Viết Đoạn Văn Ngắn Về Bài Thơ Ngắm Trăng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Viết Đoạn Văn Ngắn Về An Toàn Giao Thông

Hiện nay trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần quan tâm, bên cạnh vấn đề môi trường, an sinh xã hội thì vấn đề an toàn giao thông cũng được rất nhiều người quan tâm. Vậy an toàn giao thông là gì? An toàn giao thông chính là thể hiện văn hóa của mỗi người khi tham gia giao thông. Vấn đề nhức nhối hiện nay nhất đó chính là sự ùn tắc giao thông trong các thành phố lớn như ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… ách tắc giao thông không chỉ vì vấn đề đông dân mà còn vì ý thức của những người tham gia giao thông. Họ không đi đúng làn đường, họ vượt đèn đỏ, có người chen lấn, va quệt nhau trên đường, thậm chí ách tắc còn vì có những người dừng lại để quay video chụp ảnh một vụ tai nạn hay một vụ đánh ghen… Đó thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông của mỗi người. Ngoài ra, ách tắc giao thông có thể bị ảnh hưởng thời tiết do mưa to ngập đường, bão lớn gây đổ cây… nhưng cũng không thể nào lấy lý do để biện minh cho việc vượt đèn đỏ vì ngập lụt, đi nhanh những nơi ngập nước để không bị chết máy nhưng họ lại không hiểu rằng việc đi nhanh như vậy có thể gây cản trở cho những người khác. Cũng có nhiều người chở đồ cồng kềnh mà gây tai nạn cho những người xung quanh gần đây trên mạng có chia sẻ video của một người phụ nữ trở cây gậy dài quệt vào người đi đường nên đã làm cho họ ngã. Có thể họ làm vậy vì miếng cơm manh áo nhưng cũng không thể lấy đó là lý do để bào chữa cho một sai lầm lớn. Chính vì thế mà số người gặp tai nạn trên đất nước ta diễn ra ngày càng nhiều, mỗi vụ tai nạn để lại bao nhiêu di chứng. Có gia đình mất đi lao động chính trong gia đình thậm chí là mất đi cả người thân. Vụ gần đây nhất là vụ tai nạn của chị Nguyễn Thị H trú xã Đắk Sin sau khi trở người con trai đi thi đại học thì chị bất ngờ bị chiếc xe ô tô 7 chỗ đâm tử vong. Có thể người con trai của chị không nghĩ đó là lần cuối cùng bản thân mình được nhìn thấy mẹ ,người mất đi nhưng để lại cho người sống bao sự mất mát đau thương. Sự đau đớn của đứa trẻ đó như réo lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả những người tham gia giao thông, bài học cho những kẻ ” Anh hùng xa lộ” . Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng không muốn đi ra đường phải lo xem rằng hôm nay đường có đông hay không, bản thân mình, người thân mình có được an toàn hay không? Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh việc tham gia giao thông, thực hiện quy tắc : ” Bốn không, ba có” để bản thân mỗi chúng ta được trở nên an toàn khi tham gia giao thông. Theo như Luật sư A-lếch-xan-đrơ-lác-xơn có viết: “Luật giao thông là những nguyên tắc đơn giản nhất trong nền pháp luật của một nước. Luật giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày”. Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần phải tuân thủ luật an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông từ những thói quen nhỏ nhất , dừng đèn đỏ, nhường đường cho người đi bộ, những phương tiện đặc biệt như xe cứu hỏa, xe của bệnh viện,… để xây dựng được một xã hội văn minh, tốt đẹp bởi lẽ: ” An toàn giao thông là bảo vệ hạnh phúc của mọi nhà”.

Soạn Bài Ngắm Trăng Ngữ Văn 7

Soạn bài Ngắm Trăng Ngữ văn 7

Bài làm

Câu 1: Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.

– Có thể nhận thấy được ở chính câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Thông qua đây chúng ta nhận thấy được câu thơ dịch dịch thành “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã” dường như cũng đã lại làm mất đi cái xốn xang, cứ như thật bối rối của nhân vật trữ tình khi đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Ở hai câu thơ cuối (bản dịch) dường như cũng kém ở phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa, ta có thể nhận thấy được chính từ “nhòm” và “ngắm” trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa tất cả điều này như cũng lại khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự hàm súc, sự cô đúc của ý tứ và thể thơ độc đáo nữa.

