Viết Bài Văn Về Bài Thơ Đồng Chí / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Bài Văn: Phân Tích Bài Thơ “Đồng Chí”

Đồng chí của Chính Hữu đã ghi lại tình cảm cao quí ấy của những người chiến sĩ một cách sâu sắc. Lời thơ thật mộc mạc, tự nhiên như những lời tâm sự. Những thành ngữ đi vào trong thơ làm cho ta cảm giác như chính cuộc sống hàng ngày của người lính được hiện lên trước mắt ta vậy. Họ đến từ những miền quê khác nhau, người thì từ đồng bằng ven biển lên, kẻ thì từ vùng trung du xuống, nhưng họ đã dễ dàng gần gũi, thông cảm với nhau bởi cùng ra đi từ những vùng quê nghèo khó, vất vả:

Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Mặc dù chẳng hẹn nhưng họ lại gặp nhau và trở thành đồng chí. Họ cảm nhận được sự gắn bó keo sơn khi sát cánh bên nhau trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ. Lời thơ thật mộc mạc mà gần gũi nghe như văn kể chuyện về cuộc đời của những người lính trong lửa đạn chiến tranh. Câu thơ Súng bên súng đầu sát bên đầu vừa có ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Những người lính luôn gắn bó bên nhau lúc chiến đấu cũng nhứ lúc sinh hoạt cùng đồng đội, “súng bên súng” là cùng chung hành động, “đầu sát bên đầu” là cùng chung lí tưởng tạo nên một nguồn sức mạnh. Người lính đã cùng nhau sẻ chia gian lao, vất vả trong buổi đầu của cuộc kháng chiến còn nhiều gian khổ thiếu thốn:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Họ cùng sẻ chia những giá trị vật chất tuy chẳng là bao nhưng thấm đẫm tình đồng đội. Cùng đắp chung một chiếc chăn bông trong những đêm rừng sương lạnh, đây là điều kiện thuận lợi để người lính dễ dàng trao đổi tâm tình cho nhau. Vì thế mà họ trở thành “tri kỉ” của nhau. Hai tiếng “Đồng chí” được đột ngột tách thành một câu thơ riêng biệt có đi kèm một dấu chấm cảm, chia bài thơ thành hai nửa. Nửa trên là qui nạp, nữa dưới là diễn dịch. Hai nửa ấy như muốn làm rõ thêm tình cảm thiêng liêng của người chiến sĩ, làm lay động hàng triệu trái tim người đọc.

Những vần thơ như mang nặng bâng khuâng, thương nhớ của những người chiến sĩ:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay.

Đây là sự hi sinh cao cả của người lính. Họ lên đường ra mặt trận mặc dù ruộng vườn nhà cửa phải bỏ hoang. Người lính đã vì cái chung mà hi sinh cái riêng, đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của bản thân mình. Thật cảm động hình ảnh Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Hai chữ “mặc kệ” được cất lên, đó là một sự nỗ lực về tâm lí, một sự cố gắng để vượt lên trên những tình cảm nhớ thương dằn lòng bởi họ thấm nhuần cái chân lí “nước mất nhà tan”. Chính tình yêu quê hương của người chiến sĩ đã làm cho những vật vô tri vô giác cũng như dâng lên một nỗi nhớ:

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Đây cũng là cớ để gợi lên nỗi nhớ quê hương, nhớ cái giếng nước trong mát lành, nhớ gốc đa rợp bóng mát của quê mình. Họ luôn mang theo bên mình cả quê hương vào trong cuộc chiến đấu gian nan. Mặc dù buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn vượt qua:

Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Họ đã động viên nhau, sưởi ấm cho nhau bằng hơi ấm của tình người, tình đồng đội để vượt qua những cơn sốt rét, vượt lên những khó khăn của thời tiết khắc nghiệt:

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

Trong cảnh “rừng hoang sương muối” người lính đứng bên nhau phục kích chờ giặc, Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả mọi khó khăn. Trong khó khăn, những người lính vẫn ung dung, chủ động, vẫn sát cánh bên nhau “chờ giặc tới”. Người lính càng yêu đời hơn bởi nơi đây còn có một người bạn tri âm tri kỉ, người bạn đó là vầng trăng thơ mộng. Đối với những người lính ra đi từ chốn đồng quê, trăng đã trở nên gần gũi, giờ đây họ lại mang vầng trăng ấy vào trong chiến trường ác liệt. Nó như thức cùng người chiến sĩ trong những đêm khuya chờ giặc tới.

