Viết Mở Bài Của Bài Thơ Tỏ Lòng / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Mở Bài Kết Bài Tỏ Lòng Hay Nhất

Mở bài Kết Bài tỏ lòng

Top 4 mở bài tỏ lòng

Mở bài bài thơ tỏ lòng

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng nổi tiếng đời Trần với tài văn võ song toàn, lại mang một ý chí chiến đấu vì dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ông còn sáng tác nhiều bài thơ thể hiện chí nam nhi và lòng yêu nước. Tiếc rằng các tác phẩm của ông đã thất lạc gần hết, chỉ còn lại hai bài thơ là “Thuật hoài” (Tỏ nỗi lòng) và “Vãn Hưng Đạo Đại Vương” (Khóc viếng Hưng Đạo Đại Vương). Trong đó bài “Thuật hoài” là áng thơ thể hiện hùng tâm tráng chí của một bậc đại trượng phu.

Nhắc đến danh thần Phạm Ngũ Lão, nhà sử học Ngô Sĩ Liên từng viết cho rằng: Nếu như học vấn của Hưng Đạo Vương thể hiện qua bài hịch thì học vấn của Phạm Ngũ Lão lại biểu hiện ở lời thơ. ‘Lời thơ’ ở đây mà Ngô Sĩ Liên nhắc đến chính là bài “Thuật hoài” (Tỏ lòng). Quả thật, khúc tráng ca hào hùng ấy không chỉ nói lên sự uyên thâm trong học vấn mà còn phải được viết ra từ một người con mang nặng nỗi lòng dân tộc, tình yêu nước thương dân và khát vọng được cống hiến với sự nghiệp của đất nước.

Mở bài nâng cao Tỏ Lòng

Thời nhà Trần với bao chiến công lẫy lừng đã trở thành cảm hứng sác tác chung của các vị danh thần, tướng sĩ lúc bấy giờ, điều đó được ghi lại trong những áng văn chương kiệt xuất như: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu,… Và sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc tới “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ là một khúc tráng ca hào hùng và mang nặng nỗi niềm yêu nước thương dân của tác giả.

Mở bài tỏ lòng hay

Top 3 kết bài Tỏ lòng

Kết bài trực tiếp tỏ lòng

Quả thật, thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. Phạm Ngũ Lão qua bài thơ “Tỏ lòng” đã cho ta thấy rõ điều đó. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng không hề gãy ý, ngôn ngữ hàm súc, đạt đến độ súc tích cao. Tất cả đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những con người có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao cả, hòa chung với khí thế hào hùng của dân tộc.

Kết bài hay tỏ lòng

Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại và ngòi bút của Phạm Ngũ Lão qua “Tỏ lòng đã làm được điều đó. Những tâm tư, nỗi tiềm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm qua những ngôn từ súc tích, ngắn gọn nhưng sức biểu đạt cao đã làm lay động trái tim bao bạn đọc, vấn vương trong lòng những người con yêu nước trong suốt bao nhiêu năm qua.

Soạn Bài Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão

– Những nét cơ bản về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách tác giả

– Hoàn cảnh lịch sự – xã hội: hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ) cụ thể của tác phẩm.

– Đặc trưng cơ bản về thi pháp trung đại.

Thứ hai, kiến thức cơ bản. Bao gồm:

– Nghĩa của từ, ngữ (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ – nếu bằng chữ Hán).

– Các phép sử dụng từ ngữ

– Hình ảnh, tâm sự nhân vật trữ tình

– Ý nghĩa, giá trị đối với hiện tại

2. Về tác giả

– Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320), người làn Phù Hủng nay thuộc huyện Ân Thi, Hưng Yên.

– Thời Trần, các quý tộc có đất phong (gọi là điền trang, thái ấp), quân đội riêng. Trong phủ đệ của mỗi quý tộc thuộc quyền có ba hạng: gia nô (nô bộc), gia binh, gia tướng (binh lính, tướng lĩnh) và gia khách (khách nuôi trong nhà). Phạm Ngũ Lão là gia khách của Trần Hưng Đạo, sau hành cong rể (lấy con gái nuôi), trong coi đạo quân hữu vệ (gia tướng).

