Viết Đoạn Văn Về Bài Thơ Ngắm Trăng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Soạn Bài Ngắm Trăng Ngữ Văn 7

Soạn bài Ngắm Trăng Ngữ văn 7

Bài làm

Câu 1: Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.

– Có thể nhận thấy được ở chính câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Thông qua đây chúng ta nhận thấy được câu thơ dịch dịch thành “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã” dường như cũng đã lại làm mất đi cái xốn xang, cứ như thật bối rối của nhân vật trữ tình khi đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Ở hai câu thơ cuối (bản dịch) dường như cũng kém ở phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa, ta có thể nhận thấy được chính từ “nhòm” và “ngắm” trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa tất cả điều này như cũng lại khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự hàm súc, sự cô đúc của ý tứ và thể thơ độc đáo nữa.

Câu 2: Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cành như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa” ? Qua hai câu thơ đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh đẹp ngoài trời?

Theo lẽ thông thường thì người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ta nhận thấy được ở đây, Hồ Chí Minh cũng đã lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó chính là cảnh ở trong lao tù. Khi Bác Hồ nói “Trong tù không rượu cũng không hoa”chúng ta cũng không nên nghĩ đây là Bác đang than thở mà đó là một sự thật. Chỉ vì đêm trăng đẹp quá và người xưa vẫn hay thưởng trăng khi có đầy đủ rượu và hoa mà thôi. Thế nhưng trăng lại quá đẹp và khiến cho Bác không thể nào hững hờ được cho nên chẳng cần hoa và rượu thì người vẫn cứ thưởng trăng, nhìn ngắm nét đẹp của thiên nhiên.

Câu 3: Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?

Ở trong hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh đó chính là:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Có lẽ rằng cũng các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) Bác cũng cứ vẫn khéo léo để đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, ta nhận thấy được cũng chính giữa người và trăng lúc này đây dường như cũng lại vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Có lẽ chính cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng. Ở đó sự nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ thật bền chặt.

Hình ảnh Bác lúc này đây cũng đã lại hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ dường như lại không chút bận tâm về gông cùm, đói rét, … Khi đứng trước những khó khăn thì hình ảnh Bác lúc này đây cứ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Ta như nhận thấy được bài thơ cũng lại còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, đó cũng chính là một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Câu 5: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét : “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy chép lại bài thơ Bác Hổ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc “ngắm trăng” trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?

Chúng ta cũng biết được nhà phê bình Hoài Thanh dường như thật tài tình, thật chính xác khi ông cũng đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét rằng: “Thơ Bác đầy trăng”.Qủa thực Bác co rất nhiều bài thơ có hình ảnh trăng có thể kể ra như các bài thơ: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, cảnh khuya, … Thực sự hình ảnh trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Cho dù là ở chốn lao ngục, hay lúc bận trăm công ngàn việc thì tâm hồn của Người dường như cũng cứ luôn luôn hướng về cái đẹp. Hình ảnh trăng như một người tri kỉ với Bác luôn sáng trong và thật đẹp.

Chúc các em học tốt!

Bài Tập Ngữ Văn 9 Viết 1 Đoạn Văn P…

Mùa xuân, đó có thể gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi! Con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời…

Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cành đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cành hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống.