Không những thế, hình ảnh vầng trăng thơ mộng còn tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của người lính. Trong không khí căng thẳng vì đối đầu với địch, người lính vẫn luôn hướng về ánh sáng trong trẻo của vầng trăng và hướng về lí tưởng chiến đấu vì hoà bình của dân tộc. Bằng những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã thể hiện vẻ đẹp tinh thần và sự gắn bó keo sơn của người cách mạng, vẻ đẹp của họ đáng được nâng niu, trân trọng.

Cuộc kháng chiên chống Pháp trường kì là điểm hội tụ của những người chiến sĩ có cùng nhiệt huyết chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Ở đó có hàng triệu trái tim yêu nước đã giã từ bờ tre, giếng nước của quê nhà ra đi đánh giặc. Cuộc sống vất vả, gian nan trong chiến đấu đã gắn kết họ lại với nhau trong tình đồng chí. Bài thơcủa Chính Hữu đã ghi lại tình cảm cao quí ấy của những người chiến sĩ một cách sâu sắc.Lời thơ thật mộc mạc, tự nhiên như những lời tâm sự. Những thành ngữ đi vào trong thơ làm cho ta cảm giác như chính cuộc sống hàng ngày của người lính được hiện lên trước mắt ta vậy. Họ đến từ những miền quê khác nhau, người thì từ đồng bằng ven biển lên, kẻ thì từ vùng trung du xuống, nhưng họ đã dễ dàng gần gũi, thông cảm với nhau bởi cùng ra đi từ những vùng quê nghèo khó, vất vả:Mặc dù chẳng hẹn nhưng họ lại gặp nhau và trở thành đồng chí. Họ cảm nhận được sự gắn bó keo sơn khi sát cánh bên nhau trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ. Lời thơ thật mộc mạc mà gần gũi nghe như văn kể chuyện về cuộc đời của những người lính trong lửa đạn chiến tranh.Câu thơ Súng bên súng đầu sát bên đầu vừa có ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Những người lính luôn gắn bó bên nhau lúc chiến đấu cũng nhứ lúc sinh hoạt cùng đồng đội, “súng bên súng” là cùng chung hành động, “đầu sát bên đầu” là cùng chung lí tưởng tạo nên một nguồn sức mạnh.Người lính đã cùng nhau sẻ chia gian lao, vất vả trong buổi đầu của cuộc kháng chiến còn nhiều gian khổ thiếu thốn:Họ cùng sẻ chia những giá trị vật chất tuy chẳng là bao nhưng thấm đẫm tình đồng đội. Cùng đắp chung một chiếc chăn bông trong những đêm rừng sương lạnh, đây là điều kiện thuận lợi để người lính dễ dàng trao đổi tâm tình cho nhau. Vì thế mà họ trở thành “tri kỉ” của chúng tôi tiếng “Đồng chí” được đột ngột tách thành một câu thơ riêng biệt có đi kèm một dấu chấm cảm, chia bài thơ thành hai nửa. Nửa trên là qui nạp, nữa dưới là diễn dịch. Hai nửa ấy như muốn làm rõ thêm tình cảm thiêng liêng của người chiến sĩ, làm lay động hàng triệu trái tim người đọc.Những vần thơ như mang nặng bâng khuâng, thương nhớ của những người chiến sĩ:Đây là sự hi sinh cao cả của người lính. Họ lên đường ra mặt trận mặc dù ruộng vườn nhà cửa phải bỏ hoang. Người lính đã vì cái chung mà hi sinh cái riêng, đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của bản thân mình. Thật cảm động hình ảnh Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Hai chữ “mặc kệ” được cất lên, đó là một sự nỗ lực về tâm lí, một sự cố gắng để vượt lên trên những tình cảm nhớ thương dằn lòng bởi họ thấm nhuần cái chân lí “nước mất nhà tan”.Chính tình yêu quê hương của người chiến sĩ đã làm cho những vật vô tri vô giác cũng như dâng lên một nỗi nhớ:Đây cũng là cớ để gợi lên nỗi nhớ quê hương, nhớ cái giếng nước trong mát lành, nhớ gốc đa rợp bóng mát của quê mình. Họ luôn mang theo bên mình cả quê hương vào trong cuộc chiến đấu gian nan.Mặc dù buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn vượt qua:Họ đã động viên nhau, sưởi ấm cho nhau bằng hơi ấm của tình người, tình đồng đội để vượt qua những cơn sốt rét, vượt lên những khó khăn của thời tiết khắc nghiệt:Trong cảnh “rừng hoang sương muối” người lính đứng bên nhau phục kích chờ giặc, Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả mọi khó khăn.Trong khó khăn, những người lính vẫn ung dung, chủ động, vẫn sát cánh bên nhau “chờ giặc tới”. Người lính càng yêu đời hơn bởi nơi đây còn có một người bạn tri âm tri kỉ, người bạn đó là vầng trăng thơ mộng. Đối với những người lính ra đi từ chốn đồng quê, trăng đã trở nên gần gũi, giờ đây họ lại mang vầng trăng ấy vào trong chiến trường ác liệt. Nó như thức cùng người chiến sĩ trong những đêm khuya chờ giặc tới.Không những thế, hình ảnh vầng trăng thơ mộng còn tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của người lính. Trong không khí căng thẳng vì đối đầu với địch, người lính vẫn luôn hướng về ánh sáng trong trẻo của vầng trăng và hướng về lí tưởng chiến đấu vì hoà bình của dân tộc.Bằng những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, bài thơcủa Chính Hữu đã thể hiện vẻ đẹp tinh thần và sự gắn bó keo sơn của người cách mạng, vẻ đẹp của họ đáng được nâng niu, trân trọng.

