Chuyển Thể Bài Thơ “Lượm” Thành Văn Xuôi, Câu Chuyện

Hình ảnh chú bé Loát choát với cano đội trên đầu vẫn là 1 trong những hình ảnh đẹp và ghi sâu vào tâm trí nhiều thế hệ học sinh​ BÀI LÀM VĂN MẪU CHUYỂN THỂ BÀI THƠ “LƯỢM” THÀNH VĂN XUÔI, CÂU CHUYỆN Cuộc đời mỗi người vốn là nhiều chuyến đi. Có những chuyến đi đã để lại trong ta nhiều thương nhớ vì tại nơi đó ta đã gặp bao người như một cơ duyên, một hạnh ngộ lớn. Có lẽ sau này tôi sẽ nhớ mãi cái lần tôi gặp chú bé liên lạc Lượm.

Tôi còn nhớ hôm ấy là một ngày mà Huế với tình hình vô cùng căng thẳng. Tôi cũng như bao người khác, nhận nhiệm vụ. Và rồi tình cờ tôi gặp Lượm ở Hàng Bè. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ đó là một chú bé nhỏ nhưng lại rất nhanh nhẹn. Chú có một cái xắc rất xinh xinh đeo ở bên hông, một đôi chân thoăn thoắt đã chạy nhảy trên muôn mọi nẻo đường và cái đầu nghênh nghênh toát lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu.

Đầu chú đội chiếc ca- lô và vừa đi chú vừa huýt sáo như con chim chích. Chú rất hồn nhiên, yêu đời. Giá mà chiến tranh không xảy ra…Con đường nắng vàng đã in bao dấu chân của chú bé liên lạc…

Tôi vẫn nhớ, chú bé ấy đã từng tâm sự với tôi rằng:

– Cháu rất thích đi liên lạc chú ạ. Ở đồn Mang Cá còn thích hơn ở nhà nhiều…

Tôi nghe chú bé nói mà rưng rưng…

Rồi chú bé cười híp mắt. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tôi vội phả chia tay chú để tiếp tục lên đường:

Rồi bóng chú bé dần khuất đi. Đôi chân thoăn thoắt lại tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ. Tôi và chú tạm biệt nhau ở đó và mỗi người lại tiếp tục làm nhiệm vụ của riêng bản thân mình.

Một thời quan gian sau đó, tôi chợt nghe một tin buồn. Một đồng chí của tôi đã kể lại với tôi rằng:

– Anh ạ! Chú bé Lượm mà anh từng kể với em ấy…Có một hôm cũng như những hôm khác, chú lại bỏ thư vào bao và tiếp tục nhiệm vụ của mình. Đôi chân thoăt thoắt, cái đầu nghênh nghênh chẳng sợ chi, chú vụt qua mặt trận khi đạn bay vèo vèo. Giữa đường quê vắng vẻ. lúa đương trỏ bông, có bóng hình chú bé nhấp nhô…Nhưng rồi…

Giọng người đồng chí của tôi bỗng nghẹn đi. Tôi chợt hiểu cơ sự… Lượm đã hi sinh. Đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón em vào lòng. Chú nằm trên lúa, tay năm chặt bông… Tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh của chú ngày đầu tôi mới gặp.

Lượm là chú bé dù tôi mới gặp một lần và cũng là lần cuối cùng nhưng lại để lại trong tim tôi nhiều ấn tượng khó phai mờ. Chính nhờ những chú bé như Lượm mà dân tộc ta mới đi đến chiến thắng, đất nước mới độc lập, tự do…

lee.vfo.vn

Em Hãy Đọc Bài Thơ Gọi Bạn (Định Hải) Rồi Kể Lại Thành Bài Văn Xuôi

GỌI BẠN

Từ xa xưa thuở nào

Trong rừng xanh sâu thẳm Đôi bạn sống bên nhau Bê vàng và dê trắng Suối cạn cỏ héo khô Lấy gì nuôi đôi bạn Chờ mưa đến bao giờ Bê vàng đi tìm cỏ Lang thang trên đường về Dê trắng thương bạn quá Chạy khắp nẻo tìm Bê Đến bây giờ Dê trắng Vẫn gọi hoài: Bê! Bê!

