Viết Mở Bài Của Bài Thơ Sóng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Mở Bài Sóng Của Xuân Quỳnh: Top 5 Mở Bài Sóng Của Xuân Quỳnh Hay

Mở bài Sóng của Xuân Quỳnh- Tuyển chọn 5 mở bài Sóng của Xuân Quỳnh hay nhất giúp dành trọn điểm phần mở bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Tuyển chọn 5 mở bài Sóng của Xuân Quỳnh hay nhất

Mở bài 1

Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là một tiếng thơ trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính. Đặc điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: vừa khát khao một tình yêu lí tưởng, vừa hướng tới hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện trong một hồn thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên. Có thể nói, cùng với “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, bài thơ “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ Xuân Quỳnh.

Mở bài 2

“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.

Mở bài 3

Từ ngàn xưa đến nay, tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhiều người nghệ sĩ đã dùng bút lực của mình để lí giải tình yêu nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ từ ấy. Nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi”. Đến Xuân Diệu cũng bất lực trong câu hỏi “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”, Hàn Mạc Tử cũng phải “nghe trời giải nghĩa yêu”. Nhắc đến thi ca viết về tình yêu, ta không thể không nhắc đến “Sóng” của Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.

Mở bài 4

Từ ngàn xưa đến nay, tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhiều người nghệ sĩ đã dùng bút lực của mình để lí giải tình yêu nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ từ ấy. Nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi”. Đến Xuân Diệu cũng bất lực trong câu hỏi “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”, Hàn Mạc Tử cũng phải “nghe trời giải nghĩa yêu”. Nhắc đến thi ca viết về tình yêu, ta không thể không nhắc đến “Sóng” của Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.

Mở bài 5

“Sóng rì rào hỏi những chuyện đã quaĐứng trước biển em trở thành bé nhỏBiển biết không… ngàn nỗi đau giằng xéKhi con thuyền chẳng cập bến tình yêu”

Vâng! Chẳng biết tự bao giờ những con sóng từ biển khơi lại vỗ dồn dập vào trái tim của mỗi người nghệ sĩ. Và cũng chẳng biết tự khi nào giữa con sóng và tình yêu lại có mối quan hệ mật thiết với nhau! Chắc có lẽ là do nét đẹp tiềm tàng của con sóng giống với vẻ đẹp bí ẩn của tình yêu nên đã làm cho các nhà văn nhà thơ phải bâng khuâng trong tư tưởng. Trong đó có Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh là một ” nữ hoàng thơ tình” trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ của bà là tiếng nói tấm lòng của một người phụ nữ trong tình yêu: hồn nhiên, chân thành nhưng cũng giàu trắc ẩn và luôn khát khao một hạnh phúc bình dị đời thường. Và bài thơ “Sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ, bày tỏ quan điểm của tác giả về tình yêu vĩnh hằng qua hình tượng con sóng biển. Có ý kiến cho rằng……

Chúc các em thi tốt^^

Mở Bài Và Kết Bài Sóng Xuân Quỳnh

Không biết từ bao giờ những con sóng ào ạt từ sông, từ biển đã tròn lăn chạm vào trái tim của người nghệ sĩ. Nếu Nguyễn Khuyến thổi vào gợn sóng biếc hơi thở của một mùa thu trong veo, Huy Cận vẽ sóng Tràng Giang bằng những dòng thơ hiu hắt của một kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc thì nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khoác lên những con sóng bạc đầu tấm áo tình yêu nồng nàn, vĩnh cửu bằng một hồn thơ đắm say, cháy bỏng. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang nước sôi lửa bỏng, vẻ đẹp dịu dàng, chung thủy trong tình yêu của người con gái được Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ “Sóng” ngời sáng như một hòn ngọc báu của văn chương.

Tình yêu là đề tài đầy ma lực với bao ngòi bút thơ ca, là cung đàn muôn điệu làm rung động bao trái tim yêu để từ đó ngân lên thành lời thơ nhân loại. Mỗi một nhà thơ đều có những cảm nhận khác nhau về tình yêu: một Tago đầy triết lý ngụ ngôn; một Puskin nồng nàn và cao thượng, một Xuân Diệu rạo rực, đắm say, vồ vập; một Hàn Mặc Tử say đắm mà bơ vơ…Và đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ta lại bắt gặp một cảm xúc tình yêu đầy trăn trở khát khao của một tâm hồn người phụ nữ luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.

Là nhà thơ có cuộc đời nhiều sóng gió, Xuân Quỳnh luôn khao khát tình yêu, khao khát mái ấm gia đình và tình mẫu tử. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc bình dị đời thường; cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu. Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay, tiêu biểu là bài thơ “Sóng”.

HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA THẦY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG. BẤM VÀO

Sẽ thật là thừa thãi khi nói về vẻ đẹp, sự huyền bí, sự hấp dẫn, niềm sung sướng và cả những đớn đau do Tình Yêu đem lại. Thế gian đã tốn bao nhiêu giấy mực, thậm chí cả máu để nói, viết, ca tụng cho Tình Yêu. Trong cuộc đời trần tục đầy biến ảo này, mọi thứ đều thay đổi, nhưng có một thứ là bất biến, vĩnh hằng. Đó chính là sự thuần khiết, lung linh của Tình yêu. Thế giới tình yêu vốn đã đẹp, thế giới tình yêu trong thơ ca lại càng đẹp hơn. Mỗi vần thơ viết về tình yêu đều lung linh lãng mạn. Câu chuyện tình yêu nào cũng là câu chuyện cổ tích đẹp đẽ. Và có lẽ, Sóng của Xuân Quỳnh là câu chuyện cổ tích hay nhất về tình yêu mà ta từng đọc. Bằng thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu, nhịp sóng và nhịp lòng – Xuân Quỳnh đã kể ta nghe về những khát khao bình dị của người phụ nữ trong tình yêu.

Dẫn đoạn sau vào đầu thân bài

– Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác tại biển Diêm Điền năm 1967, sau được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ mang âm hưởng của những con sóng biển và những con sóng lòng đang khao khát tình yêu. Bài thơ có hai hình tượng cùng song hành và hòa điệu, đó là “Sóng” và “Em”. Hai hình tượng này đã tạo nên nét đáng yêu cho bài thơ.

Với thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, Xuân Quỳnh đã kể câu chuyện cổ tích tình yêu rất đặc sắc. Sử dụng linh hoạt các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ, điệp từ điệp ngữ làm cho những con sóng biển trở nên gần gũi và thân quen. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị; giọng thơ tràn đầy nữ tính với những da diết chân thành trong tình cảm.

Kết bài Sóng – Xuân Quỳnh

Sóng là câu chuyện tình yêu đẹp và nhân văn của một hồn thơ nữ tính luôn giàu những khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Sóng đã đi vào lòng người và mãi mãi khắc ghi một bài ca không quên về một câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn. Gấp trang sách lại rồi mà dường như trong ta vẫn còn ngân nga một giai điệu của sóng và của em:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Dẫu ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi

“Bí Kíp” Luyện Viết Mở Bài Môn Ngữ Văn

Nội dung của phần Mở bài là giới thiệu vấn đề (cần tả, kể, bàn luận,…) trong bài, làm cơ sở cho phần Thân và Kết bài, đồng thời nó như một màn chào hỏi, dẫn dắt người đọc vào bài viết. Bởi vậy, mở bài đóng một vai trò rất quan trọng.

Nguyên tắc khi viết mở bài:

Hai nguyên tắc mở bài mà các bạn phải luôn tâm niệm là:

– Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài.

– Chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề.

– Đầy đủ: phải nêu được vấn đề cần nghị luận; phạm vi tư liệu, thao tác nghị luận chính.

– Độc đáo: gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần nghị luận bằng những liên tưởng khác lạ, bất ngờ cho người đọc. Bạn sẽ dễ chiếm cảm tình của người viết nhất bằng cách này, bởi nó làm bài văn của bạn nổi bật giữa hàng trăm bài văn khác.

– Tự nhiên: ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép. Điều này sẽ gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu.

Phần mở bài có vai trò rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lí người chấm. Do vậy, bạn nên đầu tư cho phần mở bài, tránh lạc đề, xa đề, quá sơ sài hay quá dài dòng.

Cách viết mở bài

Xác định vấn đề cần nêu trong mở bài bằng cách đặt và trả lời câu hỏi:

Bài làm cần viết về vấn đề gì?

Cách xác định vấn đề: Xác định vấn đề bàn luận là điều căn cốt nhất vì nếu xác định sai thì coi như toàn bộ nội dung bài viết sẽ chệch hướng hoàn toàn (lạc đề). Muốn xác định được vấn đề cần phải t́ìm hiểu đề bài. Thông thường đề bài có hai dạng:

– Dạng nổi (lộ thiên): Là dạng đề mà các yêu cầu về nội dung, h́ình thức, cách thức, phương hướng, phạm vi, mức độ nghị luận được nêu ra trực tiếp và rõ ràng ngay ở đề bài. Với đề bài này vấn đề cần bàn luận đã có sẵn, không khó để các bạn xác định.

