Viết Mở Bài Bài Thơ Nhàn / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Mở Bài Kết Bài Nhàn Hay Nhất

Mở bài kết bài Nhàn hay nhất

Kiến thức ngữ văn 10 không quá nặng nhưng những tác phẩm đều là những tác phẩm trung đại khó là khó học. Đặc biệt để các bạn dễ dàng hơn trong việc hoàn thành tốt tác phẩm này hocvan12 muốn gửi đến bạn một số Mở bài kết bài Nhàn hay nhất.

Mở bài trực tiếp nhàn

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là vị quan sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam. Ông có một vốn hiểu biết uyên thâm và là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ông thường mang đậm những triết lí sâu sắc về con người, thời đại mà cho đến ngày nay người ta vẫn phải suy ngẫm. “Nhàn” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác ấy của tác giả, đây là bài thơ Nôm số 73 trong tập ” Bạch vân quốc ngữ thi tập”, được sáng tác khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Mở bài gián tiếp Nhàn

Mở bài nhàn hay

Trong suốt chiều dài văn học trung đại, đã có rất nhiều bài thơ hay, mang đầy những ý nghĩa sâu sắc của các thi sĩ đương thời. Trong đó bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những bài thơ tiêu biểu, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của tác giả, nêu cao triết lí sống, quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.

Mở bài nâng cao nhàn

“Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”, mỗi bài thơ đều chứa đựng biết bao nhiêu rung cảm, trăn trở của người cầm bút. Trong nền Văn học Trung đại, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ghi dấu ấn quan trọng với những bài thơ mang đậm triết lí, suy tư về con người, cuộc đời. Đối với một vị quan sống trong một xã hội đầy rối ren loạn lạc, chứng kiến cảnh con người ta bị tha hóa vì quyền lực, danh lợi, thì việc lui về sống một cuộc sống hào hợp với thiên nhiên, cây cỏ mà xa lánh những tranh giành tầm thường là một quyết định thật sáng suốt. Tiêu biểu cho triết lí ấy là bài thơ “Nhàn” được ông sáng tác khi đã cáo quan về ở ẩn, sống một cuộc sống thanh tao, vượt ra ngoài sự bon chen xô bồ vì danh lợi.

Top 3 kết bài Nhàn

Như vậy, 8 câu thơ với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố đường luật và yếu tố Việt hóa thể hiện linh hoạt trong các câu thơ và qua việc sử dụng các hình ảnh ước lệ mà dân giã, bình dị, Nguyễn Bình Khiêm đã cho ta thấy một quan niệm sống hết sức đẹp đẽ, như một lời khẳng định chắc nịch về lối sống “Nhàn”, giữ cho mình cốt cách thanh cao, trong sạch.

Kết bài gián tiếp Nhàn

Kết bài nâng cao Nhàn

Bài thơ đã bao quát toàn bộ triết trí, quan niệm sống của một bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, xa rời những xô bồ tầm thường. Lời thơ thâm trầm, sâu sắc mà không hề khó hiểu. Tất cả đã vẽ nên một bức chân dung người yêu nước luôn coi trọng cốt cách tinh thần của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ đúc kết kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính và cũng là bài học cho mọi người ngay cả trong thời buổi hiện nay.

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Bài Thơ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác phẩm tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập. Nó ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn.Qua đó ta thấy được vẻ đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làng quê.

Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm . Tuy nhiên khi nhắc đến ông là làm mọi người phải nghĩ đến việc , lúc ông còn làm quan ông đã từng dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng đã không thành công nên ông đã cáo quan về quê . Do học trò của ông đều là những người nổi tiếng nên được gọi là Tuyết Giang Phu Tử . Ông là người có học vấn uyên thâm,là nhà thơ lớn của dân tộc . Thơ của ông mang đậm chất triết lí giáo huấn , ngợi ca chí khí của kẻ sĩ ,thú thanh nhàn , đồng thời cũng phê phán những điều sống trong xã hội . Khi mất ông để lại tập thơ bằng tập viết thơ bằng chữ Hán là Bạch Vân am thi tập ; tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và ” Nhàn” là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập , được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật . Bài thơ ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn .Qua đó ta có thể thấy được vẻ đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làn quê .

