Viết Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Bài Văn Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng

Bài thơ Rằm tháng Giêng là bài thơ được Bác viết khi đang bàn bạc việc quân ở trên con thuyền, xung quanh đầy ánh trăng rằm… Một khung cảnh tuyệt đẹp và Bác đã vẽ nên bức tranh đẹp bằng thơ.

Như chúng ta đã biết, Bác Hồ có tâm hồn giản dị, gần gũi với thiên nhiên, em hãy viết bài văn cảm nghĩ về bài thơ rằm tháng giêng để biết rõ hơn về tâm hồn thơ của Bác.

Bài 1. Bài văn cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng của em Hồ Dạ Thảo:

Rằm tháng Giêng năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm trăng càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa đề là Nguyên tiêu:

Thu dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân Thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyề n.

Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ.

Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui.

Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ). Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thôn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng rằm tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang toả sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông trăng và con thuyền cũng dường như chở đầy ắp ánh trăng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên – mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền chở đầy trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trọng một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.

Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.

Bài 2. Bài văn cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng của em Trần Khang Huy:

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng

Bài thơ “Rằm tháng giếng” được tác giả Hồ Chí Minh của chúng ta viết năm 1948 được đánh giá là một bài thơ độc đáo nghệ thuật vô cùng xuất sắc, là một bài thơ hay trong nền thơ ca của đất nước chúng ta. Bài thơ được mở đầu với hai câu thơ vô cùng say đắm lòng người

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân sang xuân thủy tiếp xuân thiên.

Với hai câu thơ thôi nhưng người đọc có thể cảm nhận đươc không khí mùa xuân của rằm tháng giêng vô cùng đần ấm, rộn ràng mừng vui. Trong tiết trời se lạnh mùa xuân đang tới rất gần trên từng ngọn cây cảnh lá, những chú chim thi nhau hót véo von, những bông hoa thi nhau khoe sắc khoe hương làm trong tâm hồn người thi sĩ càng thêm rộn ràng.

Người đọc cũng cảm nhận được nhưng dự vị mùi hương của mùa xuân trong từng câu chữ của bài thơ. Tác giả đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên về mùa xuân ở núi rừng Việt Bắc với biết bao nhiêu màu sắc và sự hấp dẫn.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Trong không gian bao la đó những người chiến sĩ cách mạng của chúng ta vừa bàn bạc việc nước, việc nhà vừa thưởng thức cảnh ánh trăng tỏa bóng thật thi vị biết bao. Tác giả và những đồng chí yêu nước đang lo cho dân cho nước, biết bao nhiều toan tính, lo lắng cho nợ nước thù nhà chưa trả được. Tác giả mong mỏi và hy vọng tới một ngày mà dân tộc ta sẽ hoàn toàn giải phóng thoát được kiếp nô lệ tối tăm này. Dù người đang phải sống giữa hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn về vật chất cũng như nhiều thứ nhưng trong tâm hồn người vẫn luôn tràn đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Tác giả luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi đẹp hơn của đất nước chúng ta. Một ngày mai toàn thắng niềm vui sẽ tới với dân tộc Việt Nam chúng ta, dù con đường chúng ta đi sẽ còn nhiều khó khăn thử thách nhưng với niềm tin tưởng vững vàng. Tinh thần đoàn kết của quân và dân ta trên dưới một lòng thì nhất định chúng ta sẽ thành công. Công việc bàn bạc của tác giả với các chiến sĩ của mình kết thúc vào lúc nửa đêm và khi người đi thuyền trên sông để trở về nơi ở thì hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền” là một hình ảnh vô cùng đẹp thể hiện sự reo ca, niềm tin về một tương lai bừng sáng của dân tộc.

Trong từng câu thơ của mình ta thấy được tác giả như hoàn toàn thả hồn vào với thiên nhiên. Tác giả Hồ Chí Minh vốn luôn yêu quý thiên nhiên coi thiên nhiên như người bạn tri kỷ của mình chính vì thế mà trong từng câu thơ của người thiên nhiên luôn là người bạn thấu hiểu tâm trạng, từng cảm xúc. Câu thơ khiến cho người đọc hình dung ra được một con thuyền trở đầy trắng sáng lướt nhẹ trên sông êm đềm lãng mạn. Đồng thời cũng thể hiện sự ung dung tự tại của những chiến sĩ cách mạng dù làm việc trong hoàn cảnh khó khăn nhiều thiếu thốn nhưng tâm hồn của họ luôn thanh cao, và tràn đầy nhiệt huyết niềm tin vào tương lai tươi sáng. Tác giả Hồ Chí Minh đã tạo nên một hình tượng nghệ thuật cho bài thơ vô cùng đặc sắc độc đáo, thể hiện được linh hồn của bài thơ “Rằm tháng giêng”

“Rằm tháng giêng” của tác giả Hồ Chí Minh với cách sử dụng từ ngữ tươi sáng, tạo nên nhiều cảm xúc vui vẻ lạc quan cho người đọc. Đồng thời cho thấy được tâm tư tình cảm của tác giả luôn tin tưởng vào vận mệnh của dân tộc mình, tin tưởng vào ngày mai toàn thắng.