Câu 2: Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cành như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa” ? Qua hai câu thơ đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh đẹp ngoài trời?

Theo lẽ thông thường thì người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ta nhận thấy được ở đây, Hồ Chí Minh cũng đã lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó chính là cảnh ở trong lao tù. Khi Bác Hồ nói “Trong tù không rượu cũng không hoa”chúng ta cũng không nên nghĩ đây là Bác đang than thở mà đó là một sự thật. Chỉ vì đêm trăng đẹp quá và người xưa vẫn hay thưởng trăng khi có đầy đủ rượu và hoa mà thôi. Thế nhưng trăng lại quá đẹp và khiến cho Bác không thể nào hững hờ được cho nên chẳng cần hoa và rượu thì người vẫn cứ thưởng trăng, nhìn ngắm nét đẹp của thiên nhiên.

Câu 3: Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?

Ở trong hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh đó chính là:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Có lẽ rằng cũng các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) Bác cũng cứ vẫn khéo léo để đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, ta nhận thấy được cũng chính giữa người và trăng lúc này đây dường như cũng lại vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Có lẽ chính cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng. Ở đó sự nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ thật bền chặt.

Hình ảnh Bác lúc này đây cũng đã lại hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ dường như lại không chút bận tâm về gông cùm, đói rét, … Khi đứng trước những khó khăn thì hình ảnh Bác lúc này đây cứ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Ta như nhận thấy được bài thơ cũng lại còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, đó cũng chính là một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Câu 5: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét : “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy chép lại bài thơ Bác Hổ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc “ngắm trăng” trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?

Chúng ta cũng biết được nhà phê bình Hoài Thanh dường như thật tài tình, thật chính xác khi ông cũng đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét rằng: “Thơ Bác đầy trăng”.Qủa thực Bác co rất nhiều bài thơ có hình ảnh trăng có thể kể ra như các bài thơ: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, cảnh khuya, … Thực sự hình ảnh trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Cho dù là ở chốn lao ngục, hay lúc bận trăm công ngàn việc thì tâm hồn của Người dường như cũng cứ luôn luôn hướng về cái đẹp. Hình ảnh trăng như một người tri kỉ với Bác luôn sáng trong và thật đẹp.

Chúc các em học tốt!

Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Ngắm Trăng (Hồ Chí Minh)

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh tụ cách mạng của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới mà Bác còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. Thơ văn của Bác có nghệ thuật thơ mang đậm màu sắc cổ điển song lại chứa chan tình yêu thương con người dân tộc, yêu quê hương đất nước.

Và qua việc phân tích bài thơ ngắm trăng, ta sẽ càng thấu hiểu hơn được cả lòng yêu đời tha thiết ngay cả trong những hoàn cảnh sống gian lao, vất vả của Bác. Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) là bài thơ thứ hai mươi trong tập thơ Nhật kí trong tù và được viết theo thể thơ tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.

1, phân tích bài thơ ngắm trăng – hoàn cảnh sáng tác

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Vào tháng 8 năm 1942, từ Pác Bó (Cao Bằng), bác đã bí mật lên đường sang Trung Quốc nhằm mục đích tranh thủ sự viện trợ từ Quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Song khi mới chỉ đến Quảng Tây, chính quyền Tưởng Giới Thạch đã bắt giam Người. Đây là một chi tiết quan trong khi học sinh tiến hành nghị luận về tác phẩm ngắm trăng. Cụ thể, Người bị giải qua gần 30 nhà giam thuộc 13 huyện của tỉnh Quảng Tây. Trong vòng 1 năm trời Người đã bị đày đọa cra về thể chất và tinh thần song Người vẫn giữ được tinh thần lạc quan của mình. Với tập thơ Nhật kí trong tù để giải khuây song người đọc có thể nhận ra phong thái ung dung, thanh thản, một bản lĩnh cứng cỏi kiên cường của người chiến sĩ cộng sản

2, phân tích bài thơ ngắm trăng – hai câu thơ đầu

Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Hai câu thơ đầu tiên đã thể hiện sự bối rối và bồn chồn của tâm hồn người nghệ sĩ khi không có rượu và hoa khi đứng trước “cảnh đẹp đêm nay”. Khi viết đoạn văn phân tích bài ngắm trăng hai câu thơ đầu, học sinh phải nêu lên được hai ý: tâm hồn nghệ sĩ dạt dào của Người, đồng thời là bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Đang trong cảnh tù đày với xiềng xích gông cùm song Người vẫn có thể cảm nhận và ung dung đón nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, cụ thể là của ánh trăng đêm nơi nhà tù lạnh lẽo.

