nguyễn Tất Thành.

“Vi nhân gian” – làm người khó lắm. Thế mới cần những ngôi trường như Nguyễn Tất Thành để giáo dục thế hệ trẻ thành những cá nhân ra dáng con người. Chính vì vậy mà ngôi trường chúng ta mới được vinh dự mang tên của chủ tịch Hồ Chí Minh – hình mẫu lí tưởng của thanh niên Việt Nam.

Viết về thầy cô và mái trường – Bài 7

Ai đó có thể ngưỡng mộ một chú công an dũng cảm, một bác sĩ giàu lòng nhân ái, hay một kiến trúc sư tài ba, một diễn viên điện ảnh, một ca sĩ nổi tiếng hoặc chính bố, mẹ, anh chị mình vì sự cần cù, chăm chỉ, thông minh, tự lập… Với riêng con, người con ngưỡng mộ và yêu mến là cô giáo Đinh Lưu Hoàng Thái.

Có thể, với những người xa lạ, cô chỉ là một người bình thường như bao người khác. Nhưng con biết, với chúng con – các “nhóc” học sinh 6A2 và 6A4 năm ngoái và cả các thế hệ học sinh sau này, cô luôn là một người rất đặc biệt. Cô không chỉ là một cô giáo, cô còn là một người mẹ, một người chị thân thiết, gần gũi với mỗi chúng con! Con tin rằng tất cả những thế hệ học sinh của cô đều yêu quý và kính trọng cô.

Ngay từ lần đầu gặp, con đã cảm thấy vô cùng yêu quý cô. Cô có dáng người nhỏ nhắn. Cô có đôi mắt tròn và sáng, toát lên vẻ hiền từ và cả nghiêm khắc. Mái tóc nâu dài, hơi rối của cô luôn là tâm điểm nghịch ngợm của bọn con gái chúng con… Cách nói chuyện của cô giản dị nhưng cuốn hút và gần gũi. Và những bài giảng say mê của cô luôn luôn là “thiên địch” của tất cả những cơn buồn ngủ.

Những bài giảng ấy đã được tạo nên bởi lòng nhiệt huyết và tình yêu với nghề, với học sinh của cô. Cô đã khiến cho con – một đứa học trò từng ghét cay ghét đắng văn miêu tả – có cái nhìn khác về thể loại văn ấy. Trước đây, con đã viết những dòng văn miêu tả với những hình ảnh trong trí tưởng tượng của… người khác. Nhưng từ khi học cô, con đã biết cách dùng óc quan sát và trí tưởng tượng của chính mình. Con cũng đã được học cách “lắng nghe trái tim lên tiếng”. Nhờ có cô, mà không chỉ con, các bạn học sinh 6A2, 6A4 cũng đã học Văn khá dần lên.

Cô của con không những dễ thương mà còn rất dễ gần. Cô để tâm đến tất cả chúng con. Cô thường dành thời gian bên chúng con, lắng nghe và trả lời tất cả các câu hỏi vu vơ, ngốc nghếch mà chúng con đặt ra. Và cô của con cũng dùng đúng những lối nói rất “tween” ấy để trả lời. Cô quan tâm đến chúng con từ những điều rất nhỏ bằng tình yêu thật lớn.

Chúng con đã cùng cô có những trải nghiệm tuyệt vời. Và cô ơi, cô còn nhớ những tin nhắn nhỏ xíu xiu, những giờ học đầy ắp tiếng cười và cả những giờ ngoại khóa bổ ích mà cô và chúng con đã có?

Con xin dành tặng văn bản “chưa rõ thể loại” này cho cô – cô giáo yêu quý của con. Cô biết không, dù năm nay chúng con không được tiếp tục học cô, nhưng chúng con biết sẽ không ai có thể thay thế được hình ảnh của cô trong trái tim con – một cô giáo tận tâm, lòng nhiệt huyết, nghiêm khắc, nhưng cũng rất dịu dàng và thấu hiểu.