Hai câu đề đã khắc họa dược như thế nào 1 cuộc sống nhàn rỗi

Ở câu thơ đầu câu thơ đã khắc họa hình ảnh 1 ông lão nông dân sống thảnh thơi .Bên cạnh đó tác giả còn dùng biện pháp điệp số từ ” một “thêm vào là 1 số công cụ quen thuộc của nhà nông nhằm khơi gợi trước mắt người đọc 1 cuộc sống rất tao nhãn và gần gũi nhưng không phải ai mún là có . Từ ” thơ thẩn” trong câu hai lại khắc họa dáng vẻ của 1 người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan thai .Đặt hình ảnh ấy vào cuộc đời của tác giả ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo ông về ở ẩn . Và từ ” vui thứ nào” cũng 1 lần nữa nói lên đề tài của bài thơ là về cảnh nhàn dẫu cho ai có ban chen vòng danh lợi nhưng tác giả vẫn thư thái . Hai câu thơ đầu đã không chỉ giới thiệu được đề tài mà còn khắc họa tư thái ung dung nhàn hạ , tâm trang thoải mái nhẹ nhàng vui thú điền viên.

Hai câu thực của bài thơ ý tác giả muốn nhắm đến cảnh nhàn và sử dụng các từ đối nhau như ” ta “_ ” người” ; ” dại” _ ” khôn” ; ” nơi vắng vẻ”_ ” chốn lao xao” từ 1 loạt những từ đối lập đó đã thể hiện được quan niệm sống của tác giả . Nhân vật trữ tình đã chủ động tìm đến nơi vắng vẻ đến với chốn thôn quê sống cuộc sống thanh nhàn mặc cho bao người tìm chốn “phồn hoa đô hội” . hai câu thơ đã đưa ra được hai lối sống độc lập hoàn toàn trái ngược nhau. Tác giả tự nhận mình là ” dại” vì đã theo đuổi cuộc sống thanh đạm thoát khỏi vòng danh lợi để giữ cho tâm hồn được thanh nhàn .Vậy lối sống của NBK có phải là lối sống xa đời và trốn tránh trách nhiệm ?” Điều đó tất nhiên là không vì hãy đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác chỉ có thể làm như vậy mới có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình . Do NBK có hoài bảo muốn giúp vua làm cho trăm dân ấm no hạnh phúc nhưng triều đình lúc đó đang tranh giành quyền lực , nhân dân đói khổ tất cả các ước mơ hoài bảo của ông không được xét tới .Vậy nên NBK rời bỏ ” chốn lao xao ” là điều đáng trân trọng .

Hai câu luận đã dùng biện pháp liệt kê những đồ ăn quanh năm có sẵn trong tự nhiên . Mùa nào thức ăn nấy , mùa thu thường có măng tre và măng trúc quanh nhà , mùa đông khi vạn vật khó đâm chồi thì có giá thay . Câu thơ ” xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” gợi cho ta cuộc sống sinh hoạt nơi dân dã .Qua đó ta có thể cảm nhận được tác giả đã sống rất thanh thản , hòa hợp với thiên nhiên tận hưởng mọi vẻ đẹp vốn có của đất trời mà không bon chen , tranh giành .Đăt bài thơ vào hoàn cảnh lúc bấy giờ thì lối sống của NBK thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn thanh cao đó là lối sống tích cực thể hiện rõ thái độ của Bạch Vân cư sĩ .

Hai câu luận đã thể hiện dược cái nhìn của 1 nhà trí tuệ lớn , có tính triết lí sâu sắc , vận dụng ý tượng sáng tạo của điện tích Thuần Vu . Đối với NBK phú quí không phải là 1 giấc chiêm bao vì ông đã từng đỗ Trạng Nguyên , giữ nhiều chức vụ to lớn của triều đình nên cuộc sống phú quí vinh hoa ông đã từng đi qua nhưng ông đã không xem nó là mục đích sống của ông. Mà ông đã xem đó chỉ là 1 giấc chiêm bao không có thực và ông đã tìm đến với cuộc sống thanh thản để luôn giữ được cốt cách thanh cao của mình .

Như vậy qua bài thơ ta đã hiểu được quan niệm sống nhàn và nhân cách của NBK coi thường danh lợi , luôn giũ dược tâm hồn thanh cao hòa hợp với thiên nhiên , dề cao lối sống của những nhà nho giáo giàu lòng yêu nước nhưng do hoàn cảnh nên phải sống ẩn dật . Bên cạnh đó NBK còn sử dụng ngôn ngữ gần gũi mộc mạc nhưng giàu chất triết lí . Sử dụng khéo léo thể thơ thất ngôn đường luật , điện tích điện cố và cách phép đối thường gặp ở thể thơ Nôm 1 cách linh hoạt .