ĐỊNH HẢI

DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG A. MỞ BÀI:

– Giới thiệu chuyện (khổ thơ)

– Giới thiệu tình bạn giữa Bê vàng và Dê trắng trong rừng xanh.

B. THÂN BÀI:

Diễn biến câu chuyện: (khổ thơ 2 và 3)

+ Trời hạn hán: suối cạn, cỏ héo khô

+ Bê vàng đi tìm cỏ, lạc lối về. Dê trắng đi tìm bạn.

C. KẾT LUẬN:

Đến nay Dê trắng không ngừng gọi bạn.

BÀI LÀM

Ngày xưa, xưa lắm rồi, trong khu rừng nọ, có đôi bạn sống bên nhau. Khu rừng ấy rất đẹp. Những hàng cây cổ thụ cao to, tán chạm trời xanh là nơi trú ngụ của những chú chim xinh xắn, nghịch ngợm, ngày đêm líu lo ca hát. Những dòng suối trắng bạc trong veo, len lỏi khắp nơi. Tiếng róc rách như cung đàn thần tiên, đánh thức mọi chú cá đang nằm trong khe suối thức dậy để tung tăng bơi lội. Và dọc theo con suối ấy là bờ cỏ thơm, nơi đôi bạn Bê vàng và Dê tráng vẫn đi tìm thức ăn.

Hôm ấy, cô Mây lang thang sang khu rừng nào chẳng biết. Chị Mưa lại ngủ suốt ngày, chỉ một mình bác Mặt Trời to đi làm. Bác Mặt Trời miệt mài với công việc. Bao nhiêu nắng bác đổ, bác dội xuống trần gian.

Thế là hạn hán. Mọi người đều khổ sở. Cả đôi bạn Bê vàng và Dê trắng của chúng ta cũng không thoát khỏi.

Bê vàng thức dậy vào buổi sớm mai. Nóng nực quá! À… mà sao… Bê vàng nhìn nhìn chung quanh. Sao dòng suối hôm nay buồn bã thế? Sao không rung lên chuỗi nhạc réo rắt, thần tiên? Hàng cây cổ thụ lại rũ lá héo khô? Tiêng hót véo von của bầy chim xinh xắn, tinh nghịch đâu rồi? Bao câu hỏi cứ vọng lên mãi, nhung Bê vàng không tài nào trả lời được.

– Dê trắng ơi! Dê trắng ơi – Bê vàng khẽ lay Dê trắng – Bạn dậy đi.

Dê trắng bừng tỉnh giấc và cũng thấy ngay khung cảnh buồn bã đang hiện rõ trước mắt mình. Đôi bạn nhìn nhau… Hạn hán rồi đấy! Bây giờ biết làm sao?

– Bê vàng à. Mình đi khắp khu rừng xem như thế nào. Chẳng lẽ…

Bê vàng gật đầu. Cả hai bạn cùng đi khắp khu rừng. Những bãi cỏ héo khô. Bờ suối cạn, trơ lớp cát bỏng dưới sâu. Nước chỉ còn đọng lại trong các khe đá vài giọt long lanh. Dê trắng nhường cho Bê vàng uống. Bê vàng lại nhường cho Dê trắng. Bạn nào cũng không chịu uống. Dê trắng thủ thỉ:

– Thôi, Bê vàng ạ! Còn nước thì bạn cứ uống đi, mình chẳng sao đâu.

Nhưng thương bạn ai lại làm thế bao giờ.

Vào những buổi sáng, khi cây rừng còn đẫm sương đêm, hai bạn đã thức dậy, vui vẻ đuổi theo đàn bướm bay lượn rập rờn.

Bê vàng thấy thương bạn quá và cũng đói khắt lắm rồi. Cổ Bê vàng khô, đắng, người mỏi. Hôm ấy Bê vàng thức dậy trước bạn, lang thang khắp nơi mong tìm đứợc thức ăn. Nhưng rừng sâu quá đội, Bê vàng đi, đi mãi đến quên đường về. Bê vàng bật khóc, sợ hãi. Giọt nước mắt lăn dài rơi xuống. Bê vàng càng thổn thức. Bê vàng khóc vì bị lạc, vì sợ Dê trắng buồn. Thật vậy, khi thức dậy, không thấy bạn, Dê trắng hối hả đi tìm.

