Viết Đoạn Văn Giới Thiệu Về Bài Thơ Nhớ Rừng / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Giới Thiệu Về Nhà Thơ Thế Lữ Và Bài Thơ Nhớ Rừng

Giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng

Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.

Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung… và có hoài bão xây dựng nền sân khấu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.

Tác giả đã xuất bản: Máy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),… Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,…

Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.

Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

chúng tôi

Giới Thiệu Về Quả Cherry .

Cherry là một loại quả cao cấp nhập khẩu được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon và những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại nhưng nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về nguồn gốc của loại trái cây này.

Cherry còn được gọi là quả Anh đào. Cây cherry là một loại cây lớn sống lâu năm có chiều cao lên đến 10m. Lá cherry có màu xanh đậm, hình bầu dục thuôn dài, rìa lá có răng cưa và gân lá nổi rõ.Hoa cherry có màu trắng hồng hay hồng đậm, hóa có năm cánh và thường nở quanh năm.

Qủa cherry mọc thành từng chùm trên cuống dài, ban đầu có màu xanh, khi chín có màu vàng hay màu đỏ có khi đỏ sậm trên nền lá xanh thẫm. Quả cherry có vịt ngọt chua thanh nhẹ, da căng bóng, mọng nước, ăn giòn ngọt, vị đậm đà, hương thơm dịu nhẹ quyến rũ. Cherry là một loại quả được nhiều người ưa thích vì hương vị rất thơm ngon và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó mang lại cho chúng ta nên cherry hiện nay là món khoái khẩu của nhiều người.

Cherry được trồng chủ yếu ở Mỹ, Canada, New Zealand và Úc là những nơi có khí hậu ôn đới, tuy nhiên cherry cũng cần đạt được số giờ tắm no nắng mới đạt được màu sắc chín vàng – đỏ rực cũng như độ bóng căng mọng của trái và hương vị thơm ngon quyến rũ.

Mùa cherry Mỹ, Canada bắt đầu từ Tháng 5 đến hết Tháng 8 còn mùa cherry Úc bắt đầu từ Tháng 11 đến hết Tháng 2 năm sau. Cherry trồng tại Mỹ luôn được đánh giá là cho chất lượng tốt nhất, từ hương vị đến màu sắc. Quả cherry được trồng tại Mỹ, Canada và Úc phải có đường kính đạt chuẩn 27mm mới được xuất khẩu.

Theo cục Bảo vệ thực vật Bộ NN & PTNT hiện nay Việt Nam cho phép nhập khẩu cherry chính ngạch từ Mỹ, Canada, New Zealand và Úc.

Cherry vốn là một loại quả ngon,thuộc hàng trái cây cao cấp thường dùng để làm quà biếu và được bán trong các shop trái cây cao cấp với giá khá cao. Tuy nhiên vài năm trở lại đây cherry được nhập về Việt Nam khá nhiều nên giá thành cũng tương đối tốt nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng vì cherry rất ngon miệng và đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng.

Giới Thiệu Thơ Giáng Sinh

BAN BIÊN TẬP KÍNH CHÚC TẤT CẢ BẠN ĐỌC MỘT MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH, TRÀN ĐẦY  HỒNG ÂN THIÊN CHÚA.

Đêm xưa giá lạnh trên đồi, Hào quang chiếu sáng khắp nơi lạ lùng. Bọn chăn run sợ hãi hùng, Bầy chiên thức giấc, vô cùng xôn xao. Bỗng đâu thiên sứ trên cao, Rao truyền: “đừng sợ, Chúa vào trần gian. Đêm nay Con Thánh lâm phàm, Tại thành Đa vít, chuồng chiên thấp hèn.” * Vài lời thiên sứ phán tuyên: “Hãy mau mau đến kiếm tìm hài nhi.” Thân vàng Ấu Chúa phương phi, Nằm trong máng cỏ, chẳng chi ấm nồng Mục đồng quì phục tấm lòng, Trở về, đi khắp các vùng báo tin: Rằng nay Chúa Thánh giáng sinh, Con trời lâm thế, bình minh khắp trần. * Tình yêu cứu vớt muôn dân, Không trung bừng sáng, thiên thần xướng ca. Tin vui rải khắp sơn hà, Từ vùng hải đảo, lan xa thị thành. Bình minh rộn rã âm thanh Thâm sơn cùng cốc, tin lành mừng vui. Vào đời cứu vớt muôn người, Hài nhi Chúa Thánh Con trời giáng sinh. * Lìa ngôi vinh hiển đẹp xinh, Xuống trần chịu khổ, nhục hình Chúa mang. Tình yêu cao quý vô vàn, Hy sinh thân báu sẵn sàng vì ai? Tình yêu có một, không hai, Vì con, Chúa chịu trải dài khổ đau! Tim Ngài tan vỡ ai hay? Hy sinh khổ nạn, đắng cay vô cùng. * Đêm nay nhớ Chúa lạ lùng! GIÁNG SINH, hai chữ ghi lòng kính yêu. Trần gian hãy nhớ một điều: Tìm về Thiên Chúa, tình yêu tuyệt vời!