– Trong hai lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ 2 và 3 (1885 – 1888), Trần Hưng Đạo tổng chỉ huy toàn quân (gồm quân của nhà vua và các quý tộc), cùng gia binh đã làm nên đại thắng. Phạm Ngũ Lạo trưởng thành trong hai cuộc chiến này, lập được nhiều công lớn, là một trong những vị tướng dũng mạng, anh hùng lừng lẫy.

– Nhưng điều quan trọng, ông là một người văn võ song toàn. Bởi lẽ, nếu không có văn tài, ông không thể có tác phẩm để đời – Thuật hoài (tỏ lòng).

3. Nhìn chung tác phẩm

– Đây là một bài thơ Đường luật tứ tuyệt (tuyệt cú), viết bằng chữ Hán.

– Bài thơ chia làm hai phần: hai câu đầu, nêu sự vật; hai câu sau, nêu cảm nghĩ, tính sử thi. Chỉ qua hai nét phác họa (cảnh, người) đã làm nổi lên vẻ đẹp người anh hùng và thời đại anh hùng đời Trần mà sử quen gọi là Thời đại Đông A – Hào khí Đông A (do chiết tự chữ Trần, theo lối Hán tự).

– Bài thơ nằm trong hệ thống văn họ Hào khí Đông A mà một số tác phẩm đã được học trong chương trình THCS: Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.

5. Rèn luyện kĩ năng

Câu 1. So sánh câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch, ta thấy hai từ “múa giáo” chư­a thể hiện đư­ợc hết ý nghĩa của hai từ “hoành sóc”. “Hoành sóc” là cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ non sông. Từ ý nghĩa lẫn âm hư­ởng, từ “hoành sóc” đều tạo ra cảm giác kì vĩ và lớn lao hơn.

Trong câu thơ đầu này, con ngư­ời xuất hiện trong bối cảnh không gian và thời gian đều rộng lớn. Không gian mở theo chiều rộng của núi sông và mở lên theo chiều cao của sao Ngư­u thăm thẳm. Thời gian không phải đo bằng ngày bằng tháng mà đo bằng năm, không phải mới một năm mà đã mấy năm rồi (cáp kỉ thu). Con ngư­ời cầm cây tr­ường giáo (cũng đo bằng chiều ngang của non sông), lại đư­ợc đặt trong một không gian, thời gian như­ thế thì thật là kì vĩ. Con ng­ười hiên ngang ấy mang tầm vóc của con ng­ười vũ trụ, non sông.

Câu 2. Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có hai cách hiểu : Thứ nhất, ta có thể hiểu là “ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”. Nhưng cũng có thể giải thích theo cách khác, với cách hiểu là: Ba quân hùng mạnh khí thế át sao Ngưu. Có thể nói quân đội nhà Trần mạnh cả về trí và lực, không những nó có được đầy đủ binh hùng tướng mạnh mà còn có những vị đại tướng quân trí dũng song toàn (như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật…). Vì thế thật không quá khoa trương khi nói: cái khí thế ấy đúng là đủ sức làm đổi thay trời đất.

Câu 3. Tỏ lòng là bài thơ nói chí. Đó là cái chí của những bậc nam nhi trong thiên hạ. Chính vì thế, món “nợ công danh” mà nhà thơ nói đến ở đây vừa là khát vọng lập công, lập danh (mong để lại tiếng thơm, sự nghiệp cho đời) vừa có ý “ch­ưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước”. Theo quan niệm lí tưởng của trang nam nhi thời phong kiến thì công danh đư­ợc coi là một món nợ đời phải trả. Trả xong nợ công danh mới hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nư­ớc. Ở phần cuối của bài thơ, tác giả vẫn “thẹn” vì mình ch­a đ­ược như­ Vũ Hầu Gia Cát Lư­ợng, nghĩa là vẫn muốn lập công lập danh để giúp nư­ớc giúp đời.