Viết về thầy cô và mái trường – Bài 8

Có một người thầy mà khi nhắc tới, hầu hết NTTers đều biết: Thầy giáo Lê Đình Cương – người Thầy mà hẳn là khi đã có dịp được nghe thầy trò chuyện, bạn sẽ không bao giờ quên.

Từ khi còn là học sinh lớp sáu chúng tôi đã may mắn có dịp được gặp Thầy. Cái ấn tượng lần đầu gặp mặt với Thầy khắc sâu vào tâm trí của những cô cậu nhóc vẫn còn là “lính mới”, vẫn còn khá non nớt so với trong ngôi trường cấp hai như chúng tôi. Lần đầu đó là lần mà chúng tôi được Thấy thầy trên sân khấu, Thầy xuất hiện trước toàn trường với chiếc áo sơ mi trắng và quần dài giản dị. Dáng Thầy cao cao, gầy gầy, nên khi Thầy đứng một mình trên sân khấu thì trông có vẻ… gầy hơn. Với giọng nói dứt khoát và đầy sức thuyết phục, cả trường đều chăm chú lắng nghe Thầy. Là một giáo viên Lịch Sử nhưng theo những gì mà tôi (có thể dễ dàng) nhận thấy thì khả năng về Văn học – Nghệ thuật của Thầy rất tuyệt vời! Thầy có thể làm thơ – những bài thơ giản dị mà giàu cảm xúc. Thầy có thể hát – những giai điệu khỏe khoắn đầy nhiệt huyết. Đó là những ấn tượng đầu tiên của tôi về Thầy.

Qua một năm học đầy những trải nghiệm thú vị, tôi thấy lớp mình thật may mắn vì đến lớp 7 này được tìm hiểu và khám phá môn Lịch Sử dưới sự chỉ dạy của Thầy! Thầy tạo cho chúng tôi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Hẳn là vì đã qua nhiều năm kinh nghiệm nên thầy giảng bài rất nhanh gọn và dễ hiểu. Thầy không viết lên bảng nhiều, chỉ đọc cho chúng tôi viết từng dòng vào vở. Việc đó làm chúng tôi liên tưởng đến đủ mọi chuyện theo lời văn của thầy. Thầy vừa giảng bài, vừa kể chuyện, những câu chuyện lịch sử khiến bài học trở nên gần gũi hơn, sống động hơn. Không chỉ giờ học mà cả giờ kiểm tra với thầy cũng đầy ắp tiếng cười. Giống như một người ông thực sự, Thầy rất thương yêu chúng tôi. Hôm chúng tôi làm bài kiểm tra lịch sử đầu tiên, câu nói của thầy khi đọc đề làm chúng tôi rưng rưng xúc động: “…. Và một câu nữa – câu này không ghi vào giấy – đứa nào cúi thấp mặt trừ 8 điểm….” .

Thật ra, chúng tôi đã nhiều lần khiến thầy phật lòng vì sau mỗi tiết kiểm tra, câu cửa miệng của thầy khi đến lớp là: “Ghét nhất bọn 7A5!” Cả lớp thì luôn đáp lại: “Ơ…Ơ kìa thầy, sao thầy ghét bọn con?…” Đơn giản là vì kết quả của chúng tôi không được như thầy mong đợi.

Tôi rất yêu quý Thầy Cương. Mà không phải riêng tôi đâu, cả lớp chúng tôi, cả khối và thậm chí là cả trường! Thầy thật đáng kính. Cả trường kính trọng thầy đến độ mà mỗi khi thầy lên sân khấu, tiếng vỗ tay vang lên không ngớt, và cả trường luôn im lặng dõi theo, lắng nghe Thầy.