Ví dụ 1: Đề bài: Nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ).

Tìm hiểu đề:

+ Nội dung: Nghệ thuật châm biếm sắc sảo

+ Phạm vi: Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia

+ Kiểu bài: Nghị luận (thao tác phân tích)

Ví dụ 2: Tình yêu với biển đảo quê hương của thanh niên Việt Nam.

Vấn đề cần tìm đã rất rõ ràng đó là tình yêu biển đảo của thanh niên Việt Nam.

Lưu ý:

– Có nhiều đề bài trích dẫn những đoạn văn, câu nói với dung lượng dài đòi hỏi các bạn cần đọc kĩ để xác định được vấn đề.

– Có những đề văn được cấu tạo theo cách: Nêu lệnh + nêu nội dung hoặc ngược lại. Vậy các bạn cần hiểu rõ để biết đâu là yêu cầu, đâu là vấn đề cần lí giải. Ví dụ 3: Hãy phân tích đoạn Mị ở nhà thống lý Pá Tra để thấy được nỗi đau và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ mèo vùng Tây bắc.

Với đề bài trên, ta xác định được:

+ Nội dung: nỗi đau và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, tiêu biểu cho người phụ nữ mèo vùng Tây bắc.

+ Phạm vi: đoạn Mị ở nhà thống lý Pá Tra (trích “Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

+ Kiểu bài: Nghị luận (thao tác phân tích)

– Dạng chìm: Là dạng đề trong đó người ra đề không cho dữ kiện rõ về các yêu cầu của nội dung cũng như cách thức, phạm vi… nghị luận. Bởi thế người viết phải phân tích, tổng hợp, khái quát nội dung vấn đề từ chính nội dung của đoạn văn, đoạn thơ, hoặc tác phẩm, câu trích…

Ví dụ 1: Biển đảo quê hương hôm nay với thanh niên Việt Nam.

Đề bài đưa ra một vấn đề “nóng” hiện nay, để làm rõ vấn đề cần có suy nghĩ : biển đảo quê hương hôm nay có vấn đề gì ? Vì sao phải đặt vấn đề đó hôm nay ? trách nhiệm của thanh niên với biển đảo…

Ví dụ 2: Chí Phèo của Nam Cao, một nhân vật điển hình.

Học sinh khi đọc đề cần xác định thật rõ ràng những yêu cầu của đề theo hướng:

Bạn có thể viết mở bài theo 1 trong 3 cách sau:

Mở bài trực tiếp: Là cách giới thiệu ngay vào vấn đề cần.

Ví dụ: Mở bài cho đề bài: Phân tích bài thơ “Chiều tối” trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.

“Chiều tối” là một bài thơ trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Bài thơ được Bác sáng tác ngay trên đường bị giải đi từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào lúc chiều tàn. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã ghi lại bức tranh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người ở vùng rừng núi một cách sinh động.

– Ưu điểm của cách mở bài trực tiếp:

+ Đi thẳng vào vấn đề nên tránh được sự lan man, xa đề hoặc lạc đề.

+ Dễ vận dụng đối với các học sinh có kỹ năng lập luận yếu.

+ Tiết kiệm được thời gian suy nghĩ cho người viết.

– Nhược điểm:

+ Ít tạo được không khí lôi cuốn cho người đọc.

Một số cách mở bài gián tiếp :

+ Mở bài theo lối diễn dịch: nêu những ý khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt vào vấn đề ấy.Ví dụ: ” Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là một “bài thơ cuộc đời”. Bài thơ được sáng tác năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả. Thông qua một đêm đánh cá của đoàn thuyền lớn trên biển, tác giả ca ngợi kiểu lao động mới mẻ của người lao động tràn đầy lạc quan tin tưởng, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la. Qua bài thơ ta cảm nhận được không khí lao động khẩn trương, hăng say, nhộn nhịp của miền Bắc thời kì xây dựng CNXH.

+ Mở bài theo lối quy nạp: nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi tổng hợp lại thành vấn đề cần nghị luận.

Ví dụ: Cảm nhận về bức tranh xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.

Ví dụ: Khi đọc “Mùa Lạc” của Nguyễn Khải ta gặp nhân vật Đào, cô gái có quá khứ đau thương nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ khi đón nhận cuộc sống mới và những con người mới; nhưng đau thương hơn và sự vươn dậy quyết liệt hơn phải kể đến nhân vật phụ nữ trong tác phẩm viết cùng thời của nhà văn Tô Hoài.