Lê Nguyễn.

“Sáng danh Thiên Chúa trên trời Bình an dưới thế cho người trần gian!” Ồ kìa, thiên sứ hát vang Khắp nơi trần thế còn đang say nồng. Chăn chiên đang ở ngoài đồng Vội đi tìm Chúa trong lòng hát ca Quỳ bên máng cỏ bày ra Tấm lòng mục tử chẳng quà, chẳng hoa. Không tiền, không bạc nào lo Chúa vui đón nhận phước cho tôi rày

Hoa Dã Quì

Ngài từ nơi cao ngự xuống Con từ vực thẳm đi lên Ngài giàu cao sang vinh hiển Con vũng bùn lấm nghèo hèn Ngài Cha nhân lành chờ đợi Con về năm tháng đi hoang Ôi tình phụ tử thiêng liêng Vạn lần con không hiểu hết Ngài ôm con ghì thật chặt Con nghe hơi ấm yêu thương Từ nay trong vòng tay Chúa Mùa Xuân đã mất lại về Chúa đến chuồng chiên máng cỏ Con về nhà cửa tiện nghi Chúa giàu bỏ đi tất cả Cho con tất cả con cần Ôi tình Chúa cao sâu quá Dù con dệt cả đất trời Thành những bài thơ diễm tuyệt Cũng không nói hết yêu thương của Ngài dành cho con đó

Ao Thơ

🙂

Chúa Jêsus lúc nào cũng là giàu có, vinh hiển, được tôn cao; nhưng dầu Ngài vốn giàu, mà vì anh em, Ngài đã tự làm nghèo. Người tín hữu giàu có sẽ không thật sự tương giao với anh em nghèo khó của mình nếu chưa dùng của cải của người ấy để giúp đỡ những nỗi thiếu thốn của họ (định luật nầy được áp dụng cho đầu cũng như cho các chi thể như nhau), cũng vậy, Ðức Chúa Trời không thể nào thông công được với chúng ta nếu Ngài chưa chia sẻ cho chúng ta sự giàu có dư dật của Ngài, chưa làm nên nghèo để chúng ta trở thành giàu có.Nếu Ngài cứ ngự trên ngôi quang vinh và chúng ta cứ tiếp tục trong cảnh hoang tàn của sự sa ngã và không nhận được sự cứu rỗi của Ngài, thì sự tương giao giữa hai đàng sẽ không thể nào có được. Do đó, muốn có tương giao, người bà con giàu có phải tặng phần sản nghiệp của mình cho bà con nghèo khó kia. Cứu Chúa công bình phải tặng cho người anh em phạm tội chính sự trọn vẹn của Ngài, và chúng ta là những kẻ vừa nghèo vừa phạm tội, phải tiếp nhận ân điển càng thêm ân điển của sự đầy dẫy Ngài. Như vậy trong việc ban cho và nhận lãnh, một người phải từ nơi cao tuyệt đỉnh đi xuống, và người kia phải từ các vực sâu đi lên, và như thế mới có thể ôm choàng lấy nhau trong mối thông công thành thật và hết lòng.

CH Spurgeon

Giáng sinh này con nguyện cầu tha thiết Trong hồi chuông cảnh tỉnh đến bao người Giữa cuộc thế không xa Tình Yêu Chúa Bởi Tình Cha là Sự Sống của đời! Chúa đã đến vầng thái dương chiếu rạng Cho tim người mãi thắm những niềm vui Một vì sao sáng hơn nghìn sao sáng Giữa trời đêm xóa bóng tối ngậm ngùi

Lê Việt Mai Yên

🙂

Suốt đời con chỉ chờ mong Giê xu giáng thế vào trong lòng mình Máng rơm, quán trọ tâm linh Lòng ai nghèo khó Chúa sinh nước Trời! Năm xưa Chúa đến một nơi Bê-lem hiu quạnh con Trời sinh ra Không chăn, không chiếu, chẳng nhà Chuồng chiên máng cỏ… âu là tình thương.

