Viết Bài Văn Cảm Nhận Về Bài Thơ Tây Tiến / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tây Tiến

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến.

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến – Hình tượng người lính là một trong những cảm hứng quen thuộc của văn học trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Khi đó trong văn chương hình tượng trung tâm chính là người chiến sĩ yêu nước và bài thơ Tây Tiến chính là một trong số đó.

Bài thơ sáng tác vào năm 1948 tại Phù Lưu Chanh khi Quang Dũng đã chuyển đơn vị công tác, không còn tham gia vào đoàn quân Tây Tiến. Mặc dù tham gia vào đoàn quân Tây Tiến không lâu nhưng những kỷ niệm về đồng đội về núi rừng là nỗi nhớ da diết, không thể nào quên. Những người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh Hà Nội, chất anh hùng của họ mang theo những nét lãng mạn dù họ phải chịu những thiếu thốn, cơ cực. Rừng thiêng nước độc, nhiều khi những người lính chưa phải đối mặt với kẻ thù thì đã phải đối mặt với nhiều thứ ghê gớm không kém đó là đói rét, là căn bệnh sốt rét. Quãng Dũng đã không che giấu đi những sự thật đó mà phơi bày tất cả những thực tại đó để mọi người có thể hiểu được trong những chiến thắng thì cũng không ít những đau thương mất mát.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Chúng ta có thể thấy được mặc dù nhan đề bỏ đi từ “nhớ” nhưng ở ngay đầu bài thơ tác giả cũng đã nêu lên nỗi nhớ: “nhớ chơi vơi”. Một nỗi nhớ không thể hình dung, cân đo đong đếm đươc. Mà cái đầu tiên Quang Dũng nhớ về đó không phải những kỷ niệm gắn với con người mà là rừng núi. Rừng núi nới trước kia tác giả với đồng đội đã cùng nhau trải qua những ngày chung sống, chiến đấu, chịu biết bao gian khổ mà trước đó Quang Dũng, một chàng trai của đất Thăng Long – Hà Nội hào hoa phong nhã, chưa bao giờ nếm trải. Chính vì thế nỗi nhớ về miền Tây càng thêm da diết, những ấn tượng về nó càng thêm sâu sắc:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Tác giả đã kể ra từng chi tiết, hình ảnh gắn với từng địa danh cụ thể. Qua đó cho thấy ấn tượng sâu sắc đến nỗi tác giả có thể nhớ như in từng địa danh, từng kỷ niệm nơi đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. Bên cạnh đó còn cho thấy địa thế hiểm trở, heo hút của miền Tây có dốc núi, cao “ngàn thước”, “heo hút cồn mây”. Không dừng lại ở đó Quang Dũng còn tiếp tục đưa ra những mối đe dọa về sức khỏe cũng như tính mạng của người lính Tây Tiến đó là “oai linh thác gầm thét”, “cọp trêu người”.

Bài thơ còn gáp phần khắc họa nên bức tượng đài vĩ đại về người lính trong nét bi tráng riêng biệt. Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến hiện lên với những nét gân guốc, khác lạ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm”

Từ những nét khắc họa ấy đã trở thành minh chứng để tố cáo tội ác của chiến tranh, là minh chứng cho hoàn cảnh sống và chiến đấu khắc nghiệt. Tóc người lính không thể nào mọc được thậm chí còn rụng hết đi là do căn bệnh sốt rét hoành hàng, do không thể cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại thuốc men cần thiết. Sống trong thiếu thốn về lương thực, bệnh tình nên da dẻ người lính trở nên xanh xao, gầy gò, ốm yếu. Có chiến đấu thì dĩ nhiên sự hy sinh mất mát là không thể tránh khỏi. Quang Dũng đã không che giấu đi cái sự thật nghiệt ngã đó mà trái lại phơi bày ra trước mắt người đọc. Thậm chí tác giả còn nhắc đi nhắc lại và nhấn mạnh rất nhiều lần: “gục lên súng mũ bỏ quên đời”, “thay chiếu anh về đất”, “hồn về Sầm Nứa”… Tấc cả đều cho thấy mặt trái của chiến tranh và những thanh niên đều biết trước kết cụ nghiệt ngã đó nhưng vẫn quyết tâm dứt áo ra đi vì lý tưởng. Họ ra đi “chẳng tiếc đời xanh” bởi khi họ gia nhập vào đoàn quân thì còn rất trẻ, mang theo trong mình những mộng ước, lãng mạn của tuổi trẻ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Mang theo âm hưởng lúc thì dữ dội, sôi nổi, khi lại trầm lắng, vang vọng, bài thơ đã mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Bài thơ Tây Tiến mang cả hai đặc trưng đó là cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng được thể hiện thông qua nỗi ngớ về thiên nhiên, con người của miền Tây, qua hình tượng người lính. Những hy sinh mất mát của những người lính để chúng ta có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc và nền độc lập chủ quyền như ngày hôm nay.

