Viết đoạn văn cảm nhận ý nghĩa 3 dòng thơ cuối của bài thơ “Đồng chí”
Điểm nhấn cuối cùng và ấn tượng nhất trong bài thơ Đồng chí động lại ở ba câu thơi cuối. Trong bức tranh ấy, nổi lên cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Dù hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt với “Rừng hoang sương muối” nhưng người lính vẫn “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp cho họ vượt qua sự giá rét và oai nghiêm trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh giữa rừng khuya mà gần gũi và thân thương như một người bạn. “Đầu súng trăng treo” còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi liên tưởng phong phú, sùng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. Chính Hữu đã rất thành công khi sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi và gắn bó sâu sắc với cuộc đời người lính làm hiện rõ hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt và lý tưởng cao đẹp của họ. Giữa thiên nhiên, hoàn cảnh và lý tưởng ngỡ như đối lập mà lại rất hòa hợp. Thiên nhiên tạo nền cho lý tưởng tỏa sáng. Bởi thế, càng nhìn ngắm, càng thấy đẹp đẽ. Rừng thiêng nước độc, nghĩ đến đã thấy rùng mình nhưng lại là người bạn, là căn nhà thân thiết, cùng người lính đánh giặc. Nói như nhà thơ tố Hữu: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.
Cảm nhận ý nghĩa 3 câu thơ cuối bài thơ Đồng chí
Viết về đề tài tình cảm trong chiến tranh vốn là đề tài đước các văn nghệ sĩ hết sức quan tâm. Đóng góp vào kho tàng ấy, nhà thơ Chính Hữu với bài thơ “Đồng chí” đã tái hiện lại hình ảnh người lính chống Pháp một cách chân thực, giàu tính lãng mạng. “Đồng chí” là bài thơ ca ngợi một tình cảm mới, quan hệ mới giữa người với người trong cách mạng và kháng chiến. Đó là tình cảm gắn bó, sẻ chia được gửi vào 3 câu cuối bài thơ:
“Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo”.
Trong những giây phút đối mặt với kẻ thù, tình đồng chí càng trở nên cao đẹp, thiêng liêng. Điều kiện chiến đấu thử thách gian lao: “rừng hoang, sương muối” nhưng những người lính không đơn độc, không rét buốt; bên cạnh họ là tình đồng đội ấm áp: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.
Hơn lúc nào hết, người lính thấm thía tình đồng đội, cùng chia sẻ với nhau sự sống và chết. Có đồng đội, họ có tư thế chiến đấu hiên ngang, chủ động, họ biến cái không thể thành có thể, làm cho những gian lao, khó nhọc trở nên nhẹ nhàng.
Biểu tượng “Đầu súng trăng treo” là một biểu tượng nghệ thuật độc đáo, đậm chất thơ. Câu thơ có sự kết hợp nhuần nhị giữa hai bút pháp nghệ hiện thực và lãng mạn. Cuộc chiến đấu gian khổ ác, liệt là hiện thực trước mắt. Còn ánh trăng bền vững trên cao là biểu tượng của ước mơ, hạnh phúc và an vui. Hình ảnh còn là sự hài hòa giữa hai tâm hồn chiến sĩ và thi sĩ; giữa hai tính chất: trữ tình và chiến đấu.
Cách xây dựng những câu thơ sóng đôi biểu hiện sự gắn bó, sẻ chia những gian nan, nhọc nhằn trong cuộc sống chiến đấu chống kẻ thù chung. Ngôn từ chọn lọc, chân thực, cô đọng và hàm súc → diễn đạt một ý tưởng trọn vẹn đi dọc suốt bài thơ: Tình đồng đội đồng chí thắm thiết – điểm tựa tin cậy cho người lính những khi đối mặt với hiểm nguy – cái chết.
Chiến tranh đã đi qua nhưng những năm tháng lịch sử ấy là thời khắc không thể nào quên. Nhà thơ Chính Hữu cùng bài thơ “Đồng chí” đã góp thêm vào trang sử hào hùng của dân tộc một hình tượng văn học mơi: hình tượng người lính Cụ Hồ và ý nghĩa cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí. Những người lính ấy đã hi sinh anh dũng trong cuộc chiến tranh vệ quốc, mãi mãi được những người đời sau ghi nhớ
“Họ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm nên Đất Nước”.
(Nguyễn Khoa Điềm)