Soạn Bài: Đồng Chí – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (Các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Chính Hữu trong SGK Ngữ văn 9 tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

* Bố cục: Văn bản có thể chia làm 3 phần:

Phần 1: 7 câu đầu: Nói về cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội.

Phần 2: 10 câu tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí

Phần 3: 3 câu còn lại: Hình ảnh và biểu tượng về người lính.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt chỉ có 2 từ và kết thúc bằng một dấu chấm than “Đồng chí!”

* Mạch cảm xúc  và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai trước và sau dòng thơ trên là:

Đoạn trước có thể xem như là sự lí giải về tình đồng chí, đồng đội

Đoạn sau là những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó.

Câu 2:

Sáu dòng đầu của bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở đó là:

Xuất thân, nguồn gốc, giai cấp: Họ đều là những người nông dân đến từ những vùng quê nghèo.

Cùng chí hướng, nhiệm vụ, cùng mục đích chiến đấu

Cùng nhau tận hưởng niềm vui, cùng nhau vượt qua gian nan, khó khăn, hiểm nguy.

Câu 3:

* Những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng:

Sự cảm thông sâu xa những tâm sự, nỗi lòng của nhau: nỗi nhớ, lo toan về quê nhà, giếng nước, gốc đa, những hình ảnh thân thương, bình dị đều mang nỗi xót xa: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cà…/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.

Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết, người lính chia sẻ hơi ấm cho nhau, cùng nhau vượt qua những khó khăn, cùng nhau chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.

Câu 4:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Qua những câu thơ trên, em thấy hình ảnh người lính thật đẹp, họ thật dũng cảm. Có thể xem đây chính là hình ảnh thơ đẹp nhất về người lính trong thơ ca kháng chiến. Bên cạnh đó cũng cho chúng ta thấy được cuộc chiến tranh gian khổ, đầy khó khăn.

Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ trên là:

Vẻ đẹp hiện thực: Tình đồng chí, đồng đội sát cánh bên nhau, giữa rừng núi hoang vu vẫn ấm lòng, vẫn sẵn sàng chiến đấu.

Vẻ đẹp lãng mạn: Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một hình ánh tuyệt đẹp, vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa gần lại vừa xa. Súng là tượng trưng cho hành động chiến đấu, tinh thần quyết chiến vì đất nước. Còn trăng tượng trưng cho cái đẹp yên bình, thơ mộng. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” mang ý nghĩa khái quát về tư thế chủ động, tự tin trong chiến đấu và tâm hồn phong phú của người lính.