– Bê… Bê… ê…ê…

Dê trắng cố gọi thật to và… khóc. Dê trắng thương bạn quá. Ngày nào hai bạn còn vui đùa, tìm thức ăn cùng nhau. Thế mà bây giờ… Chỉ vì ông trời ác quá. Sao ông nỡ làm như vậy?

Dê trắng đi khắp rừng, không tài nào tìm được bạn Bê vàng. Cho đến tận bây giờ, Dê trắng cứ đi tìm, vẫn gọi mãi “Bê…ê … Bê… ê…”

Tiếng kêu nghe buồn, đầy tình yêu thương bạn bè. Tiếng gọi ấy tuy Bê vàng không nghe được để trở về, nhưng là một lời nhắn nhủ chúng ta: Hãy biết thương yêu bạn bè.

Kể Lại Câu Chuyện Lượm Theo Ngôi Thứ Ba Bài Văn Lớp 7

Trong các đề tập làm văn lớp 7 đề 2 sẽ yêu cầu là kể lại câu chuyện Lượm theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba, yêu cầu kể chuyện. Với đề văn này đòi hỏi các em thuộc bài thơ, chúng tôi hướng dẫn sử dụng ngôi kể thứ 3 các em cùng theo dõi.

Huế đang những ngày ác liệt của chiến tranh. Tôi đi công tác từ xa trở về đau lòng nhìn quê hương chỉ còn lại đống đổ nát hoang tàn. Bên cạnh hình ảnh đổ nát vẫn có con người nơi đây vẫn vươn mình đứng dậy hình ảnh chú bé Lượm cũng bằng sự cố gắng và khả năng của mình có rất nhiều đóng góp cho vùng đất nơi đây.

Từ xa tôi thấy một cái bóng nhỏ, chú bé nhỏ nhắn hơi cao, gầy. Chú bé nhanh nhẹn bước về phía tôi. Nhìn tôi một lúc, chú ngập ngừng hỏi:

– Chú có phải là chú Tố Hữu không ạ?

Tôi ngạc nhiên; tôi nhìn chú, một dáng người nhỏ nhắn, kế bên hông chú là một các xắc nhỏ, mỗi khi bước cái xắc lại đung đưa theo nhịp chân của chú.

Tôi xoa đầu cậu bé:

– Chú là Tố Hữu đây nhưng sao cháu biết tên chứ ?

Chú trả lời:

– Cháu là Lượm, hàng xóm nhà chú !

Tôi rất ngạc nhiên tôi nói:

– Cháu là Lượm à? Cháu lớn quá chú không nhận ra.

Chú bé trả lời:

– Chú còn nhớ cháu rồi, chú bây giờ cũng khác quá làm cháu suýt nữa thì không nhận ra.

Tôi hỏi ngay:

– Công việc của cháu hiện nay là gì?

Lượm trả lời:

– Cháu làm liên lạc, cháu đang làm ở đồn Mang Cá. Ở đây các anh, chị vui tính, yêu thương cháu vô cùng, cháu thấy thích khi lại giúp ích cho đất nước được nữa chú ạ!

Tôi thấy xúc động cho công việc của chú đang làm, cậu bé hồn nhiên, không quản ngại khó khăn gian khổ.

Lượm nói:

– Bây giờ cháu phải đi làm nhiệm vụ, cháu chào chú ạ!

Chú bé đang đi xa dần, Lượm cười híp mắt, má chú đỏ như trái bồ quân, đôi chân thoăn thoắt của Lượm đưa cậu bé đi xa dần. Sau đó một thời gian, tôi không hay tin tức gì về Lượm. Một hôm, khi đang làm việc, một người chiến sĩ báo tin:

– Chiến tranh đáng sợ thật anh à, nó lại cướp đi mất một chiến sĩ liên lạc của chúng ta rồi. Chú bé Lượm, gan dạ và hiền lành quê ở Huế,người liên lạc đội ta.

Tôi giật mình và chợt sững người:

– Lượm …Lượm hi sinh rồi sao?

Tôi không đững vững lảo đảo ngồi xuống ghế. Tôi vẫn nhớ về chú bé liên lạc đã hi sinh. Dù chú bé đã ngã xuống như trong tay chú vẫn nắm bông lúa nhỏ như một minh chứng cho sự yêu thương quê hương, đất nước.

