Viết Bài Văn Giới Thiệu Về Bài Thơ Ngắm Trăng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Soạn Bài Ngắm Trăng Ngữ Văn 7

Soạn bài Ngắm Trăng Ngữ văn 7

Bài làm

Câu 1: Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.

– Có thể nhận thấy được ở chính câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Thông qua đây chúng ta nhận thấy được câu thơ dịch dịch thành “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã” dường như cũng đã lại làm mất đi cái xốn xang, cứ như thật bối rối của nhân vật trữ tình khi đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Ở hai câu thơ cuối (bản dịch) dường như cũng kém ở phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa, ta có thể nhận thấy được chính từ “nhòm” và “ngắm” trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa tất cả điều này như cũng lại khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự hàm súc, sự cô đúc của ý tứ và thể thơ độc đáo nữa.

Câu 2: Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cành như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa” ? Qua hai câu thơ đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh đẹp ngoài trời?

Theo lẽ thông thường thì người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ta nhận thấy được ở đây, Hồ Chí Minh cũng đã lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó chính là cảnh ở trong lao tù. Khi Bác Hồ nói “Trong tù không rượu cũng không hoa”chúng ta cũng không nên nghĩ đây là Bác đang than thở mà đó là một sự thật. Chỉ vì đêm trăng đẹp quá và người xưa vẫn hay thưởng trăng khi có đầy đủ rượu và hoa mà thôi. Thế nhưng trăng lại quá đẹp và khiến cho Bác không thể nào hững hờ được cho nên chẳng cần hoa và rượu thì người vẫn cứ thưởng trăng, nhìn ngắm nét đẹp của thiên nhiên.

Câu 3: Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?

Ở trong hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh đó chính là:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Có lẽ rằng cũng các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) Bác cũng cứ vẫn khéo léo để đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, ta nhận thấy được cũng chính giữa người và trăng lúc này đây dường như cũng lại vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Có lẽ chính cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng. Ở đó sự nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ thật bền chặt.

Hình ảnh Bác lúc này đây cũng đã lại hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ dường như lại không chút bận tâm về gông cùm, đói rét, … Khi đứng trước những khó khăn thì hình ảnh Bác lúc này đây cứ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Ta như nhận thấy được bài thơ cũng lại còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, đó cũng chính là một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Câu 5: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét : “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy chép lại bài thơ Bác Hổ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc “ngắm trăng” trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?

Chúng ta cũng biết được nhà phê bình Hoài Thanh dường như thật tài tình, thật chính xác khi ông cũng đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét rằng: “Thơ Bác đầy trăng”.Qủa thực Bác co rất nhiều bài thơ có hình ảnh trăng có thể kể ra như các bài thơ: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, cảnh khuya, … Thực sự hình ảnh trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Cho dù là ở chốn lao ngục, hay lúc bận trăm công ngàn việc thì tâm hồn của Người dường như cũng cứ luôn luôn hướng về cái đẹp. Hình ảnh trăng như một người tri kỉ với Bác luôn sáng trong và thật đẹp.

Chúc các em học tốt!

Giới Thiệu Bài Thơ Xuân

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu. Đem chi xuân lại gợi thêm sầu ?

Không giống với những bài thơ viết về mùa Xuân thường rộn ràng vui tươi, bài thơ Xuân này là một bài thơ Xuân thảm họa cho mùa xuân với sự căm ghét tiêu cực đến cái mùa mà ai cũng cũng hân hoan chào đón, trừ tác giả bài thơ. Có lẽ khi nhà thơ đáng kính của chúng ta, thi sĩ Chế Lan Viên viết bài thơ Xuân này thì hẳn là ông đang đeo một cặp kiếng đen thui. Và cùng với tài năng của mình, thi sĩ tài danh, tác giả của tập thơ Điêu Tàn nổi tiếng đã viết nên một bài thơ Xuân buồn nhất từ xưa đến nay, và buồn hơn thế từ nay trở lại… xưa.