Câu 5:

Tác giả đặt nhan đề là “Đồng chí” bởi vì toàn bộ bài thơ đều tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của những người đồng chí, họ là những người anh hùng cùng lí tưởng, cùng chí hướng và cùng yêu quê hương, đất nước.

Câu 6:

Qua bài thơ, em thấy hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp thật giản dị mà cao cả, dũng cảm, có tinh thần chịu đựng gian khổ, sẵn sàng lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

4

/

5

(

7

bình chọn

)

Phân Tích Tình Đồng Chí Qua Bài Thơ Đồng Chí Của Chính Hữu

Phân tích tình đồng chí qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời cách đây hơn 30 năm, cho đến nay, vẫn là một bài thơ mà em ưa thích bởi nó giúp em hiểu thêm được vì sao quân đội ta đã trở thành một quân đội anh hùng.

Đọc bài thơ, em bắt gặp những anh bộ đội đã có một cuộc đời, một quê hương nghèo khổ, nào là “nước mặn đồng chua”, nào là “đất cày lên sỏi đá” nào là “gian nhà không”. Đến khi vào bộ đội, họ cũng chẳng giàu có gì hơn, cũng “áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá” và “chân không giày…”. Đã thế, còn bị những cơn sốt rét rừng hành hạ.

Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi.

Lại phải sống cảnh “rừng hoang sương muối”. Bao nhiêu thiếu thốn về vật chất! Phải nói là cực kì gian khổ. Nhưng trong suốt bài thơ, em không hề nghe một lời than, hay cảm thấy ở họ một phút chán chường, dao động. Trái lại, bao trùm lên cuộc sống, thấm đượm trong từng trái tim của họ là mối tình đồng chí keo sơn, là niềm tin ở chính mình, ở đồng đội.

Tình của những người nông dân chân lấm tay bùn, sông ở mọi vùng quê của đất nước, nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ nhanh chóng có mặt trong đoàn quân – chiến sĩ:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Từ xa lạ đến chỗ thân quen, họ không cần chờ thời gian, năm tháng, bởi vì họ đang tập hợp dưới ngọn quân kì, bởi vì họ đã gặp nhau ở mục đích của cuộc ra đi. Lí tưởng chiến đấu gắn bó họ lại với nhau và họ nhanh chóng trở thành “đồng chí”; “Súng bên súng, đầu sát bên đầu. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Chính vì cùng chung một lí tưởng cùng sông trong tình đồng chí mà họ sẵn sàng chia ngọt, sẻ bùi: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh”. Họ động viên nhau vượt qua mọi gian khổ “miệng cười buốt giá” và “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

Cuộc sống chiến đấu đã xây đắp nên tình đồng chí cao đẹp đó. Và cũng chính tình đồng chí giúp họ tạo nên sức mạnh và niềm tin cho mỗi con người – chiến sĩ và cho cả đoàn quân. Một tư thế sẵn sàng chiến đấu, một tinh thần lạc quan tin tưởng, một biểu tượng rất cao đẹp của người lính cụ Hồ:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đây là đỉnh cao của tình đồng chí. Vì nếu đêm nay giữa “rừng hoang sương muối” mà Anh hoặc Tôi không “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” thì mọi tình cảm thân ái như “chung chăn”, áo rách quần vá “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” còn có ý nghĩa gì? Câu thơ này có một từ bình thường nhưng không thay thế được đó là từ “đứng”. Có nhạc sĩ đã phổ nhạc bài thơ này và sửa lại thành “ngồi”. “Đứng” là thường trực chiến đấu mà “ngồi” là nghỉ ngơi. Với lại từ “đứng” có âm “đ” cứng, thanh trắc (dấu sắc) mạnh phô diễn được sức mạnh của tình đồng chí ở đỉnh cao. Nói như thế, nhà thơ cảm thấy hãy còn hữu hạn nên đã chọn một ấn tượng cho cái vô cùng của tình đồng chí:

“Đầu súng trăng treo”

Lãng mạn thay, súng và trăng cũng là một cặp đồng chí! Cặp đồng chí này (súng và trăng) nói về cặp đồng chí kia (tôi và anh), nói được cái cụ thể và gợi đến vô cùng súng và trăng, gần và xa “Anh với tôi đôi người xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền; súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ; súng và trăng…là biểu hiện cao cả của tình đồng chí.