Tôi kể lại câu chuyện Lượm cho các bạn nghe, tôi ngẫm: Nếu đất nước hòa bình, không có chiến tranh thì thế hệ trẻ các em bé như Lượm vẫn trong tuổi cắp sách đến trường. Tuy vậy hoàn cảnh nghiệt ngã của chiến tranh đã cướp đi những cái quyền nhỏ bé nhất của con người.

Hình ảnh chú bé Lượm loạt thoát, gan dạ và lễ phép luôn đọng mãi trong lòng của tôi, ước mong chiến tranh kết thúc và đất nước yên bình.

Lớp 7 –

Kể Lại Nhân Vật Lượm Dựa Vào Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu

Dựa vào bài thơ “Lượm” của Tố Hữu em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện về Lượm

Sau hai năm, tôi được chuyển công tác về Hà Nội. Một hôm, tôi nhận được mật báo của Trung ương ra cột cờ Bắc kì để lấy thư của chú bé liên lạc. “Trời ơi, sao anh bạn này lại giống Lượm đến thế, chẳng phải Lượm đã hồi sinh”. Ngỡ ngàng quá, tôi nhìn chằm chằm vào chú bé. Trên đường về, trong lòng tôi bỗng trào lên một cảm xúc bâng khuâng khó tả, có cái gì đó vừa nghẹn ngào, vừa đau đớn. Hình ảnh Lượm với bao nhiêu kỷ niệm chợt ùa về trong tâm trí tôi.

Ngày ấy, chiến tranh ở Huế đang rất ác liệt. Đường phố vắng tanh, dân đi chạy loạn, khói sung nghi ngút, khắp nơi chỉ nghe thấy tiếng bom đạn nổ. Tôi vừa về từ Hà Nội, đi qua phố hàng Bè tình cờ gặp Lượm. Chú bé có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Chú đi thoăn thoắt, các bước chân đều nhua. Vừa đi, Lượm vừa lắc lư cái đầu, hết nghiêng sang bên này lại nghiêng sang bên kia. Đeo chéo người là cái xắc nhỏ xinh của Lượm. Tuy bé thế thôi nhưng trong chiếc túi ấy chứa rất nhiều mật thư và tài liệu quan trọng. Lượm còn nghịch ngợm đội chiếc ca lô lệch về một bên. Chú bé vừa đi vừa huýt sáo trông rất yêu đời. Nhìn từ xa, chú như con chim chích, đang tung tăng trên đường vàng. Lượm say mê kể cho tôi nghe về côngg việc liên lạc

– Cháu đi liên lạc, vui lắm chú à! Ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà. Cháu có thêm bao nhiêu là bạn mới. Các anh, các bạn đều yêu thương, giúp đỡ cháu.

Chắc chú bé đang vui lắm, thích thú lắm nên cười híp mí, má đỏ như trái bồ quân. Rồi, Lượm chào tôi và tiếp tục công việc của mình.

Một hôm, tháng sáu, tôi nhận được một bức thư từ quê nhà gửi lên. Tôi như chết lặng không kìm nổi nước mắt của mình. Thật không tin, mới ngày nào tôi còn tâm sự, trò chuyện với Lượm mà bây giờ….Không hiểu sao, trong lòng tôi bỗng trào lên những cơn sóng dữ dội. Tôi đau đớn quá! Lượm không chỉ là một người đồng chí mà còn là một người bạn, một người cháu.

Hầu như ngày nào cậu bé cũng đi liên lạc và luôn hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Một hôm, câu nhận được một mật thư của cấp trên yêu cầu chuyển gấp. Chú nhanh chónh bỏ lá thư vào xắc, lên đường đi ngay. Với thân hình nhỏ bé và kinh nghiệm của những lần đưa thư trước, chú đồng chí nhỏ chạy nhanh thoăn thoắt như một mũi tên qua làn mưa đạn. Hiểu được tầm quan trọng của bức thư, Lượm không sợ hiểm nghèo tránh được tất cả những viên đạn của giặc. Qua mặt trận là cánh đồng lúa đang thời con gái xanh mơn mởn, câu bé miệng huýt sáo vang chân nhảy tung tăng trên con đường quê vắng vẻ. tưởng rằng đã hết nguy hiểm thì bỗng lòe chớp đỏ, Lượm ngã xuống. Hóa ra, một viên đạn lạc đã trúng phải người em, Lượm nằm trên lúa, tay nắm chặt bống, dường như không muốn bỏ ra.Chú bé ra đi không hề dâu đớn mà vô cùng thanh thản như là chìm trong giấc ngủ. Hương lúa thoang thoảng nâng đỡ hồn em trở về cõi vĩnh hằng.