Dàn Ý Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Lớp 7

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo quân và dân ta đấu tranh để dành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng đất nước chủ nghĩa xã hội. bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. với sự nghiệp thơ văn của mình, bác đã chứng minh mình là người văn võ song toàn. Các tác phẩm của Bác đều nói về cuộc sống thường ngày, những cảnh khổ cực mà nhân dân ta phải chịu dựng. trong những sáng tác của Bác có thể xem nổi bật nhất là bài Rằm tháng giêng. Bài thơ Rằm tháng giêng được Bác sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân PHáp, một cuộc chiến hết sức ác liệt. bài thơ được Bác sáng tácneeu lanh cảnh đẹp về một đêm trăng , thể hiện nên tình cảm yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và đồng thời nhắc đến tâm hồn yêu nước sâu nặng của Bác.

DÀN Ý: I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng Ví dụ: Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài thơ Rằm tháng giêng.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên; Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.​

II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng 1. Hai câu thơ đầu (Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên)

Không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuân

Tâm hồn Bác hòa quyện với cảnh thiên nhiên nên thơ và hữu tình của đêm trăng rằm

Tình yêu thiên nhiên, đất nước nồng nàn

2. Hai câu thơ cuối(Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.)

Một hình ảnh rất thơ mộng, lãng mạn, tươi sáng

Phong thái rất lạc quan, ung dung của Bác và lòng tin vào tương lai tươi sáng của Bac

Nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Rằm tháng giêng Ví dụ: Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.

Cảm Nghĩ Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Lớp 7 Hay Nhất

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 CẢM NGHĨ BÀI RẰM THÁNG GIÊNG LỚP 7

Trăng luôn là cái nôi cảm hứng của thi sĩ. Trước ánh trăng tâm hồn con người trở lên trần trụi, dịu dàng trong sáng đến diệu kì, bởi vậy nhà thơ nào cũng ngã quỵ trước ánh trăng, đến cả vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng không cưỡng lại trước vẻ đẹp ánh trăng mà sáng tác thơ ca về trăng. Trong Rằm tháng giêng, Bác viết

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên

Yên ba thâm sứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

Mở đầu bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tràn đầy ánh trăng của rằm tháng giêng:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Tài năng của Hồ Chí Minh không chỉ là ở cách chọn hình ảnh ánh trăng tròn đầy nguyên vẹn vào rằm tháng giêng mà từ láy “lồng lộng”(nguyệt chính viên) đã miêu tả trọn vẹn hình ảnh ánh trăng đẹp,tròn đầy,là biểu tượng của tạo hóa hùng vĩ,lớn lao, tươi đẹp. Anh trăng sáng ngời kết hợp với màu xanh trong lành của “xuân giang,xuân thủy, xuân thiên”.Điệp từ xuân được lặp lại ba lần để miêu tả sức sống của tạo hóa,xuân của thiên nhiên hay là xuân trong lòng Người khi cuộc cách mạng đang đến hồi kết của chiến thắng.Ngày tươi sáng đang đến gần và ngày đó bắt đầu bằng hình ảnh trung tâm là ánh trăng.

Trong vẻ đẹp ánh trăng vắng lặng,êm dịu như bức trăng thủy mặc,hình ảnh con người dường như lại được tô thêm.Người đang chèo lái con thuyền cách mạng những bước đi đắm mình trong ánh trăng cập bến bờ trong thắng lợi:

” Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Những người chiến sĩ là trụ cột của cách mạng đang ở trên con thuyền trăng để “bàn bạc việc quân”.Điều đó đủ để cho thấy tinh thần chiến đấu cùng trách nhiệm về việc quân việc nước được nâng cao tới đỉnh điểm khi cuộc chiến đang gay gắt.Bài thơ kết lại bằng giọng thơ cao vút và hình ảnh thơ đầy thiên vị “khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Đêm đã khuya nhưng bóng tối lại không thể bao trùm,che khuất đi ánh sáng của đảng đang chiếu rọi trong tim mỗi người.Phải chăng ánh trăng nghe hiểu lòng người mà càng tỏa sáng vời vợi.Không gian tràn đầy ánh trăng soi bóng xuống dòng sông trăng khiến cho lòng người trở lên nhẹ nhàng và êm dịu hơn.Hình ảnh con thuyền trở thành hình ảnh liên tưởng thật thi vị,lãng mạn,tuyệt đẹp- con thuyền như trở đầy ánh trăng.Con thuyền cách mạng đang chuyên chở chiến thắng,chở niềm tin của con người mà hướng tới tương lai rực rỡ,huy hoàng.