+ Mở bài theo lối tương phản (đối lập): nêu lên một ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ chuyển sang vấn đề nghị luận hoặc nêu lên các ý kiến đối lập nhau về vấn đề cần nghị luận Ví dụ: Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn… Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Nhà văn Tô Hoài.

+ Mở bài bằng cách đặt câu hỏi nghi vấn: người viết tự đề xuất câu hỏi về vấn đề cần bàn. Trả lời câu hỏi chính là cách giải quyết vấn đề, nêu lên được vấn đề cần bàn bạc.

Mở bài: Trong xã hội, ai cũng muốn thành đạt trong mọi hoạt động, trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vậy cái gì tạo nên sự thành đạt đó? Có thể nói, có nhiều yếu tố tạo nên sự thành đạt. Một trong những yếu tố có giá trị tiên quyết là mục đích sống. Nhà văn Pháp Đ. Điđrô đã nêu ra kết luận: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.

* Kết cấu của đoạn mở bài theo cách gián tiếp gồm 3 phần:

– Mở đầu đoạn:

+ Tuỳ nội dung vấn đề cần nghị luận mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn hoặc một câu chuyện kể…

– Phần giữa đoạn:

+ Nêu luận đề

– Phần kết đoạn:

Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày.

– Mở bài 1: Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Hãy đến với một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ mối quan hệ máu thịt này.

– Mở bài 2: Thần thoại Hy Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về chàng lực sĩ Ăngtê và đất mẹ. Thần Ăngtê sẽ bất khả chiến bại khi chân chàng gắn chặt vào lòng đất mẹ Gaia. Có thể ví mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống hệt như quan hệ giữa Ăngtê và đất mẹ vậy. Chưa tin ư? bạn hãy đến với những tác phẩm văn học lớn để thấy rõ điều đó.

– Mở bài 3: Trong một lần tâm sự với văn nghệ sĩ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống, thoát ly đời sống, nghệ thuật nhất định sẽ khô héo”. Văn học là một loại hình cơ bản của nghệ thuật. Lời tâm sự trên đã trực tiếp khẳng định mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Phân tích một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.

Nguồn: Học 247

Hướng Dẫn Viết Bài Nghị Luận Văn Học Sóng

1, nghị luận văn học sóng – sơ lược về thể thơ và hoàn cảnh ra đời

Nhan đề bài thơ đã có ý nghĩa định hướng về một hình tượng xuyên suốt. Song có lẽ cái khác biệt đáng kể nhất ở đây là con sóng của Xuân Quỳnh được nhìn bằng nhãn quan phụ nữ. Và Xuân Quỳnh cũng là người mượn sóng để bộc bạch tình yêu của người phụ nữ thành công nhất: thi sĩ đã tạo hình một con sóng mang tính nữ, mang lại những cảm nhận bài thơ sóng hết sức mãnh liệt cho đông đảo bạn đọc thời kì đó.

Cũng phải lưu ý về thời điểm bài thơ Sóng ra đời. Sóng được in trong tập Hoa dọc chiến hào, năm 1967 – thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước diễn ra ác liệt và tình yêu lứa đôi thuần tuý chưa phải là đề tài phổ biến của thơ ca, nhất lại là tiếng nói của một cái tôi cá nhân đích thực, khao khát kiếm tìm bản thể và khẳng định phái tính. Gần như một “bông hoa lạ”, Sóng ngay lập tức có được sức sống tự nhiên trong lòng bạn đọc.

2, nghị luận văn học sóng – đoạn thơ thứ nhất

Khổ thơ mở đầu rõ ràng không phải chỉ nhằm tạo hình tượng sóng mà hướng tới cắt nghĩa “bản thể sóng”, cũng đồng thời là “bản thể tình yêu”, là dòng nội tâm đầy xáo trộn của kẻ đang yêu :

Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ.

Đặc tính của sóng được Xuân Quỳnh khái quát thật giản dị mà cũng thật ấn tượng vì nó chứa đựng những nhận thức bất ngờ. Bản thể sóng hoá ra gồm bao nhiêu đối cực, tưởng mâu thuẫn hoá ra thống nhất, luân chuyển không ngừng để mãi vẫn là mình. Giữa các đối cực, nhà thơ đặt một liên từ tinh tế: “và”. Những từ ngữ đặt ra ngoài văn cảnh là đối nghĩa, nhưng ở đây, lại là hai mặt của một thực thể, tạo hình con sóng sống động. Nhưng vì là con sóng nữ tính, nên nó không huỷ diệt, không đe doạ. Nó càng không phải con sóng thần, mà là con sóng thơ, sóng yêu, cho nên nó đổ về bản năng người phụ nữ muôn đời

Tự sâu xa, sóng là một bản thể mang khát vọng được người thấu hiểu và thấu hiểu được người:

Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể.

