Viết Đoạn Văn Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Ngắm Trăng / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Ngắm Trăng Của Hồ Chí Minh

Cảm nghĩ về bài thơ “Ngắm Trăng” của Hồ Chí Minh

Mở bài:

Sinh thời, Hồ Chí Minh không có chủ ý theo đuổi con đường thi ca. Người xem thi ca là bầu bạn, là một nét đẹp trong lối sống. Thế nhưng, trong cuộc đời, Người đã để lại nhiều bài thơ xuất sắc. Trong đó, phải kể đến tập Nhật kí trong tù, được Bác viết khi bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Bài thơ Ngắm trăng trích trong tập thơ ấy là mọt bài thơ tiêu biểu cho tình yêu thiên nhiên và ý chí của người tù cách mạnh Hồ Chí Minh.

Thân bài:

Bài thơ Ngắm trăng là bức chân dung tự họa của Bác, một vị tù vĩ đại có tâm hồn cao đẹp, ý chí, nghị lực phi thường và tài năng nghệ thuật xuất sắc. Vượt lên trên nghịch cảnh tù đày, Người dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn:

“Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”

Mở đầu bài thơ, Bác khắc họa hoàn cảnh khắc nghiệt của mình: “trong tù”, “không rượu”, “không hoa”. Chỉ bằng một câu thơ mà đã làm hiện lên hoàn cảnh ngục tù thiếu thốn, cô đơn đáng sợ. Thế nhưng, thật kì lạ, người đọc không hề cảm thấy vách đá và sự giam hãm của ngục tù mà chỉ thấy tư thế của người tù uy nghiêm, đĩnh đạc, hướng tâm hồn lên cao với thiên nhiên. Ba từ “khó hững hờ” nói lên tâm hồn nhạy cảm và tình yêu mến thiết tha đối với cảnh vật. Chính vầng trang sáng trên bầu trời cao đã khiến người tù “khó hững hờ” mà quên đi hoàn cảnh của mình:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trang nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Trăng là cái đẹp của vũ trụ. Con người vốn yêu cái đẹp. Thế nhưng, theo lẽ thường, con người chỉ cần cái đẹp khi những nhu cầu khác đã được đáp ứng. Người xưa ngắm trăng, thưởng thức cái dẹp cũng lắm công phu, phải có hoa, có rượu, có bạn bè tâm giao. nghĩ về điều ấy, ta mới khâm phục ý chí và vẻ đẹp tâm hồn của người tù Hồ Chí Minh. Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, không có rượu, không có hoa, cũng chẳng có bạn bè. Thiếu tất cả nhưng hoàn cảnh không thể ngăn cản Bác thả hồn cùng vẻ đẹp của thiên nhiên.

Xiềng xích, gông cùm không khoá được hồn người. Không được tự do, người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Đó là cái chủ động của một người cách mạng luôn đứng cao hơn hoàn cảnh, vượt lên trên mọi hoàn cảnh để sống và cống hiến. Câu thơ dịch đã bỏ mất động từ “hướng” làm cho việc ngắm trăng của người tù có vẻ bình thản, tĩnh tại hơn.

Quả thực, “Ngắm trăng” không phải là cách ngắm nhìn thông thường mà là một cuộc vượt ngục tinh thần bằng thơ của một người tù nghệ sĩ yêu chuộng cái đẹp. Thân tại ngục tù, nhưng lòng Bác đã “theo vời vợi mảnh trăng thu”. Điều kì diệu nữa là, trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. ở đây, vầng trăng không còn là một thiên thể vô tri, vô tình mà đã được nhân hoá thành một con người, hơn thế, một người bạn tri âm tri kỉ của Bác. Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau như một đôi bạn thân thiết tự bao đời. Trong chốn lao lung, Bác đã làm nên những vần thơ tuyệt đẹp. Đằng sau những câu thơ đẹp, mềm mại như vậy chỉ có thể là một tinh thần thép, chất thép của phong thái ung dung, tự tại.

Kết bài:

Bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, thi đề cổ điển nhưng tinh thần là của thời đại. Qua bài thơ ta nhận thấy, đối với Bác, được sống hòa hợp với thiên nhiên và làm cách mạng là một niềm vui lớn. Tù ngục có thể giam hãm được con người Bác nhưng không thể nào giam hãm được tâm hồn Bác, một tâm hồn vốn rất yêu mến cuộc đời và dành trọn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Văn Mẫu Cảm Nghĩ Về Nhận Định ‘Thơ Bác Đầy Trăng’

Văn mẫu Cảm nghĩ về nhận định ‘Thơ Bác đầy trăng’

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

N hà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài

thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị

Đường thi, được nhiều

người ưa thích.