Đọc bài thơ,ta không chỉ xúc động trước hình ảnh ánh trăng rực rỡ,nguyên vẹn,tràn đầy. Trăng trong thơ Bác dường như đã đi vào cùng với lịch sử dân tộc,chiến đấu cùng người lính,cùng các anh bộ đội Cụ Hồ,mang vinh quang về cho đất nước,dân tộc. Các anh lính là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Chính các anh là người dẫn đường cho cách mạng dân tộc thành công vang dội.

Dường như bài thơ nào của Bác cũng kết thúc bằng những câu thơ bất ngờ vầ tuyệt đẹp như thế.Không chỉ trọn vẹn từ vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật,thiên nhiên tươi đẹp đã toát lên sức mạnh tinh thần mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng.

Khuê

Từ xưa đến nay, trăng luôn là niềm cảm hứng bất tận của bao nhà thơ, nhà văn, trăng khiến cho con người ta say đắm trong vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của mẹ thiên nhiên. Và vẻ đẹp của trăng được khắc họa trong bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh đã cho ta cảm nhận được rõ nhất chất “nghệ sĩ” của một đại thi hào. Bài thơ gốc được Bác viết bằng thể thơ trung đại thất ngôn bát cú nhưng đã được Xuân Thủy dịch sang thể lục bát quen thuộc với tên gọi “Rằm tháng giêng”:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”

Bài thơ được Người viết vào năm 1947, khi Bác đang bộn bề lo toan công việc, suy nghĩ kế sách để đối phó với thế giặc khôn lường, chiến trường đang diễn ra hết sức ác liệt. Tại thời điểm vô cùng cam go đó, người chiến sĩ cách mạng ấy đã được chiêm ngưỡng khung cảnh vầng trăng hết sức nên thơ và lung linh, vì quá yêu mến mà đã xuất khẩu thành thơ:” Rằm xuân lồng lộng trăng soi/ Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”. Dưới ngòi bút tài hoa của Bác, khung cảnh đêm trăng đã được vẽ ra trước mắt người đọc hết sức thơ mộng. Trời đã về khuya, gió hiu hiu thổi. Trên cao là vầng trăng tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng khắp muôn nơi. Ánh trăng ngập tràn khắp dòng sông xanh lấp lánh. Trăng chảy tràn lên cả cành cây, kẽ lá nhuốm màu bầu trời, soi sáng tiếng hát và soi tỏ cả những tâm hồn chất chứa đầy tâm sự đang ngồi ngắm trăng. Bác đã sử dụng từ láy gợi tả “lồng lộng” để diễn tả sắc thái trăng đêm nay. Ánh trăng toả sáng như bao trùm, ấp ôm lên cảnh vật, xoa dịu những tâm hồn đang trăn trở vì nước vì dân. Không chỉ thế, ánh trăng ngày xuân còn khiến vạn vật cũng trở nên xuân theo. Sắc xuân đã được ánh trăng lan toả tới cảnh vật, thiên nhiên cuộc sống: “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân” Các hình ảnh cảnh vật khi xuân về “sông”, “nước”, “trời” như tô điểm, tôn lên vẻ đẹp của nhau. Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần như càng khẳng định chắc nịch sự hiện diện của không khí xuân. Cách sử dụng từ đầy khéo léo đã mở ra trong không gian bài thơ cả về chiều cao, chiều sâu và chiều rộng khiến cho bức trang đêm nguyên tiêu cứ mở ra vô cùng vô tận. “Giữa dòng bàn bạc việc quân/ Khuya về bát ngát trăng ngần đầy thuyền”. Trăng đẹp là vậy, si mê, thơ mộng là vậy, thế nhưng trăng không khiến người lính quên đi nhiệm vụ trọng trách mà mình đang giữ, mà trái lại, trăng như đang thể hiện sự thấu hiểu, sẻ chia cùng người chiến sĩ. Vầng trăng vẫn luôn lặng lẽ dõi theo, là người bạn tâm sự với con người với tâm hồn cao đẹp chờ đợi họ trở về: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Làm nhiệm vụ khuya là thế, vất vả là thế, nhưng người thi sĩ, người chiến sĩ vẫn luôn có trăng là người bạn đồng hành sẻ chia đồng cảm hiểu thấu. Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền” thật độc đáo và lung linh đến lạ, ánh trăng soi dòng nước hay phải chăng trằng đang sà xuống sát mạn thuyền để trò chuyện sẻ chia bàn chuyện nước với thi sĩ. Trăng quả thật là đẹp, lung linh dịu dàng mà cũng rất kì vĩ lớn lao. Để thấu rõ vẻ đẹp ấy của trăng, quả thực tác giả phải là một người có tâm hôn yêu thiên nhiên, con mắt quan sát tinh tế cũng như sự lạc quan yêu đời và tài năng nghệ thuật đáng ngưỡng mộ.