Mai Du

Cảm Nhận Về Đoạn Ba Bài Thơ Tây Tiến

Đề bài: Cảm nhận về đoạn ba bài thơ Tây Tiến.

Cảm nhận về đoạn ba bài thơ Tây Tiến – Như chúng ta đã biết Quang Dũng là một nhà thơ quân đội có tài hoa về nhiều lĩnh vực khác nhau. Thơ của ông luôn thể hiện một cái tôi phóng khoáng, hào hoa, thanh lịch. Bên cạnh đó trong thơ Quang Dũng giàu chất lãng mạn, có khả năng diễn tả, cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên, về tình người mà lại mang những nét hồn nhiên, chân thật. Tây Tiến chính là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông và cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng Quang Dũng đắc khoắc hoạ rất thành công hình tượng người lính vừa lãng mạn, hào hoa lại vừa mang nét dữ dội, mạnh mẽ, mang tính chất bi tráng.Trước hết nét lãng mạn trong hình tượng người lính thể hiện cảm nhận của mình đối với những người xung quanh cũng như việc thể hiện những cảm xúc, suy tư của chính mình. Sống và chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng họ vẫn luôn kiên cường, vui vẻ. Trên cái nền hùng vĩ của thiên nhiên miền Tây Bắc thì người lĩnh đã hiện lên với dáng vẻ bề ngoài:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Phải sống trong hoàn cảnh như thế nào thì những người lính mới trở nên như vậy. Nơi rừng thiêng nước độc, nơi chất chứa những hiểm nguy, khó khăn chồng chất. Trước hết là địa hình hiểm trở “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”. Rồi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt khiến căn bệnh sốt rét trở thành căn bệnh phổ biến, tác quái trong quân đội. Không phải đội quân Tây Tiến không có tóc vì cắt đi mà vì sốt rét vì nước độc và khí hậu không thích hợp khiến tóc không mọc được. Rồi quân “xanh” không phải vì quân trang, ngụy trang lá cây mà là làn da xanh xao vì ốm yếu, thiếu thốn thuốc men, lương thực. Hình ảnh nếu ta thấy ngày thường sẽ trông lạ kỳ nhưng lại không thấy tiều tụy, sầu thảm mà vẫn thấy hiên ngang, mạnh mẽ. Để khẳng định ý chí ấy Quang Dũng đã ví hình ảnh ấy với sự liên tưởng “dữ oai hùm”, với loài vật được xưng danh là chúa sơn lâm.

Bên cạnh đó mặc dù không nói đến xuất thân của những người lính Tây Tiến nhưng chúng ta khi tìm hiểu đều biết rằng, hầu hết họ đều là những chàng trai Hà Thành lịch lãm, hào hoa và cũng mang chất mộng mơ. Họ len đường tham gia kháng chiến khi còn rất trẻ, hầu hết vẫn giữ được những nét lãng mạn, hào hoa. Đó là những giấc mơ về “dáng kiều thơm” nơi Hà Nội. Trước đó có người phê phán rằng đây là “mộng rớt”, là những gì yếu đuối. Nhưng hãy thử nghĩ xem nếu không là người sống tình cảm, không có những mục tiêu, những điều nâng đỡ tình thần thì những người chiến sĩ làm sao có thể vượt qua những khó khăn, thử thách khốc liệt ấy.