Vốn thuộc lớp người bi quan chủ nghĩa, tác giả đã phủ một màu đen buồn thê thảm lên một mùa xuân thê thảm buồn. Cả bài thơ là như cả một cuộc chiến không thành chống lại mùa xuân, cuộc chiến lạ đời của một nhà thơ chống lại một kẻ thù cũng lạ đời hơn nữa. Dường như chúng ta thấy mười sáucâu thơ 7 chữ (thất ngôn) này như mười sáu kẻ thất trận thảm bại đang lầm lũi rút đi trong lúc mùa xuân phơi phới đang tiến đến mà không một thế lực nào có thể cản được. Với lối viết nặng tính ẩn dụ thâm sâu của một nhà Nho đã hết thời Nho, cùng với sự cay nghiệt của một kẻ sĩ bất đắc chí, Chế Lan Viên đã đem vào bài thơ của ông những hình tượng lạ đời nhất, độc đáo nhất và cũng không giống ai nhất…

Cái Xuân buồn ở đây như ở trong buồn ra ngoài. Với câu thơ của Nguyễn Du : “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nỗi buồn, nỗi khổ đau như ngự trị trong tim tác giả trong khi Xuân vẫn là xuân vui tươi của thiên hạ thì dường như nỗi buồn, nỗi khổ đau như nhân đôi vậy :

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu.

Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?

Với tôi, tất cả như vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

Là một nhà thơ tài năng, Thi sĩ họ Chế của chúng ta đã chơi ngông bằng những hình tượng thơ phá cách lạ đời nhất như gom hoa tàn lá rã để làm “công sự phòng thủ” chống … Xuân. Chúng ta thật ngỡ ngàng khi đọc những câu thơ hay nhưng tứ thơ thì thật lạ lùng, bất ngờ “Ai đâu trở lại mùa thu trước” chỉ để lấy những hoa tàn lá úa của mùa thu trước, những thứ bỏ đi vì không còn xuân nữa về để chắn đường ngăn Xuân sang. Những câu thơ lãng mạng ông viết luôn nhắc đến mùa Thu, cái mùa Thu của buồn thảm chia ly mà ông lấy ra để làm đồng minh đối chọi với mùa Xuân mà ông căm ghét :

Ai biết hồn tôi say mộng ảo

Ý thu góp lại cản tình xuân?

Để chống Xuân, ông nhắc đến Thu với vẻ cay nghiệt nhất và cũng trẻ con nhất :

Có một người nghèo không biết tết

Mang lì chiếc áo độ thu tàn!

Là một người tân học nhưng cũng giỏi về cựu học, nhà thơ đã chắt tìm những hình tượng đắt nhất cho bài thơ Xuân tàn Xuân mạt của ông.

Có đứa trẻ thơ không biết khóc

Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!

Phải sống trong thời Pháp thuộc, nói tiếng Tây và cư xử như người Tây với câu nói cửa miệng đầy khinh mạn : “Cest lavi” “Đời là thế…” thì mới hiểu hết cái ý nghĩa rằng, cái đáng cười thì khóc, cái đáng khóc thì cười theo thời thượng Paris hồi đó. Chẳng hạn như khi ta muốn bỏ rơi một cô bồ hoài không được, bỗng một ngày kia cô ấy đến gặp ta xin chia tay để đi lấy chồng, thì ta phải sụt sùi làm ướt chung cái khăn mùi xoa cho đúng điệu. Còn khi ta thua bài sạch cả một sản nghiệp được thừa kế, khi những đồng tiền cuối cùng của ta lọt mất hút vào túi nhà cái thì ta phải bật cười thành tiếng rồi khệnh khạng ra về, phớt tỉnh như thua vài đồng xu lẻ. Mặc dù biết về nhà thì cũng ra đê ở, hoặc lao ra đường lấy ô tô đâm vào đầu mình. Và thuật ngữ là khóc ba tiếng, cười ba tiếng là như thế.

Trở lại bài thơ thì ta hiểu về hình tượng đứa trẻ không biết khóc lại bật cười mà thi sĩ họ Chế đã đưa vào bài thơ Xuân của ông cay nghiệt đến thế nào.

Cuối cùng thì hai câu thơ cổ kiểu Lý Bạch, Thôi Hiệu kết lại bài thơ cho biết ông đã thua Mùa Xuân thẳng cẳng. Nhưng cũng giống như một đứa trẻ, ông vùng vằng giận dỗi ước ao một cái điều cỏn con chỉ vì điều ấy cũng ghét xuân, chống xuân như ông. Đó là mùa thu qua hình tượng quá nhỏ bé, quá mong manh của một cánh chim thu đi lạc bằng những câu thơ cảm thán lập lại.

Chao ôi! mong nhớ ! Ôi mong nhớ

Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.

