Viết Đoạn Văn Cảm Nhận Về Bài Thơ Ngắm Trăng / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Cảm Nhận Bài Thơ Ngắm Trăng

Những trung tâm gia sư uy tín ở tphcm nhận ra Trăng từ lâu đã trở thành người bạn tri âm với nhà thơ. Trăng mang nỗi niềm nhớ cố hương vào thơ của Lí Bạch. Trăng mang niềm thương cảm Nho sĩ nghèo trong thơ Đỗ Phủ. Và trăng trong thơ Hồ Chí Minh là sự hòa quyện giữa chất thép và chất thơ. Ánh trăng muôn đời chỉ có một thế nhưng đi vào thế giới thi ca lại hiện lên muôn nghìn hình thái. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh thể hiện ánh trăng tri kỉ, ánh trăng bầu bạn cùng con người trong những ngày gian lao làm cách mạng.

Ngắm trăng trích trong tập thơ Nhật kí trong tù. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ bị giam vào nhà ngục Tĩnh Tây do bị chính quyền Trung Quốc nghi là gián điệp. Cuộc sống trong tù thiếu thốn, khốn khổ. Cách mạng Việt Nam lại vào thời kì sục sôi nhất, căng thẳng nhất. Trong lòng Bác hẳn nhiều bộn bề, lo toan. Trong hoàn cảnh ấy, nơi ngục tù tối tăm lại ánh lên một vầng trăng dịu nhẹ. Ấy là vầng trăng suy tư, vầng trăng của tâm hồn người chiến sĩ hòa quyện cùng tâm hồn thi nhân.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà”

(Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Trung tâm gia sư tphcm thấy hoàn cảnh là giam cầm, trói buộc, kìm hãm con người. Nhưng sức sống vẫn vô hạn, vẫn rạo rực, dồi dào chỉ trực biến thành hành động. Con người có bản lĩnh không bao giờ đầu hàng trước số phận. Bút pháp đường thi nói “không” để chỉ “có” là cách thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình. “Không rượu”, “không hoa” – không có cảnh đẹp, chất liệu để làm thơ – nhưng một bài thơ về trăng vẫn ra đời. Bởi tiếng thơ đâu phải chỉ từ ngoại cảnh, mà xuất phát từ trong tâm hồn con người. Cái ung dung của người tù thể hiện trong việc ngắm trăng trong cảnh tù. Thường để làm thơ, thi nhân xưa phải chuẩn bị hoa, rượu, bạn hữu. Không khí ấy phàm tục đến khô khốc, chẳng chút thuận lợi nào chứ nói gì đến thanh tao.

Gia sư tphcm thấy bài thơ bắt đầu bằng nhiều cái “không”. Trong cái không ấy ngụ ý cái “có” – tấm lòng con người rung cảm trước thiên nhiên. Câu thơ thứ hai một tiếng thốt ngỡ ngàng như phát hiện ra một cảnh tuyệt sắc. Không có rượu và hoa thì ánh trăng cũng không hề tiêu bớt đi vẻ đẹp. Ngược lại nó càng khiến ánh trăng thêm sáng tỏ, chiếu soi vào tận nơi của nhà thơ. Câu thơ ấm ủ sự tình tứ, rạo rực, muốn yêu thương, chan hòa, thưởng thức ánh trăng. Xưa kia thi nhân đối diện với ánh trăng như gặp người tri kỉ: “Cửu bôi yêu minh nguyệt/ Đối ảnh thành tam nhân.” (Lí Bạch). Nhân vật trữ tình trong Ngắm trăng lại chỉ lặng lẽ; ánh trăng cũng lặng lẽ.

Cảnh thưởng trăng thu lại trong một hành động không hơi không tiếng, người thưởng trăng qua khung cửa sổ và trăng từ khe cửa nhìn nhà thơ:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tong song kích khan thi gia.

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm cửa sổ ngắm nhà thơ.)

Gia sư luyện thi đại học tphcm nhận thấy nếu phân tích theo nguyên tác của bài thơ, “hướng” và “tòng” vẫn thể hiện sự im lặng. Còn “khán” là cử động của đôi mắt, không dùng một cử chỉ cơ thể nào khác. Cái nhìn ấy chứa đựng sự giao cảm với cái đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của tâm hồn lắng đọng bao nhiêu âu lo để trở nên thuần khiết, trong sáng, hướng hoàn toàn vào nghệ thuật. Chính vì thế, người tù đã trở thành thi nhân. Lao ngục đã không còn hiện diện, mở đầu bài thơ là “ngục” nhưng kết thúc bài thơ lại là hình ảnh một con người tự do, bình thản thưởng thức ánh trăng. Những thứ xấu xa, dơ bẩn đã bị gạt bỏ hết thảy, chỉ còn lại là trái tim biết rung cảm với thiên nhiên.

Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm thấy câu thơ sóng đôi hai hình ảnh “song nhân” và “nguyệt”, “song tiền” với “song kích”, “minh nguyệt” và “thi gia” cùng hòa tan trong một cái nhìn. Câu thơ đăng đối nhịp nhàng cả về thanh điệu lẫn hình ảnh. Trăng xứng với người, người thấu hiểu trăng. Tâm hồn người nhờ trăng mà càng sáng, trăng nhờ người mới trở thành thơ và bất tử với thời gian. Và bên nhau, trăng sáng đượm chất thơ và tâm hồn người cũng ngập tràn ánh trăng. Hai mà một, hòa quyện cùng nhau trong cái nhìn lặng lẽ.