Viết về người lính, Quang Dũng không hề che giấu những hi sinh, mất mát, tuy nhiên những hi sinh ấy lại mang màu sắc bi tráng mà không hề bi lụy, yếu đuối. Tham gia vào cuộc chiến khốc liệt, hoàn cảnh sống chiến đấu còn khó khăn, khắc nghiệt chính vì thế những mất mát là không thể tránh khỏi:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất”

Hi sinh thậm chí còn không được chôn cất tử tế mà còn lưu lạc nơi biên cương xa xôi, nơi rừng âm u. Những từ “rải rác”, “mồ viễn xứ”như làm tăng thêm sự bi tráng cho bài thơ. Dù biết trước như vậy nhưng trong kháng chiến có bao lớp người vẫn tiếp bước những anh hùng đã ngã xuống mà không hề lùi bước “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Có thể thấy người lính Tây Tiến khi đối mặt với cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, có thể dự báo trước nhưng sẵn sàng đối mặt, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Quang Dũng sử dụng từ “về đất” như làm giảm đi nỗi thương xót, thậm chí sự ngã xuống ấy giống như sau khi làm tốt, hoàn thành nhiệm vụ rồi trở về với đất mẹ vậy. Câu cuối càng khẳng định thêm tinh thần bi tráng của bài thơ, của hình tượng người lính Tây Tiến đó là: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Qua đoạn ba bài thơ Tây Tiến chúng ta đã có cái nhìn đa chiều hơn về hình ảnh người lính trong kháng chiến. Cuộc kháng chiến dù cho có những thắng lợi vẻ vang nhưng góc khuất sau nó là sự hi sinh, thậm chí là hi sinh thầm lặng, ít ai biết tới. Qua đó chúng ta càng thêm tự hào về những người lính, thêm yêu tài thơ của nhà thơ Quãng Dũng.

Mai Du

Cảm Nhận Về Hai Đoạn Thơ Trong Bài Thơ Tây Tiến

Tây Tiến – Quang Dũng và Việt Bắc-Tố Hữu đều là những thành tựu đặc sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp, viết về một thời kỳ gian khổ mà hào hùng, anh dũng của cả dân tộc bên cạnh đó còn bộc lộ về nỗi nhớ về mảnh đất nơi từng là địa bàn sinh sống và chiến đấu của những người lính…

Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ:

( Tây Tiến– Quang Dũng, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 88)

( Việt Bắc, Tố Hữu, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 112)

– Quang Dũng (1921-1988), quê Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn. Còn Tố Hữu (1920-2002), quê ở Huế, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam với hồn thơ đậm đà tính dân tộc.

– Tây Tiến sáng tác năm 1948 ở Phù Lưu Chanh, khi nhà thơ rời khỏi đơn vị cũ Tây Tiến để chuyển sang làm việc tại một đơn vị khác.

– Việt Bắc viết về cuộc chia tay lớn trong lịch sử vào tháng 1O năm 1954 – cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ miền xuôi.

– Cả hai tác phẩm đều là những thành tựu đặc sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp, đều là những bài ca không thể nào quên về một thời gian khổ mà hào hùng, hào hoa của lịch sử dân tộc.

– Hai đoạn thơ trên đều bộc lộ nỗi nhớ về mảnh đất miền Tây Bắc nhưng ở mỗi bài có những nét đặc sắc riêng.

a/ Cảm nhận về đoạn thơ đầu trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:

– Đoạn thơ thể hiện một nỗi nhớ cồn cào, da diết của nhà thơ về một thời đã qua. Điệp từ ” nhớ“, cách nói ” nhớ chơi vơi “, cách giao vần “ơi” và 2 chữ “xa rồi” khiến nỗi nhớ chập chờn hư thực, vừa tha thiết, thường trực, vừa mênh mang, đầy ám ảnh. Nỗi nhớ như ngân vang, phù hợp với biên độ của cảm xúc.

– Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc được mở ra theo hồi tưởng của nhà thơ với các địa danh ” Sông Mã” “Sài Khao” “Mường Lát” – những cái tên đầy lạ lẫm, gợi sự xa xôi, hoang vu, bí hiểm. Thiên nhiên cũng thật khắc nghiệt “sương lấp” song cũng có lúc thi vị vô cùng “hoa về trong đêm hơi.

– Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong một nét vẽ “đoàn quân mỏi” càng làm rõ hơn sự khắc nghiệt của thiên nhiên Tây Bắc và những gian khổ của chiến tranh.