Câu 4. Trong câu thơ cuối, nỗi “thẹn” đã thể hiện vẻ đẹp nhân cách của ngư­ời anh hùng. Phạm Ngũ Lão “thẹn” vì chư­a có đ­ược tài năng m­ưu l­ược như­ Vũ Hầu Gia Cát Lư­ợng (Khổng Minh – đời Hán) để giúp dân cứu nư­ớc, thẹn vì trí và lực của mình thì có hạn mà nhiệm vụ khôi phục giang sơn, đất nư­ớc còn quá bộn bề. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão cũng là những day dứt của Nguyễn Trãi hay của Nguyễn Khuyến sau này. Đó là những nỗi thẹn có giá trị nhân cách – nỗi thẹn của những con ngư­ời có trách nhiệm với đất n­ước, non sông.

Câu 5. Ngư­ời xư­a nói “Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách”. Câu nói ấy quả rất đúng với tinh thần của bài thơ “Tỏ lòng”. Đọc những dòng thơ hào hùng khí thế, ta có thể cảm nhận rât rõ vẻ đẹp sức vóc và ý chí của những trang nam nhi thời đại nhà Trần. Âm h­ưởng anh hùng ca của thời đại do những con ngư­ời ấy tạo nên và cũng chính âm h­ưởng ấy tôn lên vẻ đẹp anh hùng của họ. Họ đã từ bỏ lối sống tầm th­ường, ích kỉ, để sẵn sàng chiến đấu và hy sinh cho sự nghiệp cứu n­ước, cứu dân. Tinh thần và ý chí ngoan cư­ờng của những con ng­ười ấy sẽ vẫn mãi là lí t­ưởng cho nghị lực và sự phấn đấu của tuổi trẻ hôm nay và mai sau.

Nhận xét

Soạn Bài Tỏ Lòng (Thuật Hoài) Của Phạm Ngũ Lão

BÀI LÀM

TIỂU DẪN

Tác giả

Phạm Phũ Lão (1255 – 1320) quê ở Hưng Yên.

Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên

Là võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ và từng được ngợi ca là người văn võ toàn tài.

Tác phẩm của ông hiện còn hai bài thơ là Tỏ lòng (Thuật Hoài) và Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Câu 1.

Điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán (qua phần dịch nghĩa) với câu thơ dịch:

Nguyên tác: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”. Trong câu thơ này, tác giả sử dụng từ “hoành sóc” âm điệu hào hùng, mạnh mẽ. Vừa thể hiện tư thế hiên ngang, kiên cường bất khuất, luôn sẵn sàng, chủ động chiến đấu trong bất kỳ mọi hoàn cảnh nào, vừa làm nổi bật lên ý chí anh hùng cường tráng của người cầm giáo.

Thời gian và không gian trong câu thơ cũng bao hàm ý nghĩa rất rộng. Từ “giang sơn” thể hiện một không gian rộng lớn, bao gồm toàn bộ đất nước và tất cả những gì thuộc về đất nước.

“kháp kỉ thu” – sự vượt trội về thời gian. Thời gian vô hạn. Có nghĩa là con người cầm giáo luôn luôn anh dũng, không bao giờ chịu khuất phục. Con người làm chủ cả không gian và thời gian dù không gian vô biên và thời gian vô hạn.

Câu thơ dịch: “Múa giáo non sông trải mấy thu”. Câu thơ có thể hiện ý nghĩa về tinh thần can đảm của người cầm giáo nhưng từ “múa giáo” chưa đủ mạnh mẽ để bộc lộ hết tinh thần quả cảm, quyết chiến quyết thắng của vị anh hùng mà tác giả muốn hướng tới.

Từ “trải mấy thu” cũng chưa đủ dài và rộng như từ “kháp kỉ thu” trong nguyên tác.

Câu 2.

Sức mạnh của quân đội nhà Trần qua câu thơ: “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”:

Câu thơ trên có hai cách hiểu:

Cách hiểu như câu thơ dịch nghĩa: “Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu”. Ý chỉ sức mạnh của quân đội nhà Trần vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt cả về sức mạnh lẫn ý chí.

Cách hiểu thứ hai: “khí thôn ngưu” là khí thế át sao Ngưu (chỉ chung khí thế át cả sao trời). Nghĩa là quân đội có sức mạnh làm lay chuyển cả trời đất – một sức mạnh vô cùng lớn lao.