Đọc xong bức thư mà tôi vẫn còn chưa hết sửng sốt, bàng hoàng “Lượm ơi, còn không?” Trong tâm trí tôi, bỗng hiện lên hình ảnh chú bé Lượm ngày nào. Tôi vẫn còn nhớ dáng người loắt choắt, cái xắc xinh xinh đeo bên người. Tôi sẽ không bao giờ quên được chú đồng chí nhỏ với ca lô đội lệch, miệng huýt sáo vang như con chim chích nhảy trên đườ vàng…

Đỗ Đức Việt Long – Trường THCS Giảng Võ

Bài Văn Mẫu Lớp 7: Kể Lại Câu Chuyện Trong Bài Thơ Lượm Theo Ngôi Thứ 3

Chú bé 11 tuổi, dáng người loắt choắt, nhỏ nhắn, dáng vẻ hồn nhiên. Chiếc ca nô đội lệch, trông rất đáng yêu. Cái đầu nhỏ nghênh nghênh, miệng lúc nào cũng huýt sáo vang, giai điệu vang lên đầy vui vẻ. Bước chân chú bé nhanh nhẹn thoăn thoắt giống như con chim chích nhảy nhót tung tăng trên đường. Bài mẫu tham khảo

Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ nhưng nỗi đau mà nó còn lưu lại vẫn in sâu trong trái tim những người đang sống. Có rất nhiều câu chuyện trong chiến tranh mỗi lần nhắc lại là một lần người nghe đau đớn xót xa. Có một câu chuyện mà có lẽ người Việt Nam ai cũng biết, đặc biệt là những người lính, câu chuyện về Lượm – một chú bé liên lạc nhỏ tuổi mà dũng cảm.

Năm 1949, thực dân Pháp dáo diết đàn áp cách mạng Việt Nam, mở những cuộc tấn quy mô lớn lên chiến khu Việt Bắc nhằm tiêu diệt Đảng, tiêu diệt chính phủ, kết thúc chiến tranh. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn nhưng quân và dân ta vẫn đồng sức đồng lòng không lùi bước. Toàn dân kể cả người già, phụ nữ, trẻ em đều tam gia kháng chiến. Một trong những hoạt động quan trọng nhất của Cách mạng lúc bất giờ là liên lạc giữa chiến khu với các địa phương trong cả nước. Người thực hiện công tác ấy phải nhanh nhẹn, thông minh, dũng cảm và tuyệt đối trung thành.

Lượm là một trong những đồng chí liên lạc gan dạ, nhanh trí. Cậu tên thật là Nông Văn Dền, dù mới mười một tuổi nhưng đã xung phong làm liên lạc. Quân địch bớt cảnh giác hơn với chú bé nhỏ tuổi nhưng bản chất ác liệt của chúng vẫn khiến công tác liên lạc nguy hiểm vô cùng. Hành trình liên lạc muôn vàn khó khăn, địch kiểm tra và giám sát trùng trùng nhưng Lượm chưa bao giờ sợ hãi, nụ cười và niềm lạc quan luôn thường trực trên con người em.

Chú bé 11 tuổi, dáng người loắt choắt, nhỏ nhắn, dáng vẻ hồn nhiên. Chiếc ca nô đội lệch, trông rất đáng yêu. Cái đầu nhỏ nghênh nghênh, miệng lúc nào cũng huýt sáo vang, giai điệu vang lên đầy vui vẻ. Bước chân chú bé nhanh nhẹn thoăn thoắt giống như con chim chích nhảy nhót tung tăng trên đường.