– Nghệ thuật: bút pháp tả thực, đưa nhiều địa danh vào thơ tạo cảm giác xứ lạ phuong xa, đgiọng thơ giàu cảm xúc, các gieo vần rất tinh tế, khiến câu thơ như ngân dài…

b/ Cảm nhận về đoạn thơ trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu:

Đoạn thơ là nỗi nhớ của người chiến sĩ cách mạng về chiến khu nơi từng gắn bó trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ.

Tình thế của quân ta: ” giặc đến giặc lùng”: nguy biến, tan tác, loạn lạc.

– Trước giờ khắc quyết định của lịch sử, không chỉ nhân dân mà cả núi rừng cùng đều vùng lên, chung sức đánh Tây. Với cuộc kháng chiến đầy gian lao của quân và dân Việt Bắc, núi rừng cũng trở nên có chí, có tình người, đã trở thành những người bạn, những người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng của toàn quân. ” Rừng”, ” núi” được lặp đi lặp lại đến năm lần, nó rải kín câu thơ, rải kín đất Việt Bắc tạo nên thế hiểm của trường thành, của lũy thép vây bọc quân thù.Như một người mẹ che chở cho con mình, rừng bao bọc cho bộ đội trước mặt kẻ thù cướp nước.

– Nghệ thuật: Thể thơ lục bát thân thuộc, điệp từ “rừng” “núi” và phép nhân hóa [câu 2,4] đã cùng tái hiện thành công hình ảnh đất nước đứng lên.

Đều là những tác phẩm sáng tác thuộc mảng văn học cách mạng với cảm hứng chủ đạo là ngợi ca, đề cao ân nghĩa thủy chung.

– Cả hai đoạn thơ đều bộc lộ về nỗi nhớ về mảnh đất nơi từng là địa bàn sinh sống và chiến đấu của những người lính.

Cả hai đều là những đoạn thơ hay nhất nói về nỗi nhớ và tình nghĩa thủy chung của các nhà thơ.

– Khẳng định sức hấp dẫn của 2 bài“Tây Tiến”, “Việt Bắc” và của cả 2 cây bút Quang Dũng, Tố Hữu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Cảm Nhận Đoạn Thơ Thứ 2 Trong Bài Tây Tiến

(Kenhvanmau.com) – Em hãy nêu cảm nhận đoạn thơ thứ 2 trong bài Tây Tiến của Quang Dũng. ( Bài làm văn 15 phút của học sinh giỏi lớp 12 trường THPT Bình Giang). Đề bài: Chép lại và nêu cảm nghĩ của anh chị về 4 câu thơ của đoạn 2 trong bài thơ Tây Tiến của tác giả ( Quang Dũng) Bài Làm ” Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Co nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” Loading… …

(Kenhvanmau.com) – Em hãy nêu của Quang Dũng. ( Bài làm văn 15 phút của học sinh giỏi lớp 12 trường THPT Bình Giang).

Đề bài: Chép lại và nêu cảm nghĩ của anh chị về 4 câu thơ của đoạn 2 trong bài thơ Tây Tiến của tác giả ( Quang Dũng)

” Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Co nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Qua 4 câu thơ trong đoạn thơ của đoạn thứ hai trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng ta thấy nổi bật lên bức tranh sông nước ở Châu Mộc. Vào một chiều sương tại Châu Mộc một bức tranh thiên nhiên nổi bật lên có lau những lại là ” hồn lau” cách vật mờ ảo, chúng ta có thể thấy đây chỉ là hồn của cảnh vật. Tiếp đó là hòa, hoa đang đong đưa trên dòng nước lũ một cách vô địch. Trên dòng sông còn có một chiếc thuyền độc mộc. Hình ảnh, cảnh vật thiên nhiên chỉ được gợi chứ không tả cụ thể giúp người đọc người nghe có thể tưởng tượng ra cảnh vật đó hoặc chỉ là hồn cảnh vật. Bên cạnh bức tranh thiên nhiên ấy là dáng “người độc mộc” Dáng người độc mộc vừa có thể hiểu là cô gái với dáng điệu uyển chuyển vừa có thể hiện là dáng điệu mạnh mẽ, oai dũng của chàng trai. Bằng việc xuất hiện hình ảnh còn người làm hài hòa bức tranh thiên nhiên, góp phần làm cho bức tranh thêm đẹp và thêm phần ấm ấp.Quang Dũng sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc câu, giọng trầm, sâu lắng bâng khuâng nhớ tiến đến lao lòng.

Tác giả: ANH ĐÀO