Dù hiểu theo cách nào, câu thơ cũng vẫn thể hiện cả ý chí và sức mạnh của quần đội nhà Trần. Sức mạnh ấy luôn hùng dũng và mạnh mẽ.

Câu 3.

Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: Lập công (để lại sự nghiệp, lập danh (để lại tiếng thơm).

Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.

Cả hai nghĩa trên (Đáp án đúng)

Trong văn hóa cổ truyền của xã hội xưa, người con trai chỉ xứng danh là “đấng nam nhi” khi đã lập được chiến công với dân với nước. Vì vậy, trong bài thơ này, tác giả dùng từ “nợ” để vừa thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo, vừa thúc giục bản thân mình và cũng là động viên các trai tráng khác hãy cố gắng phấn đấu để lập công, lập danh hoàn thành nghĩa vụ với dân với nước, để xứng đáng là một “đấng nam nhi” trong thiên hạ.

Câu 4.

Phân tích ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong thơ cuối:

Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu (Nguyên tác)

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu (Dịch thơ)

Trong câu thơ này, tác giả nhắc đến nhân vật lịch sử nổi tiếng Vũ Hầu Gia Cát Lượng. Người bình thường không thể so sánh với nhân vật này được. Nhưng với ý chí và tài năng của mình, Phạm Ngũ Lão đã hướng mình đến Vũ hầu với nỗi “thẹn” rất xứng đáng.

“Thẹn” vì ông cảm thấy rằng bản thân mình vẫn còn chưa làm được công danh to lớn cho đất nước. Vì thế, khi nhắc đến Vũ hầu, ông cảm thấy mình còn kém cỏi và cần phải phấn đấu hơn.

“Thẹn” – còn là một cách thể hiện nhân cách cao quý của người anh hùng Phạm Ngũ Lão. Ông vươn mình đến với những bậc thánh hiền trong lịch sử. Và ông cũng tự nhắc nhở bản thân cố gắng hơn nữa để giúp dân, giúp nước.

Câu 5.

Qua những lời thơ tỏ lòng, em thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp rất hào hùng, anh dũng và lẫm liệt.

Vẻ đẹp ấy được thể hiện về mọi mặt: ý chí, khí phách và tư thế. Tất cả đều được tác giả thể hiện qua những từ ngữ gợi hình, gợi cảm rất sâu sắc và nghệ thuật.

Không những thế, hình ảnh trang nam nhi thời Trần còn là một tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo. Đó là tấm gương về ý chí sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi; là tấm gương về ý chí quyết tâm xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh.

Mỗi người trong chúng ta hãy tự xây cho mình một lý tưởng sống, một ước mơ cao đẹp giúp ích cho đời.

Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão 2022

Hướng dẫn lạp dàn ý phân tích Tỏ Lòng và bài văn phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão để các em học sinh tham khảo và học tập.

– Giới thiệu khái quát về nhà thơ Phạm Ngũ Lão.

– Câu thơ thứ nhất: hình ảnh một trang nam tử thời Trần với tư thế hiên ngang, sẵn sàng xả thân vì nước.

+ không gian bao la, rộng lớn mênh mông, hùng vĩ của núi sông, của Tổ quốc.

– Câu thơ thứ hai: hình ảnh, khí thế dũng mãnh của quân đội thời Trần

– Tác giả đã thể hiện nỗi thẹn của mình vì chưa hoàn thành giấc mộng công danh bởi với quan niệm của Nho giáo thời xưa, công danh là một trong hai món nợ lớn mà một trang nam nhi mang trên mình khi ra đời.

– Mượn điển cố điển tích chuyện Vũ hầu – con người hết lòng hết sức, tận tâm tận lực vì non sông đất nước tác giả đã thể hiện nỗi thẹn của chính bản thân mình khi chưa thực hiện được giấc mộng công danh.

– Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật cả bài thơ

– Từ bài thơ, liên hệ với lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.

II. Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng

Câu thơ mở đầu bài thơ dường như đã mở ra trước mắt bạn đọc hình ảnh một trang nam tử thời Trần với tư thế hiên ngang, sẵn sàng xả thân vì nước. Với cách sử dụng từ độc đáo “hoành sóc” tác giả đã dựng lại một cách thành công hình ảnh một nam tử thời Trần đang trong tư thế cầm ngang ngọn giáo – một hành động vững chắc, kiên cường. Thêm vào đó, hành động cầm ngang ngọn giáo lại được tác giả đặt trong không gian bao la, rộng lớn mênh mông, hùng vĩ của núi sông, của Tổ quốc, qua đó càng làm bật nổi thêm vẻ đẹp hiên ngang, làm chủ quê hương đất nước của những nam nhi thời Trần. Đồng thời, câu thơ thứ hai giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc và rõ nét về hào khí thời Trần. Hình ảnh gợi lên một cách trọn vẹn, tổng quát về hình ảnh quân đội nhà Trần. ấy chính là tiền quân, trung quân, hậu quân – ba lực lượng quân chủ yếu trong quân đội nhà Trần. Hình ảnh, sức đội ấy của quân đội nhà Trần được tác giả miêu tả chi tiết, sinh động qua việc sử dụng các từ ngữ “tì hổ”, “khí thôn ngưu”. Với việc so sánh hình ảnh quân đội nhà Trần với – loài hổ báo, mãnh thú chốn rừng xa, tác giả đã cụ thể hóa sức mạnh và khí thế hùng dũng, dũng mãnh của quân đội nhà Trần. Đồng thời, sức mạnh ấy còn được tỏ rõ qua hình ảnh “khí thôn ngưu”, hình ảnh ấy đã thêm một lần nữa nhấn mạnh khí thế của quân đội nhà Trần – những người trẻ tuổi mà khí thế hùng dũng, hiên ngang. Như lại, hai câu đầu bài thơ với việc sử dụng các hình ảnh ước lệ tượng trưng, so sánh độc đáo đã làm bật nổi hình ảnh của con người và quân đội nhà Trần với hào khí Đông A vang dội, mạnh mẽ, hào sảng khắp núi sông.

Nếu hai câu thơ đầu của bài thơ tác giả làm nổi bật hình ảnh, khí thế của con người và thời đại nhà Trần thì trong hai câu thơ còn lại, tác giả tập trung thể hiện nỗi thẹn của chính tác giả Phạm Ngũ Lão.

Hai câu thơ với giọng điệu trầm lắng và đầy suy tư đã giúp chúng ta nhận thấy tâm trạng suy tư, trăn trở, đầy lo âu, suy nghĩ của chính tác giả Phạm Ngũ Lão. Với hai câu thơ này, tác giả đã thể hiện nỗi thẹn của mình vì chưa hoàn thành giấc mộng công danh bởi với quan niệm của Nho giáo thời xưa, công danh là một trong hai món nợ lớn mà một trang nam nhi mang trên mình khi ra đời. Đồng thời, thêm vào đó, tác giả còn cảm thấy thẹn với Vũ hầu. Mượn điển cố điển tích chuyện Vũ hầu – con người hết lòng hết sức, tận tâm tận lực vì non sông đất nước tác giả đã thể hiện nỗi thẹn của chính bản thân mình khi chưa thực hiện được giấc mộng công danh. Nhưng nhìn suốt cuộc đời của Phạm Ngũ Lão chúng ta dễ dàng nhận thấy ông là một người suốt cuộc đời cống hiến, hết lòng phục vụ cho nhà Trần nhưng đến cuối cuộc đời mình ông vẫn thấy thẹn, điều đó một lần nữa cho chúng ta thấy nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão xét đến cùng là nỗi thẹn của một người có nhân cách cao đẹp, thể hiện ước mơ, khát vọng, hoài bão để thực hiện lí tưởng của mình.

Tóm lại, với việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, các điển cố điển tích và bút pháp gợi tả, bài thơ Phạm Ngũ Lão đã thể hiện một cách chân thực vẻ đẹp, sức mạnh của con người, quân đội thời Trần, đồng thời, bài thơ cũng thể hiện được vẻ đẹp nhân cách của chính tác giả. Thêm vào đó, qua bài thơ cũng giúp chúng ta rút ra nhiều bài học sâu sắc về lí tưởng sống của thanh niên trong bối cảnh hiện nay.

Đánh giá bài viết!

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.