Viết Mở Bài Của Bài Thơ Tây Tiến / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Mở Bài Kết Bài Cho Tây Tiến

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ tinh tế, lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài “Tây Tiến”.

Mở bài 2 (gián tiếp)

Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng.

Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn học, với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc lên những câu thơ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Mở bài 4. Mở bài này thầy Phan Danh Hiếu viết thêm ngày 5.11.2019

Bàn về sức sống của văn chương nghệ thuật, trong bài thơ “Nghĩ lại về Pau-xtốp-xki” – nhà thơ Bằng Việt từng viết: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu”. Vâng! Có những tác phẩm ra đời để rồi chìm khuất giữa ồn ào náo nhiệt của phiên chợ văn chương, nhưng cũng có những tác phẩm lại như “những dòng sông đỏ nặng phù sa”, như “bản trường ca rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” để rồi in dấu ấn và chạm khắc trong tâm khảm ta những gì đẹp nhất để “suốt đời đi vẫn nhớ”. Đó phải chăng là những tác phẩm đã “vượt qua mọi băng hoại” của thời gian trở thành “bài ca đi cùng năm tháng” để lại trong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ những dư vang không thể nào quên. Một trong số bài ca đó phải kể đến “Tây Tiến” của người nghệ sĩ đa tài Quang Dũng. Trong bài thơ có những vần thơ thật lắng đọng, đặc biệt là đoạn tả chân dung người lính:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Mở bài 5. (Facebook cô Diễm Hằng – Hà Nội)

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến : “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA THẦY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG. BẤM VÀO

Mở bài 6 (cho đoạn thơ thứ 3) (trích 127 BÀI VĂN) Sau khi mở bài xong và dẫn dắt vào vấn đề theo yêu cầu của đề bài thì phần thân bài cần giới thiệu:

Bài thơ “Tây Tiến” có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong Lê) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.

Kết bài

Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947, thành phần chủ yếu là thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây. Năm 1948, Tây Tiến giải thể để thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác. Sau khi rời đơn vị cũ chưa được bao lâu Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”.

“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy, con người ấy Vẫn sống muôn đời với núi sông”

Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ là nỗi hoài niệm bâng khuâng về con đường hành quân giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng. Trên chặng đường quân hành đó, nổi bật lên là hình tượng người lính với tinh thần chiến đấu quả cảm và tâm hồn lãng mạn hào hoa dù phải sống giữa bao gian khổ và thiếu thốn. Xin được mượn mấy lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết:

CÁCH VIẾT MỞ BÀI HAY – XEM VIDEO

3 Mẫu Mở Bài Hay Cho Bài Thơ Tây Tiến (Quang Dũng)

Chúng ta cùng tìm hiểu 3 mẫu mở bài hay cho bài thơ Tây tiến (Quang Dũng), đây là những dòng mở bài được cô động hay nhất mà các em có thể sử dụng.

3 Cách mở bài Tây tiến (Quang Dũng)

Mở bài Tây tiến (Quang Dũng) hay nhất số 1:

Quang Dũng là một hồn thơ chiến sĩ thời máu lửa oai hùng!

“Tây Tiến” là bài thơ của người lính nói về người lính – anh Vệ quốc quân thời 9 năm kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng vừa cầm sung đánh giặc vừa làm thơ nên thơ ông rất chân thực và hào sảng, dư ba. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948, khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc bước sang năm thứ ba, chặng đường kháng chiến còn đầy thử thách gian lao.

“Tây Tiến” nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào của Quang Dũng về đồng đội thân yêu, cùng vào sinh ra tử một thời trận mạc.

Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi làm nao lòng người. Nỗi nhớ thương, nỗi nhớ như nén chặt, bỗng trào dâng:

“Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”.

Mở bài Tây tiến (Quang Dũng) hay nhất số 2:

Quang Dũng một gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến Việt Nam. Tác phẩm ông để lại không nhiều, nhưng gây ấn tượng sâu sắc, đậm nét trong lòng bạn đọc, đặc biết là tác phẩm Tây Tiến. Người đọc ngoài ấn tượng về khung cảnh núi non hùng vĩ, vừa mơ mộng của nơi núi rừng còn ấn tượng bởi hình tượng người lính kiên cường, anh dũng, lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sáng hi sinh cho đất nước. Hình tượng người lính trong tác phẩm Tây Tiến mang một vẻ đẹp rất riêng, rất lạ, đặc trưng cho phong cách thơ Quang Dũng.

Tây Tiến được sáng tác năm 1948, tại Phù Lư Chanh, sau khi nhà thơ dời binh đoàn Tây Tiến để nhận nhiệm vụ khác. Chính hoàn cảnh sáng tác này đã cho thấy toàn bộ tác phẩm thấm đẫm trong nõi nhớ vừa tha thiết vừa thiêng liêng, khắc khoải.