Dù vậy, qua nghị luận 2 khổ thơ đầu bài sóng ta thấy được, với tuổi trẻ, băn khoăn sâu thẳm nhất, dữ dội nhất về bản thể chẳng thể nào nằm ngoài khao khát tình yêu, thứ tình cảm kì lạ khiến mỗi cá nhân tự phá vỡ cái tôi của mình, nhập vào một cái tôi khác để được “là mình” trọn vẹn:

Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ. Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau

3, nghị luận văn học sóng – đoạn thơ thứ hai

Cảm xúc thơ làm xuất hiện một quan hệ tương chiếu: em – sóng. Từ khổ thơ thứ năm, em sẽ song hành cùng với sóng, không chỉ song hành vì tương hợp, mà có lúc em và sóng hoà nhập hoàn toàn.

Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức

Có thể nói đây là khổ thơ hay nhất, sống động nhất của bài thơ. Nó là khổ thơ không chỉ của cảm xúc, mà đặc biệt hơn, nó khắc họa một thân thể sóng đang dạt dào hạnh phúc, cồn cào nỗi nhớ nhung và khao khát. Không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước” mất đi tính khái quát, trở nên cụ thể, thân thiết như căn phòng hạnh phúc khi nó dẫn đến một liên tưởng ngẫu hứng đầy hữu lí: con sóng “không ngủ được”.

Trong một số dạng đề về bài thơ sóng, hình tượng sóng và em có mối quan hệ tương hỗ vô cùng chặt chẽ. Sóng và em tương đồng, tương thích, vừa phản chiếu lẫn nhau vừa bồi đắp cho nhau. Mối quan hệ đó còn được biểu hiện cả trong cách nói, và nhất là sự gối trùng lên nhau cuồn cuộn.Từ đầu đến câu “Cả trong mơ còn thức”, từ ngữ, ý tưởng trùng điệp, ào ạt. Nếu muốn phân tách rõ ràng hoàn toàn có thể lập một bảng tương chiếu sóng – em (tần số xuất hiện, sự hoán đổi vị trí, chức nàng của từ ngữ, chẳng hạn có khi “sóng” là chủ từ, có khi “em” là chủ từ, “sóng” là bổ ngữ,…) sẽ thấy một hình tượng “sóng – em” quấn bện rất thú vị.

4, nghị luận văn học sóng – đoạn thơ thứ ba

Những khổ thơ tiếp theo cho thấy một Xuân Quỳnh “già” hơn, triết lí hơn, thấp thoáng nét lo âu, và nếu xét ở sức tạo hình, gợi hình, ngôn từ thơ không dào dạt như những khổ đầu. Cũng bởi Xuân Quỳnh không chỉ là một phụ nữ hiện đại, mà còn mang đậm bản sắc phụ nữ phương Đông, cho nên nhà thơ luôn quan niệm tình yêu gắn với lòng chung thuỷ:

Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương.

Chuyện cùng nhau “lên bắc ngược nam”, “lên thác xuống ghềnh” đã có trong ca dao Việt Nam. Nhưng coi “anh” như cái la bàn trong hành trình xuôi ngược nhiều bất trắc, thì đó phải là một người gửi niềm tin trọn vẹn ở tình yêu. Hơn nữa, sự chung thuỷ này không đến từ “ý thức trách nhiệm”, từ cái nghĩa vợ chồng, mà là một sự chung thuỷ của tình yêu, chung thuỷ đến cả từng ý nghĩ. Nếu “nghĩ” là trạng thái thường trực (cũng như “nhớ”) thì “hướng về anh” giống như một xác tín.

Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ

Khát vọng hóa thành trăm con sóng nhỏ để trường tồn với những cảm xúc yêu thương chân thành trong tình yêu của người nghệ sĩ chính là mơ ước về sự bất tử hóa tình yêu của Xuân Quỳnh? Đây chính là những âm vang của tầm lòng nhớ yêu da diết trong tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một tác phẩm đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật. Qua bài nghị luận văn học sóng ta thấy được thành công của bài thơ chính là ở những cảm xúc rất thật, rất chân thành của nhân vật trữ tình. Cuối cùng cũng phải kế đến sự tài hoa trong ngòi bút của Xuân Quỳnh với cách sử dụng thể thơ năm chữ cùng với các biện pháp nghệ thuật tinh tế.