Tôi vẫn luôn thấy Thầy tôi thật đáng khâm phục. Thầy đã gần tám mươi, cái tuổi mà giờ thì thầy có thể ở nhà cùng con cháu nhưng Thầy vẫn hằng ngày tới trường dạy cho những đứa nhóc này từng bài học Lịch Sử một cách cẩn thận. Tôi dám chắc là Thầy rất yêu nghề, yêu học sinh và yêu cả trường Nguyễn Tất Thành nữa! Các bạn thì không biết nhưng riêng tôi, tôi lúc nào cũng sẵn sàng cho tiết học của thầy. Luôn luôn khi tới giờ, sẽ có một đứa nào đó chạy ra ngó thầy và cả lớp đứng cực kỳ nghiêm túc còn nếu không ngó được thì dù có đang làm việc gì tụi nó cũng phải đứng bật dậy. Và tất nhiên, tôi đang mong đợi giờ Lịch Sử tiếp theo cùng “Ông giáo” đáng kính!

Một Số Câu Thơ Về Thầy Cô Nhân Dịp 20

Dẫu còn nhiều lo toan trong cuộc sống, nhưng hình ảnh của thầy cô giáo vẫn sáng ngời, vượt mọi gian truân, khó khăn để vun đắp cho sự nghiệp “trồng người”…

1 .Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng trí thức Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương Trên bục giảng cùng bảng đen phấn trắng Mỗi thầy cô là một tấm gương soi Phấn trắng cho em kiến thức vào đời Bảng đen giúp em nhớ về cội nguồn cuộc sống

2.Tôn sư trọng đạo

3.Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

4.Ân sư vĩnh ký

5.Dòng sông sâu con sào dài đo được Lòng người đưa đò ai biết được sự bao la

6.Thời gian dẫu bạc mái đầu Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy

7.Ơn của thầy bao la vô tận Biển rộng sông dài có sánh được đâu

8 .Chân trời góc bể có lúc tận cùng Ơn thầy cô không bao giờ cùng tận

9. Ân truyền thụ minh tâm khắc trí Nghĩa sinh thành tạc dạ lưu tâm

chúng tôi đây trên bước đường dài Công thành danh toại nhớ hoài ơn cô

11.Lời cô giảng dạy khuyên răn Là hành trang của tháng năm vào đời

12.Ơn thầy vời vợi non cao Học trò khắc cốt ghi sâu suốt đời

13.Ơn cô tô điểm vàng son Tỏa vầ ng tri thức trăng tròn ước mơ

14.Người bắt cầu đưa em sang sông Dẫu ngàn năm vẫn nhớ câu ơn người

chúng tôi vẫn biết đời người là hữu bạn Nhưng lòng cô là vô hạn tình người

16.Dẫu mai đi trọn phương trời Những lời thầy dạy đời đời khắc ghi

17.Cảm ơn thầy cho em tất cả Người cho em cuộc sống muôn màu

18.Thầy cô luôn là ngọn đèn soi sáng Dẫn lối em đi đến những ước mơ

19.Bàn tay thầy mòn mỏi viên phấn trắng Gánh tình thương rong ruổi khắp học đường