3, phân tích bài thơ ngắm trăng – hai câu thơ cuối

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Trong hoàn cảnh gian lao khó khăn đó, Người đã tìm đến cách giải quyết sự thiếu thốn bằng một cách thức vừa khéo léo lại vừa chân tình. Bác đã lấy tấm lòng và lấy tình yêu với ánh trăng đêm mà đối lại với chính vầng trăng, hay cũng chính là người bạn tri kỉ duy nhất trong hoàn cảnh tù đày gian khổ. Đó là cách ứng xử vừa lãng mạn, mơ mộng lại tràn ngập đầy nghĩa tình.

Nhìn chung, vẻ đẹp của bài thơ ngắm trăng nằm ở sự hòa quyện giữa phong cách cổ điển cùng với tinh thần hiện đại. Cụ thể, phong cách cổ điển được thể hiệ ngay từ thể thơ là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và cấu trúc đăng đối. Ngoài ra, trăng, rượu, hoa là đề tài và hình ảnh rất thường gặp trong thơ văn cổ. Song tác phẩm lại mang trong mình vẻ đẹp hiện đại, thể hiện ở tình yêu cuộc sống, bản lĩnh phi thường

Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) được Bác viết vào trong hoàn cảnh gian khổ khi bị chính quyền Tưởng bắt giam và tù đày. Song trước vẻ đẹp của vầng trăng đêm, tâm hồn Bác đã thoát khỏi cảnh tù và vượt lên trên xiềng xích gông cùm. Có thể nói, khi phân tích bài thơ ngắm trăng, ta đã thấy rõ được tinh thần hào sảng đúng như hai câu thơ: “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao” của Người.

Nguồn: chúng tôi

Viết Đoạn Văn Từ 8

– Trong kho tàng văn học Việt Nam có biết bao bài thơ nói về tình bạn nhưng tiêu biểu và chân thành sâu sắc nhất có lẽ chính là “Bạn đến chơi nhà” của Tam Nguyên Yên Đổ – Nguyễn Khuyến.

– Người ta thường nói “Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn”.

– Là một nhà thơ chân chất nghĩa tình sống giàu tình cảm, Nguyễn Khuyến thật sự đã để lại cho đời những minh chứng hùng hồn về tình bạn đẹp bất hủ.

– Bài thơ kể một tình huống trớ trêu không có gì đãi bạn pha lẫn nét hóm hỉnh, tác giả bày tỏ về cảm xúc của mình với một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay tình cờ gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông.

– Từng câu từ trong bài giản dị mà thanh cao, thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn và kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, nói lên sự hòa hợp giữa hai tâm hồn tri âm tri kỉ, tình bạn đẹp vượt lên trên tất cả những của cải vật chất tầm thường.

– Bài thơ của cụ “Tam Nguyên” đã giúp cho ta nhìn nhận nhiều điều mà bấy lâu nay ta chưa hiểu hết.

– Vẫn biết tình bạn đã giúp ta vượt qua những khó khăn, chia sẽ bao buồn vui, hạnh phúc, bạn là người đến bên ta lúc ta cần nhất.

– Thế nhưng, đã mấy ai đôi lần tự hỏi: “Ta có trân trọng cái “tình” cao đẹp ấy chưa?”

– Bạn hãy nhớ “Tình bạn giống như cát nằm trong lòng bàn tay, nếu ta buông lơi hay siết chặt quá thì cát sẽ rơi ra ngoài”.

– Vì thế, chúng ta hãy hết sức nâng niu gìn giữ để không đánh mất món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho mình – Tình bạn!

Lê Văn Bình @ 19:54 29/09/2015 Số lượt xem: 24012