Mở Bài Bài Thơ Bếp Lửa

Các em cùng tìm hiểu cách viết Mở bài bài thơ Bếp lửa, một bài thơ thấm đẫm tình cảm gia đình của nhà thơ Bằng Việt để qua đó trau dồi, nâng cao hơn nữa kĩ năng viết mở bài cho bài văn của mình thêm hoàn thiện, ngắn gọn và mang tính thuyết phục hơn.

Một số cách mở bài bài thơ Bếp lửa hay, đặc sắc.

5 cách Mở bài bài thơ Bếp lửa

Trong cuộc đời này ai cũng trải qua những năm tháng tuổi thơ ngây ngô, hồn nhiên và trong sáng, tuổi thơ ấy gắn liền với bao kỉ niệm vui buồn, chính những kỉ niệm tuổi thơ là hành trang không thể thiếu khi ta trưởng thành bước trên đường đời. Bằng Việt khi viết bài thơ “Bếp lửa” cũng đang là một cậu sinh viên, ở độ tuổi mới trưởng thành người cháu nhớ về những kỉ niệm ấu thơ bên bà, mỗi ngày cùng bà nhóm bếp lửa. Những năm tháng tuổi thơ sống bên bà đã cho Bằng Việt cảm nhận được tình yêu thương vô bờ, sự hy sinh cao cả của bà, hơn thế là tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu đậm.

Bài thơ “Bếp lửa” – một trong những sáng tác đầu tay của nhà thơ Bằng Việt được ra đời khi tác giả đang là sinh viên tại nước ngoài, ở độ tuổi trưởng thành lại phải xa quê hương, Bằng Việt dường như không thể kìm nén được sự nhớ thương về người bà nơi quê nhà. Bài thơ được viết nên bằng những hồi tưởng về kỉ niệm thơ ấu của cháu bên bà, những dòng suy ngẫm về tình cảm của bà và tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ trở thành một điểm tựa khơi gợi những kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về tình bà cháu và gia đình, xa hơn đó là những suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước của một người con xa quê.

Bài thơ ‘Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu nhưng lại được chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Có thể nói trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có bóng dáng của biết bao tâm hồn tuổi thơ như chúng ta, tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh người bà kính yêu, tần tảo, hy sinh, gắn với hình ảnh bếp lửa nồng đượm. Bài thơ không chỉ cho chúng ta cảm nhận được những cảm xúc chân thành của tác giả đối với người bà và ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng mà còn nhắc nhở về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc sống.

Trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu đi tình cảm gia đình, đó có thể là tình bà cháu, cha con, anh em ruột thịt, có trưởng thành và bước ra ngoài cuộc sống hay rời xa quê hương ta mới càng thấu rõ sự thiêng liêng, trân quý của tình cảm gia đình. Bằng Việt viết bài thơ “Bếp lửa” trong hoàn cảnh xa nhà, xa quê hương đã cho người đọc được cảm nhận những dòng hồi tưởng xúc động, những suy ngẫm đầy triết lí về người bà và tình cảm của hai bà cháu. Đọc thơ của Bằng Việt ta như được sống lại với những năm tháng tuổi thơ với biết bao kỉ niệm đáng nhớ, có người bà tần tảo sớm hôm, có bếp lửa bập bùng sớm tối.

Soạn Bài Thơ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm

BÀI LÀM

TIỂU DẪN

Những nét chính về tác giả

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1492 – 1585) quê ở Hải Phòng.

Ông làm quan dưới triều Mạc.

Ông cáo quan về quê, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. Ông mở trường dạy học.

Mặc dù về ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vân tham vấn cho triều đình nhà Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc.

Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (Khoảng 700 bài) và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (Khoảng 170 bài).

Những nét chính về tác phẩm

– Nhàn là bài thơ Nôm trong Bạch Vân quốc ngữ thi.

– Nhan đề bài thơ do người đời sau đặt.

– Nội dung bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

ĐỌC HIỀU VĂN BẢN

Câu 1.

Hai Câu thơ đầu:

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Cách dùng ố từ “một” và các danh từ trong câu thơ thứ nhất cho thấy sự giản dị trong lối sống của nhà thơ. Ông chỉ cần chiếc mai, chiếc cuốc và chiếc cần câu để câu cá theo thú vui của mình.

Nhịp điệu câu thơ chậm rãi nhưng vẫn thể hiện thấp thoáng niềm vui, cùng sự ung dung tự tại của một con người đang rất bình tâm, bình thản.

Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh sống của tác giả rất bình dị, đơn sơ. Tuy không giàu có nhưng tâm trạng ông luôn mãn nguyện, vui vẻ và hòa đồng với thiên nhiên, với tất cả mọi người xung quanh.

Câu 2.

Nơi “vắng vẻ” mà tác giả để cập đến ở đây chính là chốn bình yên, thanh bình như quê hương nơi ông đang ở. Về nghĩa bóng, nơi “vắng vẻ” còn là nơi mà không có sự ganh đua, bon chen về danh lợi, về lợi lộc.

Ngược lại, chốn “lao xao” trong ý niệm của tác giả chính là chốn quan trường, nơi mà ngày ngày người ta phải sống bon chen, phải lừa lọc, phải đấu đá lẫn nhau.

Tác giả tự nhận mình là người “dại” khi tìm nơi “vắng vẻ” để sống. Vì nơi này không có lương bổng, cũng không có kẻ hầu người hạ, chỉ hoàn toàn là cuộc sống bình dị đơn sơ như bao người dân thường khác. Còn kẻ “khôn” tìm đến chốn quan trường, chốn “lao xao” để sống với những đấu đá, những bon chen của lề luật, của quan chức, của lợi danh.

” Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao “

Sự đối lập trong hai câu thơ giữa “dại” và “khôn”, giữa “vắng vẻ” và “lao xao” đã góp phần thể hiện quan điểm và triết lý sống rất rõ ràng của tác giả. Ông không ham mê danh lợi hay tiền tài, mà chỉ cần một cuộc sống an yên, tự tại.

Câu 3.

Các sản vật và khung cảnh trong hai câu thơ 5,6 :

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.

Những sản vật trong câu thơ hoàn toàn từ thiên nhiên : măng trúc, giá.

Nếp sống sinh hoạt cũng thuận theo tự nhiên : Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Chỉ hai câu thơ ngắn gọn nhưng tác giả đã trưng bày nếp sống của mình trong cả bốn mùa. Ông sống hòa hợp với thiên nhiên, đạm bạc mà thanh cao.

Giá trị nghệ thuật của hai câu thơ : Nhịp điệu câu thơ vẫn nhẹ nhàng, chậm rãi như một tiếng đàn du dương về cuộc sống bình dị và êm đềm.

Câu 4.

Hai câu thơ cuối :

“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Hai câu thơ có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nàm ngủ gưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hèo an, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hòe phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý : phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.

Nguyễn Bỉnh Khiêm cố ý nhắc đến câu chuyện trên để ý nói đến cuộc sống hiện tại của mình. Ông không mong chi cuộc sống giàu sang phú quý, cũng chẳng mong làm quan chốn quan trường chật chội nhiều xô bồ lẫn lộn. Ông chỉ cần một cuộc sống thanh bình, giản dị và đơn sơ.

Tuy nhiên, bất cứ lúc nào có thể giúp được triều đình việc gì, ông vẫn luôn sẵn sàng tham vấn.

Câu thơ thể hiện ông không những là người có học thức uyên thâm, thấu hiểu cuộc sống chốn quan trường, mà còn là người có tâm hồn thanh cao, trong sáng và đáng kính.

Câu 5.

Quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là :

– Không vất vả, cực nhọc

– Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân

– Xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.

– Hòa hợp với tự nhiên.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người có học thức, có cốt cách thanh cao. Ông sống nhàn không phải vì sợ vất vả, cực nhọc, cũng không phải để tránh những phiền lụy đến bản thân mình. Bởi ông vẫn luôn sẵn sàng tham vấn cho triều đình mỗi khi vua cần. Hơn nữa, sống ở quê, ông vẫn mở lớp dạy học với mục đích đào tạo nhân tài cho đất nước, truyền đạt cái hay cái đẹp cho học trò. Đó là một cuộc sống rất bình dị mà thanh cao, rất đáng trân trọng.

Ông sống hòa hợp với thiên nhiên, tự thân vận động nuôi dưỡng bản thân mình với những món ăn giản dị từ thiên nhiên như măng trúc, như giá. Ông lấy đó là niềm vui cho cuộc sống chứ không phải sự thiếu thốn hay cực nhọc.

Ông về quê sống là vì không được vua chấp thuận đề nghị chém đầu mười tám lộng thần. Nhưng khi về quê, ông vẫn luôn hướng lòng mình đến triều đình.

Tất cả những quan niệm và cách sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện trong bài thơ cho thấy ông là một người có cốt cách thanh cao, trong sạch, liêm khiết và yêu nước, thương dân.