20.Phượng hồng treo giữa tiếng ve Hành trình vạn nẻo vẫn nghe lời thầy

21.Thầy ơi con trẻ khắc ghi Người hao mòn sức cũng vì chúng con

22.Ơn truyền trao hôm nào đang còn đó Nghĩa thầy trò muôn một vẫn còn đây

23.Thầy đã vun xới ước mơ Con đã thực hiện giấc mơ của người

24.Âm vang lời giảng hôm nào Ngày nay con đọng dạt dào thầy ơi

25.Thầy là người bố thứ hai Đỡ nâng con trẻ nên tài đức nhân

26.Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền

27.Ơn cô ươm xanh vườn trí thức Nghĩa thầy dìu dắt đến tương lai

28.Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

29.Thầy cô luôn là điểm tựa Để chúng em vững bước mai sau

30.Công cha nghĩa mẹ ơn thầy Mười hai năm học đong đầy tình thương

31.Mẹ cha công đức sinh thành Ra trường thầy dạy học hành cho hay

32.Thầy như ánh nắng lung linh Thầy là ngọn đuốc quang minh con tầm

33.Lời cô khuyên bảo dặn dò Chắc chiu tình mẹ chuyến đò trí nhân

34.Khôn nguôi nỗi nhớ người xưa Sông trôi bến cũ người đưa chuyến đò

35.Ngọc bất trắc bất thành khí Nhân bất học bất tri lý

36.Dù cho tung cánh muôn phương Ơn thầy nghĩa bạn tình trường không quên

37.Bụi thời gian không làm mờ trang sách Chỉ mái tóc thầy vắt điểm hoa tiêu

38.Ơn cô tô điểm vàng son Tỏa vầng tri thức trăng tròn ước mơ

chúng tôi vẫn biết đời người là hữu bạn Nhưng lòng cô là vô hạn tình thương

40.Cảm ơn thầy dạy em lẽ phải Những điều hay trong sáng thơ ngây

41.Cám ơn thầy cho em tất cả Thầy cho em cuộc sống muôn màu

42.Thầy cô luôn là điểm tựa Để chúng em vững bước mai sau

43.Chùa xưa tan vào mây trắng Ơn thầy con vẫn mang theo

44.Chữ thầy trong cõi người ta Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy

45.Ơn cô tô điểm vàng son Tỏa vầng trí tuệ trăng tròn ước mơ

46.Dù cho tung cánh muôn phương Ơn thầy nghĩa bạn tình trường không phai

47.Thời gian dẫu bạc mái đầu Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy

chúng tôi đò cũ vẫn miệt mài sớm trưa Vượt sóng gió đưa bao dòng lữ khách

49.Thương hoài ghế gỗ bàn nâu Ấm hơi bè bạn chụm đầu sớm trưa

50.Chiều nay nắng đọng bên đường Ôm hoài vọng cũ vấn vương lời thầy

51.Thầy tôi vóc dáng hao gầy Đem nguồn sinh lực truyền đầy tuổi thơ

52.Tuổi thơ con gọi thầy cô Bạc đầu con vẫn lạy thầy thưa cô

53. Thầy trút hết tâm vầng trăng khuyết Mong đời đầy đặn mảnh trăng non

54.Hồn quê hồn nước hồn sông núi Dáng chữ dáng thầy dáng tương lai

55.Công cha nghĩa mẹ ơn thầy Ba công đức ấy sánh tày biển Đông

56.Mùa thu rêu phong tường cũ Lá me lả tả cuối thềm Có đàn sẻ về đây ngủ Nghe lời cô giảng dịu êm

chúng tôi xa rồi ta gửi lại trường xưa Ơn thầy cô với bao điều thầm lặng Dẫu không nói nhưng lòng ta tự biết Suốt cuộc đời ta nợ một niềm tin

58.Đò xưa lớp lớp muôn dòng chảy Trò nay dâng kính vạn đóa hồng Con đò cũ vẫn miệt mài sớm trưa Vượt sóng gió đưa bao dòng lữ khách

59.Ơn thầy dẫn con vào rừng tri thức Nghĩa cô dắt trò đến biển yêu thương Người bắc cầu đưa em sang sông Dẫu nghìn năm luôn nhớ công ơn người

60.Phượng rơi gợi nhớ những chiều Bạn bè chung bước ôi nhiều thân thương Ơn thầy soi lối mở đường Trường xưa yêu dấu vấn vương bao ngày

61.Thầy là ông lái đò Tôi là lữ khách học trò sang sông Mai kia xoay bắc trở đông Lòng tôi vẫn nhớ về ông lái đò

62.Cô là người gieo ánh sáng, Cho chồi em xanh tươi Cô là người khơi suối nước. Cho sông em lớn trôi

63.Dẫu đếm hết sao trời đêm nay Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi Nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết Công ơn người thầy

chúng tôi xa rồi ta gởi lại trường xưa Ơn thầy cô với bao điều thầm lặng Dẫu không nói nhưng lòng ta tự biết Suốt cuộc đời ta nợ một niềm tin