Sự kết hợp yếu tố hiện thực, tươi rói với tính chất lãng mạn trong trẻo là màu sắc mới mẻ mà Chính Hữu đã sớm mang lại cho thơ ca kháng chiến, thi ca cách mạng.

Mở Bài Bài Thơ Đồng Chí

Một số cách mở bài bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Mở bài bài thơ Đồng chí

Chính Hữu là nhà thơ trẻ đứng trong hàng ngũ những nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Là một nhà thơ chiến sĩ nên phần lớn tác phẩm thơ ca của Chính Hữu mang đề tài người lính và chiến tranh, trong đó tiêu biểu nhất là bài thơ “Đồng chí” được sáng tác năm 1948. Ra đời trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, bài thơ đã mang đến cho người đọc cái nhìn chân thực nhất về hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, khó khăn của bộ đội và nhân dân ta, cũng từ đó cho ta thấy được vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội giữa những người lính.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã đi qua hơn 60 năm nhưng vẫn để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong lòng mỗi người dân Việt Nam, trong suốt những năm tháng hào hùng ấy đã ghi dấu những hình ảnh đẹp về người lính bộ đội cụ Hồ, về tình quân dân thắm thiết và đặc biệt là tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn. Bằng chính sự trải nghiệm đời lính và là người trong cuộc, nhà thơ Chính Hữu đã viết nên bài thơ “Đồng chí” nhằm ca ngợi tình cảm thiêng liêng, gắn bó sâu sắc của tình đồng chí và khẳng định ý chí chiến đấu, tinh thần quả cảm vì sự nghiệp dân tộc của các anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp xưa.

Quả không sai khi người ta gọi Chính Hữu là nhà thơ quân đội, bởi ông là nhà thơ đã gắn bó với cả hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc là kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ. Tuy Chính Hữu làm thơ không nhiều chủ yếu là về người lính và chiến tranh nhưng thơ của ông mang những nét đặc sắc riêng, viết về bộ đội nhưng thiên về nội tâm, tình cảm. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào năm 1948 khi tác giả đang cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc đã trở thành tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kỳ chống Pháp, có thể nói đây là tác phẩm thành công đầu tiên thuộc thể loại thơ kháng chiến.

“Đồng chí” – một danh từ chỉ những người có chung chí hướng, lý tưởng, ở chung một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng, và tình đồng chí là một thứ tình cảm đặc biệt. Nhà thơ Chính Hữu đã ca ngợi về thứ tình cảm đó qua bài thơ “Đồng chí”, cho người đọc cảm nhận được tình cảm đồng chí thật tự nhiên, bình dị, gắn bó trong mọi hoàn cảnh. Bài thơ có sự hòa hợp giữa chất giọng lãng mạn của văn chương và vẻ đẹp dung dị của người lính, tình đồng chí của những người lính cách mạng được nhà thơ diễn tả bằng những chi tiết và hình ảnh gần gũi, giản dị, chân thực mà giàu cảm xúc, những hình ảnh thơ rất thực nhưng cũng không kém phần thơ mộng.

Trong hàng ngũ quân đội tham gia kháng chiến, những người lính cùng chung cảnh ngộ, hoàn cảnh chiến đấu được gọi là “đồng đội”. Trong cuộc sống quân ngũ, những người lính đã cùng nhau chia sẻ từng cái khắc nghiệt của hoàn cảnh sống, kề vai sát cánh trong chiến đấu, từ đó hình thành nên một mối quan hệ thiêng liêng, gắn bó – tình đồng chí. Chính tình đồng chí là một phần quan trọng củng cố lòng tin và tiếp thêm sức mạnh chiến đấu cho người chiến sĩ, đó cũng là một nét đẹp của những người lính cách mạng. Có không ít văn thơ đã ca ngợi về thứ tình đồng chí nhưng hay nhất có lẽ là bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, bài thơ là tiêu biểu cho nền thơ ca kháng chiến và khi nhắc đến thơ kháng chiến không thể không nhắc đến “Đồng chí”. Với những hình ảnh chân thực lãng mạn đã giúp cho bài thơ có sức tạo hình, sức lan toả mạnh mẽ.