Mở bài Tây tiến (Quang Dũng) hay nhất số 3:

Quang Dũng là nhà thơ – chiến sĩ, từng cầm súng đánh giặc và làm thơ thời kháng chiến chống Pháp. Năm 1948, tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây cũ), ông viết bài thơ “Tây Tiến” nói lên tình thương nhớ chiến trường miền Tây, nhớ đồng đội thân yêu một thời trận mạc. Mở đầu bài thơ là một lời nhắn gọi biết bao thiết tha bồi hồi:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi với”.

Bài thơ có 34 câu thơ thất ngôn, chia thành 4 đoạn, mỗi đoạn thơ là sự hồi tưởng bao kỉ niệm sâu sắc. Đây là đoạn thơ thứ hai có 8 câu mang vẻ đẹp như một bài hành nói về 2 nỗi nhớ: nhớ hội đuốc hoa và nhớ chiều sương Châu Mộc.

Hiện tại chúng tôi có hơn 25 nghìn bài văn mẫu các thể loại.

Kho tài liệu, đề thi học sinh giỏi các lớp vô cùng phong phú.

Mỗi ngày cập nhật hơn 100 đề thi chất lượng từ các website bán tài liệu lớn.

5 Mở Bài Tây Tiến Hay Dành Cho Học Sinh Thpt Tham Khảo

Mở bài 1: Phong trào thơ mới 1932 – 1945 đánh dấu sự thành công vượt bậc của văn học Việt Nam với sự đóng góp bởi các tên tuổi nổi tiếng với phong cách thơ lãng mạn; hào sảng nổi trội trong làng thơ như: Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Quang Dũng…Và hiển nhiên, không ai có thể quên Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng; bởi riêng mình Quang Dũng dường như đã tự tách biệt mình ra với hướng đi của các nhà thơ lãng mạn khác.

Mở bài 2: Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi; bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh, nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Và ” Tây Tiến ” là 1 trong những bài thơ hay; tiêu biểu của Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian

Mở bài 3: Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến : ” Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến “. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

Mở bài mẫu cho bài thơ Tây Tiến

Mở bài 4: Cho đến nay Tây tiến vẫn là một đài thơ (Thi Sơn) đầy kỳ bí. Cái ma lực, cái âm hưởng của bài thơ Tây tiến…chưa ai lý giải hết được.Phải chăng cái hay là bởi lời thơ, ý thơ; hình tượng thơ Giầu nhạc điệu được chứa trong một hồn thơ thật mới lạ và rất sâu sắc? Con người nồng hậu, nét bút tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ đã làm nên kiệt tác thơ Tây tiến. Với Tây tiến, Quang Dũng dưa ta đi vào một thế giới đầy mùi hương hoài niệm, của sự vọng tưởng diệu huyền.Với Tây tiến,Quang Dũng đã xây tượng đài về anh Bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến 9 năm đầy gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Mở bài 5: Nhà thơ Chế Lan Viên từng để tâm hồn thăng hoa trong những lời thơ sâu sắc: ” Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn “. Trong cuộc đời mỗi người từng gắn bó với nhiều mảnh đất. Mỗi mảnh đất ta qua đều trở thành dấu ấn, trở thành những kỉ niệm khó quên. Nhà thơ Quang Dũng cũng đã từng trải qua cảm xúc ấy. Nỗi nhớ của ông về những năm tháng kháng chiến; về những kỉ niệm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc đã được ghi lại chân thực trong bài thơ Tây Tiến.

Với 5 mở bài tây tiến được chia sẻ ở trên, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ chọn cho mình một mở bài thích hợp để viết mở bài Tây tiến hay cho từng đề bài.

Soạn Bài Thơ Tây Tiến

Bài làm Câu 1. Theo văn bản, bài thơ có bốn đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.

Có thể chia bài thơ thành 4 đoạn như sau:

Đoạn 1. Từ đầu đến “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Đoạn thơ nói về nỗi nhớ của nhà thơ về đồng đội của mình khi họ phải đối mặt với những cuộc hành quân làm nhiệm vụ giữa núi rừng Tây Bắc.

Đoạn 2. Tiếp đến “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Là nỗi nhớ của nhà thơ về những vẻ đẹp bí ẩn trong đêm hội đuốc hoa tổ chức trong doanh trại và vẻ đẹp của sông nước Tây Bắc.

Đoạn 3. Tiếp đến “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Là nỗi nhớ của nhà thơ về đồng đội của mình khi họ phải đối mặt với gian khổ, bệnh tật và đặc biệt là với cái chết.

Đoạn 4. Còn lại. Lời tâm nguyện mãi mãi gắn bó với Tây Tiến và với miền Tây của Quang Dũng cũng như của những người lính Tây Tiến.

Câu 2. Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy như thế nào?

Bức tranh thiên nhiên ở đoạn thơ thứ nhất nổi bật lên với vẻ đẹp lãng mạn. Đó là vẻ đẹp của núi rừng, của những địa danh nơi đoàn quan hành quân qua: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu. Mặc dù đường hành quân gian nan nguy hiểm: khúc khủyu, thăm thẳm, có thác, có cọp nhưng ở đó đoàn quân vẫn nhìn và cảm nhận nó bằng những hình ảnh đầy lãng mạn, mơ mộng: sương lấp, hoa về, cồn mây, mưa xa khơi…

Trên nền cảnh ấy, đoàn quân Tây Tiến hiện ra với những biểu tượng của người lính: súng và mũ. Sự mệt mỏi khiến họ đi không nổi nhưng họ vẫn hết sức yêu đời, vẫn nhìn cảnh vật bằng cái nhìn tươi đẹp nhất và vẫn ngủ gục trên những cây súng cùng nhau. Họ là những người thanh niên trai tráng, yêu đời, yêu nước; trước cái chết nhưng vẫn vô cùng hiên ngang.

Câu 3. Đoạn thơ thứ hai lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây, khác với cảnh vật ở đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy?

Ở đoạn hơ thứ hai, phong cảnh lại hiện lên với vẻ đẹp rộn rã, tươi vui của đêm hội đuốc hoa: xiêm áo, khèn, nhạc… Những cô gái dân tộc e ấp trong những điệu nhảy truyền thống và say sưa trong lời ca nốt nhạc.

Những người lính ở đoạn này lại hiện lên với vẻ hết sức hào hoa. Họ vẫn sẵn sàng hòa mình vào với cuộc sống của nhân dân, chung hưởng niềm vui của người bản địa. Vẫn nhớ về châu Mộc với dáng người con gái trên con thuyền lênh đênh dòng nước lũ. Tình quân dân giữa nhưng người lính Tây Tiến và những người dân miền Tây vô cùng gắn bó, đậm đà, son sắt. Họ sống đúng với lứa tuổi của mình, yêu đời, trẻ trung, không hề thấy bóng dáng của cái chết và chiến tranh ở đây.

Câu 4. Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa ở đoạn thơ thứ ba. Qua đó, hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.

Ở đoạn thơ thứ ba, hình ảnh người lính hiện lên có sự xen lẫn giữa lãng mạn, anh hùng nhưng cũng vô cùng hào hoa.

Vẻ đẹp lãng mạn và anh hùng ở chỗ: vì sốt rét mà rụng hết tóc, vì phải cạo trọc đầu để đánh giáp lá cà thế nhưng họ vẫn coi đó là điểm độc đáo, là đặc trưng không thể lẫn lộn của binh đoàn Tây Tiến. Vì sốt rét và thiếu ăn nên da xanh bủng beo, vì phải dùng lá để ngụy trang kín người nhưng họ lại coi đó là màu của sự oai hùng và niềm kiêu hãnh.

Thế nhưng những người lính ấy vẫn có những lúc hết sức lãng mạn và mơ mộng khi nhớ về bóng hình những cô gái Hà Nội. Những người con gái của quê nhà mà họ vẫn hằng nhớ thương hàng đêm. Vậy ra họ không hề nông nổi, quên nhà mà thực lòng vẫn đau đáu nỗi nhớ về quê hương.

Những câu thơ cuối đoạn này lại làm hình ảnh những người lính một lần nữa hiện lên đầy lãng mạn. Đó là những người khi hy sinh nhưng lại coi việc không có một manh chiếu để chôn cũng nhẹ tựa lông hồng. Với họ chỉ cần chiếc áo người lính đã được coi như một chiếc long bào. Với họ, sự ra đi chỉ là “về đất” là thác gửi về với mẹ hiền. Họ nói về cái chết một cách nhẹ nhàng và hài hước. Họ hiểu những gì mình đang làm, mình phải đánh đổi nhưng họ vẫn nhìn nó bằng cái nhìn hết sức tích cực của những người lính gian khổ.

Câu 5. Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”?

Mùa xuân ấy, đoàn quân đã hành quân Tây Tiến, không một lời hẹn ước đến đi đều trong vội vã, đều là những cuộc chạy đua lao mình vào cuộc chiến. Thế nhưng chính những gì đã trải qua, những con đường đã đi qua, những kỷ niệm đẹp bên những bản làng miền Tây đã gắn bó và trở thành một phần linh hồn không thể phai mờ trong họ. Chính những tình cảm và ký ức tốt đẹp ấy đã khiến nhà thơ khi về xuôi mãi luyến lưu và nhớ về Tây Tiến. Đây đồng thời cũng là một lời hẹn ước, một tâm nguyện của nhà thơ, người lính Tây Tiến mãi gắn bó và nhớ thương, trân trọng một giai đoạn cùng Tây Tiến.