65.Chân trời góc biển có lúc tận cùng Chỉ có công ơn thầy cô vô cùng tận Khôn nguôi nỗi nhớ ngày xưa Sông trôi bến cũ người đưa chuyến đò

66.Đường đời vạn nẻo vui buồn Trong đầu con vẫn luôn luôn có thầy Hình cô đậm nét tim này Đưa con qua những chuỗi ngày khó khăn

67.Phổ biến văn chương muôn thuở ghi tâm ân giáo hóa Lưu truyền đạo đức ngàn thu khắc cốt nghĩa khai thông

chúng tôi phương xa từ nửa vòng trái đất Vẫn nặng lòng với lời giảng thầy cho Thầy còn đó âm thầm như bến đợi Đến giảng đường chờ đợi những đứa con xa

Thơ Ngắn Về Thầy Cô Hay ❤️ Những Bài Thơ Về Ngày 20/11

Thơ Ngắn Về Thầy Cô Hay ❤️ Những Bài Thơ Về Ngày 20/11 ✔️ Vần thơ như lời tri ân và cảm ơn đến những người giáo viên Việt Nam.

Điểm qua những bài thơ ngắn về thầy cô giáo hay và cảm động nhất. Vần thơ dạt dào tình cảm, mến thương về người cha, người mẹ thứ hai ở lứa tuổi học sinh.

Thơ Ngắn Về Thầy Cô Giáo

Những dòng thơ ngắn về thầy cô giáo hay và ý nghĩa.

Bài 1: Nghe thầy đọc thơ

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thuở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

Bài 2: Tặng cô

Tặng cô với cả hương nồng sắc xuân

Tháng ngày dạy dỗ ân cần

Cho bao thế hệ góp phần dựng xây

Tiếng cô tưởng nhớ mới đây

Xây bao hạnh phúc tràn đầy yêu thương.

Bài 3: Tặng thầy cô

Cảnh sắc trường em buổi tà chiều

Nắng vàng gió nhẹ lá đùa reo

Dòng sông uốn khúc ôm làng xóm

Rồng cuộn mây bay giữa suối đèo

Sinh nhật nhà giáo đã đến rồi

Em viết vần thơ tặng mỗi người

Kính chúc thầy cô vui mạnh khỏe

Bạn bè học giỏi lắm điểm 10

Chiều đông nắng nhẹ phủ đầy cây

Ơn nặng xiết bao với cô thầy

Đã chỉ cho em điêu khôn lớn

Đi tới tương lai nghĩa cáng dày

Mái trường thân yêu xiết bao tình

Tỏa sáng muôn phòng vạn học sinh

Lông cánh đủ đầy xây tổ ấm

Cất bước ra bước trưởng thành.

Em viết vần thơ tặng mái trường

Là nơi ấp ủ vạn tình thương

Sáng sáng chiều chiều bao kỷ niệm

Gần xa nghĩa cũ vạn nẻo đường.

Gửi tặng bạn: ✨ Những Bài Thơ Về Thầy Cô Hay Nhất ✨

Thơ Ngắn Về Thầy Cô Giáo Tự Sáng Tác

Tổng hợp các vần thơ ngắn về thầy cô giáo tự sáng tác đặc sắc nhất.

Bài 1: Không đề

Cầm bút lên định viết một bài thơ

Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.

Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

Biết bao giờ con lớn được,

Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

Những con chữ đều đều xếp thẳng

Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

Con đường trôi về phía chẳng là nhà…

Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

Có những điều vô cùng giản dị

Sao mãi giờ con mới nhận ra.