Trên đường làm liên lạc, Lượm gặp rất nhiều chiến sĩ, chú bé lễ phép, gặp ai cũng chào hỏi, dáng vẻ hồn nhiên khiến mọi người yêu quý. Nhắc đến Lượm, các đồng chí đều nhớ tới chú bé hoạt bát, khi được hỏi: “Làm liên lạc cháu có thấy vất vả không, có sợ không?” thì chỉ tự hào rằng: “Cháu làm liên lạc không thấy vất vả tí nào, không bằng các chú các anh ngày đêm chiến đấu. Nhiều lúc nguy hiểm, nghĩ đến Cách mạng, đến Bác Hồ thì cháu không sợ nữa. Cháu chỉ sợ địch bắt được thì Cách mạng ngày càng khó khăn thôi.” Ai cũng khâm phục chú bé dũng cảm, thích đồn Mang Cá hơn ở nhà, tuổi nhỏ mà gan dạ, thông minh.

Lượm vui vẻ và lạc quan, nhưng lúc nào cũng giơ tay nghiêm trang: “Chào đồng chí” trước khi chia tay, miệng vẫn cười dễ thương. Trong quá trình hoạt động, chú bé cũng ý thức được nhiệm vụ của mình nên luôn nhanh chóng truyền thư rồi rời đi, bảo vệ bí mật và tránh bị địch nghi ngờ. Tình thế Cách mạng căng thẳng, cao trào, thấy thư “Thượng Khẩn” không thể chậm chễ, Lượm không màng an nguye, vượt qua mưa bom bão đạn, muốn nhanh chóng đưa tin cho cán bộ.

Nhưng viên đạn quân thù đã ghim sâu vào trái tim em – trái tim vẫn hừng hực lửa cháy yêu nước. Khi còn cách căn cứ ta vài bước chân, em ngã xuống, thật đau lòng thay, viên đạn vô tình, khốc liệt đã gim vào người em, Lượm ngã xuống, một dòng máu đỏ tươi, miệng vẫn lấp lánh nụ cười đầy hồn nhiên. Lượm hi sinh.

Sự hi sinh của Lượm đã để lại trong lòng những người còn sống vô vàn tiếc thương. Chú bé nhỏ tuổi đã anh dũng hi sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, em ra đi khi chưa kịp trưởng thành. Để rồi sau này, nhà thơ Tố Hữu vẫn tưởng niệm em, sáng tác bài thơ về chú bé liên lạc – Lượm.

“Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh, Ca-lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng…”

Lượm là một chú bé tầm mười hai, mười ba tuổi, dáng vẻ hồn nhiên, đáng yêu thể hiện ra ngay ở hình dáng bên ngoài của em. Đó là một chú bé có vóc dáng nhỏ bé, loắt choắt, đầu đội chiếc mũ ca nô, nhưng sự đáng yêu thể hiện ngay trong cách đội mũ ấy. Bởi Lượm không đội ngay ngắn bao giờ, lúc nào cũng đội lệch, cái đầu thì nghênh nghênh, Bài mẫu tham khảo

Việt Nam ta từ trước đến nay vốn là một đất nước anh hùng, chiến tranh nổ ra thì mọi người dân Việt Nam đều đồng khởi đứng lên đấu tranh, chống lại quân cướp nước. Điều đáng nói là trong dân tộc anh hùng đó, không chỉ có những bậc nam nhi đầu đội trời chân đạp đất làm nên những chiến công vang lừng, mà ngay cả những người phụ nữ, người già, trẻ em cũng đều trở thành những người chiến sĩ quả cảm khi đất nước đứng trước màn đêm nô lệ. Tinh thần chiến đấu toàn dân luôn sục sôi trong trái tim mỗi con người thế trong cuộc chiến, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những cậu bé xung phong tham gia vào phong trào cứu nước. Một trong những cậu bé anh hùng đó chính là chú bé Lượm.

Đó là vào những năm 1949, khi thực dân Pháp dáo diết đàn áp cách mạng Việt Nam, mở những cuộc tấn quy mô lớn lên chiến khu Việt Bắc nhằm tiêu diệt Đảng, tiêu diệt chính phủ, kết thúc chiến tranh. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn nhưng những người dân Việt Nam không hề lùi bước mà kiên cường đấu tranh chống Pháp. Một trong những việc quan trọng nhất của cách mạng ngày ấy chính là công tác liên lạc giữa chiến khu với các địa phương trong cả nước. Và người thực hiện những công tác liên lạc đó không chỉ thành thạo đường mà còn phải vô cùng dũng cảm, bởi trên đường đưa tin bất cứ lúc nào cũng có thể bị giặc bắt hay bị đạn lạc của chiến tranh làm cho hi sinh.

Và điều bất ngờ hơn cả là trên mảnh đất của những anh hùng ấy, không chỉ có những người trưởng thành có ý thức chiến đấu chống giặc, mà ngay cả những cậu bé mười hai mười ba tuổi cũng tràn lòng căm thù và tinh thần chống giặc sâu sắc. Cậu bé Lượm là một cậu bé như vậy, dù còn nhỏ tuổi nhưng Lượm đã tình nguyện xung phong làm công tác đưa tin cho cán bộ. Ở độ tuổi của Lượm thì quân giặc cũng mất cảnh giác hơn, nhưng không phải vì vậy mà tránh được những hiểm nguy cận kề của chiến tranh. Hành trình đưa tin của Lượm không phải chỉ trải qua một hai khó khăn, mà đôi khi chỉ một hành động bất cẩn cũng có thể khiến em hi sinh, nhưng ở cậu bé Lượm luôn có tinh thần lạc quan yêu đời, nụ cười lúc nào cũng nở trên môi, kể cả khi em đã hi sinh cho đất nước thì nụ cười ấy cũng chưa bao giờ tắt.

Lượm là một chú bé tầm mười hai, mười ba tuổi, dáng vẻ hồn nhiên đáng yêu thể hiện ra ngay ở hình dáng bên ngoài của em, đó là một chú bé có vóc dáng nhỏ bé, loắt choắt, đầu đội chiếc mũ ca nô, nhưng sự đáng yêu thể hiện ngay trong cách đội mũ ấy. Bởi Lượm không đội ngay ngắn bao giờ, lúc nào cũng đội lệch, cái đầu thì nghênh nghênh, miệng lúc nào cũng huýt sáo, hát lên những bài hát đầy vui vẻ. Dáng vẻ tươi vui, bước chân nhanh nhẹn khiến cho người nhìn liên tưởng em như những chú chim chích với đôi chân nhảy nhanh thoăn thoắt trên đường.

Trên đường làm công tác liên lạc, Lượm gặp nhiều những người lính, những người bộ đội đang làm nhiệm vụ. Cậu bé rất lễ phép, hễ gặp ai thì cũng chào hỏi nhiệt tình, khi được các chú hỏi han thì cậu bé rất tự hào nói với các chú rằng: Cháu đang làm công tác liên lạc, khi những người lính hỏi cậu bé không sợ à? Thì cậu bé rất khảng khái thể hiện được niềm yêu thích với công việc liên lạc của mình: Thích lắm chú ạ. Và điều khiến cho những người lính khâm phục hơn nữa ở cậu bé này, chính là tinh thần kiên cường, dũng cảm của cậu bé, chú nói ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà. Có lẽ cái “thích” mà cậu bé Lượm nói đến đó chính là cái ý nghĩa cao đẹp của công việc liên lạc mang lại.

Lượm là cậu bé vô cùng vui vẻ, hài hước, trước khi chia tay những người lính, cậu bé đã để tay lên đầu, đứng nghiêm trang và nói “Thôi, chào đồng chí” với khuôn miệng chúm chím nụ cười dễ thương. Có thể thấy dù hồn nhiên, yêu đời nhưng Lượm lúc nào cũng ý thức được nhiệm vụ của mình, bởi công tác liên lạc đòi hỏi sự bí mật, nhanh chóng nên dù vui khi được gặp những người lính thì chú bé cũng đều chủ động nói lời chia tay và tiếp tục lên đường. Nhưng, không khí chiến tranh quá khốc liệt, vì một bức thư “Thượng Khẩn” không thể chậm chễ nên Lượm đã vượt qua mưa bom bão đạn, không để ý đến sự an nguy của bản thân mà muốn nhanh chóng đưa thông tin cho cán bộ, bởi sự tình đang vô cùng cấp thiết.

Nhưng, thật đau lòng thay, viên đạn vô tình, khốc liệt đã gim vào người em, Lượm ngã xuống, miệng vẫn lấp lánh tia cười đầy hồn nhiên. Lượm đã hi sinh dũng cảm cho đất nước nhưng trong tâm thức của người Việt Nam, em luôn bất tử, lúc nào cũng là một cậu bé hồn nhiên, đội chiếc mũ ca nô lệch, miệng huýt sáo vang….