Cần phải nhắc đến Chế Lan Viên như một nhà thơ lập dị nhưng đầy tài năng. Được coi như một thần đồng thơ khi ông viết những bài thơ ở tuổi 9, 10. Và khi chưa thành niên, năm 17 tuổi ông đã xuất bản tập thơ nổi tiếng nhất của mình, tập thơ Điêu Tàn. Đó là một tập gồm nhiều bài thơ miên man mộng mị, nửa điên nửa tỉnh, luôn muốn phủ định hiện thực và siêu thoát với cả thánh thần lẫn ma quỉ giữa một hoang cảnh của điêu tàn. Sự bế tắc vô vọng, sự hướng Thần thái quá cùng với sự muốn nổi loạn đã được ông tung hê lên trong những vần thơ phá cách điên loạn nhưng lại được viết rất đúng cách, những câu thơ chỉn chu gọn gàng, đúng niêm luật và rất hay.

Vẫn là những ý tưởng khác người, khác thường Chế thi sĩ đã đi trên một con đường riêng do ông vạch ra cho riêng ông. Bằng những trải nghiệm, bằng sự tinh tế và bằng cả sự ngạo mạn đề cao cái Tôi, một cá tính mà những nhà thơ lớn thường có, ông đã đi đến đỉnh của cái đích riêng mình. Điều đáng buồn là không lâu sau bài thơ Xuân này thì con đường thơ riêng biệt, đặc biệt của con người tài hoa này bị cắt trở vì lịch sử đã sang trang mới, và cái Trang Mới này đã không dành cho ông một vị thế xứng đáng. Thậm chí có thời nó còn muốn loại trừ những thứ Thơ Điên như thơ của ông, hay thơ của thi sĩ Bùi Giáng Tiên Sinh. Ông loay hoay sống giữa hai thời cũ mới, cố thay đổi mình để tồn tại trong một thế giới tàn nhẫn không dành cho những nhà thơ. Ông như một pho tượng được đánh bóng đưa lên bàn thờ trang trọng, để rồi ở trên đó ông bất lực nhìn thấy những kẻ đưa mình lên đang thủ cắp những xôi oẳn mà mà dân Thơ đạo thành kính dâng lên cho ông…

Chế Lan Viên đã về với cõi Thánh Thần của ông, nhưng ông không chỉ để lạimột cái bút danh đặc biệt nhất trong những bút danh của nhà thơ Việt Nam, mà ông còn để lại bộ Di Cảo Chế Lan Viên đồ sộ xứng đáng với tên tuổi ông. Và một người con gái nối nghiệp cầm bút của ông. Nhà văn nữ tài năng Phan Thị Vàng Anh với tập truyện ngắn một thời đình đám “Khi người ta trẻ”

Và hơn tất thảy, những bài thơ , trong đó có bài thơ Xuân của Chế Lan Viên đã ra đời hơn nửa thế kỷ và cũng từng đó thời gian nó ngự trị trong lòng người y

yêu thơ VN thuộc nhiều thế hệ khác nhau, nhiều tầng lớp khác nhau, thậm chí cả trong lòng những kẻ thù không đôi trời chung với nhau một cách vững chắc và yên bình nhất…

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu.Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?— Với tôi, tất cả như vô nghĩaTất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

Ai đâu trở lại mùa thu trướcNhặt lấy cho tôi những lá vàng?Với của hoa tươi, muôn cánh rã,Về đây đem chắn nẻo xuân sang!

Ai biết hồn tôi say mộng ảoÝ thu góp lại cản tình xuân?Có một người nghèo không biết tếtMang lì chiếc áo độ thu tàn!

Có đứa trẻ thơ không biết khócVô tình bỗng nổi tiếng cười ran!Chao ôi! mong nhớ ! Ôi mong nhớMột cánh chim thu lạc cuối ngàn.

Giới Thiệu Về “Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính”

Đề bài: Giới thiệu về “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Bài làm

Trong làng thơ thời kháng chiến chống Mĩ, chúng ta không thể không nhắc tới Phạm Tiến Duật. Một trong những cây bút sôi nổi và đầy nhiệt huyết. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những bài thơ hay nhất là thành công của ông.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969- 1970. Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lái xe ở tuyến đường Trường sơn hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi. Cái độc đáo đã bộc lộ ngay từ nhan đề bài thơ, một cái nhan đề có vẻ như vừa dài vừa thừa. Có lẽ chỉ cần viết “tiểu đội xe không kính” là đủ, là nói rõ được hiện thực phản ánh. Nhưng nhà thơ lại viết “bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách khai thác hiện thực: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu khai thác chất thơ vút lên từ hiện tượng ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.