Bài 2: Thầy và chuyến đò xưa

Lặng xuôi năm tháng êm trôi

Con đò kể chuyện một thời rất xưa

Rằng người chèo chống đón đưa

Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

Bay lên tựa những cánh diều

Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên

Rời xa bến nước quên tên

Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

Giọt sương rơi mặn bên đời

Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông

Mắt thầy mòn mỏi xa trông

Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian…

Thơ Ngắn Về Thầy Cô Giáo Nhân Ngày 20-11

Cùng đọc và cảm nhận tình thầy trò cảm động qua bài thơ ngắn về thầy cô giáo nhân ngày 20-11.

Bài 1: Ngày Tết Nhà Giáo

Ngày vui xin chúc các Cô Thầy

Mạnh khỏe, bình an, giọng hát hay

Họp mặt cùng nhau vui tiệc nhỏ

Hoa tươi, chúc tụng thật đong đầy

Bao ngày vất vã bên trường lớp

Dạy dỗ đàn em nhiệt huyết say

Đóng góp cho đời thêm sắc thắm

Vinh danh rạng rỡ, cảm ơn dày …

(Tác giả: Đặng Ngọc Đào)

Bài 2: Mãi Nhớ 20/11

Bước đường quên cả gian lao

Công ơn trời bể gửi bao ân tình

Thầy Cô quên cả thân mình

Chữ yêu lặng đọng hành trình lượn theo.

Thác nghiêng soi bóng trăng treo

Ơn cao nghĩa nặng gió reo tặng người

Bên bờ suối vắng rạng ngời

Mát trong tinh khiết từng lời gửi trao.

Nhớ về giọng nói ngọt ngào

Mơ yêu…trò giỏi …ánh hào… lung linh…

(Tác giả: Donglam Tran)

Bài 3: Chúc Mừng Thầy Cô

Mừng ngày Giáo Dục đẹp hồng tươi

Tết của Thầy Cô rạng sắc ngời

Nắng sớm long lanh trong cả nước

Nhân dân ngưỡng mộ chúc đều trời

Yêu nghề dạy dỗ nhiều tâm đức

Mến nghiệp cùng xây quá tuyệt vời

Vững chắc niềm tin kiến thức chuẩn

Đưa thuyền đất nước mạnh muôn đời…

(Tác giả: Đặng Ngọc Đào)

Trọn bộ 🌹 Lời Chúc Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 Tháng 11 🌹 hay

Thơ Ngắn Về Thầy Cô Và Mái Trường

Trọn bộ bài thơ ngắn về thầy cô và mái trường đầy ắp kỷ niệm đẹp của lứa tuổi học trò.

Bài 1: Về lại trường xưa

Con về thăm lại trường xưa

Các em áo trắng ngây thơ nói cười

Từ đâu hàng lệ tuôn rơi

Con nghe vang vọng nụ cười ngày xưa

Con xa ngày ấy đến giờ

Con xa xa tiếng thầy cô giảng bài

Giờ về thăm lại trường ơi

Tóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu

Xây bao nhiêu những nhịp cầu

Giờ đây cô cũng mái đầu pha sương

Cô thầy là những tấm gương

Hướng cho tuổi trẻ con đường mình đi.

Bài 2: Về thăm cô

Bao năm lên phố, xa làng

Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê

Nhớ bài tập đọc a ê

Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ

Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ

Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.

Vở ngày thơ ấu lần xem

Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.

Tờ i nghệch ngoạc bút chì

Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề

Thương trường cũ, nhớ làng quê

Mơ sao được một ngày về thăm Cô!

Hoài niệm áo trắng ngày xưa

Thả trôi cánh phượng ngày hè

Trên cành khản giọng con ve kêu buồn

Ngày xưa mơ ước chuồn chuồn

Tiếng cười khúc khích tâm hồn bổng bay

Thòm thèm những túi ô mai

Học trò đùa cợt tương lai mong chờ

Áo trắng tung một trời thơ

Bao nhiêu hoài niệm giấc mơ xếp hàng

Sân trường còn mãi nắng vàng

Thầy cô ngày ấy muôn vàn nhớ nhung

Tìm về ký ức bâng khuâng

Bạn bè nhắc nhớ những lần chia tay

Màu mực lưu bút dần phai

Vọng về bạn cũ trường đây kiếm tìm

Vỉa hè thánh thót tiếng chim

Khát khao cười nói nỗi niềm cố nhân.