NGẮM TRĂNG

“Trong tù không rượu cũng

không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó

hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một

hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn

Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng

trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh,

và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy

lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm

nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.Trăng, hoa, rượu là

ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản

rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên

nhiên.

Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình

trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế

mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia

sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù,

Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một

tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh

thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm

thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù

và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một

thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài

lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được

nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối

thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri

ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu

trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình

ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt

nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng

sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa

thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện

một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại,

lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ

không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù

đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng

trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về

trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi

thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”,

“… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền

chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một

nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê

hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp

cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng

quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng

chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”…

của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay –

“Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng

đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do

cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở.

Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

Cảm Nhận Của Em Về Bác Hồ Qua Bài Thơ Ngắm Trăng

Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ỏ hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mảnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,…Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt có hoàn cảnh không giống như các cuộc ngắm trăng khác: bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),…Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.

Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya (Yêu Cầu Viết Bài Văn)

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya (Yêu cầu viết bài văn)

Đề bài: Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Bài làm của bạn Đỗ Hồng Nhung trường THCS Giảng Võ Hà Nội

Mở bài Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng thời người cũng la nhà văn, nhà thơ lớn của nên văn học dân tộc nước nhà. Bác đã có rất nhiều những tác phẩm hay và có giá trị cao cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Bài thơ Cảnh khuya là một tác phẩm như thế.

Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã mở ra một bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc về khuya. Đó là bức tranh sống động, sắc nét với đầy đủ màu sắc, âm thanh và đường nét:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trước hết, bức tranh thơ được gợi ra với âm thanh của tiếng suối trong đêm. Không gian núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya không rộng lớn mà tịch mịch như trong tưởng tượng của nhiều người. Trong sự cảm nhận của con người thi nhân, khung cảnh núi rừng đêm khuya vẫn hiện lên tươi đẹp với đầy đủ những sắc thái. Tiếng suối róc rách trong đêm được Bác so sánh với tiếng hát xa, đây là sự so sánh đầy độc đáo và mới lạ.

Trong không gian đêm khuya, tiếng suối chảy nhẹ tựa như tiếng hát xa đầy tha thiết, du dương. Cảnh sắc thiên nhiên được tác giả kết nối với âm thanh của con người làm cho bức tranh thơ bỗng trở lên ám áp, gần gũi lạ thường. Hình ảnh bóng trăng lồng lên những tán cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại lồng lên những khóm hoa, đây là một hình ảnh vô cùng độc đáo, nó tạo ra sự liên kết giữa mặt đất và bầu trời.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Nếu như hai câu thơ trên miêu tả bức tranh thiên nhiên sống động với đầy đủ mà sắc và âm thanh thì hai câu thơ cuối cùng của bài thơ lại là bức tranh tâm trạng của nhà thơ, của người lãnh tụ Cách mạng Hồ Chí Minh. Hình ảnh của bác hiện lên trong bức tranh thơ vừa tạo ra sự chuyển hướng đột ngột của đối tượng miêu tả cũng như của mạch cảm xúc.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ cũng chính là bức chân dung tự họa của Người, trong không gian hoang vắng của núi rừng, Bác vẫn thao thức “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”, đến đây thì người đọc chưa hết bất ngờ vì sự chuyển mạch cảm xúc thì lại tò mò vì nguyên nhân khiến Người thao thức trong đêm trăng ấy.

Ngay trong câu thơ cuối cùng của bài thơ, Hồ Chí Minh đã lí giải nguyên nhân của sự thao thức ấy. Trước hết, Bác không ngủ bởi con người thi nhân đầy yêu đời, nhạy cảm với vẻ đẹp của cuộc sống. Trước khung cảnh hùng vĩ mênh mông mà không kém phần thi vị, lãng mạn tất yếu nảy sinh nhu cầu thưởng ngắm của con người nhiều rung động.

Nguyên nhân thứ hai đó chính là vì lo lắng cho tương lai, vận mệnh của dân tộc. Với tư cách là vị lãnh tụ, người đứng đầu của một nước, Bác không khỏi trăn trở, suy tư về đường hướng cũng như những phương án chiến lược cho cuộc cách mạng. Hình ảnh của Bác trăn trở vì dân vì nước hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng.

Kết luận bài văn Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya

Như vậy, bài thơ Cảnh khuya là bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ của núi rừng Việt Bắc khi về khuya, và cũng là bức tranh tâm trạng tự họa của Hồ Chí Minh. Qua đó người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà còn thấy được tấm lòng đáng trân trọng của Người.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM CẢNH KHUYA CANH KHUYA BÀI THƠ CẢNH KHUYA HỒ CHÍ MINH Theo chúng tôi