Hình tượng những chiếc xe không kính là một phát hiện bất ngờ, thú vị của Phạm Tiến Duật. Từ một hình ảnh quen thuộc của hiện thực chiến tranh: những chiếc xe không có kính, không có đèn, không có mui xe, đến cả thùng xe cũng không còn nguyên vẹn…vì bom rơi đạn nổ, tác giả đã sáng tạo hình tượng thơ độc đáo, giàu sức gợi. Nhìn xe, người ta có thể hình dung về một thực tại chông chất những gian khó, hiểm nguy, mất mát, hi sinh…

Những chiếc xe không kính đã trở thành phương tiện để nhà thơ khám phá, ngợi ca những vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn trẻ trung, tinh nghịch, dũng cảm, kiên cường…tình cảm đồng đội và tình yêu quê hương đất nước của những người lính lái xe Trường Sơn cũng được thể hiện chân thành, mãnh liệt. Gặp gỡ nhau trên con đường chiến đấu, họ bày tỏ tình cảm qua cử chỉ thân tình, giản dị, chỉ cần ăn cùng nhau một bữa cơm đã hóa thành thân thiết như ruột thịt.

Như vậy có thể thấy: “bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật. Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của chiến sĩ Việt Nam thời chống Mĩ.

Giới Thiệu Về Chủ Nghĩa Yêu Nước Trong Văn Học Đời Trần

– Đây là thời đại dân tộc Đại Việt giành được thắng lợi liên tiếp trong công cuộc chống giặc ngoại xâm (1258, 1285, 1287).

– Cuộc chiến đấu gian khổ nhưng vẻ vang đã tôi luyện ý thức dân tộc truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

– Yêu nước là căm thù giặc sâu sắc, quyết chiến đấu với kẻ thù xâm lược: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn).

– Yêu nước là tự hào dân tộc:

+ Tin tưởng, tự hào về khí thế sức mạnh của quân ta: Tụng giá hòan kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão).

+Tự hào về những chiến công oanh liệt của thời đại: Bạch Đằng gi phú (Trương Hán Siêu), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải).

+ Niềm tự hào và lòng yêu mến đối với về đẹp của quê hương, đất nước: Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu).

– Khát vọng xây dựng đất nước hòa bình: Tụng giá hoàn kính sư và Phúc Hưng viên của Trần Quang Khải.

– Tình yêu tha thiết đối với quê hương: Quy hứng (Nguyễn Trung Ngạn

– Tủi thẹn khi tự cảm thấy mình chưa. cống hiến hết mình cho triều đại, cho đất nước: Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Cảm hoài (Đặng Dung).

Đóng góp của chủ nghĩa yêu nước trong văn học đời Trần với lịch sử văn học Việt Nam

– Chủ nghĩa yêu nước trong văn học đời Trần là sự tiếp nối tinh thần yêu nước trong văn học đời Lí.

– Tiếp tục mở đường cho truyền thống yêu nước trong văn học Việt Nam

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có lẽ triều đại nhà Trần là triều đại ghi dấu nhiều chiến công chống xâm lược oanh liệt nhất. Và dấu ấn đó cho đến tận bây giờ vẫn còn vẹn nguyên, đậm nét mỗi khi chúng ta lật giở những sáng tác thơ văn đương thời.

Triều đại nhà Trần là triều đại có thời gian trị vì khá lâu trong lịch sử phong kiến. Dưới sự lãnh đạo của các vị vua ưu tú, nhân dân Đại Việt đã quyết tâm chiến đấu và giành được thắng lợi liên tiếp trong công cuộc chống giặc ngoại xâm (năm 1258, năm 1285 và năm 1287). Cuoovj kháng chiến trường kì tuy gian khổ nhưng vẻ vang đã tôi luyện ý thức dân tộc và truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Truyền thống ấy đã phả vào hàng loạt các sáng tác thơ văn, làm nên vẻ đẹp rực rỡ cho văn học thời đại Đông A.

Tinh thần yêu nước trong thơ văn đời Trần được biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng. Trong Dự chư tì tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ) của Trần Quốc Tuấn, yêu nước chính là căm thù giặc sâu sắc, là tỉnh thần quyết chiến đấu với kẻ thù xâm lược: Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thua bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai va về sau? Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.. Lời lẽ bài hịch vừa có lí vừa có tình, vừa thiết tha tình cảm đã tác động đến ý thức của tướng sĩ bấy giờ. Nó kích động mạnh mẽ lòng tự trọng của con người, khơi lên một ngọn lửa căm thù giặc mãnh liệt và ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ giang sơn: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng. Trong thơ văn đời Trần, yêu nước còn là tự hào dân tộc mà trước hết là niềm tin tưởng, tự hào về khí thế, sức mạnh vô song của quân đội, của thời đại:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. :

(Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,

Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu)

(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

Sức mạnh phi thường của đội quân hổ báo ấy chính là cội nguồn của những chiến công oanh liệt. Trần Quang Khải đã không giấu nổi niềm vui sướng, tự hào trước thắng lợi dồn dập, hiển hách của bản thân và cũng là của dân tộc, thời đại mình:

Niềm tự hào đó như ngọn đuốc còn rực cháy mãi cho đến thời Hậu Trần, khi Trương Hán Siêu bồi hồi nhớ lại chiến thắng hào hùng năm xưa:

Đây là nơi chiến địa

buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.