Xưa nay, nói về trăng có biết bao nhiêu lời thơ đẹp. Ánh trăng của Bác Hồ lại chứa đựng vẻ đẹp ung dung, bản lĩnh bất khuất. Dù trong hoàn cảnh gong xiềng, ngục tù, người vẫn dành tấm lòng để thưởng thức và trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên. Nếu trăng tượng trưng cho những gì tốt đẹp, mơ ước lãng mạn thì ngục tù là bao khổ đau, trói buộc. Trong tù mà ngắm được trăng, đang trong cơn bĩ cực mà vẫn thấy được ánh sáng của niềm tin. Đó là phong thái của người chiến sĩ hòa quyện cùng tâm hồn của thi nhân tạo nên một chất thép lãng mạn, một nhân sinh quan tích cực trong thơ Bác.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ ngắm trăng

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng ngắn nhất

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng ngắn gọn

cảm nhận bài thơ ngắm trăng ngắn

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng của bác

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng hay nhất

cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của bác qua bài thơ ngắm trăng

Các bài viết khác…

Cảm Nhận Của Em Về Bác Hồ Qua Bài Thơ Ngắm Trăng

Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ỏ hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mảnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,…Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt có hoàn cảnh không giống như các cuộc ngắm trăng khác: bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),…Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.

Cảm Nhận Về Tình Yêu Thiên Nhiên Của Bác Qua Bài Thơ Ngắm Trăng

Cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của Bác qua bài thơ Ngắm trăng

Từng nghe:

“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây gió, trăng hoa, tuyết núi sông.”

Quả là thiên nhiên đã trở thành nơi chốn bình yên để tâm hồn thanh khiết của người nghệ sĩ nương náu, đi về để trở về với đời sống tinh thần, không vướng bụi trần. nhưng, với Hồ Chí Minh người chiến sĩ cách mạng cộng sản, thì đến với thiên nhiên lại trong những tình huống đầy nghịch cảnh trớ trêu, và qua đó cũng chính để bộc lộ tình yêu thiên nhiên của Bác. Với cảm hứng ấy, “ngắm trăng” là bài thơ đầy ý vị.

Mở đầu bài thơ, tác giả nêu ra hoàn cảnh của chính mình trong đề lao:

“Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Trong tù, một hoàn cảnh thật đặc biệt, không rượu, không hoa, không thú vui tao nhã. Có thể nói câu thơ thứ nhất với biện pháp liệt kê đã cho thấy hoàn cảnh gian khổ, khó khăn mà Bác đang phải trải qua. Có lẽ đây không phải là lần đầu tiên và duy nhất Người giãi bày nỗi lòng mình, ta đã từng gặp trong những câu thơ như:

“Ba tháng cơm không no Ba tháng áo không mặc Ba tháng không giặt giũ”.

Hoặc;

“Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Và còn đây nữa: “Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình”.

Bởi thế mà đây không phải là lần đầu tiên Bác rơi vào cảnh ngộ như vậy. nhưng có lẽ với ý chsi, nghị lực thì Bác đã quen với cuộc sống nơi tù ngục khắc nghiệt, tàn nhẫn, và ở câu thơ này là sự thiếu thốn về vật chất, tiện nghi, những yếu tố để đáp ứng nhu cầu nhân bản của con người. thế nhưng nói cái thiếu thốn về vật chất để nói cái dư thừa, đầy đủ và hào phóng về tinh thần. trong tù là thế, nhưng người tù vẫn ung dung, vẫn thanh thản thưởng ngoạn và say sưa với vẻ đẹp của thiên nhiên ngoài kia. Xưa kia thi nhân làm bạn với thiên nhiên là khi đã lánh đục về trong, xem thiên nhiên và thưởng ngoạn thiên nhiên được coi như một thú vui tao nhã cùng với phong, hoa, tuyết nguyệt. ấy thế mà, với Bác thiên nhiên không ngoài vẻ đẹp của nó, nhưng Bác đến với thiên nhiên không phải để lánh đục về trong mà là để thnah lọc, để làm tinh thần khuây khỏa, lạc quan. Dù trong tù đày khắc nghiệt đấy, nhưng người thơ vẫn không nỡ hững hờ với thiên nhiên. Hẳn Bác phải có một trái tim yêu thiên nhiên tha thiết lắm chăng:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Với bốn câu thơ ngắn gọn, hàm súc, những hình ảnh được xây dựng theo kết cấu đối ngẫu đầy ý vị. Nhà thơ đã cho thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một tinh thần lạc quan, giàu tình yêu cuộc sống, niềm khát khao hướng ra thê giới ngoài kia rộng lớn, đẹp tươi. Đó cũng chính là chất thép trong thơ Bác, là một nét đẹp trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.

Cảm Nhận Về Bài Thơ Ngắm Trăng Trong Nhật Kí Trong Tù Của Bác Hồ

Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài ” Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mangphong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằngchữ Hán, đây là bản dịch bài thơ:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật kí trong tù”; tập nhật kí bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đọa đầy đau khổ, từ tháng 8 -1942 đến tháng 9 -1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động khi vầng trăng xuất hiệntrước cửa ngục đêm nay. Ánh trăng mang đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lí, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”.

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tầm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và conngười xuất hiện một sự hóa thân kì diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đày, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng lên…”. Trăng tròn, trăng sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một sốbài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng thức một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao nói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi; trăng thề nguyền, trăng chia li, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều;”Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ…

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

Theo chúng tôi