Hồ Thơ 

🙂

Chúa là ai, từ hai ngàn năm trước Đã vào đời trong một ánh sao thần Đêm Bê-lem cô đơn cùng hoang vắng Mà nhạc vàng thiên sứ đã rền vang

Chúa là ai, mà giờ đây thế giới Mỗi Giáng Sinh cùng chiêm ngưỡng, tôn vinh Chúa là ai, mà tình yêu bất diệt Giữ hồn con trên mọi bước thiên trình

PHẠM KHÁNH VŨ 

Chuông nhà thờ vọng mùa Nô-ên đến Tôi đứng nhìn vơ vẩn góc trời xa Kỷ niệm xưa hiện về trong ký ức Để câu thơ cứ bay mãi không ngừng

Và hôm nay thêm mùa yêu thương nữa Chúc mọi người vui hưởng phước ân ban Trong tình yêu Giáng sinh hồng ân đến

Tuong Vi

🙂

Tạ ơn Chúa đã Giáng Sinh đêm ấy Đến trần gian Ngài bày tỏ tình thương Vì yêu ta, thân Chúa trải dặm trường Lìa ngôi báu hạ sinh trong máng cỏ. Chúa làm Người, một Hài Nhi bé nhỏ Trong chuồng chiên nơi máng cỏ thấp hèn Không nôi giường, chẳng nệm ấm chăn êm Ngài lâm thế, cảm thông người nghèo khổ. Các mục đồng được thiên thần báo rõ Đến tôn thờ Cứu Chúa mới hạ sinh Chúc tôn Ngài cùng với các thiên binh Rồi quay về làm sáng danh Thiên Chúa. Ơn Cứu rỗi Cha ban rời rộng quá Ai nhận Ngài làm Cứu Chúa hồn linh Cha thứ tha xoá hết mọi tội tình Làm con Chúa cuộc đời luôn hạnh phước. Đấng Giáng Sinh hơn hai ngàn năm trước Vua đời đời chính Cứu Chúa bình an Danh tuyệt vời là Emmanuen Ngài luôn ở cùng chúng ta mãi mãi. Ngợi khen Cha Đấng yêu thương vĩ đại Giúp chúng con rao báo danh Ngài ra Để mọi người nhận biết Chúa là Cha Đấng Cứu Thế Jesus từ trời đến.

Rebeca Ân Nguyễn 

https://www.youtube.com/watch?v=iJLMP1_Y20s   

Giới Thiệu Về Lí Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý nước Đại Việt. Ông là một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là một nhà quân sự kiệt xuất của dân tộc.

Lý Thường Kiệt vốn họ Ngô, tên Tuấn sinh năm 1019, mất năm 1105, quê ở làng An Xá huyện Quảng Đức (nay là xã Cơ Xá – huyện Gia Lâm – Hà Nội). Thuở nhỏ ông là người khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn, là con của võ tướng nên thích nghề võ và được dạy võ. Năm ông 23 tuổi được giữ chức Hoàng môn chi hậu, năm 43 tuổi ông đã dẹp yên ổn các châu huyện khắp miền Thanh – Nghệ.

2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Năm 1069 vua Lý Thánh Tông đi đánh Chămpa, Ngô Tuấn làm tướng tiên phong, lập nhiều công lớn nên đã được vua ban cho họ Lý, do đó có tên Lý Thường Kiệt. Tương truyền rằng, năm 1077 khi Lý Thường Kiệt đánh giặc trên tuyến sông Cầu, hàng đêm ông đã sai người lẻn vào đền thờ Trương Hống và Trương Hát đọc vang bài thơ mà nay chính là bài “Nam quốc sơn Hà”.

Bài thơ là một bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam được ghi lại thành văn lần đầu tiên. Lịch sử mãi ghi nhớ công ơn của một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất và nhà chính trị, ngoại giao tài ba. Một con người hiến dâng cả tâm hồn và sức lực cho sự nghiệp độc lập của Tổ quốc buổi đầu tự chủ. Tất cả kẻ thù đều phải khiếp sợ về tài năng quân sự kiệt xuất của ông.

Ông mất năm 1105, thọ 86 tuổi, được truy tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt Quốc Công. Từ đó tới nay đã có nhiều nơi lập đền thờ và dựng bia ghi công lao của ông, tiêu biểu trong đó có bài văn bia ở chùa Linh Xứng, Hà Trung – Thanh Hóa.