(Bạch Đằng giang phú)

Và cũng ở chính Trương Hán Siêu, lòng tự hào dân tộc còn được khơi dậy bằng niềm yêu mến vẻ đẹp của quê hương, đất nước: .

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,

Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.

Bát ngát sóng kình muôn dặm,

Thướt tha đuôi trĩ một màu.

Nước trời một sắc phong cảnh ba thu.

Lời ca mở ra trước mắt chúng ta một dải nước non bất tận, mênh mông, khoáng đạt, hùng vĩ. Không có sẵn trong lòng một sự gắn bó với quê hương, đất nước, chắc chắn không thể viết nên những câu ca như thế.

Cùng với lòng căm thù giặc, quyết tâm diệt giặc bảo vệ đất nước, cùng với niềm tự hào dân tộc lớn lao, thơ văn đời Trần còn thể hiện khát vọng xây dựng đất nước hòa bình. Khát vọng ấy vừa là động lực vừa là mục tiêu thôi thúc chiến tướng Trần Quang Khải gắng sức lập công:

Thúi bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san. .

(Vì cảnh thái bình nên gắng sức,

Non nước này vững bền muôn thuở.) .

Cũng chính khát vọng ấy đã ru vỗ, để Thượng tướng nói riêng và muôn dân Đại Việt nói chung được trở về với cuộc sống thanh bình, yên ả, được yên giấc trên tấm phản giữa buổi trưa:

Thử lai yêu hách khiêu trà uyển,

Vũ quá hô đồng lí dược lan

Nam vọng lang yên uô phục khởi,

Đôi nhiên nhất tháp mộng thiên an.

(Phúc Hưng viên)

Nắng lên mời tân khách đến pha trà

Mưa tạnh gọi chú tiểu đồng sửa giàn thuốc.

Trông về phía Nam không có hiệu báo giặc lại đến,

Nghiêng mình trên tấm phần ngủ yên giấc.

Như đã nói, tình yêu nước trong thơ văn đời Trần hết sức phong phú, đa dạng. Bày tỏ tình cảm đó, các thi nhân có bao nhiêu cớ và bao nhiêu cách. Với Nguyễn Trung Ngạn, yêu nước chính là nỗi nhớ quê nhà:

Lão tang diệp lạc tàm phương tận,

Tảo đạo hoa hương giải chính phì.

Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo,

Giang Nam tuy lạc bất như quy.

Dâu già lá rụng tằm vừa chín

Lúa sớm bông thơm, cua đang lúc béo.

Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt

Đất Giang Nam tuy vui chẳng bằng về nhà.

Xa quê, nhớ quê là tình cảm thường thấy ở mỗi người. Với vị quan đang đi sứ Trung Quốc thì nỗi nhớ gắn liền với những hình ảnh dân dã quen thuộc về quê hương như cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoảng hương thơm, cua đang lúc béo… là nỗi nhớ tha thị

nhất. Còn với Phạm Ngũ Lão và Đặng Dung thì yêu nước còn là nỗi tủi thẹn khi tự cảm thấy mình chưa trọn công danh, chưa làm được việc gì có ích cho đất nước:

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

(Nam nhi mà chưa trả được nợ công danh,

Xấu hổ khi nghe người ta nói chuyện Vũ hầu.)

(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

– Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,

Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma.

(Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm,

Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng.) ,

(Cảm hoài – Đặng Dung)

Một người chưa thỏa lòng với những gì mình đã làm được cho triều đại, cho giang sơn, một người buồn bã, chán nản cho những ước mơ hoài bão không thể thành hiện thực – đó chính là những bức chân dung tuyệt đẹp về lòng yêu nước trong văn học đời Trần.

Như vậy, có thể thấy, dầu là hịch, thơ hay phú.., các sáng tác văn học đời Trần đều thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc. Tinh thần đó được tiếp nối từ văn học đời Lá và sẽ còn được truyền lửa cho các thế hệ sau, còn được thắp lên trong các trang văn, trang thơ của các thế hệ nối tiếp.