Bài thơ” Rằm tháng giêng” của Người đã khắc hoạ rõ nhất cảnh đẹp một đêm trăng khi Người đang bàn chuyện thế sự. Bài thơ ẩn chứa bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và cả sự trăn trở việc nước việc dân của Người. Quả thực là một bài thơ xúc tích, giàu giá trị nghệ thuật và đáng để lưu giữ đời đời.

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cha già của nhân dân cả nước. Bác đã đưa ánh sáng của tự do, độc lập đến với nhân dân Việt Nam, cởi bỏ xiềng xích nô lệ cho cả dân tộc. Trong những năm tháng đầy gian khổ của cách mạng, Bác cũng để lại nhiều bài thơ hay. Trong đó, phải nhắc tới “Rằm tháng giêng”, tác phẩm được Bác sáng tác vào những năm 1947, khi chiến trận đang diễn ra ác liệt.

Giữa hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh, khi những công việc bộn bề vất vả, ngắm nhìn vầng trăng sáng lúc bàn việc quân, người thi sĩ vẫn dào dạt cảm hứng:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Xuân Thủy dịch thơ:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân.

Chỉ với hai dòng thơ, Hồ Chí Minh đã mở ra một bức tranh thiên nhiên rộng lớn thơ mộng với hình ảnh của đêm trăng lung linh hiền dịu. Vào thời điểm rằm tháng giêng, đây là lúc trăng mang vẻ đẹp tuyệt vời nhất, tròn đầy và viên mãn. Cùng với vầng trăng ấy là hình ảnh bầu trời rộng lớn bao la. Ánh trăng ấy soi xuống dòng nước sông trong trẻo, in bóng bầu trời đêm. Trăng, bầu trời, sông nước tất cả như đang hòa quyện với nhau, tràn ngập sức sống, cả không gian rộng mở như không có giới hạn. Trong nguyên tác chữ Hán sử dụng ba từ “xuân” liên tiếp nhau vừa như mở rộng các chiều không gian bao la, rộng lớn hơn. Đồng thời trong câu thơ thứ hai, còn sử dụng năm thanh bằng trong câu thơ bảy chữ, vừa tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng, mềm mại cho câu thơ, vừa góp phần khắc họa vẻ đẹp của đêm trăng trong trẻo, thảnh thơi, thanh bình. Miêu tả khung cảnh đêm trăng như vậy, phải chăng chỉ là cảm hứng dào dạt về thiên nhiên hay còn ẩn chứa bên trong tâm trạng của nhân vật trữ tình lúc bấy giờ.

Đến hai câu thơ tiếp theo, thi nhân vừa khắc họa vẻ đẹp của đêm trăng rằm tháng giêng lại vừa thấp thoáng hình ảnh của con người:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

(Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)

Tại nơi “yên ba thâm xứ” (trên khói sóng nơi sâu thẳm) đã diễn ra một cuộc họp quốc kế quân cơ của những người chỉ huy kháng chiến- cơ quan đầu não của cuộc cách mạng. Trong hoàn cảnh như vậy, có thể thấy được đây là một cuộc họp quan trọng được diễn ra trong bí mật. Tuy không thể biết được nội dung nhưng chắc rằng cuộc họp ấy đã diền ra thành công, đem lại niềm vui, niềm tin vào tương lai của cuộc cách mạng. Vì vậy, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta mới có thể bằng một tâm trạng tươi vui ngắm nhìn vầng trăng, khi ra về mới có thể nhận thấy “trăng ngân đầy thuyền”, thấy vầng trăng tròn hơn, lung linh hơn, tràn lên trên con thuyền. Và những người chỉ huy của chúng ta đang ngồi trên con thuyền trăng ấy, tự tin tiến về phía trước, tiến tới tương lai tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) đã mở ra cho chúng ta thấy một không gian bao la, trong trẻo, thanh bình được bao phủ bởi ánh trăng tròn đầy cùng hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng với tinh thần chủ động, tư thế ung dung, lạc quan, niềm tin vững chắc vào cuộc kháng chiến. Điều đó được tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa của chất cổ điển và hiện đại, âm điệu tươi vui. Từ đó thể hiện được Bác Hồ vừa là một vị lãnh tụ tài ba, vừa là người nghệ sĩ tài năng.