Bài viết hay về ngày Nhà giáo Việt Nam: 🌺 Stt 20/11 🌺

Thơ Ngắn Về Thầy Cô Bạn Bè Mái Trường

Những dòng thơ ngắn về thầy cô bạn bè mái trường gợi nhớ ký ức về khoảng thời gian đẹp đẽ nhất của đời người.

Bài 1: Cô ơi

Rời mái trường thân yêu

Bao năm rồi cô nhỉ?

Trong em luôn đọng lại

Lời dạy bảo của cô

Ngày ấy vào mùa thu

Bước chân em rộn rã…

Cô không lời từ giã

Xa trường tự lúc nào

Em ngỡ như chiêm bao

Cô về đâu, chẳng biết?

Vẫn vang lời tha thiết

Từ giọng cô dịu hiền

Thời gian bước triền miên

Cô chưa lần quay lại

Chúng em nhớ cô mãi

Mong thấy cô trở về

Lúc xưa cô vỗ về…

Nay chúng em khôn lớn

Ngày rời trường gần đến

Bao giờ gặp lại cô?!

Bài 2: Những Năm tháng ấy

Bao năm tháng, nay ta giật mình tỉnh giấc

Sắp qua rồi những tháng ngày thân thương

Những ngày vui của 1 thuở đến trường

Đang trôi dạt theo từng chòm mây trắng.

Con nhớ lắm những ngày xưa đằm thắm

Cô dạy con từng nét chữ vần thơ

Cô đưa con gõ cánh cửa cuộc đời

Và duyên dáng của một người con gái.

Tâm hồn con,một nỗi buồn dài

Cô ôm ấp, xoa đầu khi con khóc

Vầng trán cô những vần nhăn se sắt

Âu yếm nhìn chúng con

Tuổi nhỏ chúng con nào đâu biết ưu phiền

Vẫn ngỗ nghịch gọi cô là “trại chủ”

Và chúng con là những con cừu bé nhỏ

Cô chăn dắt trên đồng cỏ tri thức bao la.

Khi những ngày cuối của thời học sinh sắp qua

Con mới giật mình nhận ra một điều nho nhỏ

Một tình thương bao la và vô tận

Cô dành cả cho những con cừu nhỏ-chúng con.

Câu Thơ Ngắn Về Thầy Cô

Câu thơ ngắn về thầy cô dạt dào cảm xúc, tình yêu thương và kính trọng đến những người lái con đò tri thức.

Bài 1: Người lái đò

Một đời người – một dòng sông…

Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

“Muốn qua sông phải lụy đò”

Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa …

Tháng năm dầu dãi nắng mưa,

Con đò trí thức thầy đưa bao người.

Qua sông gửi lại nụ cười

Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

Con đò mộc – mái đầu sương

Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,

Khúc sông ấy vẫn còn đây

Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông…

Bài 2: Khi thầy về hưu

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao

Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:

“Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…”

Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào

Con nao nức bước vào trường trung học

Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc

Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?

Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?

Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi

Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?

Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao

Vai áo bạc như màu trang vở cũ

Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ

Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!

Bài 3: Lời trầm thầy tôi

Có những chiều hè, phượng đỏ rơi

Còn đâu năm cũ, sắp qua rồi.

Thương người bạn cũ, ân sâu nặng

Nhớ lại thầy xưa, tình chẳng phôi.

Muốn được cho đi, thầy phải có

Tâm thành đón nhận, lẽ trò tôi.

Cho không phải mất, tình muôn thuở.

Nhận được đời vui, nghĩa thế thôi.

Tổng hợp những 🌼 Câu Ca Dao Nói Về Thầy Cô, Tình Thầy Trò Hay 🌼

Bài Thơ Về Ngày 20/11

Giới thiệu đến bạn những bài thờ về ngày 20/11 độc đáo và ấn tượng.

Bài 1: Bụi Phấn

Thầy con giờ đã già rồi

Mắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâu

Phấn rơi bạc cả mái đầu

Đưa con qua những bể dâu cuộc đời

Mỗi khi bụi phấn rơi rơi

Thầy gieo mầm hạt những lời yêu thương

Cho con vững bước nẻo đường

Hành trang kiến thức, tình thương của thầy

Biết bao vất vả, đắng cay

Gạo tiền, cơm áo, vòng quay cuộc đời

Nhưng tâm thầy mãi sáng ngời

Dựng xây sự nghiệp trồng người thanh cao!

Trọn đời con mãi tự hào

Cúi đầu cung kính … thương sao dáng thầy

Dẫu đời xuôi, ngược đó đây

Tim con ghi khắc lời thầy khi xưa

Khuya rồi thầy đã ngủ chưa?

Ngàn bông hoa thắm kính thưa … dâng thầy

Cho con cuộc sống hôm nay

Mừng ngày Nhà Giáo ơn thầy chẳng quên!

(Thơ Hoài Thương)

Bài 2: Chuyến Đò Tri Thức

Tôi về thăm mái trường xưa

Bao nhiêu kỷ niệm như vừa mới đây

Pha sương mái tóc cô thầy

Bảng đen phấn trắng…còn đây căn phòng

Con đò neo đậu bến sông

Đưa đàn em nhỏ ấm nồng yêu thương

Bằng lăng tím rụng cuối đường

Phượng buồn nỗi nhớ vấn vương níu hè

Ríu ran chim hót cành me

Cánh diều mơ ước ta về tuổi thơ

Bên trang giáo án từng giờ

Lặng thầm thầy vẫn đưa đò qua sông

Ngoài sân vương sợi nắng hồng

Chuyến đò tri thức mênh mông tình thầy.

(Thơ Bằng Lăng Tím)

Gửi tặng bạn bài viết: ✏️ Thơ Tháng 11 Hay ✏️

Thơ Ngắn Kỷ Niệm Ngày Nhà Giáo

Dòng thơ ngắn kỷ niệm ngày Nhà giáo 20/11 như một lời tri ân và cảm ơn đến toàn thể giáo viên trên khắp đất nước Việt Nam.

Bài 1: Nhớ Ơn Thầy Cô

Trùng khơi sóng vỗ dạt dào

Núi cao nhạn biếc lượn vào mây xanh

Công Cha nghĩa Mẹ sinh thành

Ơn thầy Cô đã cho danh cuộc đời

Đã từ bao thủa xa xôi

Ông Cha mình đã dựng đồi nghĩa cao

Biết bao tình nghĩa Thầy trao

Cô cho trí thức bay vào mộng mơ

Cuộc đời luôn đẹp vần thơ

Tình Thầy nhắc nhở ai chờ đò sang

Cho dù vất vả trăm ngàn

Nhắc nhau ta nhớ cung đàn Thầy Cô….!

Bài 2: Hoa và ngày 20-11

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy

Còn rung rinh sắc thắm tươi

20-11 ngày năm ấy

Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi

Cô tôi mặc áo dài trắng

Tóc xanh cài một nụ hồng

Ngỡ mùa xuân sang quá

Học trò ngơ ngẩn chờ trông…

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy…

Xuân sang, thầy đã bốn mươi

Mái tóc chuyển màu bụi phấn

Nhành hoa cô có còn cài?

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy…

Tà áo dài trắng nơi nao,

Thầy cô – những mùa quả ngọt

Em bỗng thành hoa lúc nào.

Xúc động và nghẹn ngào khi đọc lại những bài thơ ngắn về thầy cô giáo. Đó cũng lời người học trò muốn nói về kỷ niệm, ký ức tuổi học trò với người giáo viên thân thương.

Gửi tặng bạn video những bài thơ về thầy cô giáo: