Viết Mở Bài Hay Về Bài Thơ Tây Tiến / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Mở Bài Kết Bài Cực Hay Cho Bài Thơ Tây Tiến

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ tinh tế, lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài “Tây Tiến”.

Mở bài 2 (gián tiếp)

Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng.

Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn học, với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc lên những câu thơ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Mở bài 4. (Facebook cô Diễm Hằng – Hà Nội)

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến : “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

Mở bài 5 (cho đoạn thơ thứ 3) (sưu tầm) Sau khi mở bài xong và dẫn dắt vào vấn đề theo yêu cầu của đề bài thì phần thân bài cần giới thiệu:

Bài thơ “Tây Tiến” có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong Lê) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.

Kết bài

Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947, thành phần chủ yếu là thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây. Năm 1948, Tây Tiến giải thể để thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. Sau khi rời đơn vị cũ chưa được bao lâu Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”.

“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy, con người ấy Vẫn sống muôn đời với núi sông”

Tóm lại, Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ là nỗi hoài niệm bâng khuâng về con đường hành quân giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng. Trên chặng đường quân hành đó, nổi bật lên là hình tượng người lính với tinh thần chiến đấu quả cảm và tâm hồn lãng mạn hào hoa dù phải sống giữa bao gian khổ và thiếu thốn. Xin được mượn mấy lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết:

Hiện tại chúng tôi có hơn 25 nghìn bài văn mẫu các thể loại.

Kho tài liệu, đề thi học sinh giỏi các lớp vô cùng phong phú.

Mỗi ngày cập nhật hơn 100 đề thi chất lượng từ các website bán tài liệu lớn.

3 Mẫu Mở Bài Hay Cho Bài Thơ Tây Tiến (Quang Dũng)

Chúng ta cùng tìm hiểu 3 mẫu mở bài hay cho bài thơ Tây tiến (Quang Dũng), đây là những dòng mở bài được cô động hay nhất mà các em có thể sử dụng.

3 Cách mở bài Tây tiến (Quang Dũng)

Mở bài Tây tiến (Quang Dũng) hay nhất số 1:

Quang Dũng là một hồn thơ chiến sĩ thời máu lửa oai hùng!

“Tây Tiến” là bài thơ của người lính nói về người lính – anh Vệ quốc quân thời 9 năm kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng vừa cầm sung đánh giặc vừa làm thơ nên thơ ông rất chân thực và hào sảng, dư ba. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948, khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc bước sang năm thứ ba, chặng đường kháng chiến còn đầy thử thách gian lao.

“Tây Tiến” nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào của Quang Dũng về đồng đội thân yêu, cùng vào sinh ra tử một thời trận mạc.

Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi làm nao lòng người. Nỗi nhớ thương, nỗi nhớ như nén chặt, bỗng trào dâng:

“Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”.

Mở bài Tây tiến (Quang Dũng) hay nhất số 2:

Quang Dũng một gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến Việt Nam. Tác phẩm ông để lại không nhiều, nhưng gây ấn tượng sâu sắc, đậm nét trong lòng bạn đọc, đặc biết là tác phẩm Tây Tiến. Người đọc ngoài ấn tượng về khung cảnh núi non hùng vĩ, vừa mơ mộng của nơi núi rừng còn ấn tượng bởi hình tượng người lính kiên cường, anh dũng, lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sáng hi sinh cho đất nước. Hình tượng người lính trong tác phẩm Tây Tiến mang một vẻ đẹp rất riêng, rất lạ, đặc trưng cho phong cách thơ Quang Dũng.

Tây Tiến được sáng tác năm 1948, tại Phù Lư Chanh, sau khi nhà thơ dời binh đoàn Tây Tiến để nhận nhiệm vụ khác. Chính hoàn cảnh sáng tác này đã cho thấy toàn bộ tác phẩm thấm đẫm trong nõi nhớ vừa tha thiết vừa thiêng liêng, khắc khoải.

Mở bài Tây tiến (Quang Dũng) hay nhất số 3:

Quang Dũng là nhà thơ – chiến sĩ, từng cầm súng đánh giặc và làm thơ thời kháng chiến chống Pháp. Năm 1948, tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây cũ), ông viết bài thơ “Tây Tiến” nói lên tình thương nhớ chiến trường miền Tây, nhớ đồng đội thân yêu một thời trận mạc. Mở đầu bài thơ là một lời nhắn gọi biết bao thiết tha bồi hồi:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi với”.

Bài thơ có 34 câu thơ thất ngôn, chia thành 4 đoạn, mỗi đoạn thơ là sự hồi tưởng bao kỉ niệm sâu sắc. Đây là đoạn thơ thứ hai có 8 câu mang vẻ đẹp như một bài hành nói về 2 nỗi nhớ: nhớ hội đuốc hoa và nhớ chiều sương Châu Mộc.

Hiện tại chúng tôi có hơn 25 nghìn bài văn mẫu các thể loại.

Kho tài liệu, đề thi học sinh giỏi các lớp vô cùng phong phú.

Mỗi ngày cập nhật hơn 100 đề thi chất lượng từ các website bán tài liệu lớn.

5 Mở Bài Tây Tiến Hay Dành Cho Học Sinh Thpt Tham Khảo

Mở bài 1: Phong trào thơ mới 1932 – 1945 đánh dấu sự thành công vượt bậc của văn học Việt Nam với sự đóng góp bởi các tên tuổi nổi tiếng với phong cách thơ lãng mạn; hào sảng nổi trội trong làng thơ như: Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Quang Dũng…Và hiển nhiên, không ai có thể quên Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng; bởi riêng mình Quang Dũng dường như đã tự tách biệt mình ra với hướng đi của các nhà thơ lãng mạn khác.

Mở bài 2: Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi; bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh, nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Và ” Tây Tiến ” là 1 trong những bài thơ hay; tiêu biểu của Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian

Mở bài 3: Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến : ” Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến “. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

Mở bài mẫu cho bài thơ Tây Tiến

Mở bài 4: Cho đến nay Tây tiến vẫn là một đài thơ (Thi Sơn) đầy kỳ bí. Cái ma lực, cái âm hưởng của bài thơ Tây tiến…chưa ai lý giải hết được.Phải chăng cái hay là bởi lời thơ, ý thơ; hình tượng thơ Giầu nhạc điệu được chứa trong một hồn thơ thật mới lạ và rất sâu sắc? Con người nồng hậu, nét bút tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ đã làm nên kiệt tác thơ Tây tiến. Với Tây tiến, Quang Dũng dưa ta đi vào một thế giới đầy mùi hương hoài niệm, của sự vọng tưởng diệu huyền.Với Tây tiến,Quang Dũng đã xây tượng đài về anh Bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến 9 năm đầy gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Mở bài 5: Nhà thơ Chế Lan Viên từng để tâm hồn thăng hoa trong những lời thơ sâu sắc: ” Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn “. Trong cuộc đời mỗi người từng gắn bó với nhiều mảnh đất. Mỗi mảnh đất ta qua đều trở thành dấu ấn, trở thành những kỉ niệm khó quên. Nhà thơ Quang Dũng cũng đã từng trải qua cảm xúc ấy. Nỗi nhớ của ông về những năm tháng kháng chiến; về những kỉ niệm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc đã được ghi lại chân thực trong bài thơ Tây Tiến.

Với 5 mở bài tây tiến được chia sẻ ở trên, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ chọn cho mình một mở bài thích hợp để viết mở bài Tây tiến hay cho từng đề bài.

Nhớ Về Bài Thơ “Tây Tiến”

Nhắc đến bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có lẽ ai ai cũng cảm nhận được thi vị lãng mạn, chất tráng ca của đoàn quân cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Họ là những học sinh, sinh viên, trí thức trẻ Hà Nội, vì độc lập tự do của Tổ quốc đã xếp bút nghiên, bỏ lại sau lưng Hà Nội phồn hoa, bạn bè, người yêu, gia đình… cầm súng bảo vệ nền độc lập non trẻ của đất nước. Đơn vị bộ đội này hoạt động chủ yếu trên địa bàn núi rừng miền Tây Bắc sang tới Thượng Lào, có nhiệm vụ đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp bảo vệ biên giới Việt-Lào. Sinh hoạt vô cùng thiếu thốn và gian khổ nhưng người lính Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn, lạc quan cách mạng. Cũng như những học sinh, sinh viên Hà Nội Tây tiến năm nào, chúng tôi, lứa học sinh năm cuối cấp ba (tháng 12 năm 1972) tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu, là lực lượng dự bị cho “mùa hè đỏ lửa”. Đó là lúc chiến tranh hết sức ác liệt với nhiều hy sinh mất mát…

Năm 1977, Đại đội chúng tôi đóng quân ở phía Đông thị xã Saravane (Sa-la-vẳn) miền Nam nước bạn Lào, cách Pakse (Pắc-xế) chừng 125 km, nơi tiếp giáp biên giới Thái Lan và Campuchia. Chúng tôi cùng các đơn vị bạn khôi phục tuyến đường huyết mạch chạy từ Nam Lào đến biên giới Campuchia. Công việc làm đường chủ yếu dùng sức người vô cùng vất vả nhưng gian lao hiểm nguy nhất lại là những cơn sốt rét rừng dai dẳng tàn phá sức khoẻ của bộ đội, là lũ phỉ Vàng Pao đeo bám tấn công bất cứ lúc nào. Vậy nên chúng tôi hệt như “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc - Quân xanh màu lá dữ oai hùm - Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”. Vừa làm đường vừa tiễu phỉ bảo vệ mình và bảo vệ nước bạn, có những cán bộ, chiến sĩ hy sinh bởi sốt rét rừng, bởi đạn giặc đã nằm lại trên đất bạn như các anh bộ đội Tây Tiến xưa “Tây Tiến người đi không hẹn ước - Đường lên thăm thẳm một chia phôi-Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy-Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

Thế đấy, con người ta thường nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào, những bước thành đạt còn chúng tôi lại nhớ về thời gian khổ, hy sinh, nhớ bài thơ Tây Tiến, nhớ những cậu học trò “trói gà không chặt” nhưng khi mặc áo lính thì dũng cảm anh hùng. Có lẽ ngoài lý tưởng cách mạng, nhiệt huyết, sức trẻ còn có sự tiếp sức của những “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” mà họ có thể là bóng kiều, là bạn bè, là người chị, người mẹ, là dòng người thân thương nơi phố phường và hơn cả là sức mạnh của dân tộc Việt Nam yêu hoà bình dưới sự dẫn dắt của Đảng ta. Đa số họ chưa là đảng viên nhưng họ đi theo Đảng, họ chiến đấu vì Tổ quốc. Trong thời khắc cả nước đang nô nức chuẩn bị chào mừng kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, nhớ về bài thơ “Tây Tiến”, chúng tôi nhớ đến thời kỳ cách mạng oai hùng của dân tộc, về Đảng quang vinh.

Mỹ Hạnh