Viết Đoạn Văn Ngắn Về An Toàn Giao Thông

Hiện nay trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần quan tâm, bên cạnh vấn đề môi trường, an sinh xã hội thì vấn đề an toàn giao thông cũng được rất nhiều người quan tâm. Vậy an toàn giao thông là gì? An toàn giao thông chính là thể hiện văn hóa của mỗi người khi tham gia giao thông. Vấn đề nhức nhối hiện nay nhất đó chính là sự ùn tắc giao thông trong các thành phố lớn như ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… ách tắc giao thông không chỉ vì vấn đề đông dân mà còn vì ý thức của những người tham gia giao thông. Họ không đi đúng làn đường, họ vượt đèn đỏ, có người chen lấn, va quệt nhau trên đường, thậm chí ách tắc còn vì có những người dừng lại để quay video chụp ảnh một vụ tai nạn hay một vụ đánh ghen… Đó thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông của mỗi người. Ngoài ra, ách tắc giao thông có thể bị ảnh hưởng thời tiết do mưa to ngập đường, bão lớn gây đổ cây… nhưng cũng không thể nào lấy lý do để biện minh cho việc vượt đèn đỏ vì ngập lụt, đi nhanh những nơi ngập nước để không bị chết máy nhưng họ lại không hiểu rằng việc đi nhanh như vậy có thể gây cản trở cho những người khác. Cũng có nhiều người chở đồ cồng kềnh mà gây tai nạn cho những người xung quanh gần đây trên mạng có chia sẻ video của một người phụ nữ trở cây gậy dài quệt vào người đi đường nên đã làm cho họ ngã. Có thể họ làm vậy vì miếng cơm manh áo nhưng cũng không thể lấy đó là lý do để bào chữa cho một sai lầm lớn. Chính vì thế mà số người gặp tai nạn trên đất nước ta diễn ra ngày càng nhiều, mỗi vụ tai nạn để lại bao nhiêu di chứng. Có gia đình mất đi lao động chính trong gia đình thậm chí là mất đi cả người thân. Vụ gần đây nhất là vụ tai nạn của chị Nguyễn Thị H trú xã Đắk Sin sau khi trở người con trai đi thi đại học thì chị bất ngờ bị chiếc xe ô tô 7 chỗ đâm tử vong. Có thể người con trai của chị không nghĩ đó là lần cuối cùng bản thân mình được nhìn thấy mẹ ,người mất đi nhưng để lại cho người sống bao sự mất mát đau thương. Sự đau đớn của đứa trẻ đó như réo lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả những người tham gia giao thông, bài học cho những kẻ ” Anh hùng xa lộ” . Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng không muốn đi ra đường phải lo xem rằng hôm nay đường có đông hay không, bản thân mình, người thân mình có được an toàn hay không? Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh việc tham gia giao thông, thực hiện quy tắc : ” Bốn không, ba có” để bản thân mỗi chúng ta được trở nên an toàn khi tham gia giao thông. Theo như Luật sư A-lếch-xan-đrơ-lác-xơn có viết: “Luật giao thông là những nguyên tắc đơn giản nhất trong nền pháp luật của một nước. Luật giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày”. Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần phải tuân thủ luật an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông từ những thói quen nhỏ nhất , dừng đèn đỏ, nhường đường cho người đi bộ, những phương tiện đặc biệt như xe cứu hỏa, xe của bệnh viện,… để xây dựng được một xã hội văn minh, tốt đẹp bởi lẽ: ” An toàn giao thông là bảo vệ hạnh phúc của mọi nhà”.

Bài 21. Ngắm Trăng (Vọng Nguyệt)

Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” phần dịch thơ của Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi sau:a) Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nội dung và nghệ thuật của bài thơ?b) Ở bài thơ này Bác đã ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Qua đây em thấy Bác có tâm trạng như thế nào trước cảnh đẹp đêm trăng ngoài trời?c) Từ bài thơ ngắm trăng của Bác em có suy nghĩ gì về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay. Trình bày đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp có sủ dụng câu nghi vấn (gạch chân và chỉ rõ câu nghi vấn mà em sử dụng trong đoạn văn).

Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” phần dịch thơ của Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi sau:a) Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nội dung và nghệ thuật của bài thơ?– Chép thuộc lòng bài thơ: “Ngắm trăng”“Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”– Bài thơ được viết theo thể thơ tứ tuyệt– Nội dung: Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm– Nghệ thuật: điệp ngữ, đối, nhân hóa

Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” phần dịch thơ của Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi sau:b) Ở bài thơ này Bác đã ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Qua đây em thấy Bác có tâm trạng như thế nào trước cảnh đẹp đêm trăng ngoài trời?– Hoàn cảnh ngắm trăng Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng.Ở bài thơ này Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt: trong tù ngục! Không rượu cũng không hoa. Bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đó đang là tù nhân bị đày đọa, vô cùng cực khổ.– Tâm trạng của Bác Trước cảnh đẹp đêm trăng tâm hồn Bác xốn xang, bối rối: “Đối thử nhân tiêu nại nhược hà”. Câu thơ cho thấy tâm hồn nghệ sĩ đích thực của người. Người chiến sĩ cách mạng ấy đã rung động trước cảnh đẹp đêm trăng dù đang phải chịu cảnh tù đày điều này thể hiện tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác.Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” phần dịch thơ của Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi sau:c) Từ bài thơ ngắm trăng của Bác em có suy nghĩ gì về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay. Trình bày đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp có sử dụng câu nghi vấn (gạch chân và chỉ rõ câu nghi vấn mà em sử dụng trong đoạn văn).Gợi ý– Từ bài thơ “Ngắm trăng” của Bác, em thấy thế hệ trẻ chúng em ngày nay đã và đang học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.– Về tư tưởng: Thế hệ trẻ luôn nhận thức được vai trò trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

– Về hành động: + Ở trường luôn nỗ lực trau dồi tri thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, vâng lời thầy cô, yêu thương quan tâm giúp đỡ bạn bè, tích cực tham gia những phong trào do trường và lớp phát động.+ Ở nhà vâng lời ông bà cha mẹ; giúp đỡ ông bà, cha mẹ nhiều hơn; yêu thương quan tâm đến những người thân trong gia đình.– Bản thân em: là một học sinh em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ, luôn phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi để mai này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.→ Từ những nhận thức và việc làm trên chẳng phải thế hệ trẻ ngày